Khái niệm bản chất và hiện tượng
Khái niệm bản chất và hiện tượng học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
I. Khái niệm bản chất và hiện tượng 1. Khái niệm bản chất
- Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp các mặt, các mối liên hệ khách
quan, tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật; quy định sự vận động
phát triển của sự vật đó.
2. Khái niệm hiện tượng
- Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt,
các mối liên hệ tương đối ổn định ở bên ngoài,là mặt dễ biến đổi hơn và là
hình thức thể hiện của bản chất đối tượng. - VD:
1.Một người khi có gió thổi vào sẽ cảm thấy mát hoặc lạnh ( Đây là hiện tượng)
Cơn gió đó được hình thành là nhờ vào chênh lệch áp suất khí quyển (
đây là bản chất)
2. Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong
cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù
nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa. lOMoARc PSD|36215725
-Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là
hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
3. Bản chất là sản xuất nhỏ, hiện tượng là cấy cày thủ công
4.Bản chất của ánh sáng là tính sóng; Hiện tượng là tính sóng của
ánh sáng biểu hiện qua sự giao thoa bước sóng
II. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng lOMoARc PSD|36215725
- Bản chất và hiện tượng sẽ tồn tại khách quan vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn nhau
1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống
- Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người
có nhận thức được hay không - Lý do:
o Bất kì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các
yếu tố đấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng
chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định. Những mối liên hệ này tạo lên bản chất của sự vật
o Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan.
o Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta
nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.
2. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Sự thống nhất thể hiện ở chỗ
- Bản chất và hiện tượng luôn tồn tại song song với nhau.
- Bản chất bộc lộ thông qua hiện tượng , hiện tượng là biểu hiện của
bản chất. Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng,
cũng như không có hiện tượng không phải là biểu hiện của bản chất.
- Bản chất thay đổi làm cho hiện tượng thay đổi, bản chất mất làm cho hiện tượng mất theo
- Tuy vậy nếu như bản chất và hình thái biểu hiện trực tiếp đồng nhất
với nhau thì mọi khoa học đều vô nghĩa (vì chỉ cần quan sát, trải
nghiệm hình thái biểu hiện là có thể hiểu được bản chất mà không cần tìm hiểu nghiên cứu) VD: VD1: lOMoARc PSD|36215725
VD2:Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ người bóc lột
người. Thể hiện qua hiện tượng là tự do, công bằng, bình đẳng cho mọi người.
=>Chính nhờ có sự thống nhất này con người mới có thể tìm được những điểm
chung trong những sự vật cá biệt, tìm được quy luật phát triển của sự vật
3. Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
- Tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, phù hợp với nhau,
nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.
=>Sự không hoàn toàn trùng hợp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và sự vật mang tính mâu thuẫn.
a. Bản chất là cái chung cái tất yếu. Hiện tượng là cái cá biệt, cáiđơn nhất.
- Vì cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng
khác nhau. Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không
những vào bản chất, mà còn vào hoàn cảnh cụ thể, trong đó bản chất được thể hiện.
=> Hiện tượng phong phú hơn bản chất. Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.
b. Bản chất là cái bên trong. Hiện tượng là cái biểu hiện bênngoài,
nhiều khi xuyên tạc bản chất hoặc phản ánh không đúng bản chất
- Khi các điều kiện, hoàn cảnh tác động tới sự vật này, làm sự vật đó thay đổi,
mặc dù bản chất của nó vẫn như cũ o VD: Khúc xạ (hiện tượng ánh sáng
đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt có chiết xuất khác nhau). lOMoARc PSD|36215725
c. Bản chất tương đối ổn định. Hiện tượng thường xuyên biến đổi
- Nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật,
mà còn bởi những điều kiện hoàn cảnh xung quanh.
o VD: Ông cha ta có câu: “Khẩu phật, tâm xà”; “Miệng nam mô, bụng
một bồ dao găm” là ý nói tới những người có tâm địa xấu xa thấp kém,
nhưng giỏi che giấu, lúc nào cũng thể hiện ra bên ngoài mình là người tốt.
III. Ý nghĩa phương pháp luận
1. Muốn nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng ta phải tìm hiểu
bảnchất của nó. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới có
thể nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất.
2. Hơn nữa, bản chất của sự vật không biểu hiện đầy đủ trong một
hiệntượng nhất định nào và biến đổi trong quá trình phát triển.
=>Phân tích những hiện tượng điển hình, tổng hợp sự biến đổi của
nhiều sự vật, nhìn những góc độ khác nhau thì mới hiểu được bản chất
3. Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện. lOMoARc PSD|36215725