Hướng dẫn cách phân biệt dấu lớn hơn và dấu bé hơn dễ hiểu nhất | Toán 2

Khi trẻ chưa thể phân biệt được dấu lớn hơn và dấu bé hơn thì các bé sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc sử dụng các dấu này để làm bài tập. Một số khó khăn có thể kể đến như: - Nhầm lẫn giữa hai dấu với nhau (lỗi này phổ biến). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Toán 2 1.5 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hướng dẫn cách phân biệt dấu lớn hơn và dấu bé hơn dễ hiểu nhất | Toán 2

Khi trẻ chưa thể phân biệt được dấu lớn hơn và dấu bé hơn thì các bé sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc sử dụng các dấu này để làm bài tập. Một số khó khăn có thể kể đến như: - Nhầm lẫn giữa hai dấu với nhau (lỗi này phổ biến). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

12 6 lượt tải Tải xuống
Hướng dẫn cách phân biệt dấu lớn hơn và dấu bé hơn dễ hiểu
nhất
1. Học sinh thường gặp khó khăn gì khi làm bài tập về dấu lớn
hơn, dấu bé hơn?
Khi trẻ chưa thể phân biệt được dấu lớn hơn và dấu bé hơn thì các bé sẽ gặp những khó khăn nhất định
trong việc sử dụng các dấu này để làm bài tập. Một số khó khăn có thể kể đến như:
- Nhầm lẫn giữa hai dấu với nhau (lỗi này phổ biến)
- Nhận biết được nhưng không tự viết được đúng dấu, không đọc được đúng tên dấu (miệng đọc dấu bé,
tay viết dấu lớn mặc dù nhận biết dấu tốt)
- Không bị nhầm lẫn dấu nhưng không chọn được dấu để điền cho đúng (không hiểu bản chất thực của dấu
và số lượng)
Bên cạnh đó nhiều trẻ còn thường gặp khó khăn trong việc xác định chiều. Điều này dễ thấy khi quan sát trẻ
có dấu hiệu sau:
- Hay đi dép trái
- Hay mặc áo ngược, quần trái
- Thường xuyên nhầm lẫn số 6 với 9, chữ b chữ d, dấu sắc, dấu huyền
- Trong các hoạt động viết hay vẽ chúng ta sẽ thấy một số trẻ có những biểu hiện như: dễ dàng sao chép
một tổng thể (hình một ngôi nhà) nhưng khi yêu cầu tách riêng từng nét của ngôi nhà để sao chép thì sẽ
thấy trẻ sao chép ngược nét mà cô đưa mẫu
2. Cách phân biệt dấu lớn hơn, dấu bé hơn
Điều thứ nhất: Phụ huynh tuyệt đối không nên bắt trẻ nhớ đây là dấu lớn hơn, đây là dấu bé hơn.
Điều thứ 2: Dạy trẻ nhớ bằng hình ảnh, phụ huynh chỉ tay vào dấu lớn hơn hoặc bé hơn và nói với con: hãy
tưởng tượng dấu này (>,<) là mũi tên và mũi tên này sẽ tìm số nào bé hơn bắn vào.
Ví dụ 1: Số 1 với số 2 số nào bé hơn?
- Số 1 bé hơn
- Vậy số 1 sẽ bị mũi tên bắn vào: 1< 2
Tương tự như vậy:
Ví dụ 2: Số 5 với số 3 số nào bé hơn?
- Số 3 bé hơn
- Vậy số nào sẽ bị mũi tên bắn vào?
- Dạ số 3 ạ.
Vậy là 5 > 3
Kết luận: Cứ mũi nhọn đâm hoặc bắn vào số bé. Đứng bên trái hay phải không quan trọng. Con chỉ việc đi
tìm số bé hơn mà cho mũi tên (>,<) bắn vào.
- Còn dấu bằng = giải quyết sao đây? Dấu = thì các em sẽ dễ hiểu hơn nhiều: Cứ 2 số giống nhau sẽ bằng
nhau.
