-
Thông tin
-
Quiz
Kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu | Tập làm văn 4
Kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tập làm văn 466 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu | Tập làm văn 4
Kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tập làm văn 466 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Tập làm văn lớp 4: Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu, em
hãy kể lại câu chuyện Bài tham khảo 1
Năm ấy, giặc Nguyên hùng hổ kéo sang xâm lược nước Đại Việt ta. Ở làng nọ,
có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn. Chàng
xin với cha cho mình tòng quân diệt giặc. Cha chàng buồn rầu bảo:
- Mẹ con mất sớm, cha bây giờ lại tàn tật, không làm gì được...
Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng. Chàng nghẹn ngào thưa: “Thưa cha,
nhưng nước mất thì nhà tan. Con không thể ngồi mà nhìn quân giặc tàn phá đất
nước mình. Con sẽ nhờ dân làng trông nom, chăm sóc cha”. Cha chàng vội nói:
- Cha hiểu! Việc đánh đuổi giặc thù là quan trọng. Đi đi con! Đừng lo lắng cho cha!
Sau khi được cha đồng ý, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần.
Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm đánh giặc của Yết Kiêu và cho chàng tự
chọn binh khí. Khi thấy Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt, nhà vua ngạc nhiên
không hiểu chàng dùng dùi để làm gì. Yết Kiêu tâu rằng sẽ dùng dùi sắt để đục
thủng chiến thuyền của giặc vì chàng có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Nhà vua hỏi do đâu mà Yết Kiêu có tài lặn lâu như vậy, chàng từ tốn thưa:
“Tâu bệ hạ! Do ông của thần dạy cho cha thần và cha thần đã truyền lại cho
thần. Vì lòng căm thù giặc ngoại xâm và noi gương người xưa mà ông của thần
tự luyện tập để dạy con cháu”.
Với truyền thống đánh giặc cứu nước lâu đời như vậy, hỏi kẻ xâm lược nào mà
không bị quân dân ta đánh cho tan tác? Bài tham khảo 2
Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta.
Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.
Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu
có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước.
Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới
lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù
chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông,
xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn
một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi
ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: "Để thần dùi thủng thuyền của giặc".
Nhà vua lại hỏi tiếp: "Ai dạy ngươi được như thế?". Yết Kiêu kính cẩn tâu đó
là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: "Vì căm thù
giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy".
Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang
bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu
lên đường. Yết Kiêu nói với cha: "Nước mất nhà tan con không thể ngồi im
nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết
giặc con sẽ trữ về". Người cha nói với Yết Kiêu: "Con cứ yên tâm mà ra đi giết
giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con". Bài tham khảo 3
Năm ấy, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là chém giết
đến đấy khiến lòng dân vô cùng căm hận.
Hồi đó, có một chàng trai làm nghề đánh cá rất giỏi về bơi lặn tên là Yết Kiêu.
Chứng kiến cảnh muôn dân lầm than, chàng quyết chí lên kinh đô Thăng Long
yết kiến vua Trần Nhân Tông xin được đi đánh giặc. Nhà vua rất mừng cho
chàng chọn một binh khí mà mình yêu thích. Nhưng Yết Kiêu chỉ xin một
chiếc dùi sắt. Nhà vua ngạc nhiên gặng hỏi. Chàng bèn tâu: “Để thần dùi thủng
chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước”. Nhà vua khâm
phục chàng có tài năng phi thường, hỏi ai là người dạy chàng. Chàng đáp: “Vì
căm thù giặc và noi gương người xưa nên ông của thần tự học lấy”.
Trong khi Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông thì ở nơi quê nhà, người cha
già đang vò võ nhớ thương con. Ông nhớ lại cái ngày hai cha con bịn rịn chia
tay nhau. Yết Kiêu thương cha tàn tật lại phải sống cô đơn một mình. Nhưng
nước mất thì nhà tan, ông vẫn động viên con lên đường giết giặc lập công, trở về.