-
Thông tin
-
Quiz
Hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân | Ngữ văn 12
Kim Lân được biết đến nhiều nhất với tác phẩm "Vợ Nhặt", một câu chuyện ngắn đầy cảm xúc và đậm chất nhân văn, Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ thế nên sở trường của ông là viết về nông thân và những người nông dân. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 634 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân | Ngữ văn 12
Kim Lân được biết đến nhiều nhất với tác phẩm "Vợ Nhặt", một câu chuyện ngắn đầy cảm xúc và đậm chất nhân văn, Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ thế nên sở trường của ông là viết về nông thân và những người nông dân. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 634 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân
Vợ nhặt là một trong những tác phẩm nổi bật của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm đã tái hiện hiện thực của
cuộc sống nghèo khổ của nhân dân cũng như đã phản ánh lên được giá trị nhân đạo rất sâu sắc. Bài viết
dưới đây là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1. Giới thiệu về tác giả Kim Lân
Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở miền Nam Việt Nam và đã trải qua
nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Kim Lân được biết đến nhiều nhất với tác phẩm "Vợ Nhặt", một câu chuyện ngắn đầy cảm xúc và đậm chất
nhân văn, Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của
làng quê Bắc Bộ thế nên sở trường của ông là viết về nông thân và những người nông dân. Ông có phong
văn giản dị, chân thật nhưng lại vô cùng hấp dẫn, ngôn ngữ phong phú, sống động. Rất gần gũi với ngôn
ngữ giao tiếp đời thường thế nên nó mang đậm màu sắc của nông thôn và người dân quê ông, hiểu sâu sắc
cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.
Tuy Kim Lân cống hiến cho đời ít tác phẩm thế nhưng những tác phẩm mà ông để lại đều thành công và
gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Những gì còn đọng lại trong lòng bạn đọc có lẽ là chất dân giã, bình dị
với người lao động ở vùng quê Việt Nam. Ngòi bút của Kim Lân rất chân thật, xúc động về cuộc sống đã tạo
nên những tác phẩm văn học rất thú vị và đầy cảm xúc, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và
người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những người gắn bó tha thiết với quê
hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của ông vẫn thấy thấp thoáng
hình ảnh cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà, chất
phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa
2. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm "Vợ nhặt"
Có thể nói, "Vợ nhặt" là truyện ngắn hay và đặc sắc làm nên tên tuổi của nhà văn Kim Lân được in trong tập
"Con chó xấu xí" (1962). Ban đầu có tên là "Xóm ngụ cư" nhưng đang viết dở tay thì bị thất lạc bản thảo nên
sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này. Truyện tái hiện
lại bức tranh ảm đạm về nạn đói có một không hai năm 1945 ảm đạm, thê lương và đói nghèo. Lúc này, đất
nước ta rơi vào hoàn cảnh thiếu lương thực trầm trọng, hàng triệu người dân chết đói, xã hội chìm trong
những ngày tháng đen tối nhất, thông qua đó, tác phẩm đã phản ánh đời sống của những con người bần
cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang
đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến. Vợ Nhặt như tố
cáo tội ác của thực dân, phản ánh cuộc sống thê thảm của nhân dân trong nạn đói.
3. Cảm nhận về tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân
Nhân vật Tràng là nhân vật chính trong truyện ngắn "Vợ nhặt", truyện ngắn xoay quanh nhân vật Tràng một
chàng trai nhà nghèo, xấu xí đến mức thô kệch bị khinh bỉ, cha mất sớm, mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống
bấp bênh nhà văn còn miêu tả về Tràng: “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn
vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về. Trong một lần đẩy xe bồ thì Tràng gặp cô gái và có cất lên lời hò của
Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình. Trong lần
gặp thứ hai, Tràng cười toét miệng và mời cô ta ăn khi bị cô gái chửi dù không dư dả gì.Đây được coi là
hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng. Cũng đến ngày người đàn bà quyết định theo Tràng về
nhưng Tràng lại nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Chứng tỏ, Tràng là
người dũng cảm, đường đầu không ngại khó, ngại khổ, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc thương
yêu người cùng cảnh ngộ. Sau khi đưa được nàng về thì Tràng đã đưa ngườiphụ nữ lên chợ tỉnh mua
đồ. Trên đường về vẻ mặt của chàng “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm
thấy vênh vênh tự đắc” như đang nói rằng chàng rất hạnh phúc và mãn nguyện khi làm được điểu gì đó cho
người phụ nữ mình yêu thương Tràng cũng không quên mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà
trở nên sáng sủa. Về đến nhà, Tràng bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay
của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc. Cho đến khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có
cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
Tràng sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định
của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ
hẳn đi và cảm nhận được ràng Tràng thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải
duyên”. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Tràng ngạc nhiên vì sự thây đổi la thường của ngôi nhà thân thương
mình ở sân vườn, ang nước, quần áo sạch tinh, tươm tất và Tràng cảm nhận rằng việc có người phụ nữ
trong nhà là điều tuyệt vời và vô cùng quan trọng.Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách
nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu
đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Tràng suy nghĩ về đám người đói và
lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.
Nói về người vợ mà Tràng "nhặt" được, cô nàng Không có quê hương gia đình cũng không có tên tuổi cũng
không có và qua tên gọi “vợ nhặt. Ngoại hình của cô nàng được phác hoạ như sau: quần áo tả tơi như tổ
đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Có thể cảm nhận được cô nàng "vợ nhặt" khá
dễ dàng khi nghe câu hò vui của Tràng, cô đã vui vẻ giúp đỡ, đây chính là sự hồn nhiên vô tư của người lao
động nghèo. Lần thứ hai cô gặp Tràng cô đã sưng sỉa mắng Tràng, từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có
giá trị hơn, khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.Nhưng
đến khi nghe Tràng nói đùa rằng có về với Tràng không thì cô nàng đã theo về thật bởi trong cái đói khổ, đó
là cơ hội để thị bấu víu lấy sự sống. Trên đường về, vợ nhặt cũng rón rén e thẹn đi sau Tràng, đầu hơi cúi
xuống, cô ngại ngùng cho thân phận vợ nhặt của mình. Khi gặp mẹ chồng, ngoài câu chào thị chỉ cúi đầu,
“hai tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thể hiện sự lúng túng ngượng nghịu. Sáng hôm sau, thị dậy sớm quét
tước nhà cửa, không còn cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” mà hiền hậu, đúng mực. Lúc ăn cháo cám, mới nhìn
“mắt thị tối lại”, nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng thể hiện sự nể nang, ý tứ trước người mẹ chồng, không buồn làm bà buồn.
Mẹ Tràng (bà cụ Tứ) trong câu Truyện xuất hiện ít nhưng cũng là điểm nhấn trong việc quyết định cho Tràng
được rước vợ về, cụ có dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính
toán theo thói quen người già. Bà cụ Tứ đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa
lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của
họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa
hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng
cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ
đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau
Trên đây là nội dung về Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn "Vợ nhặt". Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu
ích dành cho bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!