Kịch bản Podcast mẫu - Biểu mẫu văn bản

CHỦ ĐỀ: Face Shaming Tên tập podcast : Đời # Mũi tẹt không Sang đâu Thời lượng: 20 phút Số podcaster tham gia : 1 Kịch bản chi tiết: Chào mừng các bạn quay trở lại với podcast Đời số thứ #, mình là (tên), người sẽ đồng hành cùng các bạn trong podcast ngày hôm nay. Để bắt đầu câu chuyện của chúng ta, mình sẽ nhắc lại một câu nói cực kì trending thời gian gần đây nhé. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:

Văn bản 29 tài liệu

Trường:

Biểu mẫu - Văn bản 133 tài liệu

Thông tin:
7 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kịch bản Podcast mẫu - Biểu mẫu văn bản

CHỦ ĐỀ: Face Shaming Tên tập podcast : Đời # Mũi tẹt không Sang đâu Thời lượng: 20 phút Số podcaster tham gia : 1 Kịch bản chi tiết: Chào mừng các bạn quay trở lại với podcast Đời số thứ #, mình là (tên), người sẽ đồng hành cùng các bạn trong podcast ngày hôm nay. Để bắt đầu câu chuyện của chúng ta, mình sẽ nhắc lại một câu nói cực kì trending thời gian gần đây nhé. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

56 28 lượt tải Tải xuống
CHỦ ĐỀ: Face Shaming
Tên tập podcast : Đời # Mũi tẹt không Sang đâu
Thời lượng: 20 phút
Số podcaster tham gia : 1
Kịch bản chi tiết:
Chào mừng các bạn quay trở lại với podcast Đời số thứ #, mình là (tên), người sẽ đồng
hành cùng các bạn trong podcast ngày hôm nay. Để bắt đầu câu chuyện của chúng ta,
mình sẽ nhắc lại một câu nói cực kì trending thời gian gần đây nhé.
“ThứcđếnhaigiờsángđểlướtShopeevàLazadatìmkemtrịthâmmắt.”
Hãy thử nhớ xem bạn đã từng rơi vào trường hợp đó chưa? Đã bao giờ bạn mất ngủ và
stress nặng vì những đặc điểm trên khuôn mặt của bản thân? Mình nghĩ đa số câu trả lời
là có đấy. Biết bao cô gái, chàng trai tự ti vì các nốt mụn, suy sụp vì làn da sạm đen, đôi
môi không được hồng hào. Tất nhiên không có bất cứ ai muốn gương mặt bị đem ra bàn
tán, chê bai cả. Nhưng hầu hết mọi người sẽ phải chịu đựng Face Shaming – hành động
chế giễu và miệt thị những đặc điểm trên khuôn mặt.
Đối với Face Shaming, mỗi người đều có câu chuyện riêng và mình luôn hy vọng chia sẻ
nó để chúng ta có thể đồng cảm với nhau nhiều hơn. Thế nên trong Podcast ngày hôm
nay, mình sẽ kể cho bạn nghe một truyện ngắn có tên là “Mũi tẹt không Sang đâu”. Bật
mí với bạn rằng những tình huống trong truyện đều có thật, do mình hoặc bạn bè của
mình từng trải qua. Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Nhạc dạo 5s…
Sang là một cô gái tự ti về ngoại hình và nghiện mua sắm online. Mỗi ngày cô đều lướt
trang thương mại điện tử, mua đủ thứ từ mỹ phẩm đến dụng cụ, làm đủ cách để làn da
mịn màng hơn, chiếc mũi tẹt trở nên cao hơn. Hầu hết các món đồ Sang mua đều không
thật sự dành cho bản thân, mỗi lần cô đặt đơn hàng nào đó, phần lớn là do bị chế giễu
ngoại hình. Bị chê da đen, Sang mua liền kem dưỡng trắng da, bị nói nhiều mụn, Sang
chốt liền kem trị mụn đang hot. Nhưng dường như mọi thứ Sang làm đều vô nghĩa,
gương mặt cô vẫn không thay đổi, hay nói chính xác hơn là những lời chê bai vẫn chưa
từng dừng lại.
Hồi nhỏ Sang thường được khen xinh xắn, dễ thương. Mỗi lần về quê cùng bố mẹ, trông
cô bé như công chúa nhỏ trong bộ váy đầm. Năm cấp hai, Sang và bạn bè đồng trang lứa
đều dậy thì nhưng cô cảm thấy sự thay đổi của mình là tệ nhất. Làn da trắng hồng bắt đầu
đổ dầu và sạm đen rồi xuất hiện các nốt mụn với lỗ chân lông to. Mỗi lần Sang cầm điện
thoại lướt Facebook, nhìn thấy kem trộn bán nhan nhản khắp nơi, nào da trắng da đẹp sau
một đêm, nào láng mịn không còn nốt mụn nào, cô thấy thích lắm. Những lời quảng cáo
ngon ngọt, đánh trúng tâm lý khách hàng vô cùng hấp dẫn khiến Sang sẵn sàng bỏ ra
300.000 cho một hũ kem nhỏ xíu. Hồi đó 300.000 là rất nhiều đối với một học sinh cấp
hai, mỗi ngày đi học Sang chỉ được 20.000 bao gồm tiền ăn sáng. Lúc đó tác hại của kem
trộn vẫn chưa được phổ biến, Sang cứ chăm chỉ bôi bôi trét trét mà không nghĩ ngợi gì
nhiều.Sang quyết tâm một cách mù quáng đến vậy vì những lời chê bai đến từ người
thân. Sang không thích các cô dì chú bác đến nhà mình chơi, họ hay nhắc đi nhắc lại
những câu nói vô cùng khó nghe.
“Sao con ni mặt nhiều mụn vậy?”
“Hồi nhỏ xinh gái mà lớn xấu thế.”
“Mặt như cái rổ xả.”
Lúc đó Sang cũng chỉ im lặng và đêm đến nằm khóc một mình. Nhưng điều Sang buồn
nhất là bố mẹ không bao giờ lên tiếng khi cô bị chê bai cả. Sang cũng từng chia sẻ điều
này với bố mẹ nhưng rồi cô nhận ra khoảng cách thế hệ và quan điểm khác nhau quá lớn.
Bố mẹ cảm thấy mọi người nói đúng về những khuyết điểm trên gương mặt của con gái.
Khi Sang tức đến bật khóc thì bố mẹ nói Sang cứ kệ đi, họ nói gì kệ họ. Sang không làm
được, những lời nói đó cứ len vào óc, nó nhắc nhở cô rằng mình xấu xí cỡ nào.
Sang bắt đầu tập tành dùng kem trộn, quả thật đúng như quảng cáo, làn da của cô lột xác
hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Sang vừa ngắm mình trong gương vừa cười tít cả mắt, da
Sang bây giờ đẹp nhất lớp rồi. Mấy đứa bạn hỏi thì Sang tận tình giới thiệu kem trộn, có
đứa nghe theo, có đứa bảo hư da nhưng Sang mặc kệ, đẹp là được. Nhỏ Hương – bạn
thân nhất của Sang khuyên ngăn, Sang cũng kệ luôn. Để trở nên xinh đẹp hơn, người ta
còn chịu bao nhiêu đau đớn, nói chi một chút khó khăn này.
Sang chỉ thật sự hối hận khi làn da ngày càng mỏng manh, đi học buổi trưa về thôi mà
nóng rát hết cả mặt. Có lẽ mọi người nói đúng rồi, kem trộn bào mòn da thật. Lúc này
Sang mới hoảng hốt ngưng dùng, nhưng đã quá muộn. Tình trạng da còn tệ hơn trước
kia, Sang cảm thấy từ một con vịt xấu xí mình đã trở thành con quái vật đáng sợ. Ước mơ
vịt con hóa thiên nga trong truyện cổ tích rốt cục cũng chỉ là hão huyền.
Sang đeo khẩu trang hầu hết thời gian, khi đi học lẫn lúc ở nhà, có người đến chơi bố mẹ
gọi cỡ nào cô cũng nhất quyết không ra. Sang chẳng hiểu tại sao phải ngồi trò chuyện và
tỏ ra vui vẻ khi mình đang stress nặng thế này. Điều duy nhất khiến Sang vui vẻ là nhỏ
Hương, có chuyện buồn là hai đứa tâm sự với nhau liền. Ở tuổi đó hầu như đứa nào cũng
gặp vô số vấn đề và hầu hết không ai lắng nghe chúng trừ bạn bè.
Sang bỏ hết kem trộn đi, chỉ rửa mặt ngày ba lần sáng, trưa, chiều tối. Vậy mà hiệu quả
đấy, da Sang không đẹp thần tốc nhưng ít nhất cũng bớt kích ứng và đỏ rát. Chút thay đổi
này không thể đem lại cuộc sống màu hồng, Sang cơ bản vẫn cố trốn tránh để không phải
đối diện với những lời nói ác ý.
