Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước | Trường Đại học Y Dược , Đại học Quốc gia Hà Nội
Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Biểu hiện của chủ nghĩa độc quyền tư bản nhà nước. Khái niệm giai cấp công nhân, nội dung về điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giải cấp công nhân Khái niệm giai cấp công nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo,ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội ( DHYD )
Trường: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPSD| 48197999 CHƯƠNG VI:
HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
C12. Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là chủ nghĩa tư bản cạnh tranh
Giai đoạn thứ hai là chủ nghĩa tư bản độc quyền
Theo nghiên cứu trước đó của Các-Mác và Ăng-ghen thì hai người đã dự báo
rằng, giữa hai giai đoạn này có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể là:
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh theo hướng tự do sẽ sinh ra sự tích tụ và tập trung
sản xuất và khi đạt đến một mức độ cao nhất thì chúng sẽ phát triển thành chủ
nghĩa tư bản độc quyền
Kế thừa và tiếp thu những thành quả từ nghiên cứu trên của hai người cộng sự,
Lê-nin đã vận dụng một cách linh hoạt chúng vào điều kiện lịch sử mới của thế
giới và chứng minh điều sau:
Chủ nghĩa tư bản đã bước sang một giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền được xác định qua các đặc điểm kinh
tế cơ bản được xác định từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX:
Đặc điểm thứ nhất, khả năng tiến bộ và phát triển mạnh mẽ của các lực lượng sản
xuất dưới ảnh hưởng của các cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật đã đẩy nhanh
quá trình tích tụ và tập trung sản xuất qua việc hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Đặc điểm thứ hai, vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, có nhiều thành tựu được ra đời từ
các cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật và một số ngành sản xuất mới xuất hiện
đòi hỏi các xí nghiệp phải mở rộng quy mô lớn hơn. Mặt khác thì năng suất lao
động, khả năng tích lũy tư bản cũng tăng lên và thúc đẩy quá trình sản xuất. lO M oARcPSD| 48197999
Đặc điểm thứ ba, trong khi các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra
thì sự tác động và ảnh hưởng của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản ngày
càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội, buộc chủ nghĩa tư bản
phải đi theo hướng tập trung sản xuất với quy mô lớn để có thể tồn tại.
Đặc điểm thứ tư, sự cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến
kỹ thuật và mở rộng quy mô tích lũy để giành lợi thế. Ảnh hưởng của sự cạnh
tranh làm các nhà tư bản vừa và nhỏ thất bại xong dẫn đến phá sản, các nhà tư
bản lớn giành chiến thắng, ngày càng phát tài hơn, họ làm giàu với số vốn tư bản
sẵn có và ngày càng mở rộng xí nghiệp của mình để nó to lớn hơn nữa.
Đặc điểm thứ năm, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 1873 đã đẩy các xí
nghiệp nhỏ đi đến con đường phá sản và giúp tư bản chủ nghĩa thúc đẩy nhanh
quá trình tập trung tích tụ và tập trung tư bản
Đặc điểm thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành
đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
C13. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sinh sự tích tụ và tập trung sản xuất và khi chúng
đạt đến một mức độ cao nhất thì hình thành nên tổ chức độc quyền, đây được coi là một
trong những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc, tổ chức độc quyền xuất hiện
từ năm 1900 ở Châu Âu, từ cái bắt tay theo khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm độc
quyền giữa các xí nghiệp lớn.
Tổ chức độc quyền là một liên minh lớn của các nhà tư bản có mục đích chung là
sử dụng phần lớn khả năng sản xuất mà mình có để tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó
nhằm mục đích thu được khoản lợi nhuận mang tính chất độc quyền cao.
Trong khoảng thời gian đầu tiên khi bắt đầu xây dựng liên minh và thực hiện quá
trình độc quyền hóa, các tổ chức độc quyền đi theo hướng liên kết ngang, nghĩa là chỉ liên
kết các doanh nghiệp trong một ngành, về sau thì họ tạo dựng dây chuyền để đi theo hướng
liên kết dọc để mở rộng liên kết với các doanh nghiệp trong nhiều ngành khác A, Có 4 hình
thức tổ chức độc quyền cơ bản là Cartel, Syndicate, Trust, Consortium
=> Cartel là hình thức tổ chức độc quyền xuất hiện khi các nhà tư bản ký hiệp định thỏa
thuận với nhau để thực hiện một quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nào đó
=> Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền phát triển lớn hơn và ổn định hơn so với Cartel
=> Trust là hình thức tổ chức độc quyền đứng trên cả Cartel và Syndicate lO M oARcPSD| 48197999
=> Consortium là hình thức tổ chức độc quyền cuối cùng và có mọi yếu tố hơn hẳn ba tổ
chức độc quyền xuất hiện trước nó. B, Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Tư bản tài chính là một loại tư bản được hình thành trong quá trình xâm nhập và
dung hòa giữa hai loại tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp:
=> Tư bản ngân hàng dựa trên vai trò và địa vị mà mình đang có đã cử người tham
gia vào các tổ chức độc quyền của tư bản công nghiệp để theo dõi việc vay vốn.
=> Tư bản công nghiệp buộc phải can thiệp để tìm cách chống lại sự chi phối của tư
bản ngân hàng, họ thu mua cổ phiếu riêng và cũng tự tạo ra tư bản ngân hàng khác cho riêng mình.