3. Hướng dẫn cách dạy bé phân biệt được dấu lớn hơn và dấu bé
hơn đơn giản nhất
3.1. Các bước để dạy bé hiểu và áp dụng được đúng dấu
Đầu tiên, trẻ phải nhận biết được các khái niệm và các kỹ năng như sau:
- Nhận biết mặt số
- Đếm và nói tổng số được trong phạm vi 10
- Xếp được dãy số 1-10
- Tạo được nhóm theo số lượng yêu cầu phạm vi 10
- Khái niệm nhiều / ít; nhiều nhất / ít nhất
Sau khi đã chuẩn bị cho các con đủ những mục trên thì hãy nghĩ tới việc dạy tiếp theo: số lớn/ số bé, dấu
lớn/ dấu bé; đặt dấu vào phép tính. Để đầu quy trình mới này, bắt buộc ta phải dạy trẻ hiểu số nào lớn, số
nào bé trước. Vậy làm thế nào để dạy trẻ nhận biết số lớn số bé?
- Sử dụng bảng cột 1 – 10 để cho trẻ thấy rõ sự khác biệt về lượng của các con số. Với các bạn khó khăn
thì nên để cho trẻ theo đúng trật tự bảng cột để trẻ thấy rõ. Khi so sánh hai số với nhau thì nên chọn 2 số
khác hẳn về lượng như (1 và 5, 2 và 7, 4 và 10) vì có sự chênh lệch rõ ràng sẽ khiến trẻ tri giác dễ và hiểu
hơn.
- Lúc đầu nên sử dụng bảng cột 1 -10 này hoặc tôi tách riêng hai cột cần so sánh ra để trẻ nhìn dễ. Sau đó
dạy trẻ hiểu: cột cao hơn là lớn hơn, thấp hơn là bé hơn.
- Soạn những bài tập dạng: khoanh số lớn hơn / bé hơn có các cột ô lượng đi kèm (việc này giúp trẻ hình
dung một cách chính xác về lượng tương ứng của các con số)
- Khi trẻ có khả năng nhận được số lớn số bé mà có cột thì ta bỏ phần trợ giúp bằng hình ảnh này đi. Trẻ sẽ
khoanh tốt số lớn hay số bé nếu bạn làm chắc phần trên.
- Việc tiếp theo hoặc song song với quá trình dạy số lớn số bé là việc dạy trẻ nhận biết dấu lớn dấu bé.
Ngoài việc dùng thẻ giới thiệu thì chúng ta có thể cho trẻ học thông qua đa giác quan:
- Sao chép dấu lớn, dấu bé: trên giấy, trên cát, xếp que tính, que tăm
- Một trong những hoạt động cực kỳ tốt cho việc hình dung và in vào đầu trẻ là chơi trò dùng ngón tay và vẽ
một dấu lớn/ bé trên không.
Hoặc nhiều phụ huynh cũng hay dạy trẻ sử dụng hai bàn tay để làm dấu bé dấu lớn:
- Tay trái nắm lại giơ hai ngón ngang trước mặt thì chúng ta sẽ thấy dấu bé hơn / tay phải làm giống như
vậy thì được dấu lớn. Một số trẻ TK lại có khả năng ghi nhớ thông qua việc dập khuôn một điều gì đó thì
cách này là khá hiệu quả.
- Một cách tiếp theo để dạy trẻ phân biệt dấu lớn/ dấu bé là cho trẻ chơi trò chơi quay dấu: sử dụng một dấu
> duy nhất (không phân biệt chiều). Khi cô quay chiều nào thì con gọi tên anh đó: > anh lớn; < em nhỏ. Nên
cho trẻ tự làm để trẻ thấy sự khác biệt giữa chiều của 2 dấu này.
