Hướng dẫn báo cáo: "tham quan nhận thức"
Hướng dẫn báo cáo: "tham quan nhận thức"
Môn: Tham quan nhận thức
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------------------------- BÁO CÁO HỌC PHẦN
THAM QUAN NHẬN THỨC 1 Sinh viên : Lớp : Mã SV :
Giảng viên hướng dẫn : HÀ NỘI – 07/2022 QUY ĐỊNH VỀ
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY HỌC PHẦN THAM QUAN NHẬN THỨC 1
(Áp dụng đối với sinh viên ngành Marketing) lOMoARcPSD| 36149638
Quy định này nhằm cụ thể hóa nội dung về hình thức trình bày tham quan nhận
thức đối với sinh viên ngành Marketing thuộc Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi
trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tham quan thực tế 1 là một môn học thuộc khối kiến thức ngành bắt buộc trong
chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Marketing. Học phần này giúp cho sinh
viên chuyên ngành Marketing đang theo học tại trường Đại học Tài nguyên và môi
trường Hà Nội bước đầu tiếp cận với doanh nghiệp, các hoạt động tác nghiệp tại
doanh nghiệp. Đồng thời, được giao lưu với doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên hiểu rõ
về hoạt động Marketing tại doanh nghiệp cũng như chuyên ngành Marketing đang
theo học tại trường; giúp tạo động lực đam mê và yêu nghề; định hướng được nghề
nghiệp tương lai. Một bản báo cáo tham quan nhận thức hoàn chỉnh được trình bày theo quy định sau: I.
KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THAM QUAN NHẬN THỨC Thành phần Các mục chính
1.1. Các trang khai mục
- Trang bìa tham quan nhận thức - Mục lục
- Danh mục các ký hiệu và các từ viết tắt - Danh mục các bảng
- Danh mục các hình vẽ, đồ thị - Mở đầu -
Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp
1.2. Nội dung bài chính tham quan -
Phần 2: Đánh giá sau quá trình tham quan - Kết luận - Tài liệu tham khảo
1.3. Các trang phụ đính - Phụ lục
Sinh viên cần sắp xếp theo trình tự, không được thay đổi hoặc thêm bớt nội dung
II. YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN 2.1. Yêu cầu chung
Tham quan nhận thức phải được trình bày ngắn gọn, nhưng mang tính tổng hợp,
hệ thống, rõ ràng, mạch lạc, logic, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang,
đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
Tham quan nhận thức hoàn chỉnh, có xác nhận của giảng viên hướng dẫn, in
thành 02 quyển bìa mềm, màu xanh nhạt, nộp về bộ môn.
2.2. Soạn thảo văn bản
- Nội dung chính của bài tập lớn được sử dụng font chữ Times New Roman,cỡ
chữ 13 hoặc 14; giãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường. 1 lOMoARcPSD| 36149638
- Định dạng trang văn bản: Lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề
phải2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang.
- Định dạng tên chương: Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, kiểu chữin
hoa nét đậm, giãn dòng 1,5 lines, căn lề trái.
- Định dạng tên bảng, biểu, sơ đồ, hình: Phông chữ Times New Roman, cỡ
chữ13 hoặc 14, kiểu chữ in thường nét đậm, giãn dòng 1,5 lines, căn lề trái, đánh số trang theo quy định. 2.3. Tiểu mục
Các tiểu mục của tham quan nhận thức được trình bày và đánh số thành nhóm
chữ số, nhiều nhất gồm 3 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 1.1.1. chỉ tiểu
mục 1, mục 1, chương 1).
Tiểu mục cấp 1: Bold, in hoa, size 14 (Ví dụ: CHƯƠNG …)
Tiểu mục cấp 2: Bold, in hoa, size 13 (Ví dụ: 1.1 MỘT SỐ KHÁI
NIỆM…) Tiểu mục cấp 3: Bold, in thường, size 13 (Ví dụ: 1.1.1 Khái
niệm về…) Tiểu mục cấp 4: Bold, Italic, in thường, size 13 (Ví dụ: a.Định nghĩa). I.1
Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Các bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải được đánh số, phải gắn với số
chương; ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.
Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình,
cỡ chữ phải bằng cỡ chữ nội dung sử dụng trong văn bản báo cáo.
Mọi bảng biểu, hình vẽ, phương trình lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn
đầy đủ, ví dụ "Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự". Nguồn được trích dẫn phải được
liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.
2.4. Chữ viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Chỉ viết tắt
những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần. Không viết tắt những cụm
từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụn từ ít xuất hiện trong Báo cáo. Nếu
cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết
đầy đủ thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu Báo cáo có nhiều chữ
viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu
Báo cáo. 2.5. Tài liệu tham khảo -
Việc trích dẫn tài liệu tham khảo dựa vào số thứ tự của tài liệu trong
danhmục tài liệu tham khảo, được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang,
ví dụ: [1, tr.68-78]. Đối với phần nội dung được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác
nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự
tăng dần, ví dụ: [1], [5], [9]. 2 lOMoARcPSD| 36149638 -
Xếp tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu tiên, rồi đến
cácngôn ngữ khác (Anh, Nga…). -
Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC:
+ Tác giả người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
+ Tác giả người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên.
+ Tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp theo
chữ đầu của cơ quan đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam xếp theo chữ Đ). -
Đánh số thứ tự liên tục cho toàn bộ tài liệu tham khảo mọi thứ tiếng. -
Định dạng trong danh mục tài liệu tham khảo:
+ Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo: Số thứ tự, Tên
tác giả (năm công bố), tên sách hoặc báo cáo, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
+ Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là bài viết trong tạp chí hoặc sách: Số thứ
tự. Tên tác giả (năm công bố), tên bài viết, tên tạp chí hoặc tên sách, tập, (số), các số
trang đầu và cuối của bài viết. -
Đối với tài liệu có nguồn từ Internet: Số thứ tự, tên tác giả, tên bài, tên
trangweb và đường dẫn, ngày cập nhật
III. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHÍNH CỦA THAM QUAN NHẬN THỨC
3.1. Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp tham quan
1.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Tên, địa chỉ công ty
- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
- Quán trình hình thành và phát triển
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý - Sơ đồ bộ máy
- Giải thích chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong sơ đồ bộ máy
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong những năm gần nhất - So sánh, đánh giá
1.5. Giới thiệu hoạt động của phòng Marketing - Sơ đồ phòng Marketing
- Giải thích chức năng, nhiệm vụ từng vị trí
3.2. Phần 2: Đánh giá sau quá trình tham quan
2.1. Cảm nhận sau quá trình tham quan
- Vai trò của quá trình tham quan nhận thức đối với sinh viên hiện nay
- Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi tham quan doanh nghiệp 3 lOMoARcPSD| 36149638
2.2. Kiến nghị với Nhà trường - Về mặt tổ chức
- Về mặt lựa chọn doanh nghiệp….. 4