Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân

Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống công, ý chí quật cường khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt
Nam.
một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng
gắn liền với truyền thuyết cậu làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại
thái bình cho đất nước.
Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, ngài phi ngựa tới chân núi Sóc,
cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. thể nói đó một trong những
hình tượng đẹp đẽ hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt.
Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng
ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ mở hội
hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch.
Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, Phù Linh, huyện Sóc
Sơn, Nội. bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền
Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng nhà bia.
Trong đó, đền Thượng nơi thờ Thánh Gióng tổ chức lễ hội với đầy đủ các
nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi
ngựa…
Hội Gióng đền Sóc Sơn một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều
làng lân cận trong vùng được người dân chuẩn bị từ rất sớm.
Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã
bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị.
Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công
rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự như Thôn
Vệ Linh (xã Phù Linh) - rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) -
rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức
Hoà) - rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ voi; Thôn Yên
Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng.
Ngày nay, trong lễ hội đền Sóc còn thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của
thôn Phù (xã Phù Linh) rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).
Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành đền Thượng.
Tảng sáng ngày mồng 6, sau ba hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội
Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng quanh Khu di tích đền dâng
các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ
cho dân làng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng thực hiện nghi lễ
tiến. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn
ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người
dự lễ.
Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết). Một trong
những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc tục chém tướng của thôn Yên Tàng,
gồm phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tướng giặc
Ân cuối cùng chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời.
Cùng với các nghi lễ cúng tế, khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân
gian rất sôi nổi.
Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội lễ hóa các hình voi
ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến
ngựa sắt hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân,
bảo vệ non sông bờ cõi
Sau lễ hội đền Sóc, Phù Linh, huyện Sóc Sơn, các lễ hội các địa phương
lân cận liên quan đến đức Thánh Gióng sẽ lần lượt diễn ra, điểm nhấn lễ
hội Phù Đổng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Nội), nơi sinh thành của đức Thánh
Gióng, mở hội vào ngày mồng 9 tháng âm lịch.
Người Phù Đổng vẫn truyền nhau câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/
Không đi hội Gióng cũng mất đời…”
Khác với Hội Gióng đền Sóc, Hội Gióng Phù Đổng một “hội trận,” vừa thể
hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong
ước “Quốc thái dân an” của nhân dân.
Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km
gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) chùa Kiến Sơ…
Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân
làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.
Ngày chính hội (9/4) lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng tổ
chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân).
Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày
12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng lễ khao quân, đến
đêm hát chèo mừng thắng trận.
Hội Gióng một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến
hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại.
Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa
đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu
nước, truyền thống công, ý chí quật cường khát vọng độc lập, tự do của
dân tộc.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn lưu truyền khá nguyên vẹn
qua nhiều thế hệ, Hội Gióng đền Phù Đổng đền Sóc đã được UNESCO
công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010./.
| 1/4

Preview text:

Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng
gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại
thái bình cho đất nước.
Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, ngài phi ngựa tới chân núi Sóc,
cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Có thể nói đó là một trong những
hình tượng đẹp đẽ và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt.
Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng
ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội
hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch.
Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền
Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.
Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các
nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều
làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị từ rất sớm.
Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã
bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị.
Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công
rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự như Thôn
Vệ Linh (xã Phù Linh) - rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) -
rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức
Hoà) - rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ voi; Thôn Yên
Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng.
Ngày nay, trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của
thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).
Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành ở đền Thượng.
Tảng sáng ngày mồng 6, sau ba hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội
Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng quanh Khu di tích đền dâng
các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ
cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ
tiến. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn
ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ.
Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết). Một trong
những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng,
gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tướng giặc
Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời.
Cùng với các nghi lễ cúng tế, ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân gian rất sôi nổi.
Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và
ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và
ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi
Sau lễ hội đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, các lễ hội ở các địa phương
lân cận liên quan đến đức Thánh Gióng sẽ lần lượt diễn ra, mà điểm nhấn là lễ
hội Phù Đổng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), nơi sinh thành của đức Thánh
Gióng, mở hội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch.
Người xã Phù Đổng vẫn truyền nhau câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời…”
Khác với Hội Gióng đền Sóc, Hội Gióng Phù Đổng là một “hội trận,” vừa thể
hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong
ước “Quốc thái dân an” của nhân dân.
Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km
gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ…
Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân
làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.
Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ
chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân).
Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 là lễ rửa khí giới. Ngày
12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến
đêm có hát chèo mừng thắng trận.
Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến
hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại.
Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa
đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu
nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn
qua nhiều thế hệ, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO
công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010./.