Khi trẻ học được tên của hai dấu thì chúng ta bắt đầu dạy trẻ đưa vào phép toán:
- Tạo các quy định riêng cho hai dấu như việc ví đó là miệng con cá sấu: miệng nó quay về đâu thì là dấu
lớn hơn, hoặc nó húc đầu nhọn vào số bé hơn
3.2. Các mẹo để dạy trẻ so sánh và đặt được dấu lớn hơn, bé hơn
Phương pháp “Cá sấu tham ăn”: Với phương pháp này sẽ giúp các bé dễ nhớ hơn bởi các trẻ thường bị
thu hút bởi những thứ ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Phụ huynh sẽ vẽ miệng của con con cá sấu tham ăn, số nào to thì nó ăn số đó.
- Vẽ hình này vào 2 mặt tờ giấy cho con sử dụng.
- Phụ huynh viết ra 2 số lên bảng, ví dụ 3….7
- Con sẽ điền cái mồm vào, nó sẽ ăn số 7 vì số 7 to hơn
Phương pháp “Đầu nhọn - bé”
- Phụ huynh nói “đầu nhọn là đầu bé, sẽ quay về số bé hơn”
- Phụ huynh phải chỉ rõ đâu là đầu nhọn (đầu bé), đâu là đầu 2 càng (đầu lớn)
Phương pháp trục số (có tác dụng cả đối với những trẻ lượng kém)
- Dùng tia số rất hiệu quả để phân biệt số lớn và số bé. Hãy dùng tia số đứng nhé, không phải tia số nằm
ngang: cứ số nào phía trên thì lớn hơn số phía dưới. Dán ngay tia số từ 0 - 10 ở bàn học trước mặt.
- Còn dấu < và > thì dần dần bé sẽ quen nếu dạy theo phương pháp I và II
Sử dụng câu nói vui
Dạy con nhớ câu này mỗi lần làm toán: "nhỏ ăn cùi chỏ", kết hợp với động tác đưa cùi chỏ.
Với trẻ em, việc vừa học vừa chơi luôn giúp bé dễ dàng nắm bắt được kiến thức mà lại nhớ lâu nữa. Phụ
huynh hãy thử những mẹo này nhé. Đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu, phân biệt dấu lớn, dấu bé.
Phương pháp này luôn thu hút được sự quan tâm của bé, vừa giúp trẻ nắm vững kiến thức, lại còn có thể
nhớ lâu hơn nữa. Cách học này chắc chắn sẽ khiến các bé cảm thấy hào hứng.
| 1/4

Preview text:

Hướng dẫn cách phân biệt dấu lớn hơn và dấu bé hơn dễ hiểu nhất
1. Học sinh thường gặp khó khăn gì khi làm bài tập về dấu lớn hơn, dấu bé hơn?
Khi trẻ chưa thể phân biệt được dấu lớn hơn và dấu bé hơn thì các bé sẽ gặp những khó khăn nhất định
trong việc sử dụng các dấu này để làm bài tập. Một số khó khăn có thể kể đến như:
- Nhầm lẫn giữa hai dấu với nhau (lỗi này phổ biến)
- Nhận biết được nhưng không tự viết được đúng dấu, không đọc được đúng tên dấu (miệng đọc dấu bé,
tay viết dấu lớn mặc dù nhận biết dấu tốt)
- Không bị nhầm lẫn dấu nhưng không chọn được dấu để điền cho đúng (không hiểu bản chất thực của dấu và số lượng)
Bên cạnh đó nhiều trẻ còn thường gặp khó khăn trong việc xác định chiều. Điều này dễ thấy khi quan sát trẻ có dấu hiệu sau: - Hay đi dép trái
- Hay mặc áo ngược, quần trái
- Thường xuyên nhầm lẫn số 6 với 9, chữ b chữ d, dấu sắc, dấu huyền
- Trong các hoạt động viết hay vẽ chúng ta sẽ thấy một số trẻ có những biểu hiện như: dễ dàng sao chép
một tổng thể (hình một ngôi nhà) nhưng khi yêu cầu tách riêng từng nét của ngôi nhà để sao chép thì sẽ
thấy trẻ sao chép ngược nét mà cô đưa mẫu
2. Cách phân biệt dấu lớn hơn, dấu bé hơn
Điều thứ nhất: Phụ huynh tuyệt đối không nên bắt trẻ nhớ đây là dấu lớn hơn, đây là dấu bé hơn.
Điều thứ 2: Dạy trẻ nhớ bằng hình ảnh, phụ huynh chỉ tay vào dấu lớn hơn hoặc bé hơn và nói với con: hãy
tưởng tượng dấu này (>,<) là mũi tên và mũi tên này sẽ tìm số nào bé hơn bắn vào.
Ví dụ 1: Số 1 với số 2 số nào bé hơn? - Số 1 bé hơn
- Vậy số 1 sẽ bị mũi tên bắn vào: 1< 2 Tương tự như vậy:
Ví dụ 2: Số 5 với số 3 số nào bé hơn? - Số 3 bé hơn
- Vậy số nào sẽ bị mũi tên bắn vào? - Dạ số 3 ạ. Vậy là 5 > 3
Kết luận: Cứ mũi nhọn đâm hoặc bắn vào số bé. Đứng bên trái hay phải không quan trọng. Con chỉ việc đi
tìm số bé hơn mà cho mũi tên (>,<) bắn vào.
- Còn dấu bằng = giải quyết sao đây? Dấu = thì các em sẽ dễ hiểu hơn nhiều: Cứ 2 số giống nhau sẽ bằng nhau.
3. Hướng dẫn cách dạy bé phân biệt được dấu lớn hơn và dấu bé hơn đơn giản nhất
3.1. Các bước để dạy bé hiểu và áp dụng được đúng dấu
Đầu tiên, trẻ phải nhận biết được các khái niệm và các kỹ năng như sau: - Nhận biết mặt số
- Đếm và nói tổng số được trong phạm vi 10
- Xếp được dãy số 1-10
- Tạo được nhóm theo số lượng yêu cầu phạm vi 10
- Khái niệm nhiều / ít; nhiều nhất / ít nhất
Sau khi đã chuẩn bị cho các con đủ những mục trên thì hãy nghĩ tới việc dạy tiếp theo: số lớn/ số bé, dấu
lớn/ dấu bé; đặt dấu vào phép tính. Để đầu quy trình mới này, bắt buộc ta phải dạy trẻ hiểu số nào lớn, số
nào bé trước. Vậy làm thế nào để dạy trẻ nhận biết số lớn số bé?
- Sử dụng bảng cột 1 – 10 để cho trẻ thấy rõ sự khác biệt về lượng của các con số. Với các bạn khó khăn
thì nên để cho trẻ theo đúng trật tự bảng cột để trẻ thấy rõ. Khi so sánh hai số với nhau thì nên chọn 2 số
khác hẳn về lượng như (1 và 5, 2 và 7, 4 và 10) vì có sự chênh lệch rõ ràng sẽ khiến trẻ tri giác dễ và hiểu hơn.
- Lúc đầu nên sử dụng bảng cột 1 -10 này hoặc tôi tách riêng hai cột cần so sánh ra để trẻ nhìn dễ. Sau đó
dạy trẻ hiểu: cột cao hơn là lớn hơn, thấp hơn là bé hơn.
- Soạn những bài tập dạng: khoanh số lớn hơn / bé hơn có các cột ô lượng đi kèm (việc này giúp trẻ hình
dung một cách chính xác về lượng tương ứng của các con số)
- Khi trẻ có khả năng nhận được số lớn số bé mà có cột thì ta bỏ phần trợ giúp bằng hình ảnh này đi. Trẻ sẽ
khoanh tốt số lớn hay số bé nếu bạn làm chắc phần trên.
- Việc tiếp theo hoặc song song với quá trình dạy số lớn số bé là việc dạy trẻ nhận biết dấu lớn dấu bé.
Ngoài việc dùng thẻ giới thiệu thì chúng ta có thể cho trẻ học thông qua đa giác quan:
- Sao chép dấu lớn, dấu bé: trên giấy, trên cát, xếp que tính, que tăm
- Một trong những hoạt động cực kỳ tốt cho việc hình dung và in vào đầu trẻ là chơi trò dùng ngón tay và vẽ
một dấu lớn/ bé trên không.
Hoặc nhiều phụ huynh cũng hay dạy trẻ sử dụng hai bàn tay để làm dấu bé dấu lớn:
- Tay trái nắm lại giơ hai ngón ngang trước mặt thì chúng ta sẽ thấy dấu bé hơn / tay phải làm giống như
vậy thì được dấu lớn. Một số trẻ TK lại có khả năng ghi nhớ thông qua việc dập khuôn một điều gì đó thì
cách này là khá hiệu quả.
- Một cách tiếp theo để dạy trẻ phân biệt dấu lớn/ dấu bé là cho trẻ chơi trò chơi quay dấu: sử dụng một dấu
> duy nhất (không phân biệt chiều). Khi cô quay chiều nào thì con gọi tên anh đó: > anh lớn; < em nhỏ. Nên
cho trẻ tự làm để trẻ thấy sự khác biệt giữa chiều của 2 dấu này.
Khi trẻ học được tên của hai dấu thì chúng ta bắt đầu dạy trẻ đưa vào phép toán:
- Tạo các quy định riêng cho hai dấu như việc ví đó là miệng con cá sấu: miệng nó quay về đâu thì là dấu
lớn hơn, hoặc nó húc đầu nhọn vào số bé hơn
3.2. Các mẹo để dạy trẻ so sánh và đặt được dấu lớn hơn, bé hơn
Phương pháp “Cá sấu tham ăn”: Với phương pháp này sẽ giúp các bé dễ nhớ hơn bởi các trẻ thường bị
thu hút bởi những thứ ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Phụ huynh sẽ vẽ miệng của con con cá sấu tham ăn, số nào to thì nó ăn số đó.
- Vẽ hình này vào 2 mặt tờ giấy cho con sử dụng.
- Phụ huynh viết ra 2 số lên bảng, ví dụ 3….7
- Con sẽ điền cái mồm vào, nó sẽ ăn số 7 vì số 7 to hơn
Phương pháp “Đầu nhọn - bé”
- Phụ huynh nói “đầu nhọn là đầu bé, sẽ quay về số bé hơn”
- Phụ huynh phải chỉ rõ đâu là đầu nhọn (đầu bé), đâu là đầu 2 càng (đầu lớn)
Phương pháp trục số (có tác dụng cả đối với những trẻ lượng kém)
- Dùng tia số rất hiệu quả để phân biệt số lớn và số bé. Hãy dùng tia số đứng nhé, không phải tia số nằm
ngang: cứ số nào phía trên thì lớn hơn số phía dưới. Dán ngay tia số từ 0 - 10 ở bàn học trước mặt.
- Còn dấu < và > thì dần dần bé sẽ quen nếu dạy theo phương pháp I và II
Sử dụng câu nói vui
Dạy con nhớ câu này mỗi lần làm toán: "nhỏ ăn cùi chỏ", kết hợp với động tác đưa cùi chỏ.
Với trẻ em, việc vừa học vừa chơi luôn giúp bé dễ dàng nắm bắt được kiến thức mà lại nhớ lâu nữa. Phụ
huynh hãy thử những mẹo này nhé. Đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu, phân biệt dấu lớn, dấu bé.
Phương pháp này luôn thu hút được sự quan tâm của bé, vừa giúp trẻ nắm vững kiến thức, lại còn có thể
nhớ lâu hơn nữa. Cách học này chắc chắn sẽ khiến các bé cảm thấy hào hứng.