Hiến pháp 2013 quy định : " Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" | Tiểu luận Luật Hiến pháp Việt Nam | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Hiến pháp 2013 quy định : " Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" | Tiểu luận Luật Hiến pháp Việt Nam | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO I.
Khái quát về Toà án nhân dân
1.1 Vị trị và chức năng của toà án
- Hiến pháp 2013 quy định: “ Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Khoản 1 điều 102) Vị trí:
- Là hệ thống cơ quan riêng biệt thực hiện chức năng xét xử của nước
CHXHCN Việt Nam, được thể hiện ở hai phương diện:
➔ Chức năng tư pháp được trao cho toà án
➔ Toà án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp, thẩm quyền bao gồm các vụ án
hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh,…
- Toà án – cơ quan trung tâm của hoạt động tư pháp
Chức năng: xét xử - thực hiện quyền tư pháp
1.2. Nhiệm vụ của Toà án nhân dân
1. Nhiệm vụ bảo vệ công lí
- Từ góc độ chính trị - pháp luật, công lí là lẽ phải, lẽ công bằng chung cho tất
cả mọi người, được xã hội thừa nhận và đạt được thông qua thực thi
- Bảo vệ công lí -> có được niềm tin của mọi người
2. Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân (quan trọng)
- Toà án bảo vệ quyền con quyền con người và quyền công dân khi người dân
cho rằng quyền của mình bị xâm phạm
- VKS bảo vệ quyền con người, quyền công dân chủ yếu thông qua thực hiện
thẩm quyền kiểm sát đối với hoạt động điều tra hình sự
- Toà án thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua hoạt động xét xử , căn cứ
vào tình tiết vụ việc, các quy định của pháp luật, lẽ công bằng đề ra phán
quyết về hành vi xâm phạm quyền con người, quyền công dân và quyết định chế tài thích hợp
3. Nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân
- Toà án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
chế độ XHCN vì khi con người thấy xã hội có công lý và có sự tôn trọng
quyền con người thì chế độ xã hội mới vững chắc
1.3. Quyền giải thích pháp luật của toà án
- Quyền giải thích pháp luật là quyền tuyên bố nghĩa của pháp luật trong các trường hợp cụ thể
1.4. Quyền đình chỉ hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật II.
Vai trò của Toà án nhân dân đối với xã hội
- Thứ nhất, Toà án là thiết chế mà Nhà nước cung cấp để giải quyết các mâu
thuẫn, tranh chấp trong xã hội một cách hoà bình. Qua việc chỉ ra lẽ phải và
cách thức giải quyết mâu thuẫn trong từng vụ việc và Toà án chứ không phải
bất kì cơ quan nhà nước nào khác đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo đảm
ổn định, trật tự và bình yên trong xã hội.
- Thứ hai, với việc thực hiện chức năng xét xử - thực hiện quyền tư pháp, toà
án có vai trò trực tiếp bảo đảm xây dựng nhà nước pháp quyền. Hoạt động
của Toà án bảo đảm mọi chủ thể trên lãnh thổ quốc gia (gồm cả Nhà nước)
đều phải tuyệt đối pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí. Bên
cạnh đó, hoạt động của Toà án cũng góp phần quan trọng trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.
- Thứ ba, với tư cách là cơ quan cuối cùng trong phân xử các tranh chấp giữa
các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoặc giữa các doanh nghiệp với cơ quan
hành chính nhà nước, Toà án góp phần quan trọng bảo đảm an toàn pháp lý
cho môi trường kinh doanh.
III. CÁC NGUYÊN TẮC HIẾN ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN
- Nguyên tắc hiến định về hoạt động của Toà án nhân dân là các quan điểm, tư
tưởng chủ đạo, đồng thời là các quy tắc pháp lý quan trọng nhất và bao trùm
lên toàn bộ hoạt động của hệ thống Toà án nhân dân. Đặc điểm:
1. Các nguyên tắc này không chỉ là các quan điểm, tư tưởng chủ đạo mà còn là
những quy tắc pháp lý với những nội dung cụ thể mang tính quy phạm ràng
buộc của toà án khi tiến hành các hoạt động của mình
2. Đây là những quy tắc pháp lý quan trọng nhất, bao trùm toàn bộ hoạt động của hệ thống TAND.
3. Chính vì là những quy tắc pháp lý quan trọng và bao trùm nhất nên các quy
tắc này được quy định trong hiến pháp, đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lý
tối cao trong hệ thống pháp luật VN.
Có 7 nguyên tắc hoạt động:
- Độc lập tư pháp: Trong qúa trình thực hiện chức năng xét xử của Toà án,
thẩm phán và hội thẩm phaỉ độc lập với nhau và độc lập với các yếu tố bên
ngoài. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong các nguyên tắc hiến định về
hoạt động của Toà án nhân dân.
- Xét xử có hội thẩm tham gia: Bên cạnh Thẩm phán, hoạt động xét xử của
toà án nhân dân còn có sự than gia của Hội thẩm nhân dân - chủ thể đại diện
cho nhận thức chung của xã hội. Hội thẩm chỉ tham gia trong hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm
- Xét xử công khai: Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân phải được thông
tin và tổ chức để mọi người dân được biết và tham gia, trừ một số trường
hợp đặc biệt Toà án nhân dân có thể xét xử
- Xét xử tập thể: Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân được thực hiện bởi
Hội đồng xét xử và ra phán quyết đối với một số vụ án theo nguyên tắc đa
số, trừ trường hợp xét xử theo thu tục rút gọn.
- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử: Toà án phải coi trọng sự tranh biện công
bằng, bình đằng của các bên đương sự trong quá trình xét xử. Bản án phải
phản ánh kết quả tranh tụng tại phiên toà chứ không đơn thuần là đến từ việc
nghiên cứu hồ sơ vụ việc.
- Xét xử hai cấp: Toà án nhân dân xét xử hai cấp: sơ thẩm và púc thẩm. Đồng
thời, xét xử hai cấp cũng chính là quyền hai lần đi tìm công lý của người
dân. Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu nội dung vụ việc. Xét xử phúc thẩm
vừa có quyền thay đổi quan điểm về nội dung vụ việc, vừa có thể xem xét
tình huống đúng đắn của bản án sơ thẩm.
- Bảo đảm quyền bảo vệ pháp lý của các bên: Người dân có quyền được
đưa ra lý lẽ hoặc thuê luật s, người đại diện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của
mình trước Toà án nhân dân. Đồng thời toà án nhân dân có nghĩa vụ bảo
đảm các quyền đó là quyền đương sự.
IV. Hệ thống tổ chức Toà án nhân dân.
- Hệ thống Toà án ở Việt nam hiện nay được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử, bao gồm 4 cấp.
- Toà án nhân dân tối cao: Là cơ quan xét xử cao nhất của nước
CHXHCNVN. Về cơ cấu tổ chức, Toà án nhân dân tối cao có Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Toà án nhân dân tối cao: là cấp toà án mới được thành lập ở nước ta kể từ
khi Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 có hiệu lực. Về cơ cấu tổ chức,
Toà án nhân dân cấp cao gồm: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao,
Toà Hình sự, Toà Dân sự, Toà Hành chính, Toà Kinh tế, Toà Lao động, Toà
chuyên trách khác do UBTVQH quyết định thành lập trong trường hợp cần
thiết theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc.
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Về cơ cấu tổ
chức gồm: Uỷ ban thẩm phán nhân dân cấp tỉnh, một số toà chuyên trách
gồm Toà Hình sự, Toà Dân sự, toà Hành chính, Toà kinh tế, toà lao động,
Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, Toà chuyên trách khác
do UBTVQH quyết định thành lập quyết định thành lập trong trường hợp
cần thiết theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc.
- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và trung
ương: Về thẩm quyền xét xử, Toà án nhân dân cấp huyện chỉ xét xử sơ thẩm
vụ việc theo quy định của pháp luật. Về cơ cấu tổ chức: Toà Hình sự, Dân
sự, Gia đình, và người chưa thành niên, Toà xử lý hành chính, toà chuyên
trách khác do UBTVQH quyết định thành lập trong trường hợp cần thiết
theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và bộ máy giúp việc V.
Thẩm phán, hội thẩm và các chức danh khác trong Toà án nhân dân
- Thẩm phán: là chức danh xét xử chuyên nghiệp và công chức nhà nước.
Thẩm phán do chủ tịch nước bổ nhiệm, nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán là 5
năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch thấm
phán khác thì nhiệm kỳ 10 năm
- Hội thẩm: Là người đại diện cho nhận thức chung của xã hội trong hoạt động xét xử sơ
- Thư ký toà án
- Thẩm tra viên
- Các chức danh hành chính – chuyên môn trong Toà án
Gồm Chánh án – Phó Chánh án
Document Outline
- Vị trí:
- 2. Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân (quan trọng)
- Đặc điểm:
- Có 7 nguyên tắc hoạt động:
- - Thẩm tra viên