Hệ thống các câu hỏi tự luận thi vấn đáp
Hệ thống các câu hỏi tự luận thi vấn đáp
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36133485
Ệ THỐNG CÂU HỎI TỰ LUẬN THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM lOMoAR cPSD|
(NGÀNH LUẬT, NGÀNH LUẬT CHẤT LƯỢNG CAO,
HỆ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO - 04 TÍN CHỈ)
NĂM HỌC 2023 - 2024
1. Phân tích đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp Việt Nam. Lấy ví dụ minh họa.
- Ngành luật hiến pháp là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành,
điều chỉnh những quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội
gắn với việc xác định chế độ chính trị, chính sách cơ bản trong lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng và an ninh, đối ngoại;
quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân; tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước
và các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngành luật hiến pháp là một ngành luật
độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam và sự độc lập của ngành luật hiến pháp
được xác lập bởi các đặc điểm riêng của đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh của ngành luật này.
- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là các QHXH nền tảng cơ bản
nhất và quan trọng nhất. Gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, chính sách văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh; quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Qua đó, cho thấy các quan hệ xã hội, các lĩnh vực và khía cạnh được Hiến
pháp điều chỉnh. Các ngành luật khác nhau được tổ chức ra đời để thực hiện điều
chỉnh hiệu quả các quan hệ đó. VD: Trong lĩnh vực dân sự: Quan hệ sở hữu là một
quan hệ nền tảng, đảm bảo cho quyền với tài sản, quyền gắn với lợi ích của từng
cá nhân, tổ chức. Nếu không xác định được quan hệ sở hữu thì không thể thiết lập
được các giao dịch dân sự có liên quan. Khi xác định được quyền sở hữu, lợi ích
gắn với con người mới được xác định. Từ đó, có thể hiểu, quan hệ sở hữu chính là
đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp.
- Xem xét ở góc độ khái quát, đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp có đặc
điểm riêng, qua đó khẳng định tính độc lập của ngành luật hiến pháp trong hệ
thống pháp luật Việt Nam:
• Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp hiện diện ở hầu
hết khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, xã hội, giáo
dục… trong khi đó, đối tượng của hầu hết các ngành luật khác thường nắm
trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn luật thương mại, luật môi trường, luật dân sự…
• Thứ hai, mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực xong đối tượng điều chỉnh
chỉ bao gồm các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong từng
lĩnh vực. Thuộc tính nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất mang tính trừu
tượng cao, song vẫn có các tiêu chí để xác định.
• Thứ ba, đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Việt Nam được
liệt kê thành các nhóm nhưng không mang tính tuyệt đối. Thuộc tính nền
tảng, cơ bản và quan trọng nhất là yếu tố xác định phạm vi các QHXH là
đối tượng điều chỉnh nên ít nhiều mang tính chủ quan của nhóm người lập
hiến khi xác định, phụ thuộc vào kỹ năng lập hiến, trình độ tư duy, thời
gian và không gian; vậy nên đối tương điều chỉnh có thể bị thay đổi theo lOMoAR cPSD| 36133485
từng thời kì tùy thuộc vào nhận thức của giới nghiên cứu khoa học pháp lí
và các cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn nhất định. VD: ngành Luật
Hình sự đối tượng điều chỉnh là quan hệ xã hội liên quan tới tội phạm và
hình phạt. Ngành Luật Hiến pháp đối tượng điều chỉnh là các QHXH mà
con người tham gia trong hoàn cảnh cụ thể ở người dân, cơ quan, tổ chức
xã hội và cơ quan nhà nước. - Chia làm 3 nhóm
• Trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ, an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại. Trong lĩnh vực chính trị,
ngành luật hiến pháp điều chỉnh các mối quan hệ nền tảng, cơ bản nhất và
quan trọng nhất liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước, ví dụ: vấn đề chủ quyền quốc gia,
quyền dân tộc cơ bản, bản chất nhà nước, nguồn gốc của quyền lực nhà
nước, hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước… Khi điều chỉnh các
quan hệ xã hội nền tảng của lĩnh vực chính trị, ngành luật hiến pháp điều
đồng thời thiết lập nền tảng của chế độ chính trị. Trong lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính
sách đối ngoại, những quan hệ xã hội nền tảng mà ngành luật hiến pháp
điều chỉnh là những quan hệ xã hội liên quan tới định hướng phát triển lớn
của từng lĩnh vực, ví dụ mô hình phát triển kinh tế, định hướng giá trị phát
triển nền văn hoá, khoa học, công nghệ… Qua việc điều chỉnh các quan hệ
xã hội đó, ngành luật hiến pháp hình thành các chính sách cơ bản nhất,
quan trọng nhất định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong từng lĩnh vực.
• Trong lĩnh vực mối quan hệ giữa nhà nước và người dân hay các QHXH
xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân: Các ngành luật trong hệ
thống pháp luật Việt nam quy định người dân, trong đó có công dân Việt
Nam rất nhiều quyền và nghĩa vụ khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân là những quyền và nghĩa
vụ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của từng lĩnh vực, ví dụ quyền bầu
cử, ứng cử trong lĩnh vực chính trị, quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất,
tự do kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế, quyền bất khả xâm phạm nhân
phẩm, danh dự, tính mạng, tài sản trong lĩnh vực tự do cá nhân… Những
quyền cơ bản này là nền tảng hình thành các quyền cụ thể của người dân
trong lĩnh vực chẳng hạn quyền được đăng kí kinh doanh, quyền được yêu
cầu bồi thường dân sự ngoài hợp đồng… Tập hợp các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của người dân tạo thành địa vị pháp lí cơ bản của người dân đối với nhà nước.
• Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Xác định các
nguyên tắc tổng thể của bộ máy nhà nước Việt Nam, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt
động. Đây là đối tượng điều chỉnh lớn nhất của Hiến pháp Việt Nam. VD:
khoản 6 điều 96 HP 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn chính phủ:
“bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền
công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;”
2. Nêu định nghĩa và phân tích đặc điểm của hiến pháp. lOMoAR cPSD| 36133485
- Định nghĩa: Hiến pháp là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban
hành, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các
vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước nhà nước,
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Đặc điểm của hiến pháp:
• Là luật cơ bản, “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, cơ sở để xây dựng
phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật. Vì đối tượng điều chỉnh của ngành
luật hiến pháp là các qhxh nền tảng cơ bản và quan trọng nhất. Mọi đạo
luật và văn bản QPPL khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.
• Là luật tổ chức: quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, xác
định cách thức tổ chức và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước.
Mọi tổ chức và hoạt động của nhà nước đều phải hoạt động trong khuôn
khổ hiến pháp và pháp luật. Vì hiến pháp là luật cơ bản, luật gốc để từ đó
xây dựng nên không chỉ một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà còn xây
dựng cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà
nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt
động dựa trên nguyên tắc hiến định được quy định trong hiến pháp và pháp luật hiện hành.
• Luật bảo vệ: Trong hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng
nhất về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và mọi người; hiến pháp là cơ
sở pháp lí để các quyền cơ bản của con người, công dân được bảo vệ, tôn
trọng và đảm bảo thực hiện. Bảo vệ mọi người khỏi những trường hợp bị
xâm phạm quyền lợi bất hợp pháp từ cơ quan nhà nước. Hiến pháp bảo vệ
những đối tượng mà nó điều chỉnh mà trong đó bảo vệ con người và bảo
vệ chế độ chính trị và chủ quyền quốc gia là quan trọng nhất. Chức năng của hiến pháp là
• Luật có hiệu lực pháp lí tối cao: tất cả các văn bản pháp luật khác không
được trái với hiến pháp, mọi văn bản nào trái với Hiến pháp đều bị loại bỏ.
Do Hiến pháp được Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống
chính trị thiết lập và nó quy định những vấn đề cơ bản nhất về các lĩnh vực
trong xã hội. Vị trí tối cao của Hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất
chủ quyền của nhân dân. Nhân dân có quyền làm chủ, các lợi ích phải
được tìm kiếm cho nhân dân trước tiên. Hiệu lực pháp lí tối cao cũng là cơ
sở quan trọng để cho thấy điểm tựa, cơ sở pháp lí để người dân có thể tự
bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Hiệu lực pháp lí tối cao còn
phản ánh một nền chính trị dân chủ và sự phát triển của nhà nước.
3. Tại sao nói hiến pháp là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước?
- Hiến pháp là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá
trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các vấn đề cơ
bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước nhà nước, chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Quyền lực nhà nước gắn với sự ra đời nhà nước. Quyền lực nhà nước là do nhân
dân tín nhiệm ủy quyền giao quyền nhằm phục vụ lợi ích cho xã hội. Nhà nước lOMoAR cPSD| 36133485
nắm giữ quyền lực cao nhất, ban hành ra pháp luật, đưa ra quyền nghĩa vụ bảo vệ
quyền lợi của mọi người, công dân. Giữ trong tay quyền lực công đặc biệt, là tổ
chức duy nhất có thuộc tính cưỡng chế mà không tổ chức nào khác có được vì thế
Nhà nước có khả năng cao sẽ xâm phạm đến lợi ích cộng đồng.
- Hiến pháp ra đời và là công cụ hữu hiệu để kiểm soát quyền lực nhà nước bởi vì
hiến pháp là luật tổ chức, nó quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và
xác định cách thức tổ chức nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà
nước. Trong hiến pháp quy định về sự phân chia quyền lực trong cơ quan trung
ương, từ đặc điểm quyền lực nhà nước phân chia rành mạch ba quyền giao cho ba
cơ quan riêng biệt nhưng có sự thống nhất và kiểm soát lẫn nhau (lập pháp, hành
pháp, tư pháp) tránh sự lạm quyền, vượt quyền như thời phong kiến đồng thời
phát huy vai trò tối đa của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát việc thực thi
quyền lực nhà nước. Hiến pháp kiểm soát cả về cách thức tổ chức hệ thống chính
trị của nhà nước và việc thực thi quyền lực nhà nước. Điều này biểu hiện cho tính
dân chủ trong việc tổ chức bộ máy nhà nước. Bởi hiến pháp chỉ được công nhận
và phổ biến khi được nhân dân thông qua, tính nhân dân. Quyền lực nhà nước là
cơ sở để bảo vệ cho hiến pháp và hiến pháp đại diện cho ý chí nhân dân kiểm soát
quyền lực đó trong phạm vi được quy định.
- Căn cứ vào chức năng của hiến pháp: thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà
nước. Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền cho các cơ
quan nhà nước (quyền lập pháp cho Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ,
quyền tư pháp cho Toà án). Chỉ khi được quy định trong hiến pháp, các cơ quan
nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lí chính đáng.
4. Tại sao nói hiến pháp là luật bảo vệ?
- Hiến pháp là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá
trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các vấn đề cơ
bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước nhà nước, chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Đối tượng điều chỉnh của hiến pháp là những quan hệ xã hội nền tảng cơ bản nhất
và quan trọng nhất. Đối tượng điều chỉnh ngành luật hiến pháp Việt Nam có đặc
điểm riêng, khẳng định tính độc lập của ngành.
- Theo quy định hiến pháp 2013 quy định hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có
hiệu lực pháp lí cao nhất. Hiến pháp là luật bảo vệ vì:
• Là văn bản duy nhất xác lập và bảo vệ các quyền con người, tổ chức
quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Buộc việc
nhà nước thực thi quyền lực nhà nước theo nguyên tắc mà hiến pháp quy
định đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền cơ bản nếu vi phạm sẽ bị coi là vi hiến.
• Nội dung: đối tượng điều chỉnh rộng khắp, bao quát hầu hết tất cả các lĩnh
vực xã hội, là những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích cơ bản của giai
cấp, tầng lớp, công dân.
• Pháp lý: có hiệu lực pháp lý cao nhất, hiến pháp là nguồn, căn cứ để ban
hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản QPPL khác.
5. Tại sao nói hiến pháp là luật tổ chức? lOMoAR cPSD| 36133485
- Căn cứ vào đặc trưng Hiến pháp, Hiến pháp là luật tổ chức; là luật quy định các
nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập
các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; quy định cấu trúc
các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
- Theo Hiến pháp 2013 quy định các điều khoản về các nguyên tắc tổ chức bộ máy
nhà nước về mối liên hệ giữa cơ cơ quan nhà nước về cách thức thành lập, bầu cử,
miễn nhiệm, bãi nhiệm tại theo từng nhiệm kỳ. Hiến pháp quy định hệ thống tổ
chức các cơ quan, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từng cơ quan, đó là nền
tàng cơ bản và quan trọng nhất để làm căn cứ pháp lý ban hành luật, pháp lệnh,
nghị quyết và các văn bản pháp luật khác.
6. Tại sao nói hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao?
- Căn cứ theo đặc trưng cơ bản của Hiến pháp: Luật có hiệu lực pháp lý tối cao, tất
cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất cứ văn bản nào
trái với hiến pháp đều bị hủy bỏ.
- Căn cứ vào quy định Hiến pháp 2013 quy định mọi văn bản pháp luật khác phải
phù hợp với hiến pháp. Bởi hiến pháp do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất
ban hành, đối tượng điều chỉnh của hiến pháp là nền tảng cơ bản và quan trọng
nhất. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản liên quan đến đất nước và con
người, đó là căn cứ pháp lý để luật, văn bản pháp luật dựa vào ban hành. Nếu
Luật hoặc văn bản pháp luật có dấu hiệu đi ngược, quy định không phù hợp với
Hiến pháp thì đều bị hủy bỏ nhằm giữ vững quan điểm Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao.
7. Phân tích quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013.
- Quy trình lập hiến: là trình tự, thủ tục là chủ thể có quyền lập hiến phải tuân thủ
trong quá trình ban hành và sửa đổi hiến pháp. Sau quá trình lập hiến, một bản
hiến pháp ra đời – là cơ sở pháp lý để xây dựng các ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. - Quy trình thực hiện:
• Quyền lập hiến thuộc về nhân dân nhưng không có nghĩa mọi người dân
đều tham gia vào quá trình soạn thảo và làm ra hiến pháp. Quá trình cần
có sự chuyên môn hóa cao và cần một cơ quan tổ chức có đủ năng lực khả
năng, là cơ quan đại diện toàn thể nhân dân thực hiện – Quốc hội. Quyền
lập hiến thực sự thuộc về nhân dân phải thể hiện qua quyền phúc quyết
hiến pháp (bỏ phiếu thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu dân ý).
Quyền phúc quyết rất quan trọng, quyền phúc quyết Hiến pháp thể hiện
toàn thể nhân dân là chủ của bản Hiến pháp, lập ra Hiến pháp và sửa đổi
hiến pháp, mọi tổ chức chính trị xã hội, cơ quan nhà nước đều hoạt động
trong khuôn khổ hiến pháp, không có một cơ quan nào có quyền lực cao hơn hiến pháp
- Theo hiến pháp 2013, quy trình lập hiến gồm có các giai đoạn
• Chuẩn bị đề nghị và quyết định việc ban hành Hiến pháp mới:
o Chuẩn bị ban hành hiến pháp
▪ Chủ thể nào có quyền trình đề nghị sửa đổi Hiến pháp chưa
được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật
của nước ta. Thông thường sẽ trình Quốc hội về việc ban lOMoAR cPSD| 36133485
hành hiến pháp. Ban hoặc Tiểu ban nghiên cứu giúp việc
cho cơ quan tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất
những vấn đề thuộc phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
o Thủ tục quyết định ban hành Hiến pháp: Trong các bản hiến pháp
từ 1946 đến 2013 quy định việc ban hành Hiến pháp: Hiến pháp
thông qua khi có ít nhất hai trong ba phần tổng số đại biểu Quốc
hội biểu quyết tán thành.
▪ Cơ quan tổ chức có đề nghị ban hành Hiến pháp trình Quốc
hội đề nghị của mình.
▪ Quốc hội thảo luận, quyết định việc ban hành Hiến pháp.
Quyết định của Quốc hội về việc ban hành Hiến pháp được
thể hiện dưới hình thức nghị quyết và khi có ít nhất hai
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
o Thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp:
▪ Đề nghị thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp: phải làm tờ
trình về dự kiến danh sách thành viên của Ủy ban dự thảo
Hiến pháp để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
▪ Quyết định thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp: Trên cơ sở
đề nghị của cá nhân, tổ chức, Quốc hội thảo luận và quyết
định thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Quyết định của
Quốc hội bằng 1 nghị quyết quy định thành phần Ủy ban
dự thảo Hiến pháp, gồm: Chủ tịch và các thành viên Ủy
ban, nhiệm vụ của Ủy ban.
• Soạn thảo sự án sửa đổi, bổ sung hoặc soạn thảo Hiến pháp mới: Là giai
đoạn quan trọng nhất của quá trình thành lập hiến:
o Tổng kết tình hình thực tiễn của đất nước, nghiên cứu đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và khảo sát, đánh giá thực trạng
quan hệ của xã hội thuộc phạm vi ban hành Hiến pháp
• Lấy ý kiến về dự thảo hiến pháp
o Mục đích: phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của nhân dân, tạo điều
kiện toàn dân tham gia vào những vấn đề trọng đại của đất nước –
tăng cường tính dân chủ.
o Phạm vi và đối tượng: toàn thể tầng lớp nhân dân, các cơ quan nhà
nước ở trung ương và địa phương, đại biểu quốc hội, đoàn đại biểu
quốc hội, hội đồng dân tộc và các Ủy ban của quốc hội.
o Thời gian: Tùy theo từng bản hiến pháp và thời gian mà Quốc hội quy định.
• Xem xét thông qua: Thường Quốc hội vận dụng quy định của việc xem
xét, thông qua luật. Hiến pháp là một dự án lớn, đặc biệt quan trọng nên
Quốc hội thường xem xét, thông qua Hiến Pháp tại hai kỳ họp. o Thủ tục trình dự án
o Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Hiến pháp
o Trình Quốc hội xem xét, thông qua Hiến pháp
• Công bố Hiến pháp: Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về
cách thức và thời gian công bố Hiến pháp. lOMoAR cPSD| 36133485
8. Tại sao quy trình làm hiến pháp được thiết kế với sự tham gia rộng rãi của người dân?
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.
Nhân dân là chủ thể quan trọng mà hiến pháp hướng tới nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
- Khoản 2 điều 2: “Nước CHXHCNVN do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức” điều này thể hiện tính giai cấp của quyền
lực nhà nước và là sự kết hợp giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân.
- Điều 3 quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;”
điều này thể hiện nguyên tắc làm chủ của nhân dân, thể hiện tính dân dân chủ
trong hoạt động và tổ chức của nhà nước. Dân chủ là thuộc tính của Nhà nước
CHXHCNVN. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của
nhân dân ở mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào các công
việc thực hiện và giám sát hoạt động của Nhà nước.
- Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề nền tảng cơ bản và quan trọng
nhất, trong đó có lĩnh vực tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo nguyên
tắc dân chủ, những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của người dân thì người dân cần phải được tham gia biểu quyết
bằng hình thức này hoặc hình thức khác. Chính vì thế quy trình lập hiến được
thiết kế với sự tham gia rộng rãi của người dân nhằm đảm bảo thực hiện đúng
theo tinh thần của nguyên tắc dân chủ và quy định tại Hiến pháp đồng thời đảm
bảo tính khách quan của hiến pháp khi ban hành, đảm bảo quyền lợi nhân dân
được đặt lên hàng đầu.
9. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bảo vệ hiến pháp.
- Phương diện chính trị:
• Căn cứ vào khoản 1 điều 2 Hiến pháp 2013 quy định về chế độ chính trị:
“Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Một chế độ chính trị đúng đắn, phù
hợp là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của một quốc gia,
xã hội và người dân. Nếu một chế độ chính trị không đúng đắn sẽ là rào
cản kìm hãm sự phát triển xã hội.
• Chế độ chính trị ổn định phải dựa trên nền tảng chính trị vững chắc và
thống nhất của Hiến pháp. Hiến pháp 2013 xác định mô hình chính trị xã
hội chủ nghĩa: Chủ quyền Nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội.
- Phương diện pháp lí:
• Hiến pháp 2013 là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan hệ xã hội nền tảng cơ bản và quan trọng nhất: hệ thống chính
trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; tổ chức và hoạt động
bộ máy nhà nước; chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, … Hiến pháp có hiệu
lực pháp lý cao nhất, là cơ sở định hướng cho các văn bản pháp luật khác.
- Phương diện xã hội lOMoAR cPSD| 36133485
• Dựa vào vai trò của Hiến pháp: Hiến pháp bảo vệ các quyền cơ bản của
người dân trước sự xâm phạm từ phía cơ quan công quyền và xã hội.
• Theo chức năng của Hiến pháp: ghi nhận và thể hiện những giá trị mà toàn
xã hội muốn hướng tới: tự do, dân chủ, nhân quyền, … và đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ các quyền con người và công dân.
Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của nhà nước, nền tảng pháp lý và những giá trị cao quý nhất của xã hội. Qua đó, đảm bảo
sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị của đất nước.
10. Phân tích quy định về bảo vệ hiến pháp theo Hiến pháp năm 2013.
- Quy định về bảo hệ hiến pháp theo HP 2013: căn cứ vào khoản 2 điều 119 hiến pháp 2013
• Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn
thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.” - Phân tích:
• Bảo vệ hiến pháp (bảo hiến) là tổng hợp các hoạt động được tiến hành bởi
các cơ quan, cá nhân mà Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn nhằm
đảm bảo sự tôn trọng và thi hành Hiến pháp, ngăn ngừa và xử lí các hành vi vi hiến.
• Mô hình bảo hiến ở Việt Nam là mô hình bảo hiến phi tập trung. Theo quy
định Hiến pháp 2013, Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước CHXHCN
Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp là của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân nên bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của tất cả các
cơ quan nhà nước và của tất cả Nhân dân.
• Giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước
quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc gia nhập. Các văn bản không hợp hiến,
trái với Hiến pháp sẽ bị cơ quan có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp loại trừ, vô hiệu hóa, loại bỏ
• Giải quyết khiếu kiện vi hiến
• Hiến pháp chứa đựng những nguyên tắc và khung pháp lý rộng và trừu
tượng, ổn định trong thời gian dài, cần được giải thích chính thức của cơ
quan có thẩm quyền: “thông qua giải thích chính thức, nội dung và ý nghĩa
của các quy định trong hiến pháp được hiểu một cách thống nhất, phù hợp
với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể. Từ đó cũng phát huy được
vai trò của Hiến pháp – nhân tố đảm bảo cho sự ổn đỉnh và phát triển của
một chế độ chính trị- xã hội, là nền tảng pháp lý của một Nhà nước dân
chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
• Xem xét tính hợp hiến của cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân.
