Khái quát về ai cập cổ đại - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân

Địa hình Ai Cập , nằm ở Đông Bắc Châu Phi phía Đông giáp Biển Đỏ , phía Tây giáp sa mạc sahara, phía Nam giáp Nubian, phía Bắc giáp Địa Trung Hải . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Khái quát về ai cập cổ đại - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân

Địa hình Ai Cập , nằm ở Đông Bắc Châu Phi phía Đông giáp Biển Đỏ , phía Tây giáp sa mạc sahara, phía Nam giáp Nubian, phía Bắc giáp Địa Trung Hải . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

245 123 lượt tải Tải xuống
I. Khái quát về ai cập cổ đại
A, vềề v trí đ a lý - điềều ki n t nhiền :
* Vềề v trí đ a lý :
- Địa hình Ai Cập , nằm ở Đông Bắc Châu Phi phía Đông giáp Biển Đỏ , phía Tây giáp sa
mạc sahara, phía Nam giáp Nubian, phía Bắc giáp Địa Trung Hải . Phần lãnh thổ của Ai Cập
bị đóng kín bởi những vùng núi hiểm trở , khó đi lại và sa mạc lớn chỉ có ở phía Đông Bắc
có dải đất suez (đọc là Xuy-e) là cửa ngõ để dễ dàng tiến vào trong lãnh thổ Ai Cập.
- Lãnh thổ của Ai cập nằm dọc theo dòng sông Nile, chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy
của sông Nile từ Nam lên Bắc .
- Ai Cập nằm ở vị trí địa lý quan trọng về mặt chính trị và ngoại thương vì là nơi giao nhau
của 3 châu lục là Châu Âu, Châu Á, Châu Phi hòa nhập quanh 1 biển trung gian là Địa
Trung Hải - nơi nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương : Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa,....
*Vềề điềều ki n t nhiền :
-Với địa hình khép kín với sa mạc, hơn 90% đất ở Ai Cập là sa mạc, số ngày mưa rất ít,
quanh năm trời nắng, độ ẩm không khí thấp. Và để chống chịu được với cái nóng, người dân
Ai Cập có dòng sông Nile.
- Sông Nile với chiều dài 6 850 km, trong đó khoảng 700km là chảy qua Ai Cập bồi đắp nên
những mãnh đất màu mỡ và cung cấp một nguồn nước dồi dào. Hơn thế nữa, sông Nile đã
trở thành niềm cảm hứng cho nghệ thuật và tôn giáo của người Ai Cập.
-Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho con người ở thời đồ đá cũ chuyển từ săn bắt hái lượm
sang định cư nông nghiệp và chăn nuôi , dòng sông Nile gắng liền với nhiều sự hình thành
cũng như sự sụp đỗ của nhiều nền văn minh cổ đại và một trong số đó là Ai Cập cổ đại nền
văn minh được cho là cái nôi của nền văn minh hiện đại .
B, vềề s hình thành dân c Ai C p c đ i: ư
-Con người ngay từ thời kì đồ đá cũ đã xuất hiện và sinh sống ở khu vực hạ lưu của sông
Nile .Người Ai Cập cổ đại được xác định ban đầu là những người thổ dân Châu Phi , hình
thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và như đã trình bày ở trên , điều kiện tự nhiên thuận lợi để thổ
dân ở đây có thể định cư và phát triển trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm . Về sau , một chi
thuộc tộc người hamit bắt đầu xâm nhập vào nơi này , chinh phục các bộ tộc thổ dân Châu
Phi và sau 1 khoảng thời gian hỗn hợp sự đồng hóa giữa thổ dân Hamit và thổ dân Châu Phi
đã hình thành bộ tộc người Ai Cập cổ đại mà ta biết đến. Họ thuộc chủng tộc môngôloit và
Nêgroit.
-Người Ai Cập hiện nay dân cư chủ yếu là những người Ả Rập nhưng ở thời cổ đại họ là
những người Libi, người Da đen và có thể có cả người Xemit di cư từ Châu Á sang.
C, Vềề xã h i :
- Sự phân chia giai cấp : Xã hội Ai Cập cổ đại được phân chia cấp bậc rất rõ ràng, được xếp
theo cấu trúc giống như một kim tự tháp, ở những cấp bậc cao là các vua chúa, quan lại trị vị
các cấp bậc ở dưới là các nông dân công xã, nô lệ,.... :
Các cấp bậc ở trên cùng: gồm các pharaoh, quang lại,...
+ Pharaoh ( trong tiếng Ai Cập có nghĩa là “ ) là tước hiệu chỉ các vị vua ở thời ngôi vĩ đại”
Ai Cập cổ đại từ vương triều thứ nhất cho đến khi bị La Mã thôn tính.
+ Pharaoh có quyền lực tối cao, có quyền sở hữu toàn bộ đất đai trong cả nước. Mọi mệnh
lệnh của vua đều trở thành pháp luật. Bằng nhiều biện pháp, vua quản lí chặt chẽ hệ thống
quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bãi nhiệm, bãi miễn hoặc trừng phạt bất
cứ người nào. Ngoài chức năng cai trị thần dân, Pharaoh còn kiêm chức năng thẩm phán tối
cao, thống lĩnh quân đội và đứng đầu tăng lữ. Về cơ bản, Pharaoh được tín ngưỡng hóa và
được coi như một vị thần sống.
+Dưới vua là một hệ thống quan lại do một Vizier điều hành . Vậy một Vizier là gì ? ở thời
Ai Cập cổ đại, một Vizier (tạm dịch là tể tướng) là vị trí quyền lực nhất sau vị vua, là người
đại diện cũng như là tiếng nói của Vua.Vizier đảm nhận các nhiệm vụ :
Nông nghiệp : Thủ tục, tập quán giải quyết tranh chấp đất đai
Tài chính : Thuế, kho bạc và điều tra dân số
Tư pháp : Việc bổ nhiệm các thẩm phán và cảnh sát trưởng
Quân đội : Việc bổ nhiệm các tướng lĩnh và chấp thuận lựa chọn của họ ở cấp dưới
Kiến trúc : Quy hoạch và xây dựng các di tích và của nhà vualăng mộ
Nội vụ : Quy hoạch và xây dựng đường giao thông, sửa chữa đê, đập và kênh mương
Tôn giáo : Việc duy trì các nghi lễ và truyền thống thích hợp và bổ nhiệm các thầy tế lễ
cấp cao
Để nắm được quyền này, một Vizier phải có trình độ học vấn cao và hiểu biết về cách thức
hoạt động của tất cả các cơ quan khác nhau, Ngoài ra, họ còn phải biết chữ cần cả khả năng
của một người kế toán, kiến trúc sư, luật sư thẩm phán, sử gia, nông dân và linh mục. Để dễ
hình dung thì một Vizier tương đương với thủ tướng thời hiện đại của quốc gia vậy đó.
+Dưới Vizier là một hộ máy quan liêu cồng kềnh gồm các quan lại cao cấp và đông đảo các
thư lại gọi là Scribes (Scơribơ) là tầng lớp người có học vấn thời bấy giờ. Đơn vị hành chính
quan trọng nhất là các “nôm” hay châu do các nômmacơ tức là các chúa châu cai quản. Chúa
châu cũng là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự cao nhất của địa phương. Cuối
cùng, ở các công xã nông thôn cũng có người trưởng thôn cai quản .
Các cấp bậc ở dưới :
+ Chiếm đa số dân cư Ai Cập cổ đại là các nông dân công xã. Nghề chính của họ là làm
ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà nước thông
qua các công xã. Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình
thủy nông và các công trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ.
+ Nộ lệ Tầng lớp đông đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại gọi
nô lệ là Jets có nghĩa là con vật. Phần đông những nô lệ này là tù binh bắt được trong chiến
tranh. Nô lệ được coi là một phần tài sản của nhà vua và của các gia đình quý tộc. Họ chủ
yếu sinh sống, lao động và phục vụ trong các cung điện và các gia đình quý tộc, giàu có.
- Không như chúng ta nghĩ, xã hội Ai Cập này vẫn có cơ hội cho những người ở cấp bậc
dưới cùng di chuyển lên các cấp bậc trên thường là thông qua việc cưới hỏi những tầng lớp
cao hơn, nâng cao tay nghề và nâng cao học thức của họ và họ thường gửi con em của họ
đến những trường học do những người linh mục hay các nghệ nhân để đào tạo.
- Ngoài ra, khác với hầu hết các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, người phụ nữ ở cung
đình có được quyền lực chính trị cũng rất cao, đã có rất nhiều Nữ Hoàng đã trị vị đất nước
trong 1 thời gian dài. Còn đối với người phụ nữ bình thường ở Ai Cập, họ được hưởng quyền
giao tiếp xã hội. Họ được phép có mặt ở những chỗ công cộng như chợ phiên, nơi vui chơi
giải trí, những buổi yến tiệc mà không bị cấm đoán, hạn chế. Họ còn có quyền sỡ hữu tài sản
riêng và có thể ly dị chồng nếu họ muốn.
D, Các th i đ i:
- Các th i đ i :
Kể từ khi Ai Cập được thống nhất từ 2 quốc gia là Thượng và Hạ Ai Cập bởi pharaoh đầu
tên là Menes , Ai cập cổ đại đã đi qua 31 vương triều, chia ra làm 5 giai đoạn chính kéo dài
khoảng 3200 năm từ khoảng năm 3200 đến năm 31 TCN .
- Về năm thời kì chính bao gồm :
Tảo Vương Quốc (3200 - 3000 TCN)
Cổ Vương Quốc (3000 - 2200 TCN)
Trung Vương Quốc (2200 - 1570 TCN)
Tân Vương Quốc ( 1570 - 1069 TCN)
Hậu Vương Quốc (525 - 30 TCN)
*Thời kì Tảo Vương Quốc :
Là thời kì chuyển mình thành một quốc gia thống nhất của Ai Cập, trải qua vương triều I và
II. Ở thời kì này người dân đã biết sử dụng những công cụ bằng đồng đỏ biết dùng cày và
dùng súc vật để kéo cày.
*Thời kì Cổ Vương Quốc:
Đây là thời kì mà các kim tự tháp được xây dựng với kim tự tháp đầu tiên được xây dựng bởi
Pharaoh djoser và kim tự tháp nổi bậc nhất, nổi tiếng nhất là kim tự tháp Giza do Pharaoh
Khufu xây dựng. Ở thời kì này bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện, trải qua 8 vương triều
và khá phát triển về mọi mặt. Nhưng chính quyền bắt đầu suy yếu và Ai Cập bị phân tách
thành nhiều vùng miền khác nhau ở cuối thời kì này vì những cuộc chiến tranh xâm lược các
nước láng giềng làm đời sống nhân dân khổ cực do thuế má và nhân lực, vật lực trong nước
trở nên khánh kiệt.
*Thời kì Trung Vương Quốc :
Gồm 7 vương triều. Trong 300 năm đầu thời kì này, Ai Cập ở trong tình trạng phân ly , loạn
lạc do hệ quả của chiến tranh. Cho đến khi Mentuhotep II con trai của Inteff III trở thành
pharaoh thống nhất đất nước Ai Cập một lần nữa sau khi phe Thebes dành thắng lợi trong
cuộc tranh chấp giữa phe này với phe Herakleopolis. Sau thống nhất, Ai Cập đi vào thời kì
ổn định nhất với chính quyền được củng cố, kinh tế được cải thiện nhưng cùng với đó là sự
phân hóa giai cấp càng rõ rệt. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân nghèo làm suy yếu chính
quyền trước khi bị dần bị xâm nhập và đặt nền thống trị bởi người Hyksos.
*Thời kì Tân Vương Quốc :
Trải qua 3 vương triều, các Pharaoh thời này sử dụng phương án bạo lực để mở rộng lãnh thổ
khiến Ai Cập trở thành một quốc gia vô cùng rộng lớn. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có bước
tiến mới, công , thương nghiệp phát triễn mạnh.
*Thời kì Hậu Vương Quốc :
do sự mở rộng địa hình, cũng như sự giàu lên của quốc gia Ai Cập, nơi này trở thành địa
điểm lý tưởng của các cuộc ngoại xâm. Bắt đầu từ bộ tộc người Libi lật đổ chính quyền Ai
Cập tạo ra một vương triều ngoại tộc, sau đó là tộc người Nubi lật đổ chính quyền Libi sau
đó lại bị người Assyri đánh chiếm. Đến năm 525, Vương quốc Ba Tư đến và thống trị nơi
đây. Đến năm 332 TCN, Alexander đại đế đến và chinh phục Ai Cập mà không gặp sự khán
cự nào của người Ba Tư đang trị vị ở đây và được người Ai Cập chào đón như một người
giải phóng. Vào năm 30 TCN Ai Cập chính thức trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã, theo
đó chấm dứt nền văn minh Ai Cập.
| 1/5

Preview text:

I. Khái quát về ai cập cổ đại A, vềề v trí đ a lý - điềều ki n t nhiền : * Vềề v trí đ a lý :
- Địa hình Ai Cập , nằm ở Đông Bắc Châu Phi phía Đông giáp Biển Đỏ , phía Tây giáp sa
mạc sahara, phía Nam giáp Nubian, phía Bắc giáp Địa Trung Hải . Phần lãnh thổ của Ai Cập
bị đóng kín bởi những vùng núi hiểm trở , khó đi lại và sa mạc lớn chỉ có ở phía Đông Bắc
có dải đất suez (đọc là Xuy-e) là cửa ngõ để dễ dàng tiến vào trong lãnh thổ Ai Cập.
- Lãnh thổ của Ai cập nằm dọc theo dòng sông Nile, chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy
của sông Nile từ Nam lên Bắc .
- Ai Cập nằm ở vị trí địa lý quan trọng về mặt chính trị và ngoại thương vì là nơi giao nhau
của 3 châu lục là Châu Âu, Châu Á, Châu Phi hòa nhập quanh 1 biển trung gian là Địa
Trung Hải - nơi nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương : Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa,....
*Vềề điềều ki n t nhiền :
-Với địa hình khép kín với sa mạc, hơn 90% đất ở Ai Cập là sa mạc, số ngày mưa rất ít,
quanh năm trời nắng, độ ẩm không khí thấp. Và để chống chịu được với cái nóng, người dân
Ai Cập có dòng sông Nile.
- Sông Nile với chiều dài 6 850 km, trong đó khoảng 700km là chảy qua Ai Cập bồi đắp nên
những mãnh đất màu mỡ và cung cấp một nguồn nước dồi dào. Hơn thế nữa, sông Nile đã
trở thành niềm cảm hứng cho nghệ thuật và tôn giáo của người Ai Cập.
-Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho con người ở thời đồ đá cũ chuyển từ săn bắt hái lượm
sang định cư nông nghiệp và chăn nuôi , dòng sông Nile gắng liền với nhiều sự hình thành
cũng như sự sụp đỗ của nhiều nền văn minh cổ đại và một trong số đó là Ai Cập cổ đại nền
văn minh được cho là cái nôi của nền văn minh hiện đại .
B, vềề s hình thành dân c Ai C ư p c đ i:
-Con người ngay từ thời kì đồ đá cũ đã xuất hiện và sinh sống ở khu vực hạ lưu của sông
Nile .Người Ai Cập cổ đại được xác định ban đầu là những người thổ dân Châu Phi , hình
thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và như đã trình bày ở trên , điều kiện tự nhiên thuận lợi để thổ
dân ở đây có thể định cư và phát triển trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm . Về sau , một chi
thuộc tộc người hamit bắt đầu xâm nhập vào nơi này , chinh phục các bộ tộc thổ dân Châu
Phi và sau 1 khoảng thời gian hỗn hợp sự đồng hóa giữa thổ dân Hamit và thổ dân Châu Phi
đã hình thành bộ tộc người Ai Cập cổ đại mà ta biết đến. Họ thuộc chủng tộc môngôloit và Nêgroit.
-Người Ai Cập hiện nay dân cư chủ yếu là những người Ả Rập nhưng ở thời cổ đại họ là
những người Libi, người Da đen và có thể có cả người Xemit di cư từ Châu Á sang. C, Vềề xã h i ộ :
- Sự phân chia giai cấp : Xã hội Ai Cập cổ đại được phân chia cấp bậc rất rõ ràng, được xếp
theo cấu trúc giống như một kim tự tháp, ở những cấp bậc cao là các vua chúa, quan lại trị vị
các cấp bậc ở dưới là các nông dân công xã, nô lệ,.... :
Các cấp bậc ở trên cùng: gồm các pharaoh, quang lại,...
+ Pharaoh ( trong tiếng Ai Cập có nghĩa là “ngôi vĩ đại”) là tước hiệu chỉ các vị vua ở thời
Ai Cập cổ đại từ vương triều thứ nhất cho đến khi bị La Mã thôn tính.
+ Pharaoh có quyền lực tối cao, có quyền sở hữu toàn bộ đất đai trong cả nước. Mọi mệnh
lệnh của vua đều trở thành pháp luật. Bằng nhiều biện pháp, vua quản lí chặt chẽ hệ thống
quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bãi nhiệm, bãi miễn hoặc trừng phạt bất
cứ người nào. Ngoài chức năng cai trị thần dân, Pharaoh còn kiêm chức năng thẩm phán tối
cao, thống lĩnh quân đội và đứng đầu tăng lữ. Về cơ bản, Pharaoh được tín ngưỡng hóa và
được coi như một vị thần sống.
+Dưới vua là một hệ thống quan lại do một Vizier điều hành . Vậy một Vizier là gì ? ở thời
Ai Cập cổ đại, một Vizier (tạm dịch là tể tướng) là vị trí quyền lực nhất sau vị vua, là người
đại diện cũng như là tiếng nói của Vua.Vizier đảm nhận các nhiệm vụ :
Nông nghiệp : Thủ tục, tập quán giải quyết tranh chấp đất đai
Tài chính : Thuế, kho bạc và điều tra dân số
Tư pháp : Việc bổ nhiệm các thẩm phán và cảnh sát trưởng
Quân đội : Việc bổ nhiệm các tướng lĩnh và chấp thuận lựa chọn của họ ở cấp dưới
Kiến trúc : Quy hoạch và xây dựng các di tích và lăng mộ của nhà vua
Nội vụ : Quy hoạch và xây dựng đường giao thông, sửa chữa đê, đập và kênh mương
Tôn giáo : Việc duy trì các nghi lễ và truyền thống thích hợp và bổ nhiệm các thầy tế lễ cấp cao
Để nắm được quyền này, một Vizier phải có trình độ học vấn cao và hiểu biết về cách thức
hoạt động của tất cả các cơ quan khác nhau, Ngoài ra, họ còn phải biết chữ cần cả khả năng
của một người kế toán, kiến trúc sư, luật sư thẩm phán, sử gia, nông dân và linh mục. Để dễ
hình dung thì một Vizier tương đương với thủ tướng thời hiện đại của quốc gia vậy đó.
+Dưới Vizier là một hộ máy quan liêu cồng kềnh gồm các quan lại cao cấp và đông đảo các
thư lại gọi là Scribes (Scơribơ) là tầng lớp người có học vấn thời bấy giờ. Đơn vị hành chính
quan trọng nhất là các “nôm” hay châu do các nômmacơ tức là các chúa châu cai quản. Chúa
châu cũng là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự cao nhất của địa phương. Cuối
cùng, ở các công xã nông thôn cũng có người trưởng thôn cai quản .
Các cấp bậc ở dưới :
+ Chiếm đa số dân cư Ai Cập cổ đại là các nông dân công xã. Nghề chính của họ là làm
ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà nước thông
qua các công xã. Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình
thủy nông và các công trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ.
+ Nộ lệ Tầng lớp đông đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại gọi
nô lệ là Jets có nghĩa là con vật. Phần đông những nô lệ này là tù binh bắt được trong chiến
tranh. Nô lệ được coi là một phần tài sản của nhà vua và của các gia đình quý tộc. Họ chủ
yếu sinh sống, lao động và phục vụ trong các cung điện và các gia đình quý tộc, giàu có.
- Không như chúng ta nghĩ, xã hội Ai Cập này vẫn có cơ hội cho những người ở cấp bậc
dưới cùng di chuyển lên các cấp bậc trên thường là thông qua việc cưới hỏi những tầng lớp
cao hơn, nâng cao tay nghề và nâng cao học thức của họ và họ thường gửi con em của họ
đến những trường học do những người linh mục hay các nghệ nhân để đào tạo.
- Ngoài ra, khác với hầu hết các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, người phụ nữ ở cung
đình có được quyền lực chính trị cũng rất cao, đã có rất nhiều Nữ Hoàng đã trị vị đất nước
trong 1 thời gian dài. Còn đối với người phụ nữ bình thường ở Ai Cập, họ được hưởng quyền
giao tiếp xã hội. Họ được phép có mặt ở những chỗ công cộng như chợ phiên, nơi vui chơi
giải trí, những buổi yến tiệc mà không bị cấm đoán, hạn chế. Họ còn có quyền sỡ hữu tài sản
riêng và có thể ly dị chồng nếu họ muốn. D, Các th i đ i: - Các th i ờ đ i :
Kể từ khi Ai Cập được thống nhất từ 2 quốc gia là Thượng và Hạ Ai Cập bởi pharaoh đầu
tên là Menes , Ai cập cổ đại đã đi qua 31 vương triều, chia ra làm 5 giai đoạn chính kéo dài
khoảng 3200 năm từ khoảng năm 3200 đến năm 31 TCN .
- Về năm thời kì chính bao gồm :
 Tảo Vương Quốc (3200 - 3000 TCN)
 Cổ Vương Quốc (3000 - 2200 TCN)
 Trung Vương Quốc (2200 - 1570 TCN)
 Tân Vương Quốc ( 1570 - 1069 TCN)
 Hậu Vương Quốc (525 - 30 TCN)
*Thời kì Tảo Vương Quốc :
Là thời kì chuyển mình thành một quốc gia thống nhất của Ai Cập, trải qua vương triều I và
II. Ở thời kì này người dân đã biết sử dụng những công cụ bằng đồng đỏ biết dùng cày và
dùng súc vật để kéo cày.
*Thời kì Cổ Vương Quốc:
Đây là thời kì mà các kim tự tháp được xây dựng với kim tự tháp đầu tiên được xây dựng bởi
Pharaoh djoser và kim tự tháp nổi bậc nhất, nổi tiếng nhất là kim tự tháp Giza do Pharaoh
Khufu xây dựng. Ở thời kì này bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện, trải qua 8 vương triều
và khá phát triển về mọi mặt. Nhưng chính quyền bắt đầu suy yếu và Ai Cập bị phân tách
thành nhiều vùng miền khác nhau ở cuối thời kì này vì những cuộc chiến tranh xâm lược các
nước láng giềng làm đời sống nhân dân khổ cực do thuế má và nhân lực, vật lực trong nước trở nên khánh kiệt.
*Thời kì Trung Vương Quốc :
Gồm 7 vương triều. Trong 300 năm đầu thời kì này, Ai Cập ở trong tình trạng phân ly , loạn
lạc do hệ quả của chiến tranh. Cho đến khi Mentuhotep II con trai của Inteff III trở thành
pharaoh thống nhất đất nước Ai Cập một lần nữa sau khi phe Thebes dành thắng lợi trong
cuộc tranh chấp giữa phe này với phe Herakleopolis. Sau thống nhất, Ai Cập đi vào thời kì
ổn định nhất với chính quyền được củng cố, kinh tế được cải thiện nhưng cùng với đó là sự
phân hóa giai cấp càng rõ rệt. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân nghèo làm suy yếu chính
quyền trước khi bị dần bị xâm nhập và đặt nền thống trị bởi người Hyksos.
*Thời kì Tân Vương Quốc :
Trải qua 3 vương triều, các Pharaoh thời này sử dụng phương án bạo lực để mở rộng lãnh thổ
khiến Ai Cập trở thành một quốc gia vô cùng rộng lớn. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có bước
tiến mới, công , thương nghiệp phát triễn mạnh.
*Thời kì Hậu Vương Quốc :
do sự mở rộng địa hình, cũng như sự giàu lên của quốc gia Ai Cập, nơi này trở thành địa
điểm lý tưởng của các cuộc ngoại xâm. Bắt đầu từ bộ tộc người Libi lật đổ chính quyền Ai
Cập tạo ra một vương triều ngoại tộc, sau đó là tộc người Nubi lật đổ chính quyền Libi sau
đó lại bị người Assyri đánh chiếm. Đến năm 525, Vương quốc Ba Tư đến và thống trị nơi
đây. Đến năm 332 TCN, Alexander đại đế đến và chinh phục Ai Cập mà không gặp sự khán
cự nào của người Ba Tư đang trị vị ở đây và được người Ai Cập chào đón như một người
giải phóng. Vào năm 30 TCN Ai Cập chính thức trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã, theo
đó chấm dứt nền văn minh Ai Cập.