KHTN 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng - Chân trời sáng tạo
KHTN 8 Bài 17: Áp suất trong chất lỏng Chân trời sáng tạo được biên soạn dưới dạng file PDF cho học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức đẻ chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Chủ đề: Chủ đề 3: Khối lượng riêng, áp suất và moment lực (CTST)
Môn: Khoa học tự nhiên 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 17 Chân trời sáng tạo Câu 1
a. Khi nhúng trong chất lỏng, đĩa nhựa có rời khỏi đáy ống trụ không? Giải thích vì sao.
b. Khi xoay ống trụ theo nhiều hướng khác nhau, đĩa nhựa có rời khỏi đáy ống trụ không?
c. Nêu kết luận về sự tồn tại áp suất của chất lỏng. Trả lời:
a. Khi nhúng trong chất lỏng, đĩa nhựa không rời khỏi đáy ống trụ vì chất lỏng đã tác dụng áp suất lên đáy bình.
b. Khi xoay ống trụ theo nhiều hướng khác nhau, đĩa nhựa không rời khỏi đáy ống trụ.
c. Kết luận về sự tồn tại áp suất của chất lỏng: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên
các vật ở trong lòng nó. Câu 2
Nêu kết luận về hướng và độ lớn trong sự truyền áp suất của chất lỏng. Trả lời:
Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Câu 3
Nêu thêm một số ví dụ về sự truyền áp suất của chất lỏng trong thực tế. Trả lời:
Ví dụ về sự truyền áp suất của chất lỏng trong thực tế:
- Lấy 1 quả bóng chứa đầy nước và tạo các lỗ khác nhau ở các vị trí khác nhau và nhấn quả
bóng, chúng ta có thể thấy rằng nước chảy ra.
- Thang máy thủy lực: có cấu tạo và hoạt động dựa trên hệ thống piston thủy lực mà ở đó, dầu
đóng vai trò quan trọng khi vừa là môi chất để truyền lực, vừa là chất bôi trơn bề mặt tiếp xúc.
- Kích thủy lực: thiết bị hoạt động dựa vào piston cùng cơ chế áp suất. Câu 4
Mô tả phương và chiều của lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật khi vật được nhúng trong nước. Trả lời:
Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật khi vật được nhúng trong nước có đặc điểm: - Phương: thẳng đứng.
- Chiều: hướng từ dưới lên trên.
Luyện tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 17 Luyện tập trang 85
Một máy thủy lực gồm hai pit – tông có các tiết diện s và S. Tính tỉ số Ssđể máy thủy lực này
có thể nâng một vật có trọng lượng gấp 10 lần lực tác dụng. Trả lời:
Khi tác dụng một lực f lên pit – tông nhỏ có diện tích s, lực này gây ra áp suất p=fslên chất
lỏng. Áp suất này được truyền nguyên vẹn tới pit – tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pit – tông này: Luyện tập trang 87
Một học sinh thực hiện thí nghiệm như Hình 17.5 và thu được các số liệu sau: P1 = 1,7 N; P2 = 0,7 N; P3 = 1,7 N.
a. Tính độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật.
b. Nếu thể tích của vật là 84 cm3 thì chất lỏng dùng trong thí nghiệm là nước hay nước muối? Trả lời:
a. Độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật là
FA = P1 – P2 = 1,7 – 0,7 = 1 (N) b. Ta có:
Với kết quả trọng lượng riêng thu được, ta thấy tương ứng với trọng lượng riêng của nước muối. Luyện tập trang 88
Hai quả cầu có thể tích bằng nhau, làm bằng gỗ và nhôm được thả vào nước. Giải thích vì sao
quả cầu nhôm thì bị chìm, quả cầu gỗ lại nổi trong nước. Trả lời:
- Quả cầu nhôm bị chìm do khối lượng riêng của quả cầu nhôm lớn hơn khối lượng riêng của nước.
- Quả cầu gỗ nổi trong nước do khối lượng riêng của quả cầu gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.