11. Tại sao nói Hiến pháp năm 2013 là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Căn cứ điều 119 hiến pháp 2013: Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là các QHXH nền tảng cơ bản và quan trọng
nhất, bao quát hầu hết tất cả lĩnh vực đời sống, chính trị, khoa học, kinh tế, xã hội…
- Dựa vào chức năng của hiến pháp: lOMoAR cPSD| 36133485
• Xác lập nguyên tắc cơ bản về đối tượng điều chỉnh quy định: chế độ chính
trị, tổ chức cơ quan nhà nước, chính sách kinh tế, quyền lực nhà nước, xã hội, văn hóa…
• Xác lập và bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân; thừa nhận bảo đảm thực hiện các quyền con người và quyền công dân.
• Hiến pháp là đạo luật gốc, là luật cơ sở (luật mẹ), từ các quy định của đạo
luật gốc mà các luật và văn bản pháp luật khác ra đời, hiến pháp là tinh túy
của pháp luật, là “tinh thần pháp luật” của một quốc gia.
- Dựa vào đặc trưng hiến pháp: Hiến pháp là là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất,
không có văn bản pháp luật nào cao hơn hiến pháp.
12. Nêu khái niệm và phân tích các đặc trưng cơ bản của quyền con người.
- Khái niệm về quyền con người: là toàn bộ các quyền tự do, và đặc quyền được
công nhận dành cho con người vì tính chất nhân bản của nó sinh ra từ bản chất
con người chứ không phải được tạo ra từ pháp luật hiện hành. Đây là quyền tự
nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, do đấng tạo hóa ban cho con người như
quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con
người mà bất kì chính phủ nào cũng phải bảo vệ. Trên quan điểm các quyền tự
nhiên và quan điểm các quyền pháp lý, quyền con người thì quyền con người
được hiểu là những quyền được pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và
các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn lại đến nhân
phẩm, những sự được phép và những sự tự do cơ bản của con người.
- Từ định nghĩa về quyền con người, có những đặc trưng:
• Tính phổ biến: Là những quyền thiên bẩm, ai sinh ra cũng có và được thừa
nhận bởi tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, giới tính, sắc tộc,
quốc tịch, địa vị xã hội.
• Tính không thể nhượng bộ (tước bỏ): Quyền con người là quyền tự nhiên,
thiêng liêng và bất khả xâm phạm, quyền này gắn liền với cá nhân mỗi
người và không thể nhượng bỏ và cũng có ai được phép tước bỏ khi không
được pháp luật cho phép.
• Tính không thể phân chia: các quyền con người gắn kết với nhau, tương
hỗ lẫn nhau, việc hạn chế hay tước bỏ bất cứ quyền nào đều ảnh hưởng
tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người.
• Tính liên hệ phụ thuộc nhau: Các quyền con người đều phụ nhau, có mối
liên hệ chặt chẽ. Quyền này phụ thuộc vào điều kiện từ quyền nghĩa vụ
khác liên quan không thể tách rời, phân biệt rạch ròi và phân tích riêng lẻ.
13. Nêu khái niệm quyền con người. Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì đối với quyền con người?
- Khái niệm về quyền con người: là toàn bộ các quyền tự do, và đặc quyền được
công nhận dành cho con người vì tính chất nhân bản của nó sinh ra từ bản chất
con người chứ không phải được tạo ra từ pháp luật hiện hành. Đây là quyền tự
nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, do đấng tạo hóa ban cho con người như
quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con
người mà bất kì chính phủ nào cũng phải bảo vệ. Trên quan điểm các quyền tự
nhiên và quan điểm các quyền pháp lý về quyền con người thì quyền con người
được hiểu là những quyền được pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và lOMoAR cPSD| 36133485
các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn lại đến nhân
phẩm, những sự được phép và những sự tự do cơ bản của con người. Quyền con
người có các đặc trưng như: tính phổ biến, tính không thể nhượng bộ (tước bỏ),
tính liên hệ phụ thuộc nhau và tính không thể phân chia.
- Nhà nước Việt Nam đối với quyền con người cần phải có sự tôn trọng, công nhận,
bảo vệ và đảm bảo thực hiện quyền con người trong mọi hoàn cảnh phù hợp để
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có tính dân chủ cao. Quyền con người
là đối tượng quan trọng mà Hiến pháp và pháp luật cần bảo vệ. Nhà nước phải
đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hầu hết trong
các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay, nhà nước Việt Nam đều đã ghi nhân
quyền con người nhưng mãi đến bản hiến pháp 1992 nhà nước mới cụ thể hoá
trong chương “quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”. Nhà nước
thông qua hoạt động của cơ quan hành pháp, hiện thực hóa cơ quy định cơ bản
của pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền con người. Nhà nước Việt Nam đã
dành 21 điều quy định về quyền con người trong bản Hiến pháp 2013. Thông qua
hệ thống pháp luật, xác lập cơ sở pháp lý đối với quyền con người. Hiến pháp là
văn bản pháp quy có giá trị pháp lí cao nhất, đây cũng là cơ sở để người dân bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước mọi sự xâm phạm kể cả nhà nước.
14. Nêu khái niệm quyền cơ bản của công dân. Mối quan hệ giữa quyền cơ bản của
công dân với quyền cụ thể của công dân? -
Công dân là sự xác định về một thể nhân về mặt pháp lí thuộc về một nhà nước
nhất định. Nhờ sự xác định này con người được hưởng chủ quyền của nhà nước
và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như nước ngoài, đồng
thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ đối với nhà nước. Theo k1 đ17 hp 2013
thì công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, quốc tịch là mối
liên hệ bền vững của một thể nhân với một nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt
Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam. -
Quyền cơ bản của công dân là quyền được quy định trong Hiến pháp điều chỉnh
mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt
động bình thường của xã hội. Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền dân
sự, chính trị; quyền kinh tế, xã hội, văn hoá; tự do dân chủ và tự do cá nhân.
Quyền cơ bản của công dân gắn với nghĩa vụ của công dân; theo đó quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến
pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, là cơ sở để thực
hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác
định địa vị pháp lí của công dân. -
Mối quan hệ giữa quyền cơ bản của công dân và quyền cụ thể của công dân:
quyền cơ bản của công dân là cơ sở để nhà nước quy định quyền cụ thể của công
dân. Ví dụ như quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân là quyền cơ bản của công
dân, trong đó quy định cụ thể bao gồm các quyền cụ thể để người dân khi tiếp cận
đến các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có thể dễ dàng hiểu rõ và thực
hiện nghiêm chỉnh: quyền tự do đi lại, cư trú; quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền
bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa hai
quyền này vô cùng mật thiết, quyền cụ thể là một dạng cụ thể hoá các quyền cơ lOMoAR cPSD| 36133485
bản để nó trở nên dễ hiểu, sát thực tiễn, thoả mãn tính khách quan của một văn
bản quy phạm pháp luật.
15. Phân tích nguyên tắc tôn trọng quyền con người được quy định trong khoản 1, Điều
14 Hiến pháp năm 2013.
- Quyền con người là toàn bộ các quyền tự do, đặc quyền được công nhận dành cho
con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không
phải được tạo ra từ pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng
liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hoá ban cho con người như quyền sống,
quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất
kì chính phủ nào cũng cần phải bảo vệ. Quyền con người không những được nhìn
nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên mà nó còn được nhìn nhận trên quan
điểm quyền pháp lý. Theo đó, “quyền con người được hiểu là những đảm bảo
pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những
hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép
và sự tự do của con người”.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền con người (K1 Đ14 HP2013) thể hiện bước phát triển
quan trọng trong tư duy pháp lý và nhận thức về quyền con người ở Việt Nam.
“Tôn trọng” tức là nhà nước thừa nhận nhân quyền với thái độ trân trọng bởi nhân
quyền trở thành văn minh nhân loại và với việc ký kết các điều ước quốc tế về
quyền con người, Đảng và Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước quốc tế đó.
Trong khoa học pháp lí, quyền con người là những quyền mà pháp luật cần phải
thừa nhận đối với tất cả thể nhân (công dân của nhà nước sở tại, công dân nước
ngoài và công dân không quốc tịch). Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải
có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại đến. Quyền con người
chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng
đồng (k2đ14hp2013). Có thể khẳng định các quyền con người (quyền được sống,
quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc) được ghi nhận trong hiến pháp và các luật
hiện hành của Việt Nam. Nhà nước ta từ khi thành lập luôn tôn trọng các quyền
con người, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật cả
Nhà nước. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hoá trong các Hiến pháp
1946, 1959, 1980. Với Hiến pháp 1992 (sđ, bs 2001), lần đầu tiên trong lịch sử
lập hiến nước ta, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người được thể chế hoá
trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Đến Hiến pháp 2013, chế định “Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã được thay đổi thành “Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta các
quyền con người được thể chế hoá cụ thể trong 21 điều của Hiến pháp. Đây là
bước phát triển quan trọng trong tư duy pháp lí và nhận thức về quyền con người ở Việt Nam.
16. Phân tích nguyên tắc công nhận quyền con người được quy định trong khoản 1,
Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
- Quyền con người là tất cả quyền, tự do và đặc quyền được công nhân dành cho
con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không
phải được tạo ra từ pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng
liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hoá ban cho con người như quyền sống, lOMoAR cPSD| 36133485
quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất
kì chính phủ nào cũng cần phải bảo vệ.
Quyền con người không chỉ được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên
mà con được nhìn nhận trên quan điểm quyền pháp lí. Theo đó “quyền con người
được hiểu là những đảm bảo pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và
các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được pháp và sự tự do cơ bản của con người.
- K1 Đ14 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các quyèn con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá xã hội
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nội
dung cơ bản của nguyên tắc này là nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải hết sức coi trọng vấn đề quyền con người. Nhà nước phải xem trọng việc
nâng cao chất lượng đời sống, tại điều kiện cho người dân được phát triển toàn
diện và coi đó là mục đích cao nhất; mục đích cuối cùng của mình; điều này phải
được thể hiện trong tổ chứ cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung
và các cơ quan nhà nước nói riêng.
• Về mặt tổ chức, trong bộ máy nhà nước phải có những thiết chế riêng có
chức năng chăm lo tới vấn đề quyền con người.
• Về mặt hoạt động, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có
thái độ coi trọng toàn diện đối với quyền con người, quyền công dân. Nhà
nước công nhận các quyền con người, quyền công dân. Đây là tuyên bố
mang tính ý nghĩa chính trị. Với tuyên bố này nhà nước Việt Nam cùng
hoà mình với các quốc gia khác trong phong trào đấu tranh vì quyền con
người trên thế giới. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam coi
các quyền con người, quyền công dân là thiêng liêng và không thể chia
tách khỏi con người. Nguyên tắc công nhận là nguyên tắc quan trọng của
hiến định. Nhà nước cộng nhân quyền con người là giá trị chung của nhân
loại và được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
⇨ Với nội dung này, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia một cách
tối đa các điều ước quốc tế về quyền con người trên cơ sở phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của mình đồng thời thể chế hoá các quyền con người quốc tế thành các
quyền công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
17. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy định trong khoản 1, Điều
14 Hiến pháp năm 2013.
- Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành
cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không
phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng
và bất khả xâm phạm do đấng tạo hoá ban cho con người như quyền sống, quyền tự
do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính phủ nào cũng cần bảo vệ.
Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên
mà còn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền pháp lý, theo đó “quyền con người
được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn lại đến nhân phẩm,
những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.” lOMoAR cPSD| 36133485
- Trong hiến pháp 2013, vấn đề ứng xử đối với quyền con người không những được
quy định tại chương II mà còn được quy định tại những điều khoản của chương I.
Tại khoản 1 điều 14 hiến pháp 2013 quy định “quyền con người, quyền công dân
về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam vô cùng coi trọng vấn đề quyền con người. Nhà nước phải xem nâng cao chất
lượng đời sống, tạo điều kiện cho người dân phát triển toàn diện là mục đích cao nhất
và là mục đích cuối cùng của mình và điều này phải được thể hiện trong tổ chức cũng
như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng.
• Về mặt tổ chức, trong bộ máy nhà nước phải có thiết chế riêng có chức
năng chăm lo tới vấn đề quyền con người.
• Về mặt hoạt động, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải
luôn có thái độ coi trọng toàn trọng đối với quyền con người, quyền công dân.Sự coi
trọng toàn diện thể hiện ở nội dung nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và quan
trọng là nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong các quyèn con
người, quyền công dân có những quyền thể hiện phúc lợi xã hội, ví dụ như quyền
được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, bình đẳng trong sử dụng các dịch vụ y tế, quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá … những quyền này không phải tự bản thân
người dân có thể được hưởng mà đòi hỏi có những điều kiện, cơ sở vật chất nhất
định. Ví dụ: để người dân được hưởng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cần có
đầy đủ các cơ sở khám chữa bệnh có đủ chất lượng; để người dân được hưởng quyền
học tập ở bậc tiểu học không phải đóng học phí cần có đầy đủ hệ thống trường tiểu
học từ nông thôn đến thành thị… Theo nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm cho các quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của nhà nước. Nhà
nước có thể áp dụng đa dạng các chính sách để huy động các nguồn vốn khác nhau
cho công cuộc này, song trách nhiệm bảo đảm cuối cùng vẫn thuộc về Nhà nước.
18. Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền con người được quy định trong khoản 1, Điều
14 Hiến pháp năm 2013. - Xem câu trên.
- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là việc áp dụng các biện pháp chế tài
pháp lý đối với các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, qua đó
ngăn ngừa các vi phạm mới tái diễn và từ đó tạo ra sự tôn trọng chung đối với
quyền con người, quyền công dân trong toàn xã hội. Với nội dung này, hiến pháp
2013 đã xác định bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nghĩa vụ của nhà
nước; nếu tình trạng vi phạm quyền con người, quyền công dân diễn ra tràn lan
mà không được xử lý kịp thời và thoả đáng thì đó là trách nhiệm của nhà nước.
Chính vì vậy, Nhà nước phải hình thành cơ chế và biện pháp chế tài xác đáng để
xử lý các vi phạm. Đây là nội dung cốt lõi và quan trọng nhất của nguyên tắc nhà
nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Bất kì sự coi trọng nào đối với quyền con người, quyền công dân cũng đều phải
được thể hiện thành cơ chế và biện pháp bảo vệ cụ thể; không có những điều này
thì sự coi trọng quyền con người, quyền công dân chỉ là những khẩu hiệu.
19. Phân tích nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định tại
khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013. lOMoAR cPSD| 36133485
- Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, không có
văn bản quy phạm pháp luật nào cao hơn hiến pháp, mọi văn bản trái hiến pháp,
không phù hợp với hiến pháp đều bị loại bỏ. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp
là những quan hệ xã hội nền tảng cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống
xã hội. Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo quyền con người, quyền công dân được
thực hiện và bảo vệ. Trong điều luật quy định về quyền của cá nhân, tại khoản 1
điều 16 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”
- Giải thích: “bình đẳng” là ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi; tức là mọi
người đều được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá … không
phân biệt thành phần và địa vị xã hội, biểu hiện cơ bản nhất là bình đẳng trước
pháp luật. Bình đẳng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống
pháp luật. “Bình đẳng trươc pháp luật” hay quyền bình đẳng trước pháp luật là
những nguyên lý của pháp quyền được thể hiện qua các quy định cụ thể (các quy
phạm pháp luật) thiết lập về quyền được đối xử như nhau, công bằng giữa mọi
người trước pháp luật, theo đó, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành
phần, địa vị xã hội trong một quốc gia, mọi người đều không bị phân biệt đối xử
trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật có vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho xã
hội công bằng, pháp luật được tôn trọng, chống đặc quyền đặc lợi, góp phần xây
dựng nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở pháp lý, nguyên tắc này đã được khẳng định trong Hiến pháp.
- Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội nhất là quyền bình
đẳng trong pháp lý, tư pháp, tố tụng. Tiêu chí của một đất nước văn minh hiện nay
là luật pháp phải được thượng tôn bất kể vị thế giữa người vi phạm và bị xâm phạm.
- Trước hết, là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Công dân bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ trước nhà nước và xã
hộ, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau, thể hiện qua việc mọi công dân đều
được quyền và nghĩa vụ phải thực hiện như quyền bầu cử, sở hữu, thừa kế, nghĩa
vụ đóng thuế, bảo vệ môi trường,…. Thứ hai, mọi người bình đẳng về trách
nhiệm pháp lý. Pháp luật là quy tắc xử sự chung mà trong đó, mọi người đều phải
nghiêm chỉnh thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không
đầy đủ thì bị xử lý bằng các chế tài theo định. Ví dụ như truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ
trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng. Việc truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lý. Khi
xét xử phải bình đẳng trước toà án. Bên cạnh đó, chính nhà nước cũng được xem
như một pháp nhân: Các quyết định của chính quyền cũng phải tuân thủ nguyên
tắc hợp pháp như bao chủ thể pháp lý khác. Nguyên tắc này cho phép đóng khung
hoạt động của quyền lực công và đặt hoạt động đó vào khuôn khổ của nguyên tắc
pháp chế, vốn trước tiên dựa trên các nguyên tắc hiến định. Trong khuôn khổ đó,
các cưỡng chế hướng lên Nhà nước sẽ mạnh mẽ: Các quy định mà nhà nước đưa
ra và các quyết định mà nhà nước ban hành phải tuân thủ toàn thể các quy phạm lOMoAR cPSD| 36133485
pháp luật cao hơn đang có hiệu lực (các luật, các điều ước quốc tế và các nguyên
tắc mang tính hiến pháp), không được quyền hưởng bất kì ưu tiên về mặt tài phán.
20. Theo khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, trách nhiệm của Nhà nước đối với
quyền con người, quyền công dân được thể hiện như thế nào?
- Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
- Giống như bất cứ một nước dân chủ nào khác, khi quy định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Nhà nước ta luôn tuân theo những
nguyên tắc nhất định xuất phát từ Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948
và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966, Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá năm 1966. Hiến pháp 2013 đã xác định các
nguyên tắc cơ bản khi quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân. Những nguyên tắc cơ bản này là tư tưởng chính trị - pháp lý chủ
đạo, làm cơ sở nền tảng, phương hướng đúng đắn để xây dựng uy chế pháp lý của
con người và công dân. Theo Hiến pháp 2013, chế định về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xây dựng trên nguyên tắc hiến pháp,
một trong số những nguyên tắc quan trọng đó là nguyên tắc được đề cập tại khoản
1 điều 14, nguyên tắc các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hoá và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật. Trách nhiệm của nhà nước đối với quyền con người, quyền
công dân ở đây chính là công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền đó. Mọi
hành động của chủ thể, tổ chức nào tác động, xâm phạm đều bị xử lí theo chế tài
của pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm hoàn thành chức trách và trách nhiệm
thực hiện hoàn thành công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
- Trong khoa học pháp lí, các quyền con người được hiểu là những quyền mà pháp
luật cần phải thừa nhận đối với tất cả thể nhân (gồm công dân của nhà nước sở tại,
công dân nước ngoài và người không quốc tịch). Đó là các quyền tối thiểu mà các
cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại đến.
- Nhà nước ta từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn tôn trọng các quyền con
người, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của
nhà nước. Tuy vậy, nguyên tắc này chưa được thể chế hoá trong các bản hiến pháp
1946, 1959, 1980. Với bản Hiến pháp năm 1992 thì lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến của nước ta nguyên tắc tôn trọng quyền con người được thể chế hoá trong
đạo luật cơ bản của nhà nước. Đến Hiến pháp 2013, chương “quyền và nghĩa vụ
của công dân” được thay đổi thành “quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
công dân”. Đây là bước phát triển quan trọng trong tư duy pháp lý và nhận thức
về quyền con người ở Việt Nam. Điều này cho thấy, các nhà lập pháp cũng như
nhà nước đã có sự chuyển biến tư duy nhận thức về tầm quan trọng của việc ghi
nhận, thể chế hoá quyền con người trong đạo luật cơ bản. Đồng thời cho thấy sự
quan tâm của nhà nước đối với thể nhân.
21. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc lOMoAR cPSD| 36133485
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng” (Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013).
- Nội dung: Hiến pháp là văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lí cao nhất, không có
văn bản quy phạm pháp luật nào cao hơn hiến pháp, mọi văn bản trái hiến pháp,
không phù hợp với hiến pháp đều bị loại bỏ. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp
là những nền tảng QHXH cơ bản và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Hiến
pháp ghi nhận và đảm bảo quyền con người và quyền công dân, đảm bảo được
thực hiện và bảo vệ. Nhằm bảo vệ đối tượng cơ bản và quan trọng nhất của Hiến
pháp thì việc quy định về trường hợp quyền công dân và quyền con người bị hạn
chế là cần thiết. Điều này tránh trường hợp có khả năng cơ quan nhà nước ở trung
ương và địa phương sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật vô hiệu
hóa hoặc hạn chế việc thực hiện quyền con người và quyền công dân.
- Quyền con người: là tất cả quyền tự do và đặc quyền được công nhận bởi tính
chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải do văn bản
pháp luật hiện hành quy định. Đây là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm
phạm, do đấng tạo hoá ban cho mà bất cứ nhà nước nào cũng cần phải bảo vệ bao
gồm: quyền sống (tồn tại và bảo vệ), quyền tự do (tự do ngôn luận, tôn giáo, hội
họp và di chuyển) và mưu cầu hạnh phúc (tìm kiếm hạnh phúc và trải nghiệm
cuộc sống). Quyền con người không chỉ được nhìn nhận trên phương diện quyền
tự nhiên mà còn được nhìn nhận trên phương diện quyền pháp lí, theo đó: Quyền
con người là những bảo đảm pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và
các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm,
tự do cơ bản của con người.” - Ý nghĩa:
• Đối với xã hội: không bị tác động, ảnh hưởng xấu từ cá nhân, tổ chức; văn
minh, phát triển. Nhà nước hạn chế quyền của họ trong trường hợp thực sự
cần thiết, loại bỏ họ khỏi cộng đồng tránh trường hợp làm đất nước rối
ren, loạn lạc, tránh tư tưởng xấu, tiêu cực làm ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
An sinh xã hội luôn được Nhà nước quan tâm và được ghi nhận trong
Hiến pháp từ bản hiến pháp đầu tiên 1946, quốc thái dân an, một đất nước
mà người dân ở đó sống vui vẻ, hạnh phúc và có niềm tin đối với giai cấp
cầm quyền là điều kiện để đất nước đó phát triển thịnh vượng, tiến bộ.
Việc quy định về trường hợp quyền công dân quyền con người bị hạn chế
trong trường hợp cần thiết cũng là cơ sở nhằm loại trừ khả năng những
quyền đó bị tước đoạt vô căn cứ.
• Đối với nhà nước: Hạn chế việc nhà nước xâm phạm tới quyền lợi hợp
pháp của nhân dân trong trường hợp không cần thiết. Đây là cũng là cơ sở
pháp lí để người dân tự bảo vệ mình trước sự xâm phạm của nhà nước khi
nhà nước có dấu hiệu xâm phạm quyền lợi.
22. Trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nghiêm trọng, đặc biệt
là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và tắc đường, thành phố H ban hành quy
định cấm xe máy lưu thông ở các quận nội thành. Dựa trên nguyên tắc hạn chế
quyền, hãy bình luận về quy định trên.
- Theo quy định hiến pháp 2013, khoản 2 điều 14 quy định: “Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, lOMoAR cPSD| 36133485
sức khỏe của cộng đồng”, như vậy, quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn
chế theo quy định của luật, những cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương không thể đưa ra văn bản quy phạm pháp luật nào có thể hạn chế quyền
công dân (VBQPPL dưới luật).
- Tình hình ở thành phố H liên quan đến vấn đề trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng;
biện pháp thành phố H đưa ra là cấm xe máy lưu thông ở các quận nội thành.
Quyết định này là quyết định mang tính chủ quan, tự phát, chủ yếu nhằm đảm bảo
vấn đề an sinh xã hội. Nhưng việc quy định cấm xe máy lưu thông ở các quận nội
thành là chưa hợp lý. Mọi người dân đều có quyền sở hữu tài sản riêng (xe máy)
và sử dụng tài sản đó với mục đích cá nhân. Mọi người đều có công việc riêng cần
xử lý, việc cấm lưu thông là đang xâm phạm đến quyền công dân, quyền con
người. Quy định cấm đó có thể được chấp thuận trong phạm vi thuộc thành phố
đó nếu như cơ quan địa phương có đủ điều kiện về các loại phương tiện giao
thông công cộng nhằm phục vụ người dân. Dựa vào nguyên tắc hạn chế quyền thì
quy định mà thành phố H ban hành cấm xe máy lưu thông là chưa hợp lý, thành
phố H chỉ có thế đưa ra quy định về việc hạn chế xe máy lưu thông trong giờ cao
điểm để tránh tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm tiếng ồn và hạn chế tối thiểu việc ô
nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường.
23. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân có thể bị
hạn chế trong những trường hợp nào? Tại sao?
- Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành
cho tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được
tạo ra từ pháp luật hiện hành. Đây là quyền tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm
phạm do đấng tạo hoá ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu
cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính phủ hay nhà
nước nào cũng cần phải bảo vệ. quyền con người được nhìn nhận trên phương
diện quyền tự nhiên và quyền pháp lí. Theo đó, quyền con người được hiểu là
những đảm bảo pháp lý toàn cầu để bảo vệ cá nhân và tổ chức chống lại các hành
động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, danh dự những sự được
phép và sự tự do của con người.
- Quyền công dân là khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước
phải đảm bảo khi công dân yêu cầu. Quyền công dân được quy định trong hiến
pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt giữa công dân với nhà nước, là cơ sở tồn
tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.
- Theo khoản 2 Điều 14 hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công
dân có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.”
• Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là nền tảng QHXH cơ bản và quan
trọng nhất trong xã hội. Hiến pháp có chức năng là xác lập và bảo vệ
quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; thừa nhận bảo đảm thực
hiện quyền con người và quyền công dân. Hiến pháp là cơ sở pháp lý để
mọi người tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp bị xâm phạm trực
tiếp tới quyền và lợi ích của mình. Trong trường hợp, người dân xâm
phạm tới ích công cộng thì sẽ phải chịu hình thức xử lí, bị hạn chế quyền
để tránh trường hợp ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến đất nước. Trên thực tế, lOMoAR cPSD| 36133485
sự ảnh hưởng tới xã hội sẽ nặng nề và trở nên tiêu cực nếu như không hạn chế quyền kịp thời.
24. Trình bày vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
theo pháp luật hiện hành.
- “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của các tổ chức cá nhân, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các
giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài.”
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Điều 9 Hiến pháp 2013 ghi nhận vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp
đoàn kết Nhân dân, hỗ trợ nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Có vị trí hết sức quan trọng, là bộ phận cấu
thành nên hệ thống chính trị.
25. Phân tích chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
theo pháp luật hiện hành.
- “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của các tổ chức cá nhân, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các
giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.”
- Chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: đây là
vai trò mới được bổ sung tại điều 9 Hiến pháp 2013. Chế độ chính trị nhất nguyên
của nước XHCN có ưu thế là sự thống nhất cao, sự ổn định của đường lối và
quyết sách chính trị, tuy nhiên cũng có hạn chế là thiếu đi sự phân tích phản biện
đúng mức nên đôi khi các quyết sách chưa được nhìn nhận, xem xét trên nhiều
bình diện khác nhau một cách khách quan và đầy đủ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
nguồn gốc xuất phát từ xã hội, tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật để quá trình đó được khách quan, tổ chức tham gia bằng cách nêu ý kiến.
• Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam trực tiếp hoặc đề nghị vấn đề theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến
nghị về các hoạt động cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, viên
chức, công chức trong việc thực hiện chính sách pháp luật. Nội dung giám
sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích
chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam. Mục đích là nhằm phát hiện kịp thời và kiến nghị xử lý những
sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật,
phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và các mặt tích cực,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần Nhà nước thêm trong
sạch và vững mạnh. Thông qua các hình thức: nghiên cứu, xem xét, tham gia giám sát…
• Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam trực tiếp hoặc đề nghị vấn đề nhận xét, đánh giá, nêu
chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch chương trình dự án, đề án của cơ quan nhà nước.Nội dung gồm: sự lOMoAR cPSD| 36133485
cần thiết, sư phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi, đánh giá tác động hiệu quả…
26. Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân” trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo pháp luật hiện hành.
- Nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân” hay nguyên tắc “chủ quyền
nhân dân” là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo
pháp luật hiện hành. Nguyên tắc này là nền tảng xây dựng nên toàn bộ bộ máy nhà nước.
- Quyền lực nhà nước là thứ ý chí duy nhất có giá trị bắt buộc đối với tất cả mọi
người sinh sống trên lãnh thổ quốc gia đó; là quyền lực tối cao nhất và được đảm bảo thực hiện
bằng biện pháp cưỡng chế. Quyền lực nhà nước được thực hiện trực tiếp với nhân dân thông
qua bộ máy nhà nước. Nói cách khác, bộ máy nhà nước là hiện thân của quyền lực nhà nước,
thể hiện duy ý chí áp đặt bắt buộc đối với toàn xã hội. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân và được thực hiện qua nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân”.
• Thứ nhất, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức (K2 Đ2 HP2013). Như vậy, quyền lực nhà nước Việt
Nam không thuộc một cá nhân hay một tầng lớp giai cấp nào mà thuộc về toàn thể Nhân dân.
“Nhân dân” ở đây là khái niệm chỉ toàn bộ công dân Việt Nam mà Hiến pháp quy định không
phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, giai cấp, … Trong khái niệm Nhân dân
thì mọi người bình đẳng với nhau không có sự phân biệt nào bao gồm cả việc bình đẳng giữa
các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ tri thức là lực lượng đông đảo nhất, chiếm tuyệt đại đa số trong khái niệm
“Nhân dân” và có ý thức tiến bộ trong xã hội. Do đó, bộ phận này là nền tảng để thực hiện
quyền lực nhà nước của Nhân dân; tức là đảm bảo việc thực hiện quyền lực nhà nước thực sự vì
quyền lợi, lợi ích của đa số trong xã hội. Chính vì quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân nên
bộ máy nhà nước cũng xuất phát từ nhân dân, từ đó hình thành chế độ Cộng hoà.
• Thứ hai, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua dân chủ trực
tiếp và bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Trong Hiến pháp 2013
xác định hai hình thức để Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước dân chủ trực tiếp và
bằng dân chủ đại diện. Với hình thức thứ nhất là người dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình để
quyết định công việc của nhà nước, bởi vì về nguyên lí quyền lực thuộc về ai thì người đó thực
hiện. Khi có những công việc hệ trọng của đất nước cần ý kiến quyết định của người dân thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức để người dân có thể thể hiện ý chí lựa chọn của mình; sau
đó các cơ quan nhà nước thực thi theo quyết định của người dân. Thủ tục này gọi là Trưng cầu ý
dân và là hình thức dân chủ trực tiếp. “Nhân dân” có phạm vi vô cùng rộng lớn, bao gồm toàn bộ
người dân trên lãnh thổ Việt Nam tức gần trăm triệu người. Vì thế việc thực hiện hình thức dân
chủ trực tiếp là khó khả thi và tốn kém nếu như bất kì công việc nào đều dùng đến (Đ6 HP2013).
Tuyệt đại đa số công việc của Nhà nước sẽ quyết định theo hình thức thứ hai, tức là Nhân dân sẽ
uỷ quyền lại cho một cơ quan đại diện thực hiện quyền lực nhà nước bằng bầu cử, là Quốc hội và
Hội đồng nhân dân địa phương. Cơ quan này sẽ thay mặt Nhân dân quyết định công việc nhà
nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Mối quan hệ giữa các đại biểu và người dân là mối
quan hệ giữa người đại diện và người chủ. Người dân là chủ, bầu ra người đại diện để thay mình
đưa ra quyết định khi thực hiện quyền lực nhà nước. Khi người đại diện không còn được tín
nhiệm nữa thì người dân có quyền bãi nhiệm họ hoặc không bầu chọn cho họ làm người đại diện
trong khoá tiếp theo (Đ7 HP 2013). Từ các cơ quan đại diện của nhân dân hình thành nên các cơ lOMoAR cPSD| 36133485
quan khác trong bộ máy nhà nước và như vậy thì cả bộ máy nhà nước đều bắt nguồn từ Nhân dân.
• Thứ ba, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn
trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và
chịu sự giám sát của Nhân dân (K2 Đ8 HP 2013). Khi quyền lực nhà nước là của nhân dân thì bộ
máy nhà nước cũng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
27. Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo pháp luật hiện hành. 27.1. Khái niệm
- Nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN Việt
Nam là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo chi phối tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy
nhà nước XHCN Việt Nam. Các nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp và do đó chúng
không chỉ là những quan điểm, tư tưởng thông thường mà đã trở thành những quy phạm bao quát
điều chỉnh và định hình bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay. Từ những hiểu biết về các nguyên
tắc này sẽ giải thích được mô hình và sự vận hành của bộ máy nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam cũng như những đặc thù của nó, đồng thời phát hiện những bất cập của bộ máy nhà nước
trong hiện tại và đưa ra biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những bất cập để bộ máy nhà nước
tổ chức và hoạt động phù hợp với những quan điểm, tư tưởng chủ đạo được hiến định.
- Nguyên tắc “quyền lực thống nhất” hay “quyền lực nhà nước thống nhất” còn có
tên gọi đầy đủ là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” như nguyên
văn theo quy định tại khoản 2 điều 3 hiến pháp 2013. Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ
hai sau nguyên tắc “chủ quyền nhân dân.”
27.2. Phân tích biểu hiện nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất”
- Nguyên tắc quyền lực thống nhất đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước Việt Nam
được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào. Nguyên tắc này quyết
định thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp 2013 thể hiện sự ứng dụng Thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước ở mức độ kết hợp với tư tưởng chủ đạo truyền thống
là Tập quyền. Sự kết hợp này được đúc kết thành nguyên tắc “quyền lực tập
trung” với hai nội dung:
o Quyền lực nhà nước Việt Nam là thống nhất. Sự thống nhất ở đây thể hiện
ở hai phương diện. Về phương diện chính trị, quyền lực nhà nước tập
trung thống nhất ở nhân dân, thể hiện qua nguyên tắc “chủ quyền nhân
dân”. Về phương diện tổ chức quyền thực hiện, quyền lực nhà nước thống
nhất ở Quốc hội. Dân chủ đại diện là phương thức nhân dân thực hiện
quyền làm chủ thông qua người đại diện của mình. Quốc hội là cơ quan
duy nhất do Nhân dân cả nước bầu ra và như vậy là cơ quan đại diện cao
nhất của nhân dân. Thông qua hình thức dân chủ đại diện, nhân dân trao
toàn bộ quyền lực của mình cho quốc hội. Dưới góc nhìn Thuyết phân
quyền thì quyền lực được trao bao gồm lập pháp, tư pháp, hành pháp. Từ
quyền lực thống nhất ở Nhân dân trở thành quyền lực thống nhất ở quốc
hội bằng cơ chế dân chủ đại diện. Sự thống nhất quyền lực này bảo đảm
hơn tính dân chủ của bộ máy nhà nước.
o Dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước song Quốc hội không
trực tiếp thực hiện cả ba quyền mà trong bộ máy nhà nước có sự phân lOMoAR cPSD| 36133485
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là kết quả của sự áp dụng
thành tựu của Thuyết phân quyền trong bộ máy nhà nước. Ba quyền này
được phân công cho các cơ quan nhà nước để thực hiện. Theo điều 69
HP2013 Quốc hội giữ quyền lập pháp. Quốc hội trực tiếp thực hiện quyền
này vì đây là quyền quan trọng nhất trong ba quyền, là quyền áp đặt ý chí
chung lên toàn xã hội. Theo Đ94 HP2013 thì quyền hành pháp được giao
cho Chính phủ và theo Đ102 HP2013 thì quyền tư pháp trao cho TAND.
Sự phân công này đảm bảo việc thực hiện quyền không dẫn tới lạm quyền,
bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả mỗi quyền. Tuy nhiên, ba cơ
quan này không hoạt động một cách riêng rẽ độc lập hoàn toàn mà có sự
phối hợp với nhau trong việc tổ chức và hoạt động. Không chỉ thế còn có
sự kiểm soát giữa các cơ quan lẫn nhau để đảm bảo kh có sự lạm quyền
trong quá trình thực hiện các quyền trên. Yếu tố “kiểm soát quyền lực” là
một nét mới quy định của Hiến pháp 2013 về nguyên tắc quyền lực thống
nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền này tồn tại riêng rẽ hay ngang hàng hàng nhau
như một số mô hình tổ chức bộ máy nhà nước khác trên thế giới.
28. Phân tích biểu hiện của nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước theo pháp luật hiện hành.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ hoạt động xem xét, theo dõi đánh giá để
ngăn chặn, loại bỏ những nguy cơ, những hành vi, những việc làm sai trái của các
chủ thể (gồm cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước) trong tổ chức và thực
viện quyền lực nhà nước bảo đảm cho quyền lực nhà nước được sử dụng và thực
hiện theo Hiến pháp và pháp luật.
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 điều 2 hiến pháp 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Yếu tố “kiểm soát
quyền lực” là một nét mới quy định của HP 2013 về nguyên tắc quyền lực thống
nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện cá quyền này tồn tại riêng rẽ hay ngang hàng nhau như một số mô hình tổ
chức bộ máy nhà nước khác trên thế giới. - Phân tích biểu hiện:
• Xuất phát từ bản chất của hệ thống chính trị nước ta được tổ chức và hoạt
động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lí,
nên kiểm soát quyền lực nhà nước là kiểm soát quyền lực nhà nước giữa
Đảng lãnh đạo với nhà nước quản lí. Dưới ánh sáng của đường lối xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì
dân với nguyên tắc được ghi nhận trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến
pháp 2013 tại khoản 3 điều 2: “Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp” đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới về nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng, để xứng đáng là một đảng cầm quyền về
trí tuệ, về tư tưởng, về phẩm chất năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn. lOMoAR cPSD| 36133485
• Kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân – chủ thể tối cao và duy nhất
của quyền lực nhà nước, đối với Nhà nước – chủ thể quản lý. Đây là mối
quan hệ kiểm soát quyền lực của người chủ đối với nhà nước. Thực tiễn
chỉ ra rằng, chỉ có phân định một cách thực chất, giao quyền một cách rõ
ràng những nhiệm vụ quyền hạn gì cho Nhà nước, còn những gì nhân dân
thực thi quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức
chính trị, xã hội, nghề nghiệp của mình, thì nhân dân mới thực hiện được
quyền kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Đồng thời, xây dựng
một cơ chế giám sát hữu hiệu để nhân dân kiểm soát được quyền lực nhà
nước đã giao, đã uỷ quyền cho Nhà nước, đặc biệt là hoàn thiện và cụ thể
hoá cơ chế nhân dân thực hiện được quyền bãi nhiệm và miễn nhiệm
những người do mình bầu ra khi họ không còn xứng đáng. (được quy định
trong Hiến pháp nhưng thực tiễn thì nhân dân chưa thực hiện được)
• Kiểm soát quyền lực bên trong tổ chức quyền lực nhà nước (giữa các
thành tố cấu thành quyền lực nhà nước: giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp
và giữa các quyền lực nhà nước ở trung ương cũng như địa phương). Đây
là mối quan hệ kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước. Chỉ trên cơ sở phân công một cách đúng đắn, hợp lý, minh
bạch, rõ ràng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để cho các
quyền này có điều kiện thực hiện đầy đủ và đúng đắn ý nguyện của nhân
dân đã được ghi nhận thành các quy định của Hiến pháp và các đạo luật;
đồng thời, phân cấp, phân quyền giữa quyền lực nhà nước ở trung ương và
ở địa phương một cách phù hợp mới có thể thực hiện được việc kiểm soát
quyền lực bên trong bộ máy nhà nước. Theo kinh nghiệm tổ chức quyền
lực nhà nước ở các nhà nước đương đại, kiểm soát quyền lực nhà nước là
yếu tố thể hiện tính pháp quyền và dân chủ của bộ máy nhà nước, là nhân
tố góp phần làm nên sự giàu có của một quốc gia. Với vai trò to lớn như
vậy, việc kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức quyền lực nhà
nước là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tiếp tục phân công, phân
nhiệm một cách rạch ròi, hợp lí, khoa học nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi
quyền, tăng cường kiểm soát lẫn nhau trong thực thi quyền lực nhà nước
giữa các quyền và phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền trên cơ sở nhiệm vụ
quyền hạn được giao, là một công việc phải được tiến hành thường xuyên
và liên tục trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
29. Phân tích nội dung, yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo pháp luật hiện hành.
- Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hạt nhân, cốt lõi của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Cơ sở pháp lí: Khoản 1 điều 2 HP 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hoà XHCN
Việt nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân.” Theo đó, mô hình lí tưởng mà công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam hướng tới là Nhà nước pháp quyền XHCN với bản chất của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. - Nội dung: lOMoAR cPSD| 36133485
• Nguyên tắc này thể hiện qua đặc điểm “nhà nước được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp” và “pháp luật
có vị trí tối thượng trong đời sống xã hội” của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. K1Đ8 đã biểu hiện rõ điều này: Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật,…”
• Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là pháp luật phải có vị trí tối thượng
hay thượng tôn, tối cao với tất cả mọi chủ thể mà trước tiên là tất cả các cơ
quan nhà nước. Tất cả hoạt động của cơ quan nhà nước và chỉ được làm
những gì mà pháp luật không cấm và trong khuôn khổ pháp luật đặt ra.
- Yêu cầu mang tính chất cơ sở hình thành:
• Thứ nhất, pháp luật phải được đáp ứng đủ tiêu chuẩn về hình thức để có
thể phát huy được vai trò thượng tôn đối với nhà nước. Các phẩm chất về hình thức bao gồm:
o Pháp luật chỉ được áp dụng đối với các quan hệ xã hội phát sinh
sau khi pháp luật có hiệu lực. Chỉ trong nhưng trường hợp đặc biệt
pháp luật pháp luật mới có hiệu lực hồi tố.
o Pháp luật phải được viết và thể hiện một cách rõ ràng để hạn chế
tối đa việc hiểu đa nghĩa đối với một quy định của pháp luật.
o Pháp luật phải dễ tiếp cận, tức là các chủ thể phải được biết pháp
luật là gì thì mới có thể biết được phạm vi quyền, nghĩa vụ pháp lí
của các chủ thể có liên quan tới đâu.
o Pháp luật phải có tính ổn định tương đối, tức là công tác xây dựng
pháp luật phải đủ hoàn thiện để đảm bảo quy định của pháp luật
đưa ra phù hợp với thực tiễn trong một thời gian dài, qua đó không
bị thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho việc tiếp cận pháp luật.
• Thứ hai, pháp luật phải có một số phẩm chất về nội dung nhất định để đảm
bảo pháp luật thống trị là pháp luật “tốt”. Trước tiên, pháp luật phải thể
hiện được ý chí chung phù hợp với lợi ích của đa số người dân trong xã
hội. Pháp luật cũng phải cụ thể hoá được các quyền con người, quyền cơ
bản của công dân đã được hiến pháp quy định. Đặc biệt, pháp luật phải
chú trọng cụ thể các quyền làm chủ của người dân đối với nhà nước, các
quyền mà người dân có thể sử dụng để kiểm soát các cơ quan nhà nước.