Khi Face Shaming diễn ra, người nói luôn viện những cái cớ cho hành động tồi tệ của
mình.
“Bác nói đúng mà.”
“Bác nói có sai đâu.
“Nói cho biết đường mà sửa.
Rốt cục Sang nên sửa cái gì để hài lòng tất cả mọi người, hay họ chỉ nói cho sướng mồm
và như một thói quen thôi.
Sang đã chịu miệt thị ở ngoài đời nên cô không bao giờ muốn điều tương tự xảy ra trên
mạng xã hội. Những bức ảnh Sang đăng lên luôn được chỉnh sửa cẩn thận, thu nhỏ mặt
một tý, nâng mũi một tý, làm mịn da một tý. Sang tin rằng những bức ảnh xinh đẹp sẻ
bảo vệ mình khỏi Face Shaming, ít nhất là trên Internet. Cho đến khi cô tranh luận với
một ai đó trên Facebook và hình của cô bị đăng lại dưới bình luận rằng:
“Nhìn mặt thì tự hiểu nha anh em.”
Rất nhiều haha cho bình luận đó. Rõ ràng việc vào trang cá nhân người khác để lấy hình
chế giễu là hoàn toàn sai. Nhưng khi quan điểm trái ngược nhau, dù tranh luận lịch sự thì
điều đó vẫn xảy ra. Sang lặng lẽ block kẻ đó và xóa hết bình luận đi, đây là điều duy nhất
cô có thể làm để bảo vệ chính mình. Kể cả bạn có cố làm mình trở nên lung linh như thế
nào, họ vẫn sẽ luôn tìm mọi cách đem gương mặt bạn ra để moi móc khuyết điểm.
Dạo gần đây lớp Sang thích idol Kpop, cứ khi nào rảnh là ngồi xem MV, nghe nhạc.
Chuyện khó nói là Sang thích một nhóm nhạc nữ mà mấy đứa bạn Sang lại ghét nhóm
đó. Tụi nó cứ chê nhóm Sang thích là mặt nhựa, giả tạo, make up dày cộm. Đối với tụi nó
thì đẹp tự nhiên mới là đẹp. Nhưng Sang với nhỏ Hương thì ngược lại, khi bạn xinh đẹp
thì đó đơn giản là xinh đẹp thôi, không cần quan tâm do trang điểm hay phẫu thuật thẩm
mỹ cả. Người ta không thể phủ nhận sự xinh đẹp của bạn bằng những lời nói đầy tổn
thương và thành kiến.
“Xinh thật đấy nhưng mà phẫu thuật thẩm mỹ.”
“Thử bỏ lớp make up với mấy cái Filter ra coi.”
“Không kỳ thị đâu nhưng mà…”
Sang và nhỏ Hương nghỉ chơi với mấy đứa bạn hết, không còn những buổi đùa giỡn, chơi
bời cũng không sao, quan trọng nhất là tâm hồn thoải mái. Kể cả những lời Face Shaming
đó không nhắm đến Sang, nó vẫn rất khó để tiếp tục làm bạn, tiếp tục giả vờ rằng mình
đồng tình với nó. Sang hiểu cảm giác ngồi trước màn hình và run rẩy vì gương mặt mình
bị đem ra chế nhạo nên cô không muốn bất cứ ai phải rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Sang học hết cấp hai rồi thi vào cấp ba, năm đó mẹ đã treo giải thưởng nếu Sang đậu vào
trường mẹ chọn, cô sẽ được dẫn đi bác sĩ da liễu để điều trị. Hầu hết các Youtuber bị dính
kem trộn, rượu thuốc đều khuyên tìm đến bác sĩ da liễu nên Sang ngay lập tức lao vào
điên cuồng học. Trước ngày thi cô lo không ngủ được, tay chân cứ run nhẹ, lúc làm bài
thì mồ hôi đổ như tắm khi nghe tiếng chuông báo còn 5 phút. Không chỉ vì gương mặt,
mà còn vì sự kì vọng của quá nhiều người và chính bản thân mình.
Sang chờ mãi mới đến ngày thông báo kết quả, vừa đủ đậu, may mắn là có thêm một
điểm cộng môn nghề. Sang vẫn nhớ cô hiệu trưởng trường cấp 3 từng nói rằng:
“Cô đã cố gắng để điểm chuẩn thấp nhất có thể, tuy rằng trường chúng ta có thể chật hơn,
phòng học kín hơn vì đông học sinh, nhưng quan trọng nhất là chúng ta được học với
nhau, không ai bị bỏ lại phía sau cả.”