Hai quá trình xâm nhập và dung hòa này đã góp phần làm tiền đề cho sự xuất hiện
của tư bản tài chính và tư bản tài chính thực hiện việc thao túng đời sống kinh tê, chính trị ở các nước tư bản.
Sự phát triển của tư bản tài chính cũng dẫn đến sự ra đời của một nhóm nhỏ độc
quyền, nhóm nhỏ này chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của xã hội và được gọi là đầu sỏ tài chính:
=> Đầu sỏ tài chính thiết lập sự chi phối của mình thông qua chế độ tham dự, chế độ tham
dự có nhiều sức mạnh và quyền lực vô cùng lớn về mọi mặt từ việc sở hữu số cổ phiếu
mang tính chất khống chế, nhờ chúng mà chế độ tham dự thâu tóm rất nhiều các công ty từ lớn đến bé.
Nhờ có một hệ thống tổ chức chế độ theo kiểu móc xích theo phương pháp như vậy
mà chế độ tham dự cũng giúp cho các nhà tư bản của tổ chức độc quyền tài chính có thể
khống chế và điều tiết một lượng tư bản lớn hơn rất nhiều lần
=> Đầu sỏ tài chính không chỉ sử dụng chế độ tham dự mà còn vô số thủ đoạn mưu
mô khác để thu lợi nhuận độc quyền cao
=> Đầu sỏ tài chính coi sự thống trị về kinh tế là tiền đề để thống trị về chính trị và các mặt khác C, Xuất khẩu tư bản:
Theo Lê-nin, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Xuất khẩu tư bản nếu xét về hình thức đầu tư thì có thể phân chia thành:
=> Xuất khẩu tư bản hoạt động (Đầu tư trực tiếp), đưa tư bản ra nước ngoài để kinh
doanh trực tiếp để thu lợi nhuận cao lO M oARcPSD| 48197999
=> Xuất khẩu tư bản cho vay (Đầu tư gián tiếp), cho vay để thu lợi tức Xét
về chủ sở hữu tư bản, có thể phân thia thành:
=> Xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước
ngoài và là công cụ chủ yếu để bành trước sự thống trị, bóc lột, nô dịch của giới tư bản tài
chính trên phạm vi thế giới.
D, Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản cũng tăng lên
cả về quy mô và phạm vi nên tất yếu dẫn đến sự phân thia thế giới về mặt kinh tế trong giới
tư bản độc quyền và hình thành nên một hình thái của tổ chức độc quyền, đó là tổ chức độc quyền quốc tế.
Lượng hàng hóa được sản xuất tăng chóng mặt, làm nảy sinh nhu cầu về thị trường
và nguyên liệu ngoài nước giữa các nước đế quốc diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành
giật thị trường thế giới
E, Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Sự phân chia về lãnh thổ là một hệ quả tất yếu từ việc phân chia thế giới về kinh tế
và nó biểu hiện ở chỗ, các nước đế quốc thuộc chủ nghĩa tư bản liên tục đi xâm lược và
triển khai kế hoạch biến các nước nhỏ hơn mình thành thuộc địa để chiếm lấy các nguồn
tài nguyên, mở rộng thị trường và lập nên các căn cứ quân sự.
Nhưng, các nhà triết học nhìn nhận khách quan từ vấn đề trên và đưa ra quan điểm,
sự phân chia lãnh thổ không đồng đều đã vô tình dẫn đến các cuộc chiến tranh đòi phân
chia lại toàn bộ thế giới, điển hình hai cuộc chiến tranh thế giới từ năm 1914 đến năm 1945
C14. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: Nguyên nhân ra đời:
Đầu thế kỷ XX, Lê-nin đã chỉ rõ:
“Chủ nghĩa tư bản độc quyền trở thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một
khuynh hướng tất yếu”
Phải đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới
đạt đến một trạng thái hoàn chỉnh và trở thành đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Theo quan điểm của Lê-nin thì chúng ta có thể nhận thấy có đến bốn nguyên nhân
chính dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: lO M oARcPSD| 48197999
Một là, sự tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì sẽ dẫn đến sự tích tụ và tập trung
sản xuất ngày càng cao, từ đây sẽ hình thành nên cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều
tiết xã hội hợp lý đối với sản xuất và phân phối, thực hiện kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành
mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì nếu đầu tư
lớn thì họ sẽ thu hồi vốn chậm và có quá ít lợi nhuận, nhất là với một số ngành liên quan
đến kết cấu hạ tầng, chúng đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp đứng ra đảm nhiệm việc kinh
doanh để các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của các tổ chức độc quyền đã làm sự mâu thuẫn và sự đối kháng
giữa hai giai cấp vô sản, tư sản và nhân dân lao động thêm sâu sắc hơn, điều này đòi hỏi
nhà nước phải có những chính sách thiết thực để để xoa dịu sự mẫu thuẫn và sự đối kháng của các giai cấp trên.
Bốn là, đi cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế là sự bành trướng của các
liên minh độc quyền quốc tế nhưng lại vướng phải hàng rào mang tên quốc gia dân tộc và
sự xung đột lợi ích với những đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình này đòi hỏi phải
có sự phối hợp giữa các nhà nước của các quốc gia để điều tiết quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế
Năm là, bùng nổ của chiến tranh thế giới và tham vọng giành chiến thắng của một
số nước xong sau đó là sự phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội sau cuộc Cách mạng
tháng mười Nga lịch sử là một tiếng chuông báo hiệu thời đại mới bắt đầu và nhà nước tổ
chức độc quyền bắt đầu can thiệp vào kinh tế. Bản chất:
Xét về bản chất thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa
sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản
thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó thì nhà nước tư sản bị phụ thuộc
vào các tổ chức độc quyền và chấp nhận can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm
bảo vệ lợi ích của họ và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
C15. Biểu hiện của chủ nghĩa độc quyền tư bản nhà nước:
A, Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước
Lê-nin từng nhấn mạnh, sự liên minh của các cá nhân của ngân hàng với công nghiệp
ở giai đoạn kế tiếp là liên minh với chính phủ:
“Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng, hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng” lO M oARcPSD| 48197999
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các liên minh có nhiều tên gọi khác
nhau của những người quản lý xí nghiệp và các đảng phải tư sản, sự tồn tại của họ đã góp
phần tạo ra cho chủ nghĩa tư bản độc quyền một cơ sở để duy trì sự thống trị xã hội và xây
dựng hệ thống điều hành cho bộ máy nhà nước.
B, Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có đủ quyền lực để thống trị xã hội và nổi bật
nhất là khi các tổ chức độc quyền và nhà nước cùng can thiệp một lúc vào các lĩnh vực liên
quan đến kinh tế và quá trình tái sản xuất
Cơ sở của sự can thiệp này nằm ở sự thay đổi của các quan hệ sở hữu và không chỉ
biểu hiện ở sự tăng lên không ngừng của các quan hệ sở hữu mà còn là ở sự tăng cường
mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước tư sản và sở hữu độc quyền tư bản tư nhân, hai sở hữu
này liên kết với nhau trong quá trình chu chuyển của tổng tư bản xã hội.
Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước hình thành và phát triển qua các hình thức chủ yếu sau:
=> Xây dựng các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước bằng vốn được
trích ra từ ngân sách chung
=> Quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản tư nhân bằng cách mua lại
=> Nhà nước tổ chức thu mua cổ phiếu của các xí nghiệp của tư bản tư nhân
=> Mở rộng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân
C, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Đây được coi là một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước khi nhà nước tư sản trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện việc
điều hành hệ thống điều tiết kinh tế.
Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể bao gồm thiết chế và
thể chế kinh tế của nhà nước trong một bộ máy quản lý gắn liền với hệ thống chính sách,
công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tái sản xuất
xã hội theo hướng có lợi cho các tầng lớp tư bản độc quyền.
Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản đã thể hiện rõ ràng nhất sự điều tiết kinh
tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong giai đoạn hiện nay và được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới.
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI lO M oARcPSD| 48197999 CHƯƠNG VII
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
C16. Khái niệm giai cấp công nhân, nội dung về điều kiện khách quan quy định sứ
mệnh lịch sử của giải cấp công nhân Khái niệm giai cấp công nhân:
Khi bàn về khái niệm giai cấp công nhân, Các-mác và Ăng-ghen đã dùng rất nhiều
các thuật ngữ khác nhau để dễ hình dung về khái niệm đó như giai cấp vô sản, giai cấp vô
sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp.
Về cơ bản thì những thuật ngữ trên đều biểu thị cho một khái niệm chung nhất:
“Giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa và cũng là giai cấp đại diện cho các lực lượng sản xuất tiên tiến và các phương thức
sản xuất hiện đại”
Trong phạm vi của việc sử dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp
công nhân có hai đặc trưng cơ bản:
=> Phương thức về lao động của giai cấp công nhân
=> Địa vị của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Khái quát hơn thì chúng ta có thể đưa ra một nhận định chung nhất xuất phát từ
nghiên cứu về giai cấp công nhân của nhiều nhà triết học kinh điển:
“Giai cấp công nhân được coi là một tổ chức xã hội ổn định, họ hình thành và thay
đổi theo thời gian cùng với quá trình đi lên của nền công nghiệp hiện đại qua các giai
đoạn lịch sử và với nhịp độ phát triển của lực lượng xã hội có tính chất xã hội hóa cao.
Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến trong vật chất và cải tạo
các quan hệ xã hội xong cũng là động lực chính của việc thực hiện bước di chuyển quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”
Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nội dung:
Giai cấp công nhân hướng đến xu hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại và
phương thức sản xuất mới trong tương lai, chính vì vậy về mặt khách quan thì chúng ta có
thể hiểu vì sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử:
“Giai cấp công nhân nắm trong tay lá cờ lãnh đạo nhân dân lao động đứng lên đấu
tranh chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và xóa bỏ mọi sự áp bức, bóc lột do chúng tạo ra lO M oARcPSD| 48197999
để xây dựng nên một xã hội bình đẳng với hình thái của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”
Các-Mác và Ăng-ghen tiếp tục bàn về giai cấp công nhân và lần này là sứ mệnh lịch
sử của họ, theo tác phẩm “Chống Đuyrinh”:
=> Giai cấp công nhân bắt buộc phải hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không thì họ sẽ bị diệt vọng
=> Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là sự nghiệp giải phóng thế giới
=> Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là một phần lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại
Và cũng theo quan điểm của Các-Mác và Ăng-ghen, quá trình thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua hai giai đoạn:
=> Giai đoạn 1: Giai cấp vô sản trở thành kẻ thống trị và chiếm lấy chính quyền từ tay nhà nước
=> Giai đoạn 2: Giai cấp vô sản dùng sức mạnh của mình để đánh bại giai cấp tư
sản và cả tư bản nhằm chiếm đoạt toàn bộ những gì chúng đang có và sau đó là sử dụng bộ
máy chính quyền của nhà nước để xây dựng nên một xã hội mới.
Hai giai đoạn này có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể thực hiện được
bước thứ nhất thì giai cấp công nhân không thể thực hiện được thứ hai và bước thứ hai là
điều kiện quan trọng nhất để giúp giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Ngoài ra, giai cấp công nhân cũng cần phải tập hợp được sức mạnh và sự đoàn kết
của mọi tầng lớp trong xã hội để có thể xóa bỏ hoàn toàn xã hội cũ và xây dựng xã hội mới
nhưng đó là một quá trình lịch sử lâu dài có rất nhiều khó khăn.
Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
A, Địa vị về kinh tế và xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lực lượng lao động có một vai trò vô
cùng quan trọng trong xã hội và nhất là với nền sản xuất đại công nghiệp đang ngày càng
phát triển và giai cấp công nhân được coi là một thành phần nòng cốt của lực lượng lao động:
“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân và người lao động”
Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có hai vai trò chính:
=> Chủ thể trực tiếp nhất
=> Sản phẩm căn bản nhất lO M oARcPSD| 48197999
Ngoài ra thì giai cấp công nhân muốn tồn tại thì phải đáp ứng được một số yêu cầu của nền
sản xuất đại công nghiệp:
=> Giai cấp công nhân chỉ có thể tồn tại khi họ kiếm được việc làm và khả năng lao động
của họ phải làm tăng thêm giá trị tư bản và từ đây thì giai cấp công nhân phải không ngừng
trau dồi kỹ năng lẫn học tập để dần vươn lên nhằm tiến bộ hơn.
Trong nền sản xuất của giai cấp tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân không có
hoặc có rất ít tư liệu sản xuất và có vai trò làm thuê, giai cấp công nhân cũng phải gánh
chịu hết sự rủi ro và ảnh hưởng từ những biến động của thị trường ở nhiều mức độ khác nhau.
Giai cấp công nhân cũng có sự trái ngược với giai cấp tư bản chủ nghĩa về lợi ích
mà cả hai phe mong muốn đạt được, chúng ta có hiểu rõ hơn như sau:
=> Giai cấp tư bản chủ nghĩa muốn duy trì các chế độ cũ để đàn áp giai cấp công
nhân và các quần chúng lao động
=> Giai cấp công nhân muốn loại bỏ hoàn toàn các chế độ cũ để xây dựng xã hội
mới không còn sự hiện hữu của giai cấp tư bản chủ nghĩa
Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có nhiều điều kiện để có
thể đoàn kết với chặt chẽ với nhau hơn nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản.
B, những đặc điểm chính trị xã hội của giai cấp công nhân
Địa vị kinh tế và xã hội đã tạo ra cho giai cấp công nhân những đặc điểm chính trị
xã hội mà những giai cấp khác không thể có được và đó là bốn đặc điểm sau;
=> Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu cho các phương
thức sản xuất tiên tiến gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại và
được trang bị một lý luận cách mạng có tính khoa học, họ luôn đi đầu trong các phong trào
đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa cách mạng lạc hậu, xây dựng một xã hội mới tiến bộ và thu hút
được rất nhiều các giai cấp và tầng lớp khác tham gia phong trào đấu tranh.
=> Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay
Lịch sử đã ghi giai cấp tư sản là một giai cấp từng đấu tranh để chống lại chế độ
phong kiến và khi giành được chính quyền thì họ quay ra để tìm cách đàn áp, bóc lột giai
cấp công nhân và nông dân, hai giai cấp đã cùng kề vai sát cánh với họ.
Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là hai giai cấp đối lập trực tiếp và giai cấp
công nhân đã sớm nhận ra là họ phải thực hiện sứ mệnh lịch sử, giải phóng chính mình, lO M oARcPSD| 48197999
giải phóng toàn bộ xã hội khỏi giai cấp tư sản và xóa bỏ toàn bộ chủ nghĩa tư bản một cách triệt để.
=> Thứ ba, giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao
Nền sản xuất đại công nghiệp và cuộc sống đô thị tập trung đã góp phần giúp giai
cấp công nhân hình thành ý thức tổ chức kỷ luật lao động và kỷ luật chặt chẽ và ý thức này
chỉ thực sự được gia cố và phát triển lên khi giai cấp công nhân trở thành một lực lượng
đấu tranh chính trị lớn mạnh, có tổ chức rõ ràng và được dẫn dắt bởi một chính đảng duy
nhất là Đảng cộng sản.
Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức kỷ luật cao thì không thể thực hiện
được sứ mệnh lịch sử của mình là chống lại giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới.
=> Thứ tư, giai cấp có bản chất quốc tế
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế vì họ không
chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính đất nước của mình mà còn ở nhiều nước thuộc địa
khác và đây cũng được coi là một xu thế khách quan của thời đại. Nhiều sản phẩm không
phải do một nước sản xuất ra mà còn là một kết quả lao động của nhiều quốc gia, vì vậy
mà giai cấp công nhân không chỉ tổ chức các phong trào đấu tranh trong một nước mà còn
là trên phạm vi thế giới để liên kết với các phong trào đấu tranh khác nhằm tạo thành liên
minh quốc tế nhằm xóa bỏ toàn bộ chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.
C17. Trình bày quy luật ra đời của Đảng cộng sản, vai trò của Đảng cộng sản
với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Khái niệm Đảng cộng sản:
Địa vị kinh tế xã hội quyết định việc giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử
của họ nhưng giai cấp công nhân cũng cần đến một vài nhân tố chủ quan và chính từ đây
thì sự ra đời của Đảng cộng sản chính là nhân tố chủ quan giữ vai trò quyết định nhất để
đảm bảo cho giai cấp công nhân có thể thực hiện sứ mệnh ấy.
Đảng cộng sản được coi là một chính đảng đầu tiên của giai cấp công nhân và chính
đảng này nắm giữ nhiều vai trò như là một đội tiên phong, cơ quan tham mưu, tổ chức
vững mạnh về lý luận chính trị, tư tưởng và luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công
nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và cả một dân tộc.
Đảng cộng sản lấy học thuyết Mác-Lênin làm kim chỉ nam cho hành động của mình
và coi trọng nguyên tắc cơ bản nhất dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, Đảng cộng sản có nguồn gốc từ giai cấp công nhân và cũng không thể tách
rời khỏi giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và cả một dân tộc. lO M oARcPSD| 48197999
Quy luật ra đời của Đảng cộng sản:
Sự thâm nhập của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào đời sống hằng ngày và các phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân đã manh nha dẫn đến việc hình thành một chính đảng
mới, theo như Lê-nin đã nhận định:
“Đảng cộng sản là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác-Lênin với các phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân”
Trên thế giới thì sự kết hợp ấy lại diễn ra theo nhiều cách tùy vào điều kiện và hoàn
cảnh của từng nước, nhất là với các nước thuộc địa lẫn nửa thuộc địa thì Đảng cộng sản
được coi là một sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và các phong trào yêu nước.
Đảng cộng sản ra đời đã đánh dấu bước nhảy vọt của Giai cấp công nhân từ phong
trào đấu tranh tự phát lên tự giác với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, điều này cũng dẫn
đến việc giai cấp công nhân tiếp tục đấu tranh nhằm tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn chủ
nghĩa tư bản đã và giai cấp công nhân chuyển sang sử dụng một hình thức mới là phong
trào đấu tranh chính trị.
Vai trò của Đảng cộng sản trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Đảng cộng sản được coi là nhân tố chủ quan đầu tiên quyết định sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, lịch sử đã chứng minh rằng giai cấp công nhân không thể phát
động các phong trào đấu tranh chống lại giai cấp tư sản nếu không có sự lãnh đạo của một
chính đảng và đó sẽ chỉ là các phong trào đấu tranh tự phát vì quyền lợi kinh tế chứ không
phải là các phong trào đấu tranh tự giác vì chính trị cho nên chính vì vậy mà sự lãnh đạo
của Đảng luôn quyết định tất cả.
Đảng cộng sản và giai cấp công nhân luôn có sự thống nhất nhưng Đảng cộng sản
lại có trình độ lý luận và tổ chức cao hơn giai cấp công nhân và có đủ khả năng để lãnh đạo
giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và cả một dân tộc đứng lên thực hiện sứ mệnh lịch sử.
C18. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân bùng nổ của cách
mạng xã hội chủ nghĩa
Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng hướng đến mục tiêu đánh bại
chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời và thay chế chúng bằng chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm xây lO M oARcPSD| 48197999
dựng nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh do giai cấp công nhân lãnh đạo cùng
với quần chúng nhân dân lao động.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu theo hai nghĩa:
=> Nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị được đúc
kết bằng việc giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân lao động giành được chính
quyền và thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản, một nhà nước của chính giai cấp côn
nhân và quần chúng nhân dân lao động.
=> Nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa trải qua hai thời kỳ, thời kỳ đầu tiên là
thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và thời kỳ thứ hai là giai cấp công nhân cùng quần
chúng nhân dân lao động sử dụng nhà nước chuyên chính vô sản để cải tạo xã hội cũ và
xây dựng nên xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện các thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ mâu thuẫn
gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản
xuất cũ đã trở nên lỗi thời.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không thuận theo tự nhiên mà diễn ra mà bắt đầu
từ lúc giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động khi họ đã có đủ điều kiện để tự
giác đứng lên tổ chức các phong trào đấu tranh để xây dựng xã hội mới.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi được hay không thì tùy vào cách
mà giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động chớp lấy thời cơ cách mạng.
Khái quát chung, Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bùng nổ do nguyên nhân sâu xa
từ mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với lực lượng sản xuất
có tính tư nhân của tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất cho nên chính vì vậy mà chừng
nào còn duy trì được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì Cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa vẫn sẽ mãi tồn tại.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố khách quan trong tiến trình phát
triển của lịch sử nhân loại và trong giai đoạn hiện nay thì giai cấp công nhân đang gặp phải
rất nhiều khó khăn rất lớn cho nên Cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa có điều kiện để nổ ra.
C19. Trình bày tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội. lO M oARcPSD| 48197999
Để thực hiện quá trình xã hội của chủ nghĩa tư bản chuyển hóa thành xã hội của chủ
nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chính là chủ nghĩa xã hội cần phải trải qua một bước di
chuyển quá độ nhất định.
Tính tất yếu của bước di chuyển quá độ được nhìn nhận từ các căn cứ sau: -
Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có sự khác nhau về bản chất. -
Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trong nền sản xuất đại công nghiệp cótrình độ cao. -
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong
lòngchủ nghĩa tư bản vì chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. -
Bốn là, xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó
khăn,phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động
làm quen dần với điều này,
Bước di chuyển quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh
tế xã hội khác nhau có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn khác nhau.
Đặc điểm và thực chất của quá trình thực hiện bước di chuyển quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Đăc điểm nổi bật nhất của quá trình thực hiện bước di chuyển quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của những tàn dư còn đọng lại từ xã hội cũ bên
cạnh những nhân tố mới, chúng tồn tại trong một mối quan hệ vừa có sự thống nhất và vừa
có sự đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. -
Một là, trong lĩnh vực kinh tế, quá trình thực hiện bước di chuyển quá độ từ
chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội luôn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong
một hệ thống quản lý kinh tế thống nhất. -
Hai là, trong lĩnh vực chính trị, quá trình thực hiện bước di chuyển quá độ từ
chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội luôn có sự xuất hiện những giai cấp xã hội đa dạng, phức tạp. -
Ba là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, quá trình thực hiện bước di
chuyểnquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội luôn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau.
C20. Trình bày những đặc trưng cơ bản của xã hội của xã hội chủ nghĩa
Xã hội của xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội ở trong giai đoạn thấp nhất của chủ
nghĩa cộng sản) là một xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: lO M oARcPSD| 48197999
Thứ nhất, mọi yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội xã hội chủ
nghĩa đều liên quan đến nền đại công nghiệp được xây dựng nên từ nền tảng chính là đại
công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân của tư bản chủ nghĩa và
thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa được coi là một chế độ xã hội tạo ra cách tổ chức
lao động và kỷ luật lao động mới.
Thứ tư, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện theo nguyên tắc phân
phối theo lao động và đây được coi là nguyên tắc cơ bản nhất.
Thứ năm, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó nhà nước mang bản chất
của giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Thứ sáu, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội hướng đến mục tiêu giải phóng con
người khỏi ách áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội và tạo điều kiện cho con người phát triển.
C21. Trình bày tính tất yếu, nội dung, nguyên tắc của liên minh giữa giai cấp công
nhân giai cấp nông dân với các giai cấp khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu:
Liên minh công – nông – trí thức vừa là một quy luật khách quan vừa là vấn đề mang
tính chiến lược của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là ở những nước nông nghiệp lạc hậu.
Tính tất yếu của liên minh công – nông – trí thức được thể hiện ở những cơ sở khách quan của liên minh này.
Liên minh này là sự thống nhất những lực lượng chính trị xã hội cơ bản nhất của
cách mạng, là nền tảng vững chắc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đảm bảo được vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân, là diều kiện quyết định thắng lợi của công cuộc cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Liên minh công – nông – trí thức xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự
thống nhất những lợi ích căn bản của các giai cấp và tầng lớp trong liên minh, sự thống
nhất ấy do bản chất của chủ nghĩa xã hội quy định.
Liên minh công – nông – trí thức là sự thể hiện về mặt xã hội của sự gắn bó thống
nhất giữa công nghiệp, nông nghiệp và khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nội dung: lO M oARcPSD| 48197999 Liên minh chính trị:
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, mục tiêu mà liên minh công-nông-trí
thức nhắm đến là giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.
Liên minh công-nông-trí thức trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước xã hội chủ
nghĩa và tạo thành nòng cốt quan trọng để thực hiện các khối liên minh rộng rãi khác với
các giai cấp khác trong mặt trận thống nhất Liên minh kinh tế:
Đây là một nội dung quan trọng, theo Lê-nin thì trước đó liên minh công-nông-trí
thức trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền tập trung vào liên minh về quân sự và sau
khi bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội thì tập trung vào liên minh về kinh tế.
Thực hiện liên minh kinh tế là luôn phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa hai giai cấp,
đảm bảo lợi ích của nhà nước, xã hội, quan tâm lợi ích của giai cấp nông dân và sự kết hợp
đúng đắn này cũng góp phần biến liên minh kinh tế trở thành động lực xong vừa trở thành
lực cản đối với sự phát triển xã hội Tư tưởng văn hóa:
Một là, liên minh công-nông-trí thức phải tích cực học tập và trau dồi kiến thức
nhằm nâng cao tư tưởng văn hóa để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của nền sản
xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Hai là, liên minh công-nông-trí thức phải tích cực học cực học tập và trau dồi kiến
thức nhằm nâng cao tư tưởng văn hóa để phát triển các quan hệ hữu nghị, tương trợ, giúp
đỡ lẫn nhau giữa con người với con người, dân tộc với dân tộc.
Ba là, liên minh công-nông-trí thức phải tích cực học cực học tập và trau dồi kiến
thức nhằm nâng cao tư tưởng văn hóa để hiểu biết hơn về chính sách, pháp luật để tham
gia quản lý kinh tế, xã hội, nhà nước. Nguyên tắc:
Liên minh công-nông-trí thức muốn xây dựng được khối liên minh vững chắc trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần đảm bảo được ba nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1, phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Nguyên tắc 2, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
- Nguyên tắc 3, phải đảm bảo kết hợp đúng đắn các lợi ích.
C21. Trình bày khái niệm và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khái niệm: lO M oARcPSD| 48197999
Trong một xã hội có giai cấp và nhà nước thì quyền lực của nhân dân được thể chế
hóa bằng chế độ nhà nước với một hệ thống pháp luật đặc trưng xong từ khi xã hội có giai
cấp và trở nên dân chủ hơn thì chuyển qua hình thái nhà nước là tổ chức nhà nước mới với
tên gọi là “chính thể dân chủ” hoặc “nền dân chủ”.
Đây được coi là một hình thái nhà nước gắn liền với bản chất và tính chất của nhà
nước, là hình thái được xác định trong điều kiện lịch sử cụ thể của một xã hội có giai cấp
và hình thái này do giai cấp thống trị lập ra và được thể chế hóa bằng pháp luật.
Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo chủ nghĩa Mác-lênin thì hình thái nhà nước chuyên chính vô sản và hình thái
nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa về căn bản là có sự thống nhất, cụ thể là ngay từ đại hội
VII năm 1986 thì Đảng ta đã thống nhất hình thái nhà nước chuyên chính vô sản với hình
thái nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn phải thực hiện nội dung cơ bản của hình
thái nhà nước chuyên chính vô sản vì Đảng ta quan niệm rằng:
“Hình thái nhà nước chuyên chính vô sản biểu trưng cho một đất nước do toàn thể
nhân dân lao động làm chủ dưới sự quản lý của nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng”. Về bản chất chính trị:
Bản chất chính trị của hình thái nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện qua các
phong trào đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
nhưng giai cấp công nhân không hề đấu tranh vì quyền lợi của mình mà là vì các tầng lớp nhân dân lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng:
“Quá trình xây dựng chủ nghĩa hội thì bao nhiêu quyền lợi, sức mạnh, quyền lực
đều vì nhân nhân và nhà nước chủ nghĩa xã hội hay chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng
đều thuộc về nhân dân, do dân và vì dân”
Hình thái nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn tạo điều kiện cho các tầng lớp
nhân dân lao động tham gia công việc nhà nước do vậy hình thái này cũng mang bản chất
của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Về bản chất kinh tế:
Hình thái nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để đáp ứng các điều
kiện ngày càng cao của lực lượng sản xuất với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện
đại để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế của hình thái nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa có thể khác so với
bản chất kinh tế của các hình thái nhà nước khác cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ lO M oARcPSD| 48197999
nghĩa nhưng nó cũng mang tính kế thừa và phát triển lên từ các thành tựu của nhân loại
qua các giai đoạn lịch sử.
Về bản chất tư tưởng, văn hóa:
Hình thái nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy học thuyết Mác-Lênin làm kim chỉ
nam và kế thừa các tinh hoa về tư tưởng, văn hóa của nhân loại và đồng thời đời sống tư
tưởng văn, hóa của hình thái nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng rất phong phú, đa
dạng, toàn diện xong trở thành, mục tiêu, động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội bởi nó
phát huy cao độ tính tự giác cùng sự sáng tạo không ngừng của các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 23. Trình bày khái niệm dân tộc và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác Lênin
trong giải quyết vấn đề dân tộc.
Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hình
thành qua các giai đoạn lịch sử của một đất nước, trước dân tộc là các thị tộc, bộ tộc, bộ lạc.
Khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất, khái niệm dân tộc được dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể có
nhiều mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung và
trong sinh hoạt văn hóa có nhiều nét đặc thù tạo nên sự khác biệt so với những cộng đồng
khác và xuất hiện sau thị tộc, bộ tộc, bộ lạc xong thể hiện thành ý thức tự giác của các
thành viên trong cộng đồng đó.
Nghĩa thứ hai, khái niệm dân tộc được dùng để chỉ cộng đồng người ổn định và bền
vững hợp thành một bộ phận của một quốc gia có lãnh thổ chung, có một nền kinh tế thống
nhất, có ngôn ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
Nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giải quyết vấn đề dân tộc
Nguyên tắc thứ nhất là dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Quyền bình đẳng dân tộc là mục tiêu trong các phong trào đấu tranh của các dân tộc
trong các giai đoạn lịch sử.
Quyền bình đẳng dân tộc đảm bảo cho các dân tộc dù ở trong bất cứ điều kiện hay
hoàn cảnh nào thì cũng có mọi quyền được phát triển như nhau. lO M oARcPSD| 48197999
Quyền bình dân tộc chỉ được duy trì khi các dân dộc đứng lên đấu tranh chống lại
các thế lực lớn như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phát xít mới.
Nguyên tắc thứ hai là dân tộc được quyền tự quyết:
Quyền tự quyết là quyền được làm chủ của mỗi dân tộc và cũng quyền được tự quyết
trên con đường phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau của mọi dân tộc.
Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập và quyền tự nguyên liên hiệp với các
dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
Quyền tự quyết được xem xét để giải quyết trên cơ sở phải đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân là ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ, kiên quyết đấu tranh
chống lại những âm mưu toan tính lợi dùng quyền tự quyết để can thiệp vào nội bộ các
nước nhằm chia rẽ mọi dân dộc.
Nguyên tắc thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc:
Đây là tư tưởng và nội dung cơ bản trong bản “Cương lĩnh dân tộc” của Lênin, nó
thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính
thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp với giải phóng nhân loại.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận trong cương lĩnh cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp. là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các
Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 24. Trình bày khái niệm tôn giáo, những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo
trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khái niệm tôn giáo:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội trong lịch sử nhân loại và nó gắn liền với sự phát
triển của cộng đồng loài người trong hàng ngàn năm lịch sử.
Tôn giáo còn được biết đến với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh sự hoang
đường và sự hư ảo trong hiện thực khách quan và là sản phẩm của con người với tư cách
là một hiện tượng xã hội.
Tôn giáo ra đời từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nó hoàn thiện và biến đổi cùng với
sự phát triển của lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị.
Những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội: lO M oARcPSD| 48197999
Trong tiến hình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn
luôn luôn tồn tại bởi năm nguyên nhân chính sau: - Nguyên nhân nhận thức:
Trong tiến hình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội chủ nghĩa vẫn còn có
nhiều hiện tượng xã hội và tự nhiên mà khoa học chưa thể giải thích được trong khi trình
độ dân trí vẫn còn thấp.
Nhân dân và nhân dân xã hội chủ nghĩa luôn nghĩ mình bị ảnh hưởng bởi sức mạnh
tự phát từ chính những hiện tượng đó nên một bộ phận trong bọn họ đi tìm sự an ủi, che
chở từ các thế lực siêu nhiên như Thần linh, Thánh, Phật và tôn giáo tất yếu trở thành tinh
thần của một thế giới không có tinh thần. - Nguyên nhân kinh tế:
Trong tiến hình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại
nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế với nhiều tầng lớp và giai cấp trong xã hội và luôn
diễn ra nhiều sự bất bình đẳng, tách biệt khá lớn về đời sống tinh thần, vật chất giữa con
người với con người trên nhiều lĩnh vực.
Những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn còn tác động mạnh mẽ đến con người và làm
cho con người dễ trở nên thụ động nên họ phải nhờ cậy và cầu mong vào các thế lực siêu nhiên. - Nguyên nhân tâm lý:
Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử của nhân loại và trở thành niềm tin, lối sống,
phong tục tập quán, tình cảm của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều
thế hệ đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc trưng không thể thiếu
trong cuộc sống hằng ngày. -
Nguyên nhân chính trị xã hội:
Tôn giáo có những nguyên tắc phù hợp với chủ nghĩa xã hội và với chính sách, chủ
trương, đường lối của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và tôn giáo có thể biến đổi để thích nghi
với nhiều xu hướng khác nhau để đáp ứng được mọi nhu cầu của nhân dân. - Nguyên nhân văn hóa:
Tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về văn hóa tinh thần của nhân dân trong
một mức độ nhất định và có ý nghĩa trong giáo dục, đạo đức, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng. Kết luận: lO M oARcPSD| 48197999 -
Nhà nước xã hội chủ nghĩa không sử dụng tôn giáo như một công cụ để thống
trịvề mặt tinh thần đối với nhân dân và củng cố địa vị của giai cấp công nhân. -
Đối với xã hội chủ nghĩa thì tôn giáo còn được coi là một yếu tố trong nét
sinhhoạt truyền thống của nhân dân. -
Nhân dân theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều được hưởng quyền bỉnhđẳng như nhau. -
Cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tôn giáo cũng có những biến
đổicùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội. -
Nhân dân theo tôn giáo trở thành một phần chủ thể của xã hội khi đời sống
vậtchất xã hội của họ được nâng cao, trên cơ sở đó họ phát triển về dân trí và thoát khỏi
mê tín dị đoan để có đời sống tinh thần lành mạnh hơn. -
Nhân dân theo tôn giáo ngày càng có điều kiện tham gia đóng góp vào công
cuộcxây dựng đất nước, tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa được khơi dậy, tạo nên sức
mạnh cùng toàn dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Câu 25. Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính nhạy cảm và vô cùng phức tạp nên chính
từ đây thì việc giải quyết những vấn đề về tôn giáo cần phải xem xét để được thực hiện một
cách có nguyên tắc với những phương thức linh hoạt cụ thể theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin:
Quan điểm thứ nhất, giải quyết những vấn đề về tôn giáo trong đời sống xã hội phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
Quan điểm thứ hai, giải quyết những vấn đề về tôn giáo trên cơ sở tôn trọng quyền
tự do, tự quyết và bình đẳng của những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo.
Quan điểm thứ ba, giải quyết những vấn đề về tôn giáo trên cơ sở đoàn kết tôn giáo
của những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo để tạo cơ hội cho họ tham gia xây
dựng và bảo vệ đất nước cũng như nghiêm cấm các hành vi coi tôn giáo là công cụ để tạo ra sự chia rẽ lẫn nhau.
Quản điểm thứ tư, giải quyết những vấn đề về tôn giáo trên cơ sở phân biệt rõ hai
mặt chính trị và tư tưởng.
Quan điểm thứ năm, giải quyết những vấn đề về tôn giáo trên cơ sở của những quan
điểm cụ thể về lịch sử. Kết luận: