Kể lại câu chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm | Tập làm văn 4

Kể lại câu chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Tập làm văn 466 tài liệu

Môn:

Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kể lại câu chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm | Tập làm văn 4

Kể lại câu chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

85 43 lượt tải Tải xuống
Kể chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng
cảm Mẫu 1
Trong những năm tháng đất nước ta chìm trong mưa bom bão đạn, rất nhiều
những người anh hùng đã xuất hiện. Họ thể những người lính, một giao
liên, một cậu đưa thư, một cụ nông dân… Xung quanh ta, người người đều
anh hùng, họ dám dũng cảm đối mặt với hiểm nguy để bảo vệ người thân, bảo vệ
tổ quốc. Những câu chuyện ấy được người dân kể cho nhau nghe ghi nhớ mãi.
“Người thiếu niên anh hùng” chính một câu chuyện như thế.
Câu chuyện kể về nước ta vào năm 1964, khi chiến tranh chống Mỹ diễn ra cùng
ác liệt. Cũng như các vùng khác, tại Thanh Hóa, người dân phải sinh sống trong
cảnh thần chết luôn rình rập. Các bạn học sinh phải đi học trong cảnh tán dưới
hầm. Một ngày nọ, nhân lúc người lớn ra ngoài đi làm, giặc lại kéo máy bay đến thả
bom vào khu vực dân sinh sống. Ngọc đang chơi sân liền vội vàng chạy xuống
hầm để trú ẩn. Nhưng trên đường chạy vào nhà, Ngọc bỗng nghe tiếng khóc thét
đau lòng vọng sang từ nhà bên cạnh. Thế không chút chần chừ, cậu liền chạy
vọt sang để xem xét tình hình. Đến nơi, cậu mới biết thì ra người bạn của cậu
Khương đã chết trúng bom, chỉ còn các em nhỏ đang kêu khóc thảm thiết. Lập
tức, Ngọc ôm em Oong - đứa nhỏ nhất về hầm nhà mình trú ẩn. Sau đó, mặc kệ
mưa bom bão đạn đang ào ào đổ xuống, cậu tiếp tục chui lên mặt đắt, bế hai đứa
trẻ còn lại em Đơ em Toanh xuống hầm.
ràng, Ngọc cũng chỉ một cậu bé, nhưng lúc ấy thể nhỏ của Ngọc bỗng
trở nên cao lớn lạ thường. Cậu ấy bỗng mạnh mẽ nhanh nhẹn như một chiến
La cổ đại, hai tay bế xốc hai đứa trẻ chạy băng băng. Trong khói lửa mịt,
Ngoc chạy ào qua các mảnh vỡ, qua đống đổ nát, nhảy xuống hầm trú ẩn của nhà
mình. Thật may quá, cả ba đứa trẻ đều đã được an toàn. Nhưng phải đến lúc này,
Ngọc mới nhận ra bản thân đã bị thương rất nặng. Từ lúc nào không hay, máu đã
nhuộm đẫm chiếc áo của cậu. Thế nãy giờ cậu chẳng thấy đau đớn một chút
nào, vẫn hành động nhanh nhẹn lắm. Tại sao thế nhỉ? Sức mạnh thần đó từ đâu
đến vậy? ràng Ngọc mới chỉ một cậu mười tuổi thôi mà? Câu hỏi ấy chẳng
ai trả lời xác nhận được cả, bởi Ngọc đã qua đời ít phút sau đó. Sự ra đi của
Ngọc để lại câu hỏi lớn về người anh hùng nhỏ tuổi. lẽ Ngọc người giàu
tình cảm, rất yêu thương trẻ em. Cũng lẽ Ngọc chính một người anh hùng tái
thế, đến với cuộc sống này để cứu người. Hoặc cũng thể, lúc đó Ngọc đã
được tiếp sức bởi sức mạnh của non sông, đất nước. do gì, thì cũng không
thay đổi được một điều: Anh hùng Nguyễn Ngọc đã hi sinh năm mười bốn tuổi,
để cứu sống ba đứa trẻ.
Câu chuyện Người thiếu niên anh hùng không chỉ giúp em biết đến một tấm gương
thiếu nhi dũng cảm. còn giúp em hiểu thêm những đau thương, gian khổ, mất
mát của đất nước ta trong thời chiến. Từ đó thêm trân trọng quyết tâm gìn giữ
độc lập của non sông gấm vóc ngày hôm nay.
Kể chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng
cảm Mẫu 2
Trong một lần tìm đọc các câu chuyện về những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, em
đã được biết đến câu chuyện Út Vịnh của nhà văn Phương.
Câu chuyện kể về Út Vịnh - một cậu vừa dũng cảm lại trái tim yêu thương mọi
người. Nhờ Út Vịnh thuyết phục, Sơn - một bạn học sinh nghịch ngợm,
thường chơi thả diều trên đường tàu nhận ra sai lầm của mình hứa sẽ không
nghịch dại nữa. Nhưng hành động dũng cảm nhất của Út Vịnh khi cậu thành công
giải cứu Lan khỏi nanh vuốt của tử thần.
Hôm đó, Út Vịnh đang ngồi làm bài tập nhà, thì bỗng nghe từng hồi còi tàu vang
lên dồn dập. Cậu lấy làm lạ, hôm nào tàu lại kéo còi từ xa liên hồi như vậy
đâu. Thế là, cậu liền chạy vội ra gần đường tàu để xem xét. Đến nơi, cậu giật mình
khi nhìn thấy hai Lan Hoa đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu. Thấy tàu
đang lao đến, Út Vịnh liền chạy về đường tàu, hét lên thật to để cho hai nghe
thấy. Lúc này, Lan Hoa mới giật mình nhìn lên, thấy tàu đang lao đến, sợ hãi
cùng. Hoa giật mình nên ngã ra khỏi đường tàu, lăn xuống ruộng, thoát khỏi nguy
hiểm. Còn Lan thì quá sợ hãi, nên đứng im một chỗ không dám cử động. Đúng
giây phút nguy cấp, Út Vịnh lao nhanh về phía ray tàu, ôm chầm lấy Lan, lăn xuống
mép ruộng. Nhờ sự dũng cảm mạnh mẽ ấy của Vịnh, Lan được cứu sống
trong gang tấc. Khi bố mẹ của Lan biết tin, đã chạy đến ôm chầm lấy Vịnh cảm
ơn cậu rối rít.
Nhân vật Út Vịnh trong câu chuyện đã khiến em rất ngưỡng mộ thán phục. Cậu
ấy chính một người anh hùng nhỏ tuổi thực sự để chúng em học tập noi theo.
| 1/3

Preview text:

Kể chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm Mẫu 1
Trong những năm tháng đất nước ta chìm trong mưa bom bão đạn, có rất nhiều
những người anh hùng đã xuất hiện. Họ có thể là những người lính, một cô giao
liên, một cậu bé đưa thư, một bà cụ nông dân… Xung quanh ta, người người đều là
anh hùng, vì họ dám dũng cảm đối mặt với hiểm nguy để bảo vệ người thân, bảo vệ
tổ quốc. Những câu chuyện ấy được người dân kể cho nhau nghe và ghi nhớ mãi.
“Người thiếu niên anh hùng” chính là một câu chuyện như thế.
Câu chuyện kể về nước ta vào năm 1964, khi chiến tranh chống Mỹ diễn ra vô cùng
ác liệt. Cũng như các vùng khác, tại Thanh Hóa, người dân phải sinh sống trong
cảnh thần chết luôn rình rập. Các bạn học sinh phải đi học trong cảnh sơ tán dưới
hầm. Một ngày nọ, nhân lúc người lớn ra ngoài đi làm, giặc lại kéo máy bay đến thả
bom vào khu vực dân cư sinh sống. Ngọc đang chơi ở sân liền vội vàng chạy xuống
hầm để trú ẩn. Nhưng trên đường chạy vào nhà, Ngọc bỗng nghe tiếng khóc thét
đau xé lòng vọng sang từ nhà bên cạnh. Thế là không chút chần chừ, cậu liền chạy
vọt sang để xem xét tình hình. Đến nơi, cậu mới biết thì ra người bạn của cậu là
Khương đã chết vì trúng bom, chỉ còn các em nhỏ đang kêu khóc thảm thiết. Lập
tức, Ngọc ôm em Oong - đứa bé nhỏ nhất về hầm nhà mình trú ẩn. Sau đó, mặc kệ
mưa bom bão đạn đang ào ào đổ xuống, cậu tiếp tục chui lên mặt đắt, bế hai đứa
trẻ còn lại là em Đơ và em Toanh xuống hầm.
Rõ ràng, Ngọc cũng chỉ là một cậu bé, nhưng lúc ấy cơ thể nhỏ bé của Ngọc bỗng
trở nên cao lớn lạ thường. Cậu ấy bỗng mạnh mẽ và nhanh nhẹn như một chiến sĩ
La Mã cổ đại, hai tay bế xốc hai đứa trẻ chạy băng băng. Trong khói lửa mù mịt,
Ngoc chạy ào qua các mảnh vỡ, qua đống đổ nát, nhảy xuống hầm trú ẩn của nhà
mình. Thật may quá, cả ba đứa trẻ đều đã được an toàn. Nhưng phải đến lúc này,
Ngọc mới nhận ra bản thân đã bị thương rất nặng. Từ lúc nào không hay, máu đã
nhuộm đẫm chiếc áo của cậu. Thế mà nãy giờ cậu chẳng thấy đau đớn một chút
nào, vẫn hành động nhanh nhẹn lắm. Tại sao thế nhỉ? Sức mạnh thần kì đó từ đâu
đến vậy? Rõ ràng Ngọc mới chỉ là một cậu bé mười tuổi thôi mà? Câu hỏi ấy chẳng
ai trả lời và xác nhận được cả, bởi Ngọc đã qua đời ít phút sau đó. Sự ra đi của
Ngọc để lại câu hỏi lớn về người anh hùng nhỏ tuổi. Có lẽ là vì Ngọc là người giàu
tình cảm, rất yêu thương trẻ em. Cũng có lẽ vì Ngọc chính là một người anh hùng tái
thế, đến với cuộc sống này là để cứu người. Hoặc cũng có thể, lúc đó Ngọc đã
được tiếp sức bởi sức mạnh của non sông, đất nước. Dù là lý do gì, thì cũng không
thay đổi được một điều: Anh hùng Nguyễn Bá Ngọc đã hi sinh năm mười bốn tuổi,
để cứu sống ba đứa trẻ.
Câu chuyện Người thiếu niên anh hùng không chỉ giúp em biết đến một tấm gương
thiếu nhi dũng cảm. Mà còn giúp em hiểu thêm những đau thương, gian khổ, mất
mát của đất nước ta trong thời chiến. Từ đó thêm trân trọng và quyết tâm gìn giữ
độc lập của non sông gấm vóc ngày hôm nay.
Kể chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm Mẫu 2
Trong một lần tìm đọc các câu chuyện về những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, em
đã được biết đến câu chuyện Út Vịnh của nhà văn Tô Phương.
Câu chuyện kể về Út Vịnh - một cậu bé vừa dũng cảm lại có trái tim yêu thương mọi
người. Nhờ có Út Vịnh thuyết phục, mà Sơn - một bạn học sinh nghịch ngợm,
thường chơi thả diều trên đường tàu nhận ra sai lầm của mình và hứa sẽ không
nghịch dại nữa. Nhưng hành động dũng cảm nhất của Út Vịnh là khi cậu thành công
giải cứu bé Lan khỏi nanh vuốt của tử thần.
Hôm đó, Út Vịnh đang ngồi làm bài tập ở nhà, thì bỗng nghe từng hồi còi tàu vang
lên dồn dập. Cậu lấy làm lạ, có hôm nào mà tàu lại kéo còi từ xa và liên hồi như vậy
đâu. Thế là, cậu liền chạy vội ra gần đường tàu để xem xét. Đến nơi, cậu giật mình
khi nhìn thấy hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu. Thấy tàu
đang lao đến, Út Vịnh liền chạy về đường tàu, hét lên thật to để cho hai cô bé nghe
thấy. Lúc này, Lan và Hoa mới giật mình nhìn lên, thấy tàu đang lao đến, sợ hãi vô
cùng. Hoa vì giật mình nên ngã ra khỏi đường tàu, lăn xuống ruộng, thoát khỏi nguy
hiểm. Còn Lan thì vì quá sợ hãi, nên đứng im một chỗ không dám cử động. Đúng
giây phút nguy cấp, Út Vịnh lao nhanh về phía ray tàu, ôm chầm lấy Lan, lăn xuống
mép ruộng. Nhờ sự dũng cảm và mạnh mẽ ấy của Vịnh, mà Lan được cứu sống
trong gang tấc. Khi bố mẹ của Lan biết tin, đã chạy đến ôm chầm lấy Vịnh và cảm ơn cậu rối rít.
Nhân vật Út Vịnh trong câu chuyện đã khiến em rất ngưỡng mộ và thán phục. Cậu
ấy chính là một người anh hùng nhỏ tuổi thực sự để chúng em học tập và noi theo.