Điều đó có ý nghĩa rất lớn với Sang, cô đã hoàn thành ước nguyện điều trị làn da một
cách khoa học, đúng đắn. Làn da của Sang thay đổi đáng kể cũng là lúc cô nhận ra,
không cần một làn da hoàn hảo nữa, miễn nó khỏe mạnh là được. Nhưng vấn đề này vừa
được giải quyết thì lại xuất hiện vấn đề khác, Sang bị một bạn trong lớp chế nhạo rằng:
“Tên Sang mà mũi tẹt thì không sang đâu!”
Nó giống như cơn bão lớn phá hủy rồi quét sạch lâu đài tự tin mà Sang khó khăn lắm mới
xây dựng lên. Cô ngồi lại với sự đổ nát và tổn thương nặng nề, những chuyện buồn,
những lời miệt thị tưởng chừng đã bỏ đi nay lại trở về. Khi một gương mặt có quá nhiều
khuyết điểm, khuyết điểm lớn nhất sẽ bị soi mói, Nếu bạn cải thiện được khuyết điểm lớn
nhất, sẽ đến lần lượt khuyết điểm hai, khuyết điểm ba được đem ra mổ xẻ.
Sang biết con người mình rất nhạy cảm và tiêu cực, điều đó khiến cô mệt mỏi. Sang chỉ
muốn sống vui vẻ, thoải mái. Nhưng có những người không thể không gặp, có những lời
không thể không nghe, có những điều không thể bỏ ngoài tai.
Lần này, ước nguyện của cô là sang Hàn Quốc nâng mũi. Sang tính toán xem suốt 3 năm
cấp 3 sẽ dành dụm được bao nhiêu tiền, lên đại học sẽ làm thêm như thế nào. Một ngày
Sang đọc 10 bài thì có 7 bài về hình ảnh trước và sau khi nâng mũi, về việc họ trở nên tự
tin hơn, hạnh phúc ra sao. Sang ước mình được như thế.
Có lần Sang lướt mấy trang thương mại điện tử thì thấy người ta bán lọ serum nâng mũi,
kẹp nâng mũi. Nếu là Sang của cấp hai, chắc chắn sẽ ngu ngốc bỏ tiền ra rước đống đồ
này về bất chấp nguy hiểm. Nhưng bài học kem trộn trước đó đã giúp Sang tỉnh táo, cô
chỉ đọc đánh giá rồi thôi. Trong số những người mua và đánh giá, Sang đọc được một
đánh giá rằng:
“Vừa bị bà cô chê mũi thấp mình mua serum luôn, mũi cao cho bả sáng mắt ra.”
Một chai serum mấy chục thì làm được gì chứ, bạn ấy thật trẻ con nhưng cũng thật đáng
thương. Bất cứ ai cũng đã từng chịu những lời miệt thị khó nghe như vậy. Nó có thể đẩy
bạn đến những quyết định vội vàng, sai lầm.
Sang kể chuyện này cho nhỏ Hương nghe, lâu lắm rồi hai đứa mới có cơ hội gặp nhau, kể
từ khi lên cấp ba thì cơ hội tụ tập không còn nhiều.
“Chắc tao phải nâng mũi chứ mũi tao thấp quá.”“
Ai nói gì mày đúng không?”
“Sao mày biết, tao chưa kịp kể mà.”
“Tao biết liền, lần nào mày có ý định lớn lao là lần đó có người nói này nói nọ mày.”
“Mà nâng mũi cũng đẹp mà, không ai nói thì tao cũng tự thấy xấu.”
“Mày bị gì vậy? Mày đang tự chê bai chính mình đó!”
Một cô gái rất ghét bị chê bai, không muốn chê bai người khác lại đang tự Face Shaming
chính mình. Tối đó về nhà Sang lên mạng tìm xem tự chê bản thân có phải Face Shaming
không và câu trả lời là có.
“Những người tự ti, không hài lòng với ngoại hình của mình, thường so sánh mình với
người khác, luôn cố gắng tìm cách che đi cơ thể của mình chính là đang body shaming
bản thân.”
Không phải Sang mà chính gương mặt này mới là nạn nhân lớn nhất của Face Shaming,
hằng ngày nó phải nghe chủ nhân chê bai mình cả trăm nghìn lần. Từ lúc nào Sang đã trở
thành kẻ gây ra Face Shaming, kẻ đứng trước gương và săm soi từng nốt mụn, vết thâm.
Ừ có khi Sang không thể ngăn những lời miệt thị, nhưng cô có thể vượt qua nó, dù điều
đó khó khăn thế nào. Một ngày trong tương lai, không sớm thì muộn, Sang phải dừng
việc suy nghĩ quá nhiều này đi. Sang không muốn tiếp tục rụng tóc vì stress, mắt thâm
quầng vì ngủ muộn nữa. Có lẽ đã đến lúc bắt đầu tập kiểm soát trái tim rồi.
Sang để ý mỗi lần nghe lời chê bai, trái tim cô sẽ đập nhanh hơn, tay chân cũng lạnh toát.
Thế nên từ bây giờ, cô sẽ tập hít thở để nhịp tim trở lại bình thường, khi cái tức giận, tổn
thương qua đi, cái lạc quan, nhẹ nhàng sẽ tới. Sang biết không dễ dàng gì với phương
pháp trẻ con do mình tạo ra, nhưng hiện tại, đó là điều duy nhất cô làm được. Như Sang
đã nói, cô không thể cãi lại hay bịt miệng người lớn, không thể block hết những kẻ xấu
xa, không thể biết bạn hay bè để tránh. Nhưng là một chủ nhân tốt, Sang sẽ bảo vệ gương
mặt của mình khỏi những điều tồi tệ đó.
Nhạc dạo 5s …
Sang biết mình không đơn độc, dạo chơi một vòng các mạng xã hội, Sang thấy mọi người
đang phản đối Face Shaming. Các bài viết, tranh vẽ, hình ảnh luôn khuyến khích, động
viên con người tự tin về ngoại hình của mình. Khi có kẻ nào lấy hình ảnh người khác ra
làm trò đùa, sẽ có những bạn lên tiếng bảo vệ cho nạn nhân, điều đó thật tuyệt vời. Hãy
vui vẻ dù làn da bạn đang ốm, mắt của bạn thâm vì thức khuya chạy deadline, đôi môi
khô khốc do quên uống nước. Không chỉ Sang, rất nhiều con người tiến bộ đã và đang
đấu tranh cho những điều tốt đẹp. Trong tương lai, nếu một ngày nào Sang muốn thay đổi
điều gì đó trên gương mặt này, chắc chắn lý do sẽ là vì chính bản thân mình.
Câu chuyện đến đây thì thời lượng chương trình cũng đã kết thúc, xin cảm ơn các bạn đã
lắng nghe. Mình chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc.
Xin chào và hẹn gặp lại ở podcast lần sau!
Description:
Face Shaming có thể ở bất cứ đâu và từ bất cứ ai, đôi khi chúng ta không thể hoàn toàn
trốn thoát khỏi nó. Nhưng chúng ta có thể học cách vượt qua nó và cùng nhau phản đối
Face Shaming, ủng hộ những điều tốt đẹp hơn. Hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn, có rất
nhiều người đồng cảm và đang cùng bạn đấu tranh.
| 1/7

Preview text:

CHỦ ĐỀ: Face Shaming
Tên tập podcast : Đời # Mũi tẹt không Sang đâu Thời lượng: 20 phút Số podcaster tham gia : 1 Kịch bản chi tiết:
Chào mừng các bạn quay trở lại với podcast Đời số thứ #, mình là (tên), người sẽ đồng
hành cùng các bạn trong podcast ngày hôm nay. Để bắt đầu câu chuyện của chúng ta,
mình sẽ nhắc lại một câu nói cực kì trending thời gian gần đây nhé.
“Thức đến hai giờ sáng để lướt Shopee và Lazada tìm kem trị thâm mắt.”
Hãy thử nhớ xem bạn đã từng rơi vào trường hợp đó chưa? Đã bao giờ bạn mất ngủ và
stress nặng vì những đặc điểm trên khuôn mặt của bản thân? Mình nghĩ đa số câu trả lời
là có đấy. Biết bao cô gái, chàng trai tự ti vì các nốt mụn, suy sụp vì làn da sạm đen, đôi
môi không được hồng hào. Tất nhiên không có bất cứ ai muốn gương mặt bị đem ra bàn
tán, chê bai cả. Nhưng hầu hết mọi người sẽ phải chịu đựng Face Shaming – hành động
chế giễu và miệt thị những đặc điểm trên khuôn mặt.
Đối với Face Shaming, mỗi người đều có câu chuyện riêng và mình luôn hy vọng chia sẻ
nó để chúng ta có thể đồng cảm với nhau nhiều hơn. Thế nên trong Podcast ngày hôm
nay, mình sẽ kể cho bạn nghe một truyện ngắn có tên là “Mũi tẹt không Sang đâu”. Bật
mí với bạn rằng những tình huống trong truyện đều có thật, do mình hoặc bạn bè của
mình từng trải qua. Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu nhé. Nhạc dạo 5s…
Sang là một cô gái tự ti về ngoại hình và nghiện mua sắm online. Mỗi ngày cô đều lướt
trang thương mại điện tử, mua đủ thứ từ mỹ phẩm đến dụng cụ, làm đủ cách để làn da
mịn màng hơn, chiếc mũi tẹt trở nên cao hơn. Hầu hết các món đồ Sang mua đều không
thật sự dành cho bản thân, mỗi lần cô đặt đơn hàng nào đó, phần lớn là do bị chế giễu
ngoại hình. Bị chê da đen, Sang mua liền kem dưỡng trắng da, bị nói nhiều mụn, Sang
chốt liền kem trị mụn đang hot. Nhưng dường như mọi thứ Sang làm đều vô nghĩa,
gương mặt cô vẫn không thay đổi, hay nói chính xác hơn là những lời chê bai vẫn chưa từng dừng lại.
Hồi nhỏ Sang thường được khen xinh xắn, dễ thương. Mỗi lần về quê cùng bố mẹ, trông
cô bé như công chúa nhỏ trong bộ váy đầm. Năm cấp hai, Sang và bạn bè đồng trang lứa
đều dậy thì nhưng cô cảm thấy sự thay đổi của mình là tệ nhất. Làn da trắng hồng bắt đầu
đổ dầu và sạm đen rồi xuất hiện các nốt mụn với lỗ chân lông to. Mỗi lần Sang cầm điện
thoại lướt Facebook, nhìn thấy kem trộn bán nhan nhản khắp nơi, nào da trắng da đẹp sau
một đêm, nào láng mịn không còn nốt mụn nào, cô thấy thích lắm. Những lời quảng cáo
ngon ngọt, đánh trúng tâm lý khách hàng vô cùng hấp dẫn khiến Sang sẵn sàng bỏ ra
300.000 cho một hũ kem nhỏ xíu. Hồi đó 300.000 là rất nhiều đối với một học sinh cấp
hai, mỗi ngày đi học Sang chỉ được 20.000 bao gồm tiền ăn sáng. Lúc đó tác hại của kem
trộn vẫn chưa được phổ biến, Sang cứ chăm chỉ bôi bôi trét trét mà không nghĩ ngợi gì
nhiều.Sang quyết tâm một cách mù quáng đến vậy vì những lời chê bai đến từ người
thân. Sang không thích các cô dì chú bác đến nhà mình chơi, họ hay nhắc đi nhắc lại
những câu nói vô cùng khó nghe.
“Sao con ni mặt nhiều mụn vậy?”
“Hồi nhỏ xinh gái mà lớn xấu thế.”
“Mặt như cái rổ xả.”
Lúc đó Sang cũng chỉ im lặng và đêm đến nằm khóc một mình. Nhưng điều Sang buồn
nhất là bố mẹ không bao giờ lên tiếng khi cô bị chê bai cả. Sang cũng từng chia sẻ điều
này với bố mẹ nhưng rồi cô nhận ra khoảng cách thế hệ và quan điểm khác nhau quá lớn.
Bố mẹ cảm thấy mọi người nói đúng về những khuyết điểm trên gương mặt của con gái.
Khi Sang tức đến bật khóc thì bố mẹ nói Sang cứ kệ đi, họ nói gì kệ họ. Sang không làm
được, những lời nói đó cứ len vào óc, nó nhắc nhở cô rằng mình xấu xí cỡ nào.
Sang bắt đầu tập tành dùng kem trộn, quả thật đúng như quảng cáo, làn da của cô lột xác
hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Sang vừa ngắm mình trong gương vừa cười tít cả mắt, da
Sang bây giờ đẹp nhất lớp rồi. Mấy đứa bạn hỏi thì Sang tận tình giới thiệu kem trộn, có
đứa nghe theo, có đứa bảo hư da nhưng Sang mặc kệ, đẹp là được. Nhỏ Hương – bạn
thân nhất của Sang khuyên ngăn, Sang cũng kệ luôn. Để trở nên xinh đẹp hơn, người ta
còn chịu bao nhiêu đau đớn, nói chi một chút khó khăn này.
Sang chỉ thật sự hối hận khi làn da ngày càng mