-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Khái quát âm nhạc phương tây môn Sư phạm âm nhạc | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
Khái quát âm nhạc phương tây môn Sư phạm âm nhạc | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Sư phạm âm nhạc (7140221) 17 tài liệu
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 26 tài liệu
Khái quát âm nhạc phương tây môn Sư phạm âm nhạc | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
Khái quát âm nhạc phương tây môn Sư phạm âm nhạc | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Sư phạm âm nhạc (7140221) 17 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 26 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Preview text:
Ngô Văn Đạt – K16E
Đề bài: Trình bày hiểu biết của anh/chị về âm nhạc phương Tây thế kỷ XX Bài làm
Nói đến lịch sử phát triển âm nhạc của thế giới, không thể không nhắc
đến các giai đoạn cực kì rạng rỡ ở phương Tây với các trường phái như
Baroque, tiền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng… Chính những nhạc sĩ
thiên tài và lỗi lạc trong các giai đoạn này đã để lại những di sản âm nhạc
vô cùng quí giá cho loài người, từ đó tiếp tục khơi dậy và thắp sáng nguồn
cảm hứng âm nhạc cho các thế hệ sau.
Nhạc phương Tây thế kỷ XX là giai đoạn phát triển của âm nhạc phương
Tây từ năm 1900 đến nay. Trong giai đoạn này, âm nhạc phương Tây đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn và có sự phát triển nhiều thể loại âm nhạc
mới, bao gồm Jazz, Blues, Rock and Roll, Pop, Hip hop và Electronic dance music .
Trong những năm 1900 đến 1910, âm nhạc phương Tây chủ yếu là
Opera và nhạc giao hưởng. Đầu tiên là ở Ý, sau đó là Pháp. Tiếp theo nhạc
kịch là các trường phái Clavecin (Đàn Clavơxanh), Violin, Organ (là loại
đàn dùng trong nhà thờ, không phải organ điện tử như bây giờ) … Những
năm 1920 chứng kiến sự ra đời của jazz và blues, hai thể loại âm nhạc này
được xem là có ảnh hưởng lớn đến các thể loại âm nhạc khác trong thế kỷ XX.
Những năm 1950 chứng kiến sự ra đời của Rock and Roll, một thể loại
âm nhạc mới được phát triển từ Rhythm and Blues và Country music.
Những năm 1960 chứng kiến sự phát triển của Pop music và psychedelic
rock. Những năm 1970 chứng kiến sự ra đời của Disco và Funky, rock.
Những năm 1980 chứng kiến sự phát triển của Hip hop và Electronic dance music.
Từ năm 1900 và trong suốt thể kỷ 20 cuộc sống con người có rất nhiều
bước ngoặt, hai đại chiến thế giới, cách mạng khoa học kỹ thuật...Thế kỷ
20 là một thế kỷ có tốc độ phát triển vũ bão, chóng mặt nhất từ xưa tới
nay, thế nên nhờ đó nghệ thuật cũng được “ăn theo”, cũng thay đổi chóng
mặt. Hội họa có trường phái trừu tượng, siêu thực, lập thể,... nhiều khi
khiến cho người ta rất khó hiểu. Bên âm nhạc cũng tương tự. Âm nhạc thế
kỷ XX là bước chuyển tiếp từ trường phái lãng mạn thế kỷ XIX. Sau cuộc
cách mạng tư sản pháp năm 1789, chế độ dân chủ tư sản ra đời, xã hội lúc
bấy giờ có nhiều biến động, sự mẫu thuẫn gay gắt, sự phân chia các đế
quốc, sự đối đầu về kinh tế. Nói chung, xã hội lúc này diễn biến phức tạp
về mọi mặt, trong đó có âm nhạc.
Do biến động của xã hội như vậy nên các nghệ sỹ, nhạc sỹ thời kỳ này
bắt đầu buông xuôi. Họ bất lực trước sự áp bức của các thế lực đen tối, họ
bắt đầu hướng đến những ảo vọng xa xăm, hướng đến thiên nhiên… Chính
vì vậy, âm nhạc lúc này không còn công năng T,S,D và hợp âm ba thuần
túy nữa, không còn tạo sức hút dẫn như ở hòa thanh của trường phái lãng
mạn, cấu trúc chồng âm thì lấy ở bất kỳ quãng nào (không còn quãng ba
như trường phái cổ điển)…cũng chính sự mâu thuẫn của xã hội đen tối nên
đã sinh ra nhiều trường phái âm nhạc khác nhau, trong đó phải kể đến
nhiều tên tuổi mới như: Debussy, Ravel, Strauss, Maler, Pussini, De falla,
Bartok và Sibelius…Tuy họ sử dụng một cách tự do các phương tiện và thủ
pháp hòa âm mới rất phức tạp và muôn hình muôn vẻ trong sự liên tiếp
giọng nhưng vẫn còn giữ được những quy luật chung cơ bản mà di sản âm
nhạc cổ điển đã dựa vào đó. Nhiều trào lưu và nhiều khuynh hướng sáng
tác cũng như những quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ đã lần
lượt xuất hiện. Các nhà soạn nhạc đều lao vào để tìm kiếm mọi khả năng
biểu hiện ở mức độ tối đa của ngôn ngữ hòa âm, do đó đã dẫn tới tình
trạng khủng hoảng hòa âm.Từ những năm đầu thế kỷ XX, các nhạc sỹ đã luôn
có khuynh hướng làm phức tạp hóa một cách đặc biệt ngôn ngữ hòa âm, tăng
cường mọi khả năng màu sắc của hòa âm tới mức độ chọn lọc tinh tế mà có thể
mang tính chất gia vị, cảm giác được. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng
tác động mạnh mẽ vào âm nhạc thế kỷ 20, đặc biệt là nhạc điện tử. Một số nhạc
sĩ như Philip Glass dùng các nhạc cụ điện tử để tạo ra những hiệu ứng âm thanh
và phong cách hoàn toàn mới.
Về đặc điểm của âm nhạc thế kỷ 20
- Hình thức và thể loại: Các nhạc sĩ thể nghiệm kiểu “âm nhạc may rủi”,
với hình thức và cấu trúc hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Hòa âm: Những hòa âm phức tạp làm đa dạng bức tranh bằng âm
thanh. Thang âm ngũ cung và 12 cung được sử dụng rộng rãi. Các quãng
nghịch (quãng 2, quãng 7, quãng 9, quãng 11) rất phổ biến.
- Đàn phím: Đàn phím điện tử, organ điện tử và piano trở nên thông dụng.
-Tiết tấu: Nhịp thay đổi liên tục, đa tiết tấu (nhiều bè, mỗi bè một nhịp
được trình tấu cùng lúc).
- Phong cách: Giai điệu và tiết tấu không rõ ràng. Những hòa âm nhẹ
nhàng, nhiều màu sắc và hiệu ứng lung linh huyền ảo được tận dụng. Các
hợp âm nghịch, các nhạc cụ tự chế, những cách ký âm mới được áp dụng.
Trong thời kỳ này, nhiều lối hòa âm, tiết tấu, phong cách mới lạ ra đời.
Trường phái ấn tượng
Trong tất cả các trường phái âm nhạc của thế kỷ XX, đầu tiên phải nói
đến trường phái ấn tượng Pháp “impressionnisme” mà đại diện là
Debussy. Đặc điểm đầu tiên là họ có khát vọng rõ ràng, những ấn tượng và
khí sắc riêng biệt thành các hình tượng màu sắc âm nhạc. Sự tiếp nhận
thực tế khách quan này tất nhiên không chỉ có quan hệ đến các nhân tố
riêng biệt mà còn chứa đựng nhiều mặt của cuộc sống. Đồng thời còn là
mối quan tâm đến các mặt khác của vai trò thực tế lớn lao trong sự phát
triển nghệ thuật âm nhạc ở các thời kỳ trước đã bị cắt đứt.
Trường phái hình thức
Nếu nghệ thuật âm nhạc của trường phái ấn tượng mang tính chất lạc
quan, sảng khoái trong bản chất của mình, đã đem lại những kết quả
thuận lợi cho sự phát triển của nền âm nhạc hiện thực, thì đối với trường
phái hình thức “ Formalismi” lại không thể nói được điều này. Trong những
sáng tác của các nhạc sỹ thuộc trường phái hình thức đã mất đi tính tư
tưởng, mất đi những âm điệu sống động của ngôn ngữ âm nhạc, không
còn phong cách dân tộc riêng biệt của mình nữa.
Từ cái kết quả đó của trường phái hình thức đã dẫn đến khuynh hướng
âm nhạc tiên phong “Avantgrardisme”. Nó xuất hiện vào năm 1910 ở Ý,
sau đó ở Pháp và một số nước khác. Đại biểu của trường phái này là
Pendereski, nhạc sỹ Ba Lan sinh năm 1933 ở Đenbica, nhạc sỹ Schaffer
người Ba Lan sinh năm 1929 tại Krakop. Họ đã sáng chế ra hệ thống sáng
tác mới gọi là âm nhạc cụ thể “Concrefle musique” và âm nhạc điện tử “
Électron musique”. Đặc điểm của loại âm nhạc này cụ thể là sử dụng
phương pháp lắp ráp và pha trộn những âm thanh được ghi trên băng
nhựa, còn âm nhạc điện tử thì tạo ra những âm thanh theo lối đồ thị hóa
bằng hệ thống máy móc điện tử.
Trường phái ngẫu nhiên
Trong âm nhạc của trường phái ngẫu nhiên, nhạc sĩ hầu như giao toàn
quyền cho người biểu diễn. Ví dụ như, nhà soạn nhạc giao cho mỗi nhạc
công 4 bản nhạc khác nhau. Khi nhạc trưởng ra hiệu, mỗi nhạc công đàn
bất cứ bản nào trong số 4 bản nhạc được giao, khi nào bắt đầu đàn và khi
nào dừng lại là tùy ý. Âm nhạc ngẫu nhiên được nhiều người thích thú vì
mỗi lần biểu diễn đều tạo ra một tác phẩm khác nhau. Nhạc sĩ tiêu biểu
cho trường phái ngẫu nhiên là John Cage. Tác phẩm “Imaginary Landscape
No.4” của ông gồm 12 chiếc máy radio mở đồng thời, nhưng mỗi chiếc
radio bật một kênh khác nhau.
Âm nhạc phi điệu tính (12-tone or Serialism)
Nhạc sĩ Arnold Schoenberg phát minh ra một hệ thống hoàn toàn mới sử
dụng thang âm 12 bán cung. Kết quả thu được là một tác phẩm âm nhạc
thuộc loại phi điệu tính (atonal). Tiết tấu không theo một quy luật nào cả
và không thể đoán trước. Trường phái phi điệu tính được Alban Berg và
Anton Webern ủng hộ. Các ông đã từ bỏ hệ thống thang âm và giai điệu
truyền thống, viết nên nhiều tác phẩm ngắn.
Sự xuất hiện các trào lưu âm nhạc Châu Âu ở thế kỷ XX là một quy luật
tất yếu của tiến trình lịch sử xã hội, nó đã mở ra một chân trời mới cho lối
tư duy bằng ngôn ngữ hòa âm hiện đại. Đáng chú ý hơn cả và được đánh
giá rất cao đó là nghệ thuật hiện thực Tây Âu (Bartok, Briten và các nhà
soạn nhạc khác), những sáng tác của họ đã gây được ấn tượng sâu sắc
bằng tài nghệ cao, bằng tư tưởng nhân đạo và quan điểm thẩm mỹ tiến
bộ.Ngôn ngữ hòa âm trong âm nhạc thế kỷ XX là một vấn đề vô cùng phức
tạp, việc nghiên cứu nó không chỉ dừng lại ở các phương tiện và các thủ
pháp mà cần thiết phải mở ra một phạm vi nghiên cứu rộng lớn hơn và sâu sắc hơn.
Tuy hình thanh nhiều trường phái khác nhau, nhiều sáng tác với bút
pháp rất hiện đại như vậy nhưng nhu cầu về thưởng thức thẩm mỹ của
quần chúng mới là điều cơ bản. Bởi vậy, một số trường phái chỉ ra đời
trong một thời gian rất ngắn sau đó dần lu mờ và bị triệt tiêu bởi vì quần
chúng không chấp nhận. Tuy nhiên, một số trường phái vẫn phát triển duy
trì để tạo thành nền âm nhạc của thế kỷ XX. Sự tồn tại bền vững, lâu dài
của nó chính là do sự ủng hộ của khán thính giả, đó chính là thước đo cơ
bản và khách quan nhất đối với âm nhạc ở bất kỳ một thời đại nào.
Các nhạc sĩ tiêu biểu cho âm nhạc thế kỷ XX: John Adams Samuel Barber Bela Bartok (1881-19450 Amy (H.H.A) Beach (1867-1944) Alban Berg (1885-1935) Leonard Bernsteni(1918-1990)