Việc bảo đảm các yêu cầu về nội dung của pháp luật, đặc biệt là yêu cầu
phù hợp với lợi ích của đa số người dân trong xã hội, tạo nên tính chất xã
hội chủ nghĩa trong nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
• Thứ ba, phải có cơ chế pháp lí hữu hiệu để buộc các cơ quan nhà nước
tuân thủ pháp luật, hay nói cách khác là để bảo đảm sự thượng tôn của
pháp luật đối với việc cơ quan nhà nước. Yêu cầu này bao gồm các yếu tố như:
o Việc ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cá biệt phải tuân thủ
các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng chung, rõ ràng, ổn định và dễ tiếp cận.
o Pháp luật phải được bảo vệ bởi một hệ thống toà án độc lập, có
năng lực, có khả năng thi hành công lý khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. lOMoAR cPSD| 36133485
o Hệ thống toà án khi xét xử phải tuân thủ các quy tắc tố tụng công
bằng, ví dụ, phiên toà công khai, quyền bào chữa phải được bảo đảm…
o Người dân phải được tiếp cận với toà án bất cứ khi nào mình
muốn và toà án phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh
chấp của người dân.
o Phải có một cơ chế bảo vệ hiến pháp hữu hiệu, bảo đảm tính tối
cao của hiến pháp, qua đó bảo đảm thượng tôn pháp luật đối với
nhà nước và xã hội.
o Phải có hệ thống cơ chế hữu hiệu kiểm soát các cơ quan trong việc
thực thi quyền lực nhà nước
30. Phân tích nguyên tắc bầu cử phổ thông theo pháp luật hiện hành.
- Nguyên tắc bầu cử phổ thông hay nguyên tắc “phổ thông đầu phiếu” là nguyên
tắc phổ biến nhất trên thế giới. Nội dung nguyên tắc này là các cuộc bầu cử phải
có phạm vi đông đảo nhất người dân tham gia và nhà nước có trách nhiệm bảo
đảm điều đó ở hai phương diện:
• Phương diện pháp lý:
o Khía cạnh thứ nhất là tính phổ thông trong quyền được bầu cử của
người dân. Nhà nước phải ban hành luật sao cho có phạm vi đông đảo nhất người được đi
bỏ phiếu, tức là điều kiện pháp lí để được hưởng và thực hiện quyền bầu cư phải là tối
thiểu. Điều kiện xác định phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hoá quốc gia. Điều 27 Hiến
pháp 2013 Việt Nam quy định điều kiện là tư cách công dân Việt Nam và đủ 18 tuổi trở
lên. Người dân đáp ứng đủ 2 điều kiện trên có thể đi bầu cử trừ trường hợp được quy định
tại khoản 1 điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:
▪ Đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án
▪ Bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án
▪ Đang chấp hành hình phạt tù và không được hưởng án treo
▪ Mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của bản án
o Khía cạnh thứ hai là tính phổ thông trong quyền được ứng cử của
người dân. Tính phổ thông ở khía cạnh này không được thể hiện rộng rãi như đối với
quyền bầu cử. Một cuộc bầu cử sẽ không được tiến hành được nếu số lượng ứng cử viên
quá đông bởi lẽ khi đó việc lựa chọn sẽ không tập trung và kết quả rất có thể là không bầu
được đủ số đại biểu cần thiết. Việc hạn chế về mặt pháp lý kha năng trở thành ứng cứ viên
là điều cần thiết. Tuy nhiên, nguyên tắc phổ thông yêu cầu rằng những hạn chế đó phải
hợp lý và công bằng, tức là bất kì cá nhân nào đều có cơ hội ứng cử. Điều 27 Hiến pháp
Việt Nam 2013 quy định để có quyền ứng cử, người dân cần đáp ứng hai điều kiện là có
một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và đủ 21 tuổi trở lên; bên cạnh đó là đáp ứng đủ điều
kiện tại điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:
▪ Đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực
▪ Đang chấp hành hình phạt tù, bản án, quyết định hình sự của Toà án
▪ Đang bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
▪ Đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án
nhưng chưa được xoá án tích lOMoAR cPSD| 36133485
▪ Đang bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
▪ Đang bị khởi tố bị can, đang chấp hành biện pháp xử lí
hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
• Phương diện thực tế: Nhà nước phải tạo mọi điều kiện vật chất cần thiết để
người dân có thể thực hiện quyền bầu cử hoặc ứng cử của mình theo quy
định của pháp luật. Tại điều 34 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND
2015 quy định “…nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ
phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy
chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh
sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu
bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu…”
⇨ Nguyên tắc bầu cử phổ thông là sự bảo đảm trực tiếp cho tính dân chủ và tính chính
thống của một cuộc bầu cử. Một cuộc bầu cử càng nhiều người dân tự nguyên tham
gia thì càng thể hiện sự quan tâm lớn của người dân trong tổ chức thực hiện quyền
lực nhà nước, thể hiện nhà nước thực sự là của nhân dân. Cơ hội tham gia ứng cử
công bằng với tất cả mọi người góp phần tạo niềm tin của người dân vào sự lựa chọn
và gia tăng tính chính thống của bộ máy do người dân chọn.
31. Phân tích nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo pháp luật hiện hành.
- Nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo pháp luật Việt Nam có hai nội dung: Sự bình
đẳng giữa các cử tri và sự bình đẳng giữa các ứng cử viên trong một cuộc bầu cử.
• Sự bình đẳng giữa các cử tri: Mỗi cử tri khi tham gia bầu cử có một lá
phiếu và giá trị của mỗi lá phiếu là như nhau đối với việc xác định kết quả
cuối cùng của một cuộc bầu cử. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giá
trị lá phiếu của các cử tri ở các đơn vị bầu cử hay các tỉnh khác nhau là
bằng nhau bởi còn phụ thuộc vào lượng phiếu cử tri và số đại biểu được
bầu ra sau khi kết thúc bầu cử.
• Sự bình đẳng giữa các ứng cử viên: Khi được giới thiệu trong danh sách
ứng cử viên thì các ứng cử viên dù thuộc thành phần nào cũng đều được
cư xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Trong dnh sách ứng cử
viên công bố tới cử tri, thứ tự tên của các ứng cử viên được xếp theo bảng
chữ cái chứ không theo chức vụ hay thành phần hay tiêu chí nào khác.
Đ62 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
quy định công tác tuyên truyền, vận động bầu cử là trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức và được bảo đảm bằng kinh phí nhà nước. Điều này tránh
khả năng ứng cử viên tận dụng lợi thế riêng về vật chất hoặc chức cụ để
tạo lợi thế trước ứng cử viên khác; ứng viên dù có tiềm lực tài chính dồi
dào cũng không được bỏ tiền vận động bầu cử cho mình. Khoản 2, khoản
4 điều 68 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
2015 quy định: “2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện
thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.”, “4. Sử dụng hoặc hứa tặng,
cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc vật chất để lôi kéo, mua cuộc cử tri.”
⇨ Nguyên tắc bình đẳng là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm sự công bằng trong mỗi cuộc bầu cử.
32. Phân tích nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo pháp luật hiện hành. lOMoAR cPSD| 36133485
- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri đồng ý bầu chọn ứng cử viên nào
thì bỏ phiếu thẳng cho người đó và sự lựa chọn của cử tri được tính trực tiếp vào
kết quả bầu chọn đối với ứng cử viên.
- Về mặt lí luận, nội dung cốt lõi của nguyên tắc này là sự trực tiếp về ý chí lựa
chọn của cử tri chứ không phải là hình thức truyền tải sự lựa chọn. Nguyên tắc
này cũng không yêu cầu một hình thức bỏ phiếu cụ thể nào, có thể là phi truyền
thống hoặc truyền thống.
- Triết lí của nguyên tắc này là khi quyền lực được giao trực tiếp từ người dân thì
người được giao cũng lực cũng phải được người dân lựa chọn trực tiếp. Điều này
thể hiện việc nhà nước tôn trọng ý chí người dân, sự lựa chọn đó đúng ý chí nhân
dân. Vì thế nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nhân tố quan trọng bảo đmả tính dân
chủ của cuộc bầu cử, ức là người dân thực sự làm chủ quá trình lựa chọn người
nắm giữ quyền này. Điều này đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước quyền lực “của nhân dân, do nhân dân”.
- Về mặt cơ sở thực tiễn: Điều 69 LBCDBQHVDBHDND 2015 quy định, mỗi cử
tri được được phát trước một thẻ cử tri. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được
nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri. Chỉ trong
trường hợp theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này mới được nhờ người bỏ
phiếu hộ: “3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ,
nhưng phải tự mình tự phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử
tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ
phiếu vào hòm phiếu.”. Khoản 4 yêu cầu rằng trong trường hợp cử tri không tự
mình đến nơi bỏ phiếu được mà có lí do chính đáng, ví dụ đau ốm, già yếu,
khuyết tật, đang bị tạm giam, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì Tổ bầu cử phải mang hòm phiếu phụ và
phiếu bầu tới tận nơi để cử tri trực tiếp bỏ phiếu.
33. Phân tích nội dung, ý nghĩa quyền bầu cử của công dân theo pháp luật hiện hành.
- Ở nước ta, bầu cử là việc nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ quan đại diện là
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và uỷ thác quyền lực nhà nước cho họ.
Do đó, bằng bầu cử để hợp pháp hoá chính quyền thuộc về nhân dân. Ý chí của
nhân dân thông qua bầu cử là nền tảng của quyền lực nhà nước.
- Quyền bầu cử là quyền chính trị vô cùng quan trọng của công dân. Theo điều 27
HP 2013 quy định: “ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.” Tư
cách công dân và độ tuổi 18 cũng được coi là hai hạn chế tối thiểu làm nên tính
phổ thông của chế độ bầu cử của Việt Nam.
- Trong bầu cử, thông qua lá phiếu của cử tri, nhân dân trao quyền và đặt niềm tin
vào người đại diện để thực hiện quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, bầu cử được ví
như một cuộc trưng cầu dân ý về quan điểm, đường lối chính trị của Đảng, năng
lực chính trị của các ứng viên.
- Ý nghĩa quyền bầu cử của nhân dân:
• Là một phương tiện quan trọng để nhân dân giám sát, kiểm soát quyền lực
nhà nước, hạn chế sự tha hoá của quyền lực nhà nước. Bầu cử thực chất là sự chuyển giao quyền
lực nhà nước của nhân dân cho nhà nước. Do vậy, quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát
và giới hạn nhằm loại trừ một nghịch lí là quyền lực nhà nước của nhân dân nhưng nó có thể đi
ngược lại chính nhân dân. Nếu quyền lực được trao không được sử dụng đúng đắn hoặc lợi dụng lOMoAR cPSD| 36133485
quyền lực vì lợi ích cá nhân thì quyền lực nhà nước sẽ bị nhân dân thu lại bằng việc lựa chọn và
trao lại cho người khác xứng đáng hơn. Chính vì thế, việc nhân dân phải giám sát, kiểm soát
quyền lực nhà nước của nước của mình để hạn chế sự tha hoá quyền lực nhà nước là cần thiết.
• Bầu cử phản ánh sự quan tâm của nhân dân đối với đời sống chính trị của
đất nước và là phương thức thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Sự tham gia của
nhân dân, của xã hội vào cuộc bầu cử không chỉ đơn giản và đơn thuần là việc đi bỏ phiếu mà là
sự tham gia của đời sống chính trị của nhân dân từ các công đoạn khác nhau của quy trình bầu
cử. Sự quan tâm của cử tri đối với bầu cử phải được hình thành trên cơ sở nhận thức sâu sắc về
lợi ích của bầu cử, từ ý thức chính trị của nhân dân đối với Nhà nước. Đây chính là yếu tố rất
quan trọng, cơ bản cho sự thành công của một cuộc bầu cử.
34. Phân tích nội dung, ý nghĩa quyền ứng cử của công dân theo pháp luật hiện hành.
- Ứng cử là một trong những quyền hiến định cơ bản của công dân được pháp luật
bảo đảm để một công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu cử trong cuộc
bầu cử làm đại biểu của cơ quan dân cử hoặc là làm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội.
- Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại diện Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
2015 quy định về các trường hợp không được ghi tên, xoá tên trong danh sách cử
tri: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án,
người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng
lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”
- Các điều kiện được ghi tên vào danh sách cử tri trên hoàn toàn có khả năng hạn
chế việc thực hiện quyền bầu cử của công dân Việt Nam. Không đáp ứng các điều
kiện đó, công dân sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri và không được ghi
tên vào danh sách cử tri và không được đi bầu cử. Vì vậy, điều quan trọng là các
điều kiện này phải thật sự hợp lí để thể hiện được sự cần thiết hạn chế quyền bầu
cử. Trước đây, quyền bầu cử đại biểu Quốc hội pháp luật từng quy định tại điều
23 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sđ, bổ sung 2001) người có tên trong
danh sách cử tri bị Toà án tước quyền bầu cử khi bị bắt tạm giam thì bị xoá tên
trong danh sách cử tri và bị thu hồi thẻ cử tri. Đến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về điều kiện ghi tên vào danh
sách cử tri và không được ghi tên vào danh sách cử tri và không được bầu cử đã
có sự thay đổi về tư duy lập pháp và thái độ đối với quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân (tại Điều 30).
- Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện
nguyện vọng của mình được ứng cử làm đại biểu trong cơ quan nhà nước. Công dân nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,
trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
(theo điều 27 Hiến pháp hiện hành quy định công dân Việt Nam). Tuy nhiên, để có thể được thực
hiện quyền ứng cử của mình, công dân Việt Nam còn phải không thuộc các trường hợp được quy
định tại điều 37 luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân năm 2015:
• Đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực
• Đang chấp hành án phạt tù, bản án, quyết định hình sự của Toà án
• Đang bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
• Đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án tích lOMoAR cPSD| 36133485
• Đang bị khởi tố bị can, đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã phường, thị trấn.
Điều kiện của ứng viên khắt khe hơn để bảo đảm uy tín tối thiểu của ứng cử
vien đại biểu Quốc hội. Mặc dù vậy, các điều kiện cần, cho dù có đáp ứng
được hết thì cũng không có nghĩa là chắc chắn trở thành ứng cử viên đại biểu Quốc hội. -
Ý nghĩa: Phản ánh sự quan tâm của nhà nước đối với nguyện vọng, ý chí của nhân
dân với đời sống chính trị đất nước. Là phương thức cơ bản để nhân dân trực tiếp
thực hiện quyền lực nhà nhà nước, tham gia vào quá trình tổ chức và hoạt động
của cơ quan bộ máy nhà nước. Thực hiện theo hiến định tại khoản 1 điều 2
HP2013 Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
35. Cho biết các điều kiện để một người được có tên trong danh sách người ứng cử đại
biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành. Các điều kiện này đã đáp ứng nguyên tắc
bầu cử phổ thông, nguyên tắc bầu cử bình đẳng chưa?
- Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện
nguyện vọng của mình được ứng cử làm đại biểu trong cơ quan nhà nước. Công
dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú,
đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử (theo điều 27 Hiến pháp hiện hành
quy định công dân Việt Nam). Tuy nhiên, để có thể được thực hiện quyền ứng cử
của mình, công dân Việt Nam còn phải không thuộc các trường hợp được quy
định tại điều 37 luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân năm 2015:
• Đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực
• Đang chấp hành án phạt tù, bản án, quyết định hình sự của Toà án
• Đang bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
• Đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án tích
• Đang bị khởi tố bị can, đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã phường, thị trấn.
- Nguyên tắc bầu cử phổ thông là hay nguyên tắc “phổ thông đầu phiếu” là nguyên
tắc phổ biến nhất trên thế giới. Nội dung nguyên tắc này là các cuộc bầu cử phải
có phạm vi đông đảo nhất người dân tham gia và nhà nước có trách nhiệm bảo
đảm điều đó ở hai phương diện là phương thức pháp lí và phương thức thực tế.
Điều kiện để công dân trở thành cử tri là: công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên
và đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nguyên tắc bình đẳng là sự bình đẳng các cử tri
và sự bình đẳng giữa các ứng cử viên. Các điều kiện được quy định tại điều 37
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều kiện trên phù
hợp vì đối với một ứng cử viên, khi muốn tham gia vào cơ quan quyền lực nhà
nước thì buộc phải thoả mãn điều kiện được quy định tại điều 27 HP 2013 và điều 37 Luật bầu cử. lOMoAR cPSD| 36133485
36. Phân tích các điều kiện để một người trúng cử đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
- Một người đủ điều kiện là ứng cử viên đại biểu Quốc hội được ghi nhận tại điều
27 HP 2013 là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ hai mươi
mốt tuổi trở lên không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, thành
phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp thời hạn, cư trú và không thuộc những
trường hợp được quy định tại điều 37 Luật bầu cử đại diện Quốc hội và đại diện
Hội đồng nhân dân 2015:
• 1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Toà án đã
có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
• 2. Người đang bị khởi tố bị can
• 3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án
• 4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án tích
• 5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trường.
- Điều kiện để một người trúng cử đại biểu Quốc hội là:
37. Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội
theo pháp luật hiện hành.
- Theo điều 9 Hiến pháp 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức
liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã
hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác bầu cử được quy định cụ
thể tại Điều 19 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, theo đó: “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam theo quy định của luật tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người
ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia phụ trách bầu cử;
phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các
cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri
thực hiện pháp luật về bầu cử. - Phân tích vai trò:
• Tổ chức các hội nghị hiệp thương: Cuộc bầu cử diễn ra kể từ ngày Quốc
hội công bố ngày bầu cử đến khi có danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu
quốc hội và hội đồng nhân dân, được thực hiện theo quy định của Luật bầu cử đại biểu
quốc hội và hội đồng nhân dân, trải qua với nhiều bước lựa chọn, giới thiệu người ứng
cử, với ba lần hiệp thương bầu cử có đại diện của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các
dân tộc, các tôn giáo,…
Theo luật bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trọng trách tổ chức hiệp
thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử, thể hiện dân chủ của quá trình bầu cử.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương để lựa chọn, giới thiệu những người ứng
cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân theo một quy trình dân chủ và công khai.
Trước hết căn cứ vào số lượng đại biểu được bầu trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 theo quy
định của Luật Bầu cử, Mặt trận Tổ chức đề xuất việc phân bố số lượng cho các cơ cấu
được bầu làm đại biểu quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa lOMoAR cPSD| 36133485
phương để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý, của các tầng lớp nhân dân. Hai là, Mặt trận tổ
quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ
cấu, thành phần và số lượng người ứng cử của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị với cơ cấu
hợp lý thể hiện cho khối đại đoàn kết toàn dân. Số lượng người được dự kiện giới thiệu ra
ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu quốc hội được bầu để lựa chọn dần đến Hội nghị
hiệp thương lần thứ ba quyết định danh sách chính thức. Ba là, MTTQVN triệu tập và
chủ trì Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thống nhất việc thành lập danh sách sơ bộ
những người ứng cử ĐBQH và HĐND và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú; Hội nghị hiệp
thương lần thứ hai căn cứ vào ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác để lập
danh sách sơ bộ người ứng cử ĐBQH và HĐND. Bốn là, tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận
xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú do Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn chủ trì
phối hợp với UBND cùng cấp. Ở hội nghị này, cử tri bày tỏ sự tín nhiệm của mình bằng
cách biểu quyết, hoặc bằng cách bỏ phiếu kín (do hội nghị cử tri quyết định). Đây cũng là
quyền lựa chọn trực tiếp của cử tri. Bước lựa chọn của cử tri nơi công tác và nơi cư trú rất
quan trọng, vì cử tri những nơi này là những người sâu sát nhất, có đầy đủ thông tin nhất
về đạo đức, phẩm chất chính trị cũng như năng lực và trình độ của người ứng cử. Năm là,
mặt trận tổ quốc triệu tập và chủ trì hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn và lập
danh sách những người ứng cử ĐBQH. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba dựa trên kết quả
việc lấy ý kiến và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú để lựa chọn và lập danh
sách những người ứng cử đbqh. Sau đó, MTTQ gửi danh sách đó đến Hội đồng bầu cử
quốc gia. Số người trong danh sách ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử nhiều hơn số đại biểu
được bầu ở đơn vị đó. Không chấp nhận “bầu tròn” (không có số dư) là một bước tiến
quan trọng trong tư duy về quyền lựa chọn của cử tri và của pháp luật về bầu cử.
• Tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử: Trong vận động bầu
cử, Mặt trận Tổ quốc có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng, đó là tổ chức các hội nghị
tiếp xúc cử tri cho người ứng ĐBQH, đại biểu HĐND, được quy định tại Khoản 3 Điều
622 Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Vận động bầu cử của người ứng cử đại diện
dân cử là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng để người ứng cử báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình và
trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được
bầu làm đại diện dân cử. Người có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH và HĐND, có
quyền vận động bầu cử dù là ứng cử viên được giới thiệu hoặc ứng cử viên tự ứng cử.
Nội dung vận động bầu cử của người ứng cử bao gồm: Người ứng cử trình bày dự kiến
chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu dân cử; trình bày ý kiến của
mình về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu dân cử; người ứng cử
và cử tri trao đổi những vấn đề cùng quan tâm; người ứng cử trả lời các câu hỏi của cử
tri. Trong vận động bầu cử, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội… các cấp có
trách nhiệm tạo điều kiện cho người ứng cử tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị,
địa phương mình và bảo đảm cho việc tổ chức vận động bầu cử được tiến hành công
khai, dân chủ, bình đẳng. Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương
có trách nhiệm đưa tin về tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cr nước, về hội nghị
gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của ứng cử viên một cách bình đẳng, đúng pháp luật, công bằng
với những người ứng cử. Với tư cách là chủ thể có trách nhiệm tổ chức vận động bầu cử,
MTTQVN tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri.
• Tổ chức hoạt động giám sát: Luật bầu cử 2015 quy định MTTQVN thực
hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân: lOMoAR cPSD| 36133485
o Giám sát việc thành lập và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu
cử bảo đảm đúng phát luật như: về cơ cấu, thành phần, số lượng
thành viên, bảo đảm có đại diện các tổ chức chính trị - xã hội tham
gia. Trong đó, việc tham gia của đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và một số tổ chức thành viên vào các tổ chức phụ trách
bầu cử là điều kiện để mặt trận tổ quốc thực hiện tốt các hoạt động giám sát của mình.
o Giám sát việc giới thiệu người ứng cử và thủ tục làm hồ sơ ứng cử;
giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng
cử, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi công tác của người
được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đbqh, giám sát
việc hướng dẫn thủ tục hoàn tất hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ, việc
chuyển hồ sơ; số lượng người giới thiệu ứng cử so với số lượng đại
biểu được bầu, thành phần, số lượng cử tri lấy ý kiến ở nơi cư trú.
o Giám sát việc lập danh sách cử tri, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
về danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử
o Giám sát việc vận động bầu cử, việc tiếp xúc cử tri với người vận động bầu cử
o Giám sát trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu trong ngày bầu cử.
38. Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân theo pháp luật hiện hành. - Xem câu trên.
39. Phân biệt bầu cử lại, bầu cử thêm, bầu cử bổ sung theo pháp luật hiện hành. -
Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực
hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể. Bầu cử lại Bầu cử thêm Bầu cử bổ sung điều kiện Một đơn vị bầu cử
Tại một đơn vị bầu cử đã Thủ tục bầu cử bổ sung
không đạt quá một nửa
có quá nửa tổng số cử tri
được đặt ra để xử lí sự
tổng số cử tri trong danh đi bầu song số lượng ứng thiếu hụt đại biểu Quốc
sách của đơn vị bầu cử.
cử viên trúng cử thấp hơn hội sau khi cuộc bầu cử
Với số lượng cử tri thấp số ghế đại biểu Quốc hội đã hoàn tất và Quốc hội như vậy thì không
mà đơn vị bầu cử được
đang hoạt động. Sự thiếu chứng tỏ được rằng
bầu. Pháp luật bầu cử của hụt ở một mức độ nào đó
những người được chọn Việt Nam quy định trong số lượng đại biểu Quốc
có thể đại diện cho ý
trường hợp này có thể hội đang trong nhiệm kì
chí, nguyện vọng của đa tiến hành ápdụng thủ tục
có thể ảnh hưởng tới tính
số cử tri của đơn vị bầu
bầu cử thêm. Theo Đ79
chất đại diện cao nhất cử. Danh sách ứng cử Luật bầu cử 2015, trong
của quốc hội. Chỉ tiến viên và danh sách cử tri danh sách bầu cử thêm,
hành khi: thứ nhất, thời vẫn giữ nguyên như cũ.
danh sách ứng cử viên sẽ
gian còn lại của nhiệm kì Theo Đ80 Luật bầu cử,
giống như danh sách bầu Quốc hội còn hơn 2 năm; nếu trong cuộc bầu cử
cử lần đầu đã được lược
thứ hai là số đại biểu
lại mà số cử tri của đơn
bớt những đại biểu đã
Quốc hội khuyết hội hơn
vị bầu cử đó vẫn thấp
trúng cử ở lần đầu tiên. 10% tổng số đại biểu hơn 50% thì vẫn tiến
Quốc hội đã được bầu ở lOMoAR cPSD| 36133485 hành kiểm phiếu và các đầu nhiệm kì. định kết quả bình thường Trường hợp áp Khi cuộc bầu cử có
Khi chưa bầu được đủ số
Khi số lượng đại biểu dụng thiếu sót hoặc vi phạm đại biểu
Quốc hội khuyết quá lớn pháp luật. trong nhiệm kỳ. Đối tượng phụ
Hội đồng bầu cử quốc HĐBCQG quyết định
Chỉ có Hội đồng bầu cử trách tiến hành gia là cơ quan tự mình tiến hành bầu cử thêm
bổ sung, Ban bầu cử bổ
quyết định hoặc quyết
theo đề nghị của Uỷ ban
sung ở các đơn vị bầu cử
định bầu cử lại theo đề
bầu cử nơi có đơn vị bầu
và Tổ bầu cử bổ sung ở nghị của UBTVQH,
cử bầu thiếu đại biểu. các khu vực bỏ phiếu; Chính Phủ, UBTU
không có Uỷ ban bầu cử MTTQVN hoặc YBBC
ở cấp tỉnh như các cuộc
ở tỉnh nơi có vi phạm.
bầu cử chính thức. (Đ89 (Đ81 Luật bầu cử 2015)
đến Đ94 Luật bầu cử)
40. Phân tích các hình thức vận động bầu cử theo pháp luật hiện hành. Chị Nguyễn Thị
A là ứng cử viên đại biểu Quốc hội muốn tổ chức vận động bầu cử thì có hợp pháp không? Vì sao?
- Phân tích hình thức vận động bầu cử theo pháp luật hiện hành:
• Sau khi danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội được công bố, các ứng
cử viên sẽ đi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử của mình để vận động bầu cử. Một tên gọi khác của
“vận động bầu cử” là “tranh cử”, Đây là giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình bầu cử và
ngày càng được coi trọng. Trong giai đoạn này, các ứng cử viên tham gia hoạt động nhằm thể
hiện bản thân cùng với chương trình hoạt động của mình để qua đó thu hút phiếu bầu của cử tri.
Giai đoạn vận động bầu cử cần được điều chỉnh như thế nào để vừa đảm bảo sự phong phú trong
các hoạt động tranh cử, vừa bảo đảm cử tri có đấy đủ thông tin với chất lượng tốt về ứng cử viên
để tiến hành bầu chọn. Ở Việt Nam các hoạt động vận động vận động bầu cử Quốc hội khá chặt
chẽ. Theo quy định của pháp luật, giai đoạn vận động bầu cử kéo dài từ ngày công bố danh sách
chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội cho tới trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ, với
thời gian khoảng hơn 20 ngày (Theo khoản 4 Điều 57 và điều 64 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015).
• Điều 65 Luật bầu cử đbqh và đbhđnd 2015 quy định hai hình thức vận động bầu cử:
o Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở đại phương
nơi mình ứng cử theo quy định. Tham gia các hội nghị tiếp xúc cử
tri do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh
chủ trì tổ chức; tại hội nghị này ứng cử viên trình bày trương trình
hành động của mình trước cử tri và trao đổi với cử tri về các vấn
đề đặt ra. (Điều 66 Luật này)
o Thông qua phương tiện thông tin đại chúng khi được phỏng vấn;
nội dung trả lời phỏng vấn cũng xoay quanh chương trình hành
động của ứng cử viên. (Điều 67 Luật này)
- Chị Nguyễn Thị A là ứng cử viên đại biểu Quốc hội muốn tổ chức vận động bầu
cử là không hợp pháp. Vì: lOMoAR cPSD| 36133485
• Theo nguyên tắc bình đẳng thuộc nguyên tắc bầu cử tại Việt Nam thì khi
ứng cử viên thuộc thành phần nào cũng đều được cư xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ
như nhau. Trong danh sách ứng cử viên được xếp bảng chữ cái chứ không theo chức vụ
hay thành phần hay tiêu chí nào khác. Thậm chí, pháp luật Việt Nam còn loại trừ khả
năng ứng cử viên tận dụng lợi thế riêng về vật chất hoặc chức vụ để tạo lợi thế cho mình
trước ứng cử viên khác.
• CSPL: Điều 62 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
1. Hội đồng bầu cử Quốc gia chỉ đạo công tác thông tin, tuyên tuyền và vận
động bầu cử trong phạm vi cả nước; Uỷ ban bầu cử các cấp chỉ đạo thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền, vận động và giải quyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương.
2. Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưa tin về quá trình tổ
chức công tác bầu cử, tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Các cơ quan
thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri,
trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân và việc vận động bầu cử ở địa phương.
3. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có trách
nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội. Ban thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ
chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ban thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho
người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa
phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử
đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ
chức, đơn vị, địa phương mình.
5. Kinh phí tuyên truyền, vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước.
41. Phân tích vị trí, tính chất “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” theo
pháp luật hiện hành.
1) Vị trí: Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng được
xác định trên cơ sở quy định của Hiến pháp. Theo khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 và khoản
1 điều 1 Luật tổ chức Quốc hội 2014 sđ, bs 2020 quy định: “ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân …”. Nhân dân có
thể thực hiện quyền lực của mình bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp.
Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện để thực hiện quyền lực
của mình. Vì vậy, Quốc hội và HĐND các cấp thường được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước.
Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội có
quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như thông qua Hiến pháp, các đạo
luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những chức vụ
cao nhất của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước; Quốc hội biểu lOMoAR cPSD| 36133485
hiện tập trung ý chí và quyền lực của nhân dân trong phạm vi toàn quốc. Từ đây cũng có thể thấy
rõ vị trí, tính chất của Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” và “cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là một tổ chức chính
quyền thể hiện rất rõ tính chất đại diện và tính chất quần chúng.
2) Tính chất: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
- Trước tiên, xét về vị trí, tính chất của Quốc hội ta có thể thấy đặc điểm nổi bật
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Quốc hội còn có tên gọi là
cơ quan đại diện nhân dân hay cơ quan dân cử. Sở dĩ Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân là do:
• Xét về cách thức tổ chức, thành lập: Quốc hội là cơ quan được thành lập
thông qua con đường bầu cử. Cử tri bỏ phiếu bầu ra các đại biểu Quốc hội
đại diện cho mình nhằm thể hiện ý chí, nguyện vọng của các cử tri thông
qua bốn nguyên tắc là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Quốc hội được cấu thành nên từ những đại biểu Quốc hội là những công
nhân, nông dân, trí thức và những người lao động ưu tú đến từ mọi miền
trên đất nước và thuộc nhiều dân tộc khác nhau, các đại biểu Quốc hội
mang tính chất đại diện cho đơn vị hành chính lãnh thổ. Đại biểu quốc hội
được nhân dân địa phương mình bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần
chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững
tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; do đó, quyết định mọi vấn đề được
sát và hợp với quần chúng đồng thời có điều kiện thuận lợi để vận động
quần chúng thi hành tốt các quy định của Nhà nước. Điều này đã khiến
Quốc hội là một biểu hiện rõ nét của khối đại đoàn kết dân tộc, mang tính đại diện cao.
• Về mặt hoạt động của Quốc hội, do là cơ quan được nhân dân bầu ra và
được nhân dân trao quyền lực, vậy nên, mọi chính sách của Quốc hội đều
phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và phục vụ nhân dân. Không chỉ
vậy, Quốc hội còn phải chịu trách nhiệm và chịu giám sát của nhân dân cả
nước. Điều này có thể thấy rõ trong thực tế như các phiên họp Quốc hội
đều được truyền hình trực tiếp công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng để cho toàn dân được biết về hoạt động của Quốc hội trong cả
kỳ họp. Hoặc các đại biểu Quốc hội phải định kỳ báo cáo về hoạt động của
mình trước các cử tri trong các buổi gặp mặt. Không những vậy, đối với
các đại biểu Quốc hội làm việc thiếu trách nhiệm, không hiệu quả, không
còn đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình đều có thể bị bãi nhiệm bởi
chính nhân dân (khoản 2 điều 7 Hiến pháp năm 2013 và điều 40 Luật tổ
chức Quốc hội 2014 sđ, bs 2020). Nhiệm kỳ của Quốc hội kéo dài năm
năm (k1đ71 HP2013) đảm bảo cho việc Nhân dân có thể tuyển cử những
đại biểu mới có đủ tâm huyết, trách nhiệm vào cơ quan quyền lực cao nhất cả nước
⇨ Hai biểu hiện trên đã làm rõ tính đại biểu cao nhất của Quốc hội. Quốc hội
chính là hình thức tổ chức dân chủ, thực sự đại diện cho mọi quần chúng
nhân dân trong cả nước. Ở nước ta, chỉ có Quốc hội mới có đủ thẩm quyền
quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, các vấn đề trọng đại của đất nước. lOMoAR cPSD| 36133485
42. Phân tích vị trí, tính chất “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo pháp luật hiện hành.
- CSPL: Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Phân tích: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong toàn bộ cơ cấu
tổ chức của các cơ quan nhà nước Việt Nam.
• Sở dĩ nói như vậy vì Quốc hội là cơ quan duy nhất do dân toàn quyền trực
tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thực hiện
quyền lực nhà nước tối cao của mình. Việc quy định trong Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền
lực nhà nước tối cao còn thể hiện quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo việc thành lập các cơ quan nhà
nước ta: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (theo khoản 2 điều 2 HP2013). Nước ta
thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Nhân dân sử dụng
quyền lực bằng việc bầu ra Quốc hội đại diện cho mình và uỷ quyền cho Quốc hội quyền lực
nhằm quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Chính vì vậy Quốc hội không phải chịu sự
giám sát của bất kỳ cơ quan Nhà nước nào khác ngoài sự giám sát của nhân dân. Biểu hiện cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội thể hiện ở những mặt sau:
o Quốc hội là cơ quan nhận được quyền lực của nhân dân, sử dụng
quyền lực đó để thực hiện công việc của mình. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến,
lập pháp. Các cơ quan nhà nước do Quốc hội bầu ra, tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm
vụ do Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội giám
sát toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp do Quốc hội ban hành ra chính là văn bản
có giá trị pháp lý cao nhất. Từ đó Quốc hội mới ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh những quan
hệ xã hội. Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí nhân dân thành ý chí nhà nước, thành luật,
thành các quy định chung mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế Nhà nước đối với mọi tầng lớp dân
cư trong xã hội. Không chỉ ban hành hiến pháp, pháp luật, Quốc hội còn thảo luận và ra quyết
định tất cả những vấn đề quan trọng của cả đất nước trên tất cả lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã
hội, an ninh, quốc phòng…
o Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của cơ
quan nhà nước. Việc thực hiện trách nhiệm giám sát tối cao nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước
này thực hiện đúng và hiệu quả quyền hạn, trách nhiệm được giao. Các cơ quan nhà nước như
Chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội hoạt động của mình tại kỳ họp Quốc hội.
Tại đây, các Bộ trưởng, Thủ tướng phải có trách nhiệm trình bày về các hoạt động của mình
trong thời gian qua, đồng thời còn phải trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội liên
quan đến lĩnh vực mà mình quản lý. Đối với những vị trí, chức vụ cao cấp của bộ máy nhà nước
như Chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội …hoàn toàn đều có thể là đối tượng Quốc hội
bãi nhiệm nếu không làm việc hiệu quả. Các văn bản vi phạm hiến pháp, luật của Chủ tịch nước,
Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC cũng đều có thể bị bãi bỏ bởi Quốc hội. Điều này thể hiện
nguyên tắc tập quyền, nhân dân làm chủ của một đất nước phấn đấu đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội như Việt Nam.
43. Phân tích chức năng lập hiến của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
- Từ vị trí và tính chất của mình Quốc hội có chức năng lập hiến.
- CSPL: Căn cứ điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp: lOMoAR cPSD| 36133485
“1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba
tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm
Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba
tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên,
nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo
đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc
hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp
trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”
- Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên quyền lập hiến là của Quốc hội. Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến. Điều này có nghĩa: Quốc hội là cơ quan làm Hiến
pháp. Cơ sở lý thuyết của quyền lập hiến của Quốc hội là học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa.
Theo học thuyết này, để bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân không phân
chia quyền lực đều nhau cho các ngành quyền lực, mà trao chủ quyền cho người đại diện tối cao
của mình là Quốc hội. Quốc hội là cơ quan nhận quyền lực từ nhân dân và Quốc hội mới là chủ
thể tiến hành phân công quyền lực. Quốc hội phân công quyền lực bằng hình thức lập hiến. Như
vậy, quyền lập hiến của Quốc hội thể hiện sự thống nhất quyền lực về Quốc hội và chứng tỏ
Quốc hội là chủ thể phân công quyền lực.
- Cùng với lập hiến, Quốc hội cũng là cơ quan có quyền sửa đổi Hiến pháp. Quyền
sửa đổi hiến pháp cũng xuất phát từ vị trí là cơ quan quyền lực tối cao của Quốc hội. Điều này
thể hiện ở chỗ: Việc sửa đổi Hiến pháp chỉ có một giới hạn duy nhất thuộc về bản thân chế độ
làm việc của Quốc hội là phải được 2/3 đại biểu quốc hội biểu quyết thông qua.
44. Phân tích chức năng lập pháp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
- CSPL: Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội quy định về Làm luật và sửa đổi:
“1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của
Uỷ ban thường Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hộ phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ
ban của Quốc hội thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp
Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.”
- Quốc hội là cơ quan làm luật và sửa đổi luật. Nếu hiểu làm luật là tất cả những
hoạt động để xây dựng nên một đạo luật thì Quốc hội không phải là cơ quan duy
nhất làm luật, vì ở nước ta cũng như nhiều nước khác, đa số luật do Quốc hội ban
hành là do ngành hành pháp đệ trình. Trên thực tiễn, tham gia vào việc làm luật ở
nước ta ngoài Quốc hội còn có Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát,… Tuy vậy,
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, có quyền lực cao nhất nên Quốc hội có
quyền thông qua quyết định làm luật và sửa đổi luật. Vì Quốc hội do nhân dân bầu
ra, thực hiện quyền lực theo nguyên tắc chủ quyền nhân dân vì thế luật được ban
hành hay sửa đổi đều phải đảm bảo quyền lợi của nhân dân.
- Hoạt động lập pháp của quốc hội thực chất là hoạt động kiểm tra, giám sát sự
tương hợp giữa các giải pháp lập pháp do Chính phủ thiết kế với lợi ích và nguyện
vọng chung của xã hội. Việc kiểm tra này sẽ dẫn tới kết quả là: thông qua hay lOMoAR cPSD| 36133485
không thông qua chính sách của Chính phủ. Như vậy, quyền lập pháp là quyền
thông qua luật. Quốc hội lập pháp, Quốc hội làm luật không có nghĩa là Quốc hội
làm mọi công đoạn của quy trình lập pháp. Quốc hội lập pháp, làm luật được hiểu
là Quốc hội là cơ quan thông qua luật. Với cách hiểu như vậy thì quyền lập pháp
mới thực sự là quyền duy nhất của Quốc hội. Chính điều này thể hiện tính quyền
lực tối cao của Quốc hội. Sản phẩm của quyền lập pháp của Quốc hội là một đạo
luật. Luật là ý chí chung của xã hội được nâng lên thành luật. Phạm vi quyền lập
pháp của Quốc hội được quy định tạ khoản 1 điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
45. Phân tích chức giám sát tối cao của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
- Sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền giám
sát nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành
triệt để, nghiêm minh và thống nhất. Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước nhằm bảo đảm cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã
được quy định, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực và
hiệu quả, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch và cửa quyền.
- Phạm vi giám sát trong hoạt động của các co quan nhà nước ở cấp cao nhất,
những cơ quan do Quốc hội thành lập, phê chuẩn và chịu sự giám sát của Quốc
hội như Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán
nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia. Các cơ quan này được đề cập trong các quy
định cụ thể của Hiến pháp về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (Điều 70). Phạm
vi giám sát này phù hợp với tính chất tối cao của chức năng giám sát của Quốc
hội. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội, giám sát hoạt động các cơ quan do QH thành lập, phê chuẩn và chịu sự
giám sát của QH. Giám sát tối cao được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội.
- Các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội gồm:
• Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, UBTVQH, CP, TANDTC,
VKSNDTC, HĐBCQG, KTNN và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
• Xem xét vbqppl của CTN, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái
Hiến pháp, luật và nghị quyết Quốc hội. Xem xét việc trả lời chất vấn của
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và
các thành viên khác của Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của
Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng kiểm toán nhà nước.
• Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề
• Xem xét báo cáo của Uỷ ban lâm thời do Quốc hội thành lập để điều tra về
một vấn đề nhất định
• Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
• Xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kiến nghị giám sát
của UBTVQH, HDDT, UBQH, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
46. Tại sao nói kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội? lOMoAR cPSD| 36133485 -
Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Kì họp là
nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam thực hiện quyền lập hiến và lập pháp; nơi thể hiện trí tuệ tập thể
của các đại biểu Quốc hội. Tại kì họp, quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát
tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
47. Nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” thể hiện như thế nào
thông qua quy định về vị trí pháp lý của Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013?
- Nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” là một nguyên tắc
quan trọng bậc nhất trong hoạt động tổ chức bộ máy nhà nước ta được quy định tại khoản 2 điều
2 hiến pháp 2013. Nhân dân là chủ, làm chủ vận mệnh đất nước. Nhân dân thực thi quyền lực
nhà nước tối cao của mình thông qua dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện thông qua Quốc
hội. Quốc hội là cơ quan duy nhất do dân toàn quyền trực tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan duy
nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền lực nhà nước tối cao của mình.
Việc quy định trong Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao còn thể hiện
quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo việc thành lập các cơ quan nhà nước ta: Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân (theo khoản 2 điều 2 HP2013). Nhân dân thực hiện quyền lực đó thông
qua Quốc hội, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Và việc tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền lực nhà nước tập trung trong tay Quốc hội. Điều này
được chứng tỏ bởi vị trí pháp lí của Quốc hội trong Hiến pháp 2013: “Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất, có quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
48. Phân tích hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành. Đánh
giá hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội trong thực tiễn Việt Nam hiện nay.
- CSPL: Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2020.
- Chất vấn là một biện pháp thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, nó thực sự
phát huy tác dụng tại các kì họp Quốc hội, chương trình kì họp, Quốc hội dành
thời gian thích đáng cho việc chất vấn và trả lời chất vấn.
- Chất vấn là quyền của đại biểu Quốc hội đòi hỏi một cơ quan nhà nước, một nhà
chức trách nào đó phải trả lời, phải báo cáo với cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất về vấn đề có liên quan đến hoạt động của cơ quan hoặc người bị chất vấn.
Chất vấn cũng là một dạng câu hỏi nhưng chất vấn hoàn toàn khác câu hỏi bình
thường. Nếu như câu hỏi bình thường được đặt chỉ nhằm mục đích để thu thập
thông tin thì chất vấn được đặt ra nhằm quy kết trách nhiệm. Vì vậy, vấn đề chất
vấn chỉ đặt ra khi các đại biểu Quốc hội điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng và đã có
chủ định về trách nhiệm của cơ quan hoặc người bị chất vấn. Khi chất vấn đã
được nêu lên thì buộc các cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời và trả lời nghiêm túc.
- Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán
nhà nước. Hiến pháp 2013 mở rộng quyền chất vấn của Đại biểu Quốc hội đối với
Tổng kiểm toán nhà nước và khẳng định trách nhiệm của người bị chất vấn “phải
trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội
trong gian giữa hai kỳ họp Quốc hội”. lOMoAR cPSD| 36133485
- Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có
quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
⇨ Đánh giá hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội trong thực tiễn Việt Nam hiện nay:
- Hoạt động chất vấn gần đây đã có sự tiến bộ tương đối.
- Kỳ họp gần đây được đánh giá khá tốt, sát với thực tế, các câu hỏi chất vấn gắn
với thực tiễn buộc người có trách nhiệm liên quan phải nắm bắt chắc lĩnh vực của mình.
- Quốc hội cũng có sự đổi mới trong hoạt động chất vấn, nhất là trong kì họp gần
đây kì họp lần thứ 6 khoá XV. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kì họp
lần này là nội dung quan trọng, được cử tri và Nhân dân cả nước đặc biệt quan
tâm và luôn chú ý theo dõi. Phiên làm việc có nhiều đổi mới về cách thức tổ chức
và nội dung, khẳng định vai trò giám sát tối cao của Quốc hội với những vấn đề
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân (Luật đất đai sửa đổi, Luật Các tổ chức
tín dụng sửa đổi), được dư luận, cử tri và Nhân dân đồng tình, ghi nhận và đánh
giá cao. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra nghiêm túc, dân chủ, có trách
nhiệm xây dựng cao, giải quyết những vấn đề mang tính thực tế.
49. Hội đồng dân tộc có vai trò gì trong hoạt động lập pháp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
- Hội đồng dân tộc là cơ quan trực thuộc Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, như một Uỷ ban của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra.
- Vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Theo Hiến
pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Hội
đồng dân tộc tham mưu cho Quốc hội về vấn đề dân tộc. Hội đồng dân tộc có vai
trò, nhiệm vụ là nghiên cứu và giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng núi có đồng
bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn
việc thực hiện chính sách dân tộc. Trước khi ban hành các chính sách về dân tộc,
Chính phủ phải tham thảo ý kiến của Hội đồng dân tộc. Hội đồng dân tộc còn có
nhiệm vụ quyền hạn khác như uỷ ban của Quốc hội được quy định tại khoản 2
điều 76 Hiến pháp 2013: “Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về
luật, dự án khác và báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến
nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban”.
50. Uỷ ban tư pháp có vai trò gì trong hoạt động giám sát của Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
- Những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội có quan hệ đến mọi lĩnh
vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, nhưng Quốc hội chỉ họp hai kì trong một
năm nên không thể nghiên cứu, thảo luận và quyết định tốt các vấn đề nếu không
có sự chuẩn bị kĩ càng. Vậy nên, các uỷ ban của Quốc hội được thành lập để giúp
Quốc hội thực hiện được tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các uỷ ban Quốc
hội chẳng những làm việc khi Quốc hội họp mà còn làm việc khi Quốc hội không
họp; không chỉ nghiên cứu, thẩm tra những vấn đề được Quốc hội và UBTVQH
giao cho mà còn đề xuất những sáng kiến giúp Quốc hội và UBTVQH giải quyết
tốt các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình. Đồng thời các uỷ ban của lOMoAR cPSD| 36133485
Quốc hội còn là hình thức thu hút các đại biểu vào việc thực hiện công tác chung của Quốc hội.
- Quốc hội thành lập hai loại uỷ ban: Uỷ ban thường trực và uỷ ban lâm thời. Việc
thành lập, giải thể uỷ ban do Quốc hội quyết định.
- Theo Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), Quốc hội có 9 uỷ
ban thường trực, trong đó có uỷ ban tư pháp.
- Uỷ ban tư pháp Quốc hội là cơ quan thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung
dự án pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính,
thi hành án, bổ trợ tư pháp. Đồng thời là cơ quan nhận khiếu nại tố cáo của Quốc
hội Việt Nam có quyền thẩm tra các vụ án được giao hoặc nhận thư khiếu nại. Sau
khi kết luận nếu vi phạm nghiêm trọng gửi Viện kiểm sát xử lý. Bộ máy giúp việc
cho uỷ ban tư pháp là Vụ tư pháp. Hoạt động của Vụ tư pháp luôn gắn liền với các
hoạt động của uỷ ban tư pháp trên các mặt trận công tác.
- Vai trò, nhiệm vụ của uỷ ban tư pháp được quy định tại điều 71 Luật tổ chức quốc
hội 2014 sửa đổi, bổ sung 2020:
“1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tổ chức bộ máy
của cơ quan tư pháp và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và
tội phạm, công tác thi hành án; thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chủ trì thẩm tra báo cáo
của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Thẩm tra đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phê chuẩn bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; đề nghị của Chủ tịch nước về việc đại xá.
4. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính,
thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tổ chức bộ máy của cơ quan tư
pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,
bổ trợ tư pháp; giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
5. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
6. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội
về lĩnh vực Ủy ban phụ trách; kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động
của cơ quan tư pháp và các cơ quan hữu quan khác, các vấn đề về hình sự, tố tụng hình
sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng.” -
Như vậy, uỷ ban tư pháp có vai trò nòng cốt trong hoạt động của Quốc hội, phụ
trách các lĩnh vực tư pháp, nhiều mảng việc khó, từ việc thẩm tra, tiếp thu chỉnh
lý các dự án luật thuộc lĩnh vực tư pháp, giám sát hoạt động của các cơ quan tư
pháp đến phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, thi hành án, …
UBTP có nhiệm vụ xây dựng pháp luật, giám sát và kiến nghị những vấn đề quan
trọng thuộc lĩnh vực tư pháp thông qua hoạt động thẩm tra. Thực tiễn việc thẩm
tra giúp Uỷ ban Thường vụ quốc hội tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, lOMoAR cPSD| 36133485
nghị quyết trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, UBTP cũng đã tăng cường giám sát
hoạt động của các cơ quan tư pháp, được dư luận nhân dân và cử tri đồng tình và
đánh giá cao. Hoạt động của UBTP đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân. Tóm lại, uỷ ban tư pháp có trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính
đúng đắn và tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, các cơ
quan hữu quan, tạo sự chuyển biến tích cực trong các hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp…
51. Phân tích hoạt động của đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp theo pháp luật hiện hành.
- CSPL: Điều 29 Luật tổ chức Quốc hội 2014 sửa đổi, bổ sung 2020
- Quyền hạn quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội là tham gia thảo luận và quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
tại các kì họp Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền sáng kiến lập pháp, tức là
quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội , dự án pháp lệnh ra
trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, đại
biểu QH có quyền biểu quyết về các dự án luật, các nghị quyết, các dự án, các báo
cáo… Các đại biểu Quốc hội được quyền tự do thể hiện quan điểm của mình về
một vấn đề được đưa ra trước Quốc hội quyết định bằng cách biểu quyết thông
qua các vấn đề đó. Đại biểu QH có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán
thành hoặc bỏ quyền biểu quyết.
- Đại biểu Quốc hội là trung tâm, là hạt nhân trong mọi hoạt động của Quốc hội.
Quốc hội khó có thể phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nếu từng cá nhân đại
biểu Quốc hội hoạt động kém hiệu quả, không tạo thành sức mạnh, trí tuệ tập thể
chung trong hoạt động của Quốc hội. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, địa vị pháp lý cũng như hoạt động của đại biểu Quốc hội nói
riêng được quy định trong hiến pháp.
52. Phân tích hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
- Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của nhà
nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do.
Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Các đại biểu quốc hội là những
người được bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Các đại biểu Quốc hội nước ta theo tinh thần của Lênin là những người “tự mình
công tác, tự mình áp dụng những luật pháp ấy của mình, tự mình kiểm tra lấy
những tác dụng của luật pháp ấy, tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của mình”.
Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lí đặc biệt được quy định trong HP 2013, Luật tổ
chức Quốc hội năm 2014 (sđ, bs 2020), Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội,
bao gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của đbqh.
ĐBQH là cầu nối quan trọng giữa chính quyền với nhân dân; vừa chịu trách
nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực cao nhất. Khi
làm nhiệm vụ, đbqh phải xuất phát từ lợi ích chung của cả nước đồng thời cũng
phải quan tâm thích đáng đến lợi ích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ
vào pháp luật nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương. lOMoAR cPSD| 36133485
- CSPL: Căn cứ vào điều 47 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân 2015 quy định về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội như sau:
1. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia
hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát
của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu. - Phân tích:
• Đại biểu Quốc hội có quyền kiến lập pháp, tức là quyền trình dự án luật,
kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH
theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
• Đại biểu có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC,
Viện trưởng VKSNDTC. Người bị chất vấn phải trả lời và trả lời nghiêm
túc về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn.
• Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích nhà
nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn
vị vũ trang hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá
nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần
thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị
phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn
nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu
Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức,
đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.
• Đại biểu Quốc hội có quyền gặp gỡ và yêu cầu các cơ quan nhà nước, Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Mặt trận, tổ chức kinh tế,
đơn vị vũ trang cung cấp tình hình và tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt
động của đại biểu. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tiếp và đáp ứng
những yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
53. Phân biệt hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội đối với
người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo pháp luật hiện hành. lOMoAR cPSD| 36133485 1. Khái niệm a. Lấy phiếu tín nhiệm
- Là việc Quốc hội thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với
người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. b. Bỏ phiếu tín nhiệm
- Là việc Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ
chúc vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê
chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm. 2. Phân biệt Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tín nhiệm Mục đích
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của bộ máy nhà
nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
thấy được mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ.
Căn cứ đánh giá mức độ tín
Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhiệm
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật Nguyên tắc áp dụng
Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu quốc hội,
tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín
nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, bảo đảm đánh giá
đúng thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ. Đối tượng áp dụng
Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín - UBTVQH trình Quốc
nhiệm một lần trong mỗi
hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với
nhiệm kỳ vào kỳ họp thường
người giữ chức vụ do cơ quan
lệ cuối năm thứ ba của nhiệm
này bầu hoạc phê chuẩn: kỳ. Theo đó: • UBTVQH tự mình đề -
Quốc hội tổ chức lấy nghị phiếu tín nhiệm: • Có ý kiến của Hội
• Chủ tịch nước, Phó
đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Chủ tịch nước
Quốc hội, hoặc có ít nhất hai
• Chủ tịch Quốc hội,
mươi phần trăm tổng số đại
Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ biểu Quốc hội viên UBTVQH, Chủ tịch
• Người được lấy phiếu HĐND, Chủ nhiệm Uỷ ban
tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại của Quốc hội
biểu Quốc hội trở lên đánh giá
• Thủ tướng Chính phủ, “tín nhiệm thấp”.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, các thành viên khác của Chính phủ • Chánh án Toà án tối lOMoAR cPSD| 36133485 cao, Viện trưởng VKSTC,
Tổng kiểm toán nhà nước Hạng tín nhiệm - Tín nhiệm cao - Tín nhiệm - Tín nhiệm - Không tín nhiệm - Tín nhiệm thấp Hệ quả -
Người được lấy phiếu tín -
Người được bỏ phiếu tín
nhiệm có quá nửa tổng số
nhiệm có quá nửa tổng số
đbqh đánh giá “tín nhiệm
đại biểu Quốc hội đánh
thấp” thì có thể xin từ chức
giá “không tín nhiệm” thì
- Người được lấy phiếu tín
có thể xin từ chức; trường
nhiệm có từ hai phần ba
hợp không từ chức thì cơ
tổng số đại biểu Quốc hội
quan hoặc người có thẩm thì UBTVQH trình Quốc
quyền giới thiệu người hội.
người đó để Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn có trách
nhiệm trình Quốc hội xem
xét, quyết định việc miễn
nhiệm hoặc phê chuẩn đề
nghị miễn nhiệm đối với người đó.
54. Phân tích nguyên tắc hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
- Căn cứ theo quy định tại điều 3 Luật tổ chức Quốc hội 2014 sđ, bs 2020 quy định
về nguyên tắc hoạt động của Quốc hội: “1. Quốc hội làm việc theo chế độ hội
nghị và quyết định theo đa số. 2. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm
bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội,
các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước,
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác”.
- Nguyên tắc hoạt động là một thiết chế cấu thành bộ máy nhà nước, được giao
thực thi quyền lực nhà nước, tổ chức và hoạt động của Quốc hội tuân thủ đầy đủ
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (như bảo đảm quyền
lực Nhân dân; tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật…)
- Điều 83 Hiến pháp 2013 quy định:
• Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ
tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
• Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ
tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu
cầu thì Quốc hội họp thất thường. UBTVQH triệu tập kỳ họp Quốc hội.
Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Kỳ họp
là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan đại biểu cao
nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; nơi thể hiện trí tuệ tập thể của đbqh. Tại kỳ
họp, Quốc hội thực hiện đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp, thảo luận dân chủ và lOMoAR cPSD| 36133485
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với
hoạt động của các cơ quan nhà nước.
55. Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
- Theo Đ69 HP 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Theo điều 94 Hiến pháp 2013 và điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015:
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”
- Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ:
• Trong hoạt động tổ chức Chính phủ:
o Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số
lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
o Quốc hội có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tưởng
Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước, có quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ
tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
o Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội
hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội
khoá mới thành lập Chính phủ mới.
o Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
• Trong hoạt động xây dựng pháp luật:
o Chính phủ có nhiệm vụ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước
và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.
o CP có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH
o Chính phủ có quyền đề nghị UBTVQH bãi bỏ văn bản của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
o Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Uỷ
ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản
của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.
• Trong hoạt động kiểm tra, giám sát:
o UBTVQH có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ
o Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành viên của Chính
phủ, người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp, trong lOMoAR cPSD| 36133485
trường hợp cần điều tra thì Quốc hội cho trả lời trước UBTVQH
hoặc tại kì sau hoặc gửi văn bản trả lời.
• Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
o Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá
nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về
ngành, lĩnh vực được phân công, phụ trách
o Về hoạt động đối nội: Chính phủ có quyền trình Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế
đặc biệt; trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thnầh lập,
giải thể nhập, chia, điều chỉnh đại giới hành chính dưới tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
o Về hoạt động đối ngoại: Theo sự phê chuẩn của Quốc hội và sự uỷ
quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ tổ chức đàm phán, kí kết điều
ước quốc tế nhân danh nhà nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê
duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
56. Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành.
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (điều 86 HP 2013). Chủ tịch nước hay còn
gọi là nguyên thủ quốc gia.
- Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước:
• Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước theo đề nghị của
UBTVQH. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội. Chủ tịch nước có thẩm quyền
công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Việc công bố Hiến pháp, luật của Chủ
tịch nước chỉ mang tính thủ tục về mặt hành chính nhà nước chứ không có
ý nghĩa xác lập giá trị hiệu lực pháp lí của văn bản luật. Đối với pháp lệnh
của UBTVQH chuyển cho Chủ tịch nước công bố nếu Chủ tịch nước
không đồng ý với nội dung của pháp lệnh, thì có quyền không công bố và
đề nghị UBTVQH xem xét lại. Trường hợp UBTVQH vẫn biểu quyết tán
thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc
hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên
họp của UBTVQH. CTN đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Phó CTN, Thủ tướng Chính phủ; Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên
khác của Chính phủ, thẩm phán TANDTC.
• Trong mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, cho thấy tính phái
sinh và gắn bó giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và UBTVQH. Hiến pháp
2013 quy định chế định CTN được thành thiết chế riêng biệt (khác với lại
HP 1980 quy định Hội đồng nhà nước nằm trong Quốc hội là chủ tịch tập
thể của nước CHXHCNVN), song vẫn nghiêng về phía Quốc hội, phối
hợp chặt chẽ với Quốc hội. Điều này phù hợp với chính thể XHCN, trong
đó chức năng đứng đầu nhà nước thuộc về cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – Quốc hội lOMoAR cPSD| 36133485
57. Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Toà án nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
- Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 điều 104 HP 2013).
- Mối quan hệ giữa Quốc hội và TAND tối cao:
• Quốc hội quyết định thành lập TAND tối cao, quy định về tổ chức và hoạt
động của cơ quan này, quy định quyền hạn cho cơ quan này.
• Bầu miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với chức danh Chánh án TAND tối cao.
• Giám sát hoạt động đối với báo cáo hoạt động và thực hiện chất vấn đối với TAND tối cao.
• Giao cho UBTVQH thực hiện việc giám sát hoạt động của TAND tối cao.
Khi phát hiện văn bản của TAND tối cao trái với văn bản của UBTVQH
thì UBTVQH có quyền bãi bỏ, nếu thì trái với văn bản của Quốc hội thì
đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ.
• TAND tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện
công việc được giao. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh
án TAND tối cao nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
• TAND tối cao có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội,
UBTVQH. Xét xử các đại biểu Quốc hội.
58. Phân biệt Hội đồng quốc phòng và an ninh với Uỷ ban quốc phòng và an ninh theo
pháp luật hiện hành. - Khái niệm:
• Điều 89 Hiến pháp 2013 ghi nhận Hội đồng quốc phòng và an ninh là một
thiết chế trong bộ máy nhà nước; có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch
nước trong việc điều hành nhà nước, hoạch định các chính sách đối nội,
đối ngoại, quân sự trong lĩnh vực an ninh, duy trì ổn định trật tự chính trị -
xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân; động viên mọi lực lượng
và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc.
• Theo điều 66 Luật tổ chức Quốc hội 2014 sđ, bs 2020 quy định Uỷ ban
quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc uỷ ban trực thuộc trung ương của
Quốc hội, cơ quan giám sát pháp lệnh liên quan tới An ninh và quốc phòng. - Phân biệt.
Hội đồng quốc phòng và an ninh
Uỷ ban quốc phòng và an ninh Nhiệm kỳ 1 khoá Năm năm Đứng đầu
Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội Quốc hội
đồng quốc phòng và an ninh Cơ cấu tổ chức
Gồm: 1 Chủ tịch (CTN); 1 Phó chủ
1 Chủ nhiệm, 3 phó chủ nhiệm và
tịch (Thủ tướng Chính phủ); 3 uỷ
4 uỷ viên thường trực và các tiểu
viên (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ ban.
trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao) Cơ chế làm việc
Chế độ tập thể và theo số đông
Theo nhiệm vụ Quốc hội giao Nhiệm vụ, quyền
Được quy định cụ thể tại khoản 2
Được quy định tại Điều 74 Luật tổ hạn
Điều 89 Hiến pháp 2013: “Trình QH chức Quốc hội 2014 sđ, bs 2020:
tình trạng chiến tranh, trường hợp
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lOMoAR cPSD| 36133485
QH không thể họp được thì trình
lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng
UBTVQH quyết định; động viên mọi và an ninh, trật tự, an toàn xã hội
lực lượng và khả năng của đất nước
và các dự án khác do Quốc hội,
để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những
Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do
2. Giám sát việc thực hiện luật,
Quốc hội giao trong trường hợp có
nghị quyết của Quốc hội, pháp
chiến tranh; quyết định việc LLVT
lệnh, nghị quyết của Ủy ban
nhân dân tham gia hoạt động góp
thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh
phần bảo vệ hoà bình ở khu vực và
vực quốc phòng và an ninh, trật trên thế giới.”
tự, an toàn xã hội; giám sát hoạt
động của Chính phủ, các bộ, cơ
quan ngang bộ trong việc thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng và an
ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Giám sát văn bản của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
4. Trình dự án luật trước Quốc
hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban
thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
5. Kiến nghị các vấn đề liên quan
đến tổ chức, hoạt động của các cơ
quan hữu quan và các vấn đề về
quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội
59. Phân tích vị trí, tính chất “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội” (Điều 94 Hiến pháp 2013).
- Theo điều 94 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ 2015: “Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”
Hiến pháp đã khẳng định rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền
hành pháp đồng thời cũng nhấn mạnh và đề cao vị trí, tính chất của Chính phủ là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Vị trí tính chất pháp lý đã có được sự đề cao quyền hành của Chính phủ, tạo cơ sở
để xây dựng một Chính phủ phát triển, có khả năng chủ động, sáng tạo cao trong
quản lý điều hành các mặt kinh tế - xã hội của đất nước; là cơ sở hiến định để xác
lập trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính quốc gia thống nhất,
thông suốt, hiệu lực, kỷ cương. Theo đó, Chính phủ phải là cơ quan chịu trách
nhiệm chính trong việc hoạch định, xây dựng các chiến lực, kế hoạch phát triển,
các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đồng thời lOMoAR cPSD| 36133485
cũng là cơ quan thống nhất quản lý, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các chiến
lược, kế hoạch phát triển, các dự án luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Uỷ
ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua trên phạm vi toàn quốc. Cùng với
việc chính thức khẳng định vị trí của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành
pháp, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013
tiếp tục quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Quy định này
phản ánh sự gắn bó chặt chẽ và thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và
quyền hành pháp của nhà nước ta. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội (cơ quan
đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất), Chính
phủ không chỉ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, Chủ tịch nước mà còn có trách nhiệm
giải trình trước Quốc hội, UBTVQH, CTN về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn
của mình. Thông qua xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Quốc hội,
UBTVQH, CTN giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
quản lý, điều hành của Chính phủ.
60. Phân tích chức năng của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
- CSPL: khoản 1 điều 102 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Toà án nhân dân là cơ quan
xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”
- Toà án là hệ thống cơ quan riêng biệt thực hiện chức năng xét xử của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được giao quyền lực nhà nước thực hiện chức
năng xét xử các tranh chấp trong xã hội, hay còn được gọi là chức năng thực hiện
quyền tư pháp. Chức năng tư pháp – xét xử của toà án được thể hiện ở hai phương diện.
• Thứ nhất, trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt nam hiện nay, chức năng
tư pháp – xét xử chỉ được trao cho toà án. Phán quyết của toà án mang tính quyền lực nhà nước
và có giá trị bắt buộc thi hành ngay cả đối với các cơ quan nhà nước.
• Thứ hai, Toà án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp. Thẩm quyền xét xử của
toà án hiện nay bao gồm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, hành chính. Như vậy, hệ thống toà án hiện nay có thẩm quyền xét xử hầu hết các
loại tranh chấp trong xã hội từ các tranh chấp giữa các chủ thể tư với nhau, tới các vụ khởi kiện
cơ quan hành chính nhà nước và các vụ án hình sự. Chỉ có một số ít các tranh chấp không thuộc
thẩm quyền xét xử của toà án, ví dụ tranh chấp về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật.
- Hoạt động xét xử của toà có đặc điểm:
• Chỉ có hoạt động xét xử của Toà án là được quyền nhân danh nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để ra phán quyết nên bản án và quyết định
của Toà án có giá trị pháp lý cao nhất và có khả năng thay thế cho các
quyết định giải quyết tranh chấp của những cơ quan khác: quyết định
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của quan hoà giải, trọng tài, quyết định giải
quyết nại tố cáo của cơ quan hành chính chứ không có chiều ngược lại.
• Xét xử của toà án có bốn 4 thủ tục: sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm.
61. Phân tích nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
Nhiệm vụ của TAND không chỉ được hiểu đơn giản là công cụ do các TAND thực
hiện hàng ngày mà được hiểu ở tầm mức cao hơn, tức là “sứ mệnh” mà TAND lOMoAR cPSD| 36133485
phải hướng tới, đạt được và đem đến cho xã hội thông qua việc thực hiện chức
năng tư pháp đã được hiến pháp giao phó cho mình. Nhiệm vụ hiến định của
TAND theo HP 2013 gồm 3 nội dung chính: bảo vệ công lí; bảo vệ quyền con
người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (theo điều 3 khoản 102 Hiến pháp 2013)
- Nhiệm vụ bảo vệ công lí: Theo cách hiểu cơ bản nhất từ góc độ chính trị - pháp lí,
công lí là lẽ phải, lẽ công bằng chung cho tất cả mọi người, được xã hội thừa nhận
và đạt được thông qua thực thi pháp luật.
Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí có nghĩa là toà án phải đem đến lẽ phải, sự
công bằng trong các vụ tranh chấp mà mình xét xử. Quan trọng hơn, toà án cũng phải có xã hội
thấy rằng lẽ phải, sự công bằng đã được thực thi trong mỗi vụ tranh chấp mà nó phân xử. Đó là
chân lí hiển nhiên, đã trở thành khẩu hiệu của Tư pháp hiện đại: “không những công lí phải được
thực thi mà mọi người phải thấy công lí đã được thực thi”. Nếu toà án thực hiện tốt nhiệm vụ
này, mỗi người dân sẽ nhận thức được rằng trong bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam luôn có
một loại cơ quan xét xử chuyên nghiệp để đem lại lẽ phải, lẽ công bằng cho mình mỗi khi có
tranh chấp, mỗi khi quyền lợi của mình bị xâm phạm và cần được bảo vệ, rằng cơ quan đó được
giao sứ mệnh đem lại công lí cho mình dù kẻ xâm phạm tới quyền lợi của mình có sức mạnh, sự
côn đồ hay ngông cuồng tới đâu, thậm chí là cơ quan nhà nước, bởi lẽ phán quyết của cơ quan đó
được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước và tất cả các bên, kể cả cơ quan nhà nước có liên quan
đều phải tuân phục. Mặt khác, khi đưa tranh chấp ra xét xử trước toà án, cho dù phán quyết cuối
cùng có đúng với ý muốn vị kỉ của các bên hay không các bên cũng phải công nhận đó là công lí
đối với mình. Như vậy, toà án phải thực hiện hoạt động xét xử của mình sao cho đối với người
dân, toà án và công lí là một, như chân lí, không thể tách rời.
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có toà án có nhiệm vụ bảo vệ
công lí. Bởi lẽ chỉ có toà án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp, được Hiến pháp giao thực hiện
quyền tư pháp. Toà án phân xử để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng trong những tranh cãi và xung đột
lợi ích giữa các bên. Hoạt động xét xử của toà án được thực hiện một cách công khai và tuân thủ
các quy trình tố tụng chặt chẽ. Tham gia các thủ tục tố tụng tư pháp còn có một số cơ quan nhà
nước khác như cơ quan điều tra, VKSND song các cơ quan này không có thẩm quyền đưa ra
những quyền định phân xử đối với tranh chấp mà chúng có những chức năng riêng. Cơ quan điều
tra có chức năng điều tra làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hình sự. VKSND đại diện nhà
nước thực hiện quyền công tố trong các vụ án hình sự và tiến hành kiểm sát các hoạt động tư
pháp và cơ quan này không có thẩm quyền được ra quyết định phân xử cuối cùng = không có
nhiệm vụ bảo vệ công lí mà chỉ đóng vai trò nhất định trong quá trình tố tụng.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí cũng là cơ sở để tạo lòng tin của người dân
đối với toà án. Toà án không bảo vệ được công lí là điều tồi tệ nhất. Chỉ khi nào hoàn thành được
nhiệm vụ “bảo vệ công lí” thì toà án mới có thể giành được niềm tin xã hội
- Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân: Quyền con người, quyền
công dân được quy định trong hiến pháp và được cụ thể hoá trong các văn bản
quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Toà án đem lại công
lí cho người dân tức là toà án phải bảo vệ được quyền con người, quyền công dân.
Công lí có nghĩa là hành vi vi phạm quyền của người dân phải được xác định và
chịu chế tài thích đáng. Như vậy, nhiệm vụ “bảo vệ công lí” của toà án đồng nghĩa
với việc toà án phải bảo vệ quyền con người, quyền công dân. lOMoAR cPSD| 36133485
Toà án có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng có nghĩa là
mỗi khi người dân hco rằng quyền của mình đã bị xâm phạm thì đều có quyền kiện tới toà án để
được bảo vệ. Toà án thụ lí vụ kiện theo thẩm quyền cụ thể quy định tại các luật tố tụng, xác định
cụ thể hành vi vi phạm, mức độ vi phạm chế tài tương ứng đối với các vi phạm đối với quyền
con người, quyền công dân. Cho dù chủ thể xâm phạm quyền con người, quyền công dân là ai
cũng phải chấp hành quyết định của toà án.
Về nguyên tắc, toà án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công
dân trong quá trình thực hiện tất cả các hoạt động xét xử. Tuy nhiên, hoạt động xét xử thể hiện rõ
nhất nhiệm vụ là xét xử các vụ kiện hành chính. Trong các vụ kiện hành chính, người dân có thể
trực tiếp kiện một cơ quan hành chính nhà nước nào đó vì đã có quyết định hành chính, hành vi
hành chính xâm phạm tới quyền của mình.
- Nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Hai nhiệm vụ này có thể được xem là nhiệm vụ
phái sinh từ nhiệm vụ bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Chế độ XHCN là chế độ được xây dựng trên nền tảng dân chủ, quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân và bản chất nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chế độ
XHCN lấy nhân dân làm gốc và người dân làm trung tâm của sự phát triển. Cao hơn cả, một chế
độ dân chủ với nhân dân phải là một chế độ coi trọng công lí, coi trọng lẽ phải và lẽ công bằng.
Chế độ đó cũng phải là chế độ tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Khi người
dân thấy rằng trong xã hội có công lí và sự tôn trọng quyền con người, quyền công dân thì niềm
tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố vững chắc. Như vậy, toà án thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ công lí cũng là thực hiện bảo vệ chế độ XHCN. Ngược lại, nếu toà án không bảo vệ được
công lí, không cho thấy có công lí trong xã hội hoặc công lí quá xa với người dân thì sẽ lại là
phản tác dụng. Bởi khi đó người dân sẽ không tin tưởng vào toà án, vào công lí, dẫn tới mất lòng tin vào chế độ.
Tương tự, khi công lí được bảo vệ cũng có nghĩa là pháp luật (theo nghĩa rộng)
được bảo vệ. Điều đó cũng có nghĩa là lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân được bảo vệ. Như vậy, toà án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí cũng có nghĩa là
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
62. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013 có gì thay đổi so với Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung 2001)? Hãy đánh giá về sự thay đổi đó.
- Hiến pháp 1992: TAND và VKSND đều chung một nhiệm vụ (vẫn đồng nhất
TAND và VKSND, xem cả hai cơ quan đều chia sẻ thực hiện quyền tư pháp).
Cùng bảo vệ pháp chế XHCN, tức là bảo vệ trật tự pháp luật do nhà nước XHCN
đặt ra, bảo vệ ý chí của Nhà nước, bảo vệ ý chí giai cấp cầm quyền, điều này thể
hiện sự kém nhân văn và không tiến bộ, Toà án trở thành công cụ trong tay nhà
nước để chuyên chính, trừng trị dân chúng. Còn nếu cán bộ viên chức làm sai thì sẽ không bị xét xử.
- Khoản 3 điều 102 Hiến pháp 2013: Quy định TAND có nhiệm vụ riêng, VKSND
có một nhiệm vụ riêng. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người và
quyền công dân (bảo vệ cái đúng, lẽ phải) và thành công cụ trong tay nhân dân để kiểm soát Nhà nước.
Từ “công lý, nhân quyền” hơn từ “pháp chế XHCN” ở các điểm:
• TAND bảo vệ pháp chế XHCN thì TAND là công cụ trong tay nhà nước
để chuyên chính, nghiêm trị công chúng. Dân sai thì TAND xử dân còn lOMoAR cPSD| 36133485
cán bộ công chức làm sai thì không phải đối tượng xét xử của Toà. TAND
bảo vệ công lý, nhân quyền thì dân sai toà xử dân; cán bộ công chức sai
thì toà xử cán bộ như dân, thậm chí nặng hơn cả dân để làm gương.
• Nếu hiểu TAND bảo vệ pháp chế XHCN thì luật quy định như thế nào thì
sẽ xử lí đúng như vậy dù luật có vi hiến, vi phạm nhân quyền thì TAND có
quyền từ chối không áp dụng và vô hiệu lực đạo luật đó. Nếu hiểu TAND
bảo vệ nhân quyền thì đứng trước một đạo luật có dấu hiệu vi hiến, vi
phạm nhân quyền thì TAND có quyền từ chối không áp dụng và vô hiệu lực đạo luật đó.
• TAND bảo vệ pháp chế XHCN, đứng trước một vụ việc mà nếu Quốc hội
chưa kịp làm luật để điều chỉnh hoặc luật có lỗ hổng thì Thẩm phán phải
từ chối và không xét xử vụ việc đó. TAND bảo vệ công lý và nhân quyền,
đứng trước một vụ việc mà nếu Quốc hội chưa kịp làm luật để điều chỉnh
hoặc luật có lỗ hổng thì Thẩm phán bằng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
phải đặt ra một bản ấn để xử lý vụ việc đó, và chứng minh rằng bản án đó
là hợp lý, nhân văn, tiến bộ và sẽ được các Thẩm phán trên lãnh thổ tôn
trọng, áp dụng cho những vụ việc tương tự xảy ra về sau (án lệ là việc
thừa nhận Thẩm phán là người sáng tạo ra luật).
⇨ Đánh giá: Sự thay đổi này cho thấy bước tiến mới trong tư duy lập hiến của những
nhà làm luật. Bên cạnh đó là cái nhìn mới đối với cơ quan nhà nước thực hiện chức
năng tư pháp duy nhất và cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại hiến pháp 2013, có hẳn 1 chương riêng ghi nhận về nhiệm vụ chức năng quyền
hạn của Toà án nhân dân chính là bước tiến lớn. Quyền hạn được mở rộng hơn trong
công việc thực hiện chức năng xét xử.
63. Theo Hiến pháp năm 2013, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân có gì khác so với nhiệm
vụ của Viện kiểm sát nhân dân? Tại sao? -
Trong lịch sự lập hiến Việt Nam, Hiến pháp 2013 là bản hiến pháp đầu tiên quy
định rõ toà án có nhiệm vụ thi hành công lí. Với quy định này, Hiến pháp 2013
cũng đã lần đầu tien quy định nhiệm vụ của TAND khách với nhiệm vụ của
VKSND. Trong khi nhiệm vụ nổi bật của TAND là bảo vệ công lý thì VKSND có
nhiệm vụ nổi bật là bảo vệ pháp luật. Trong hiến pháp 1980 và 1992 (sđ, bs
2001), TAND và VKSND được quy định nhiệm vụ chung là bảo vệ pháp chế
XHCN, bảo vệ chế độ XHCN (Đ127 HP 1980 và Đ126 HP 1992 sđ, bs 2001).
Qua đó, cho thấy, quy định mới của hiến pháp 2013 về nhiệm vụ bảo vệ công lí
của toà án không những thực sự phù hợp với chức năng xét xử, thực hiện quyền
tư pháp của toà án mà còn góp phần nâng cao thêm một bước địa vị của toà án
trong tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống tư pháp nói riêng.
64. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét
xử của Thẩm phán, Hội thẩm” (Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).
- Toà án nhân dân thực hiện chức năng tư pháp qua 7 nguyên tắc được quy định
trong Hiến pháp 2013. Một nguyên tắc quan trọng trong đó là nguyên tắc độc lập tư pháp.
- Nội dung: Nguyên tắc độc lập tư pháp có nội dung: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Như vậy, nguyên tắc này ở Việt lOMoAR cPSD| 36133485
Nam được hiểu là sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm trong quá trình thực hiện
chức năng xét xử của toà án. Thẩm phán và hội thẩm độc lập có nghĩa là thẩm
phán và hội thẩm giải quyết các tranh chấp chỉ dựa trên quy định của pháp luật và
niềm tin của mình vào pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí hoặc sự chi phối
của bất kì chủ thể nào khác. Trong thực tiễn, hoạt động xét xử của toà án thường
được thực hiện bởi các hội đồng xét xử với thành phần bao gồm thẩm phán và hội
thẩm nhân dân hoặc các thẩm phán. Vì vậy, nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cũng có thể gọi là nguyên tắc toà án độc lập.
- Ý nghĩa: Nguyên tắc độc lập tư pháp là yếu tố bảo đảm quan trọng để toà án thực
hiện nhiệm bảo vệ công lí. Để chứng tỏ sự thi hành công lí, toà án phải thể hiện sự
khách quan, công bằng của mình khi xét xử. Các bên trong tranh chấp trước toà
án phải thấy rằng toà án không thiên vị ai, chỉ xét xử theo lẽ phải, lẽ công bằng và
quy định của pháp luật. Như vậy, toà án phải có khả năng và trên thực tế không
phụ thuộc vào bất kì ai, không ai có thể gây tác động tới toà án để làm sai lệch
“cán cân công lí” mà toà án có sứ mệnh phải giữ gìn. Chỉ khi nào thẩm phán và
hội thẩm thật sự độc lập thì điều đó mới có thể trở thành hiện thực.
65. Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân
dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” (Khoản 1 Điều
103 Hiến pháp năm 2013).
- Tòa án là hệ thống cơ quan riêng biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt
Nam, được giao quyền lực nhà nước thực hiện chức năng xét xử các tranh chấp
trong xã hội, hay còn gọi là chức năng thực hiện quyền tư pháp. Chức năng tư
pháp – xét xử của toà án thể hiện ở hai phương diện là cơ quan xét xử chuyên
nghiệp của nhà nước và toà án có chức năng xét xử - thực hiện quyền tư pháp.
- Nguyên tắc hiến định về hoạt động của TAND là các quan điểm, tư tưởng chủ
đạo, đồng thời cũng là các quy tắc pháp lí quan trọng nhất và bao trùm toàn bộ
hoạt động của TAND, được quy định trong Hiến pháp.
- Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia được ghi nhận trong Hiến pháp 2013.
Tinh thần chung của nguyên tắc này là quá trình xét xử của toà án có sự ham gia
thực hiện bởi một loại chủ thể không đại diện cho chuyên môn pháp luật mà đại
diện cho nhận thức chung của xã hội. Ở Hiến pháp 2013, nguyên tắc này được
quy định tại khoản 1 điều 103 và được cụ thể hoá bởi các quy định của pháp luật tố tụng với nội dung:
• Hoạt động xét xử của Toà án được thực hiện không chỉ bởi thẩm phán mà
cả hội thẩm, bao gòm hội thẩm quân nhân phục vụ trong các toà án quân
sự và hội thẩm nhân dân phục vụ trong các toà án còn lại. Khác với thẩm
phán, thế mạnh của hội thẩm không phải là kiến thức pháp luật, họ không
bắt buộc phải có bằng cử nhân luật và hiểu biết sâu như thẩm phán. Mặc
dù vậy, cùng với thẩm phán, hội thẩm tham gia xét xử các vụ tranh chấp
và toà án thụ lí. Sự hiện diện của hội thẩm thể hiện “tính xã hội” trong
hoạt động xét xử vốn mang tính chuyên môn pháp luật cao của toà án.
• Hội thẩm chỉ xuất hiện trong hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm. Xét xử phúc
thẩm và xử giám đốc thẩm chỉ do các thẩm phán thực hiện mà không có
sự tham gia của hội thẩm. Như vậy, nguyên tắc “xét xử có hội thẩm tham
gia” không có nghĩa là hội thẩm tham gia mọi hoạt động xét xử của toà án
mà chỉ tham gia vào lần xét xử đầu tiên đối với mỗi vụ việc. lOMoAR cPSD| 36133485
• Khi xét xử hội thẩm nhân dân có quyền quyết định như thẩm phán đối với
vụ việc. Đối với mỗi vụ việc tranh chấp, việc xét xử của toà án luôn bao
gồm hai công đoạn lớn: (1) xác định sự thật của vụ việc, (2) giải thích, áp
dụng, làm rõ pháp luật đối với vụ việc trên cơ sở đó xác định chế tài pháp lí đối với các bên.
• Nguyên tắc “xét xử có hội thẩm tham gia” không mang tính tuyệt đối.
Không phải mọi thủ tục xét xử sơ thẩm của toà án đều có hội thẩm tham
gia. Trong trường hợp các vụ tranh chấp đơn giản, tình tiết rõ ràng, việc áp
dụng pháp luật không phức tạp, Hiến pháp 2013 không cho phép áp dụng
nguyên tắc này. PL tố tụng cụ thể hoá các trường hợp đó dưới thuật ngữ
“thủ tục rút gọn” mà việc xét xử sơ thẩm chỉ do thẩm phán thực hiện. Tất
nhiên, các trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn phải được quy định rõ
ràng trong pháp luật tố tụng - Ý nghĩa:
• Việc tham gia của Hội thẩm giúp cho Toà án xét xử không chỉ đúng pháp
luật mà còn phù hợp với nguyện vọng nhân dân
• Hội thẩm có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động nên
hội thẩm hiểu sâu hơn tâm tư nguyện cọng của quần chúng, nắm bắt được
dư luận quần chúng nhân dân
• Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, sự am hiểu về
phong tục tập quán địa phương, Hội thẩm sẽ bổ sung cho thẩm phán
những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử vụ án để có được
phán quyết cuối cùng đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ.
66. Tại sao Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc Tòa án nhân dân xét xử công khai? -
Toà án là hệ thống cơ quan riêng biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt
Nam, được giao quyền lực nhà nước thực hiện chức năng xét xử các tranh chấp
trong xã hội, hay còn gọi là chức năng thực hiện quyền tư pháp. Chức năng tư
pháp – xét xử của toàn án thể hiện ở hai phương diện là cơ quan xét xử chuyên
nghiệp của nhà nước và toà án có chức năng xét xử - thực hiện quyền tư pháp.
- Nguyên tắc hiến định về hoạt động của TAND được hiểu là các quan điểm, tư
tưởng chủ đạo, đồng thời cũng là các quy tắc pháp lí quan trọng nhất và bao trùm
toàn bộ hoạt động của hệ thống TAND, được quy định trong Hiến pháp.
- Nguyên tắc Toà án nhân dân xét xử công khai được quy định tại khoản 3 điều 103
HP 2013. Nguyên tắc này được hình thành với tinh thần bao trùm là “toà án
không những có nhiệm vụ thi hành công lí mà còn phải cho thấy công lí đã được
thi hành”. Vì vậy, nội dung chủ đạo của nguyên tắc là công việc xét xử của toà án
phải được tổ chức sao cho công chúng có thể tham dự được và thông tin về việc
được xét xử đến với công chúng một cách tối đa. Điều này dẫn tới ý nghĩa vô
cùng lớn và đa chiều đối với hoạt động của toà án nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung:
• Xét xử công khai là một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền tư
pháp của toá án. Khi người dân được tham dự các phiên xử của toà án họ
sẽ trực tiếp đánh giá được mức độ thuyết phục, sự có lí trong hoạt động
xét xử. Đặc biệt, khi bản án và lập luận được công khai thì bất kì ai ở bất
cử đâu cũng có thể đánh giá được lí lẽ trong hoạt động của toà án. Các bản lOMoAR cPSD| 36133485
án cũng được lưu lại như bằng chứng rõ ràng để đánh giá sự đúng đắn
trong công tác xét xử của toà án. Sự công khai làm cho thẩm phán phải hết
sức cẩn trọng với công tác của mình, xét xử phải thật sự khách quan, trình
độ lập luận phải thực sự thuyết phục, bởi nếu không thì với các bản án
được lưu lại lúc nào cũng có thể phát hiện và truy cứu trách nhiệm của thẩm phán.
• Xét xử công khai là một cách thức làm cho người dân thấy rõ sự hiện diện
của công lí trong xã hội, qua đó trực tiếp ghi nhận và đánh giá việc thực
hiện nhiệm vụ thi hành công lí của toà án. Khi xét xử, toà án thi hành công
lí đối với người dân. Khi thực hiện xét xử công khai, người dân chứng
kiến được công lí mà toà thi hành đồng thời thấy rằng có sự hiện diện của
công lí trong xã hội, từ đó có niềm tin vào công lí, vào toà án để rồi người
dân không tự xử lấy tranh chấp của mình mà nhờ vào toà án xét xử một
cách hoà bình. Tranh chấp không biến thành xung đột nhờ đó trật tự an
ninh xã hội được bảo đảm.
• Nguyên tắc xét xử công khai góp phần nâng cao ý thức pháp luật của
người dân. Khi người dân tham dự phiên toà án lí lẽ của các bản án được
công khai được bình luận bởi giới báo chí và hội, người dân thực sự thấy
được ý nghĩa và sự gần gũi của pháp luật trong cuộc sống hàng ngày và từ
đó hình thành ý thức tuân thủ pháp luật một cách tự nhiên.
• Toà án thực hiện nguyên tắc xét xử công khai cũng đồng thời bảo đảm
quyền cơ bản hiến định của người dân – quyền được xét xử công khi
(khoản 2 điều 31 Hiến pháp 2013). Quyền được xét xử công khai có phạm
vi bao trùm rất rộng, không chỉ đối với công đoạn xét xử mà tất cả các
công đoạn khác của quy trình tố tụng tư pháp. Tuy nhiên, sự công khai
trong hoạt động xét xử là nhân tố quan trọng nhất để bảo đảm quyền này,
đặc biệt đối với tư pháp hình sự. Xét xử công khai tất yếu đòi hỏi công
khai kết luận điều tra, lập luận của bên buộc tội, lập luận của bên gỡ tội…
từ đó nội dung, chất lượng của các công đoạn trong tố tụng hình sự được
phơi bày và được đánh giá.
67. Tại sao pháp luật hiện hành quy định nguyên tắc “Các Tòa án nhân dân được tổ
chức độc lập theo thẩm quyền xét xử” (Điều 6 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014)? Trình bày thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân ở mỗi cấp.
- Toà án là hệ thống cơ quan riêng biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt
Nam, được giao quyền lực nhà nước thực hiện chức năng xét xử các tranh chấp
trong xã hội, hay còn gọi là chức năng thực hiện quyền tư pháp. Chức năng tư
pháp – xét xử của toàn án thể hiện ở hai phương diện là cơ quan xét xử chuyên
nghiệp của nhà nước và toà án có chức năng xét xử - thực hiện quyền tư pháp.
- Nguyên tắc hiến định về hoạt động của Toà án nhân dân: là các quan điểm, tư
tưởng chủ đạo, đồng thời cũng là các quy tắc pháp lí quan trọng nhất và bao trùm
toàn bộ hoạt động của hệ thống Toà Án nhân dân, được quy định trong Hiến pháp.
Và nguyên tắc “Các toà án được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử” là
nguyên tắc quan trọng thuộc nguyên tắc độc lập tư pháp.
- Độc lập tư pháp là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của hệ thống toà
án trong nhà nước pháp quyền hiện đại. Nguyên tắc độc lập tư pháp là yếu tố bảo
đảm quan trọng để toà án thực hiện nhiệm vụ bao vệ công lí. Để chứng tỏ sự thi lOMoAR cPSD| 36133485
hành công lí, toà án phải thể hiện sự khách quan, công bằng của mình khi xét xử.
Các bên trong tranh chấp trước toà án phải thấy rằng toà án không thiên vị ai, chỉ
xét xử theo lẽ phải, lẽ công bằng và thực tế không phụ thuộc vào bất kì ai, không
ai có thể gây tác động tới toà án để làm sai lệch “cán cân công lí” mà toà án có sứ
mệnh phải giữ gìn. Chỉ khi nào thẩm phán và hội thẩm thật sự có độc lập thì điều
đó mới có thể trở thành hiện thực.
- Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân ở mỗi cấp: Cơ cấu tổ chức của hệ
thống toà án nhân dân được tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ và theo cấp xét
xử. Cấp xét cử là thứ tự lần và tính chất giải quyết của vụ việc. Hiện trong hệ
thống toà án Việt nam có 3 cấp xét xử là xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và xét xử giám đốc thẩm.
• TAND cấp cao: Chương III Luật Tổ chức TAND quy định nhiệm vụ,
quyền hạn: TAND cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án,
quyết định sơ tẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc
phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cao, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm
các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị
kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Về cơ cấu tổ chức, TAND cấp
cao gồm Uỷ ban Thẩm phán (Chánh á, Phó Chánh án, Chánh toà và một
số Thẩm phán của TAND cấp cao), các Toà chuyên trách( Toà hình sự, Toà
dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người
chưa thành niên; trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án
nhân dân tối) và bộ máy giúp việc. Trong đó các Toà chuyên trách xét xử
phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cao, kháng nghị.
Uỷ ban Thẩm phán giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của
TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND sơ thẩm đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng Thẩm phán hoặc Hội
đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp cao theo quy định của pháp
luật tố tụng. Về các Toà chuyên trách của TAND cấp cao, bên cạnh các
loại Toà chuyên trách hiện có trong cơ cấu tổ chức như: Toà hình sự, Toà
Dân sự, Toà hành chính, Toà Kinh tế, Toà Lao động, … Việc thành lập các
toà chuyên trách này ở Toà án cụ thể nào phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm
vụ, đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức của từng Toà án. Trường hợp
do nhu cầu công tác, cần thành lập thêm Toà chuyên trách khác trong
TAND cấp cao thì Chánh án TANDTC đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc
hội xem xét, quyết định.
• TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chương IV Luật tổ
chức TAND quy định nhiệm vụ quyền hạn toà án này xét xử phúc thẩm
các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND huyện có kháng nghị, kháng
cáo và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc
⇨ Mỗi toà án trong hệ thống toà án của Việt Nam có phạm vi thẩm quyền riêng về lãnh
thổ và nội dung vụ việc. Mặc dù sắp xếp theo một hệ thống có thứ bậc song khó có lOMoAR cPSD| 36133485
thể nói toà án nào là cấp dưới của TAND cấp trên theo nghĩa cấp dưới về mặt hành
chính hoặc tầm quan trọng. TAND cấp huyện không thể bị coi là ít quan trọng hơn
TAND cấp tỉnh bởi vì tranh chấp có được giải quyết dứt điểm ngay từ lần xử đầu tiên
hay không phụ thuộc vào toà án này. Cũng không thể nói TAND cấp tỉnh xử phúc
thẩm khác với TAND cấp huyện xử sơ thẩm thì có nghĩa rằng TAND cấp huyện đã
xử sai. Mỗi toà án có phạm vi thẩm quyền riêng biệt, độc lập và tự chịu trách nhiệm
khi tiến hành xét xử. Đây chính là nguyên tắc “các TAND được tổ chức độc lập theo
thẩm quyền xét xử” quy định trong Luật tổ chức TAND hiện hành.
68. Phân tích điều kiện, quy trình bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp theo pháp luật hiện hành.
- Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được
Chủ tịch bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. (Đ65 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014)
- Tiêu chuẩn Thẩm phán được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014, bao gồm:
• Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ chức và Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý,
liêm khiết và trung thực.
• Có trình độ cử nhân luật trở lên
• Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử
• Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật
• Có sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiệm được giao
- Người có đủ tiêu chuẩn trên và có đủ các điều kiện sau có thể được tuyển chọn,
bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được
tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ thuộc Toà án quân sự:
• Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên
• Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm
quyền của Toà án theo quy định của luật tố tụng
• Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp
69. Phân tích điều kiện, quy trình bổ nhiệm thẩm phán trung cấp theo pháp luật hiện hành.
- Theo quy định tại Điều 67, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 68 Luật tổ chức Toà án
nhân dân 2014 thì tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán trung cấp được quy định như sau:
• Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trực vững vàng, có tình thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý,
liêm khiết và trung thực.
• Có trình độ cử nhân luật trở lên
• Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử
• Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật
• Có sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên đây được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm
phán trung cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ lOMoAR cPSD| 36133485
nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Toà án quân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
• Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 5 năm trở lên
• Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm
quyền của Toà án theo quy định của luật tố tụng
• Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp
- Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Toà án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ
cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm
Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn,
bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuọc toà án quân sự:
• Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật tổ
chức Toà án nhân dân 2014
• Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên
• Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm
quyền của Toà án theo quy định của luật tố tụng
• Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp.
70. Phân tích điều kiện, quy trình bổ nhiệm thẩm phán cao cấp theo pháp luật hiện hành.
- Theo quy định tại điều 67, khoản 4, khoản 5 điều 68 Luật tổ chức Toà án nhân dân
2014 thì tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp được quy định cụ thể: • Tiêu chuẩn:
o Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức
tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên
quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực
o Có trình độ cử nhân luật trở lên
o Dãđược đào tạo nghiệp vụ xét xử
o Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật
o Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao
• Người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên đây được tuyển chọn, bổ nhiệm làm
Thẩm phán cao cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển
chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Toà án quân sự khi đáp ứng
đủ các điều kiện sau:
o Đã là thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên
o Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết nhnưgx việc khác
thuộc thẩm quyền của Toà án cấp cao, của Toà án quân sự trung
ương theo quy định của luật tố tụng
o Đã trúng tuyển kì thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp
• Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Toà án nhân dân, người chưa là Thẩm
phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển
chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ
thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Toà án quân sự:
o Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của
Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 lOMoAR cPSD| 36133485
o Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên
o Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác
thuộc thẩm quyền của Toà án cấp cao, Toà án quân sự trung ương
theo quy định của luật tố tụng
o Đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán cao cấp
71. Phân tích điều kiện, quy trình bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo
pháp luật hiện hành.
- Tiêu chuẩn: xem câu trên
- Người không công tác tại các Toà án những giữ chức vụ quan trọng trong các cơ
quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa
học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và
có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những
việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố
tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao. (Điều 69 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014)
- Căn cứ Điều 72 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định thủ tục phê chuẩn,
bổ niệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao như sau:
• Chaá án Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ
nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
• Hồ sơ trình QH phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao được gửi đến Uỷ ban thường vụ QH để xem xét, đưa ra tại phiên
họp gần nhất của Quốc hội.
• Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội
phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.
• Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
72. Phân tích chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
- Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp Việt Nam là một hệ thống cơ
quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước.
- Chức năng của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân về cơ bản là sự kế thừa
quy định của Hiến pháp 1992 sđ, bs 2001: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (K1 Đ107 Hiến pháp 2013).
• Chức năng thực hành quyền công tố: K1 Đ3 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2014 quy định: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của
Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”. Đây là chức năng đặc thù nhằm
bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội được phát hiện, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng pháp luật; không làm oan người vô
tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không để ai bị khởi tố, bắt
giữ, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái
luật. Như vậy, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành đã làm rõ
khái niệm thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát so với các văn bản
pháp luật trước đây. Điều này ý nghĩa quan trọng về cả mặt lí luận và thực lOMoAR cPSD| 36133485
tiễn. Vừa cụ thể hoá và mở rộng thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân
trong lĩnh vực này đồng thời đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước có liên quan.
• Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp: Theo quy định của khoản 1 Điều
107 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiển sát nhân
dân năm 2014 thì các Viện kiểm sát nhân dân:
o Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện
ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giả quyết vụ án hình sự;
trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án,
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
• Mục đích của chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát
nhân dân là đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố, việc giải quyết các vụ án, việc thi hành án… đúng
quy định của pháp luật. Bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực phải
được thi hành nghiêm chỉnh. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
• Theo pháp luật hiện hành thì kiểm tra và giám sát việc tuân theo pháp luật
nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ
chức chính trị, chính trị - xã hội. Cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện
chức năng giám sát. Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra ngành thì thanh
tra. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên mặt trận thì
giám sát, phản biện xã hội… Tuy nhiên, để phân biệt chức năng kiểm sát
của Viện kiểm sát với hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan, tổ
chức nói trên có thể căn cứ vào những tiêu chí sau:
o Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tư pháp là
một trong hai chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. Khi thực hiện
chức năng này, Viện kiểm sát nhân dân chỉ chịu trách nhiệm trước
cơ quan quyền lực nhà nước, độc lập (trong khuôn khổ pháp luật)
khi thực hiện chức năng đó.
o Viện kiểm sát nhân dân chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
hoạt động tư pháp, trong khi đó, phạm vi đối tượng kiểm tra và
giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội rộng
hơn. Ví dụ, cơ quan quyền lực nhà nước có chức năng giám sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của tất cả các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội (kể cả đối với cơ quan kiểm sát)
o Khi thực hiện chức năng kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân chủ yếu
chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, đã xác
định nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Tuy
nhiên, Viện kiểm sát nhân dân không có thẩm quyền trực tiếp xử lí
về hành chính mà chỉ dừng lại ở quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến
nghị để cơ quan quản lý xử lý về hành chính theo thẩm quyền. Khi lOMoAR cPSD| 36133485
phát hiện có yếu tố cấu thành tội phạm thì có quyền khởi tố, truy tố
và luận tội trước toà án.
o Là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền truy tố kẻ phạm pháp ra
trước Toà án và giữ ghế uỷ viên công tố nhà nước tại phiên toà.
73. Phân tích điều kiện, quy trình để một người có thể được bổ nhiệm làm kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
- Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện
chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (Đ74 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân 2014). Trong đó việc thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014). Về thời hạn bổ nhiệm, Kiểm sát viên
được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc
nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm (theo điều 82 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014).
- Tiêu chuẩn chung một người có thể được bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm
sát nhân dân tối cao được quy định tại Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:
• Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết,
trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa
• Có trình độ cử nhân luật trở lên
• Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát
• Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này
• Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Theo điều 80 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về, tiêu chuẩn
bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
• 1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại điều 75 của Luật này và có đủ các
điều kiện say đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
o a. Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm
o b. Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hiện hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
o c. Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
• 2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người
đã có thời gian làm công tác từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định
tại điều 75 của Luật này, điểm b và điểm ca khoản 1 điều này thì có thể
được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì sẽ không tham gia thi
tuyển mà sẽ được tuyển chọn bởi Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quy trình để mộy người được bổ nhiệm làm kiểm sát viện tối cao của Viện kiểm
sát nhân dân căn cứ theo Phụ lục số 02 Quy trình bổ nhiệm Kiểm sát viện Viện lOMoAR cPSD| 36133485
kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách
chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-
VKSND năm 2021 của Viện trưởng VKSND tối cao.
• Bước 1: Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào chỉ
tiêu số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, xác định chủ
trương, cơ cấu và nhân sự bổ nhiệm.
• Bước 2: Vụ tổ chức cán bộ tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện quy
trình tuyển chọn hồ sơ bổ nhiệm; tập hợp đơn khiếu nại, tố cáo và các tài
liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm (nếu có) để báo cáo Ban cán sự đảng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét.
• Công chức thuộc đối tượng bổ nhiệm làm bản tự kiểm điểm đánh giá trong
thời gian 03 năm công tác gần nhất về: Việc chấp hành đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; tinh thần trách nhiệm
và phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ, thái độ phục vụ nhân dân; tiến
độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
• Bước 4: Đơn vị có công chức thuộc đối tượng bổ nhiệm đang công tác tổ
chức hội nghị toàn thể đơn vị để tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm,
có sự giám sát của Vụ Tổ chức cán bộ. Trước khi lấy phiếu, người được đề
nghị bổ nhiệm kiểm điểm và báo cáo kết quả công tác. Người đạt tín
nhiệm trên 50% số phiếu thu về của hội nghị thì mới tiến hành các bước tiếp theo.
• Bước 5: Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm trình Uỷ ban kiểm
sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc bổ nhiệm và
báo cáo kết quả với Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
• Uỷ ban kiểm sát VKSNDTC trình Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, tuyển chọn để Viện trưởng
VKSNDTC trình Chủ tịch nước bổ nhiệm.
74. Phân tích điều kiện, quy trình để một người có thể được bổ nhiệm làm kiểm sát
viên trung cấp theo pháp luật hiện hành. - KSV: xem câu trên.
- Tiêu chuẩn chung điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên trung cấp:
• Người đủ tiêu chuẩn quy định và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể
được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân;
nếu là sĩ quan quần đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát
viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:
o Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm
o Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
o Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp
o Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
75. Phân tích điều kiện, quy trình để một người có thể được bổ nhiệm làm kiểm sát viên
sơ cấp theo pháp luật hiện hành. lOMoAR cPSD| 36133485
- Điều kiện để một người có thể được bổ nhiệm làm kiểm sát viên sơ cấp được quy
định tại Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân:
• Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên
• Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
• Đã trúng tuyển thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
76. Phân tích tổ chức chính quyền địa phương ở cấp xã theo pháp luật hiện hành. Theo
anh/chị, trong mô hình tổ chức chính quyền đô thị có cần thiết tổ chức Hội đồng
nhân dân ở phường không? Vì sao?
- Chính quyền địa phương là tổ chức ở các đơn vị hành chính có tư cách pháp nhân
được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu
vực nằm trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa
phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng hàng hoá công cộng
(nhiệm vụ chi) cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa
phương (nguồn thu). Chính quyền địa phương ở Việt Nam được gọi là Uỷ ban
Nhân dân, gồm cấp tỉnh, huyện và xã. Trách nhiệm cũng như quyền hạn về thuế
của chính quyền địa phương các cấp từng được xác định khá rõ ràng thông qua
Luật Ngân sách Nhà nước 1996. Song trở nên thiếu rõ ràng trong Luật Ngân sách
Nhà nước 2002 (chỉ quy định chung cho toàn bộ khối địa phương đại diện là
chính quyền tỉnh, còn cụ thể từng cấp địa phương có trách nhiệm và quyền gì thì
để cho chính quyền tỉnh quyết định).
- Tổ chức chính quyền địa phương theo Hiến pháp 2013: Điều 111 HP 2013 quy
định: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.”
• Quy định trên khẳng định chính quyền địa phương được tổ chức ở tất cả
các đơn vị hành chính, nhưng không phải tất cả các đơn vị hành chính,
chính quyền địa phương nào cũng được tổ chức giống nhau. Đồng thời,
không phải chính quyền ở bất kỳ một đơn vị hành chính nào cũng là một
cấp chính quyền. Ở đâu được quy định là cấp chính quyền thì chính quyền
ở đó gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân do
Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; còn ở đâu không được quy định là
cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lí
hành chính và dịch vụ công tại địa bàn; cơ quan hành chính này có thể
được thiết lập bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể do cơ quan hành
chính cấp trên quyết định thành lập, hay do HĐND cấp dưới bầu hoặc theo cách thức khác.
• Việc tổ chức HĐND và UBND ở từng đơn vị hành chính cụ thể sẽ được
quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết
việc thực hiện chủ trương của Đảng về thí điểm một số nội dung về tổ
chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số
26 Quốc hội, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương phù hợp
với đặc biệt nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính, kinh tế đặc
biệt và các nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa
phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.
77. Tại sao nói Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của Nhân dân địa phương? lOMoAR cPSD| 36133485
- Trong thiết kế cơ quan địa phương hiện đại của Việt Nam, HĐND cho dù ở bất kì
đơn vị hành chính nào cũng đều có vị trí, tính chất và chức năng giống nhau. Vị
trí của Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước là “Cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương”. Về tính chất, HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa
phương. HĐND thực hiện hai chức năng. Thứ nhất, HĐND quyết định các vấn đề
của địa phương do luật định. Thứ hai, HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp
và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND (K1 Đ112 Hiến pháp 2013).
- Cơ quan địa phương có chức chức năng kép là tự quản và chấp hành. Chức năng
tự quản của CQĐP được Hiến pháp 2013 quy định đầy đủ tại khoản 1 điều 112 là:
“quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.” Để thực hiện chức năng tự
quản của cơ quan địa phương, mô hình thiết kế CQĐP ở Việt Nam trao chức năng
này cho một cơ quan mang tính chất hội đồng, do nhân dân địa phương bầu ra
theo con đường bầu cử, giống như Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra, Vì vậy,
tính chất đại diện của HĐND cũng giống tính chất đại diện của Quốc hội, chỉ
khác ở quy mô đại diện. Nếu Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất thì HĐND là
cơ quan đại diện của nhân dân ở đơn vị hành chính bầu ra, Với tính chất đại diện,
hoạt động của HĐND và mỗi đại biểu HĐND phải thể hiện được ý chí, nguyện
vọng của người dân địa phương. Đại biểu HĐND phải duy trì mối liên hệ mật
thiết với người dân địa phương. Người dân địa phương phải thực sự ý thức được
HĐND là cơ quan đại diện cho họ, đại biểu hđnd là đại biểu của họ mà họ có thể
bãi nhiệm nếu không đủ tín nhiệm (Đ102 Luật tổ chức CQĐP 2015).
78. Phân tích chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
- Hội đồng nhân dân: Tại điều 113 Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân
là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa
phương do luật định; giám sát việc tuần theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương
và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Chức năng giám sát của HĐND:
• Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan nhà nước khác ở địa
phương, đặc biệt đối với hoạt động của UBND, các cơ quan chuyên môn
của UBND cũng như các đơn vị trực thuộc. Hoạt động giám sát của
HĐND địa phương là chức năng chủ yếu của cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương được thực hiện trước hết ở các kì họp của hội đồng nhân
dân. Hoạt động giám sát này cũng được thực hiện thông qua việc nghe và
thảo luận báo cáo của UBND, thông qua việc chất vấn các đại biểu lãnh
đạo của UBND cũng như các đại biểu là lãnh đạo cơ quan kiểm sát và xét
xử ở địa phương. Hoạt động này cũng chính là dịp và điều kiện để hội
đồng nhân dân hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu của dân mà cử tri
và nhân dân địa phương đã tín nhiệm giao cho
• Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân làm rõ mục đích của cơ quan
này là phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức cơ sở trong việc chấp
hành pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lí lOMoAR cPSD| 36133485
kịp thời những sai phạm đó; đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan thực
hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân và của cấp trên cũng như giải
quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, bảo đảm thi hành có hiệu quả các
quy định của pháp luật và nghị quyết của hội đồng nhân dân địa phương.
79. Tại sao nói Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân?
- Hội đồng nhân dân: tại điều 113 Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa
phương do luật định; Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên (Điều 114 Hiến pháp 2013).
- Từ khái niệm và cách thức thành lập 2 cơ quan có thể thấy, UBND là cơ quan
chấp hành của HĐND. Dựa vào vị trí, tính chất và chức năng của uỷ ban nhân dân
để làm rõ hơn nhận định này:
• Vị trí: Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Khi thực hiện chức
năng chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên, trên
thực tế UBND là cơ quan điều hành công việc nhà nước ở địa phương,
cũng giống như Chính phủ là cơ quan điều hành công việc nhà nước trên
phạm vi toàn quốc. UBND nằm trong một hệ thống cơ quan chấp hành –
hành chính của cả nước mà đứng đầu là Chính phủ - cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất. Đây chính là hệ thống nổi bật nhất trong bộ máy nhà
nước và thực chất là hệ thống điều hành công việc của quốc gia từ trung ương tới địa phương.
• Tính chất: UBND do HĐND cùng cấp bầu ra để tổ chức thi hành các
quyết định của Hội đồng nhân dân cùng cấp và chính sách, pháp luật, văn
bản của cấp trên. Có thể nói, Hội đồng nhân dân là cơ quan ra quyết định
và Uỷ ban nhân dân là cơ quan có trách nhiệm hiện thực hoá quyết định
đó trong thực tiễn. Uỷ ban nhân dân không phải là cơ quan quyết định về
các vấn đề của địa phương, đó là thẩm quyền của HĐND mặc dù UBND
có thể đề xuất hoặc tham mưu HĐND trong quá trình thảo luận, ra quyết
định. Chính vì vậy, tính chất của UBND là tính chấp hành. Uỷ ban nhân
dân là cơ quan hành động.
• Chức năng: Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Như
vậy, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp đồng thời cũng có
trách nhiệm chấp hành do cơ quan cấp trên giao. Trong đó, chấp hành
quyết định của Hội đồng nhân dân là trách nhiệm đương nhiên còn chấp
hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao chỉ được thực hiện khi
có sự phân cấp, uỷ quyền từ cấp trên (K1, K2 Đ114 HP 2013). Vì thực
hiện chức năng chấp hành nên UỶ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước
HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. lOMoAR cPSD| 36133485
80. Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo
pháp luật hiện hành.
- Hội đồng nhân dân: tại điều 113 Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa
phương do luật định; Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên (Điều 114 Hiến pháp 2013).
- Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp:
• Trong cách thức tổ chức: HĐND là hình thức tổ chức chính quyền địa
phương kiểu mới, Hội đồng nhân dân không phải cơ quan đại diện, tư vấn
bên cạnh cơ quan hành chính hay là “cơ quan tự quản” như trong các
chính quyền địa phương kiểu phong kiến trước đây và tư bản, mà là cơ
quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trên đại bàn lãnh thổ -
được coi là một bộ phận hợp thành quyền lực nhà nước chung của toàn
quốc. UBND cũng không phải là một cơ quan hành chính của cấp trên đặt
ra ở địa phương để “cai trị” mà là một cơ cấu thuộc HĐND với nhiệm vụ
chính là “chấp hành”. Hội đồng nhân dân, đồng thời được giao thực hiện
các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Vậy cả hai cơ
quan này đều thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có
chức năng quản lí địa phương theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện
tại giữa UBND và HĐND vẫn còn có sự phân biệt nhất định. UBND là cơ
quan trực thuộc hai chiều: vừa trực thuộc HĐND và trực thuộc cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên nên UBND có tính độc lập tương đối, không
còn lệ thuộc hoàn toàn vào HĐND như lý luận nêu ra.
HĐND và UBND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp và
pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, theo Điều 3 Luật
tổ chức HĐND và UBND: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỏ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến
pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa
và chống lại các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng,
lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công
chức và trong bộ máy chính quyền đại phương.
• Trong hoạt động: Chính vì mối quan hệ đặc biệt của hội đồng nhân dân và
uỷ ban nhân dân trong cách thức thành lập nên hoạt động của hai cơ quan
này cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện như sau:
o HĐND có quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cùng cấp;
UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng lOMoAR cPSD| 36133485
cấp và trước cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp.
UBND còn có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt
động giám sát khi HĐND có yêu cầu (Đ81 Luật tổ chức HĐND và UBND)
o UBND phối với uỷ ban thường trực HĐND và các ban của HĐND
cùng cấp chuẩn bị nội dung báo cáo trước các kì họp để HĐND xem xét, quyết định.
o HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong
UBND (k5 Điều 58 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003)
o Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình
HĐND ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị quyết đó của
UBND. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, UBND ra
quyết định chỉ thị và tổ chức thực hiện kiểm tra việc thi hành các
văn bản đó. Các văn bản của UBND ban hành không được trái với
nghị quyết của HĐND cùng cấp và các văn bản của cơ quan Nhà
nước cấp trên, các quyết định của UBND mà không thích đáng thì
HĐND có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ.
o Trong hoạt động của mình, HĐND và UBND phối hợp chặt chẽ
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác chăm lo
và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào
việc tổ chức và quản lí nhà nước.
o Nhiệm kì của UBND theo nhiệm kì của HĐND cùng cấp (05 năm).
Trong nhiệm kì hoạt động của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả
của các kì họp HĐND, hiệu quả hoạt động của thường trực HĐND
các ban của HĐND, các đại biểu của HĐND, còn hiệu quả hoạt
động của UBND được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập
thể UBND, chủ tịch UBND các thành viên khác của UBND và các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP