-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - Kinh tế chính trị Mác Lênin (SSH1121) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - Kinh tế chính trị Mác Lênin (SSH1121) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lenin (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
I.Tính cấp thiết của đề tài:
Hội nhập quốc tế ngày nay đã trở thành xu thế tất yếu khách quan của tiến trình phát triển
nhân loại, trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung căn bản, cơ sở nền tảng của toàn bộ
tiến trình hội nhập. Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng
nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố. Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang
là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại tác động hai chiều cho các quốc gia tham gia.
Mỗi quốc gia khi thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế không phải đều cùng nhận lấy
những cơ hội hay phải gánh chịu những rủi ro, thách thức như nhau. Thực tiễn đã chỉ ra rằng,
năng lực nhận thức và hành động của mỗi quốc gia sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự
thành – bại của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam chúng ta là một đất nước cónền
kinh tế đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế có lẽ là lựa chọn hàng đầu và sáng suốt để
thúc đẩy được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các
nước khác, từng bước nâng cao vị thế kinh tế và năng lực cạnh tranh trên trường thế giới.Hội
nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại
không ít khó khăn thử thách. Đáng buồn thay, chúng ta vẫn chưa đạt được những mong đợi
của mình trong những năm gần đây. Công tác hội nhập trong nước còn yếu, chưa khai thác có
hiệu quả các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu thực trạng hiện nay của việc hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay để đất nước chúng ta ngày càng chủ động và tích
cực hơn nữa trong tiến trình hội nhập. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
II.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế hiện nay.
III.Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài có mục đích làm rõ những lý luận và thực trạng về Tác động của hội nhập kinh tế quốc
tế đến quá trình phát triển Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp thích ứng với quá trình này.
Để đạt giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ vấn đề lý luận về Hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam.
Thứ hai, đưa ra thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay. lOMoAR cPSD| 44729304
Thứ ba, liên hệ với trách nhiệm bản thân để đưa ra giải phápthích ứng với quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM
I.Tính cấp thiết của đề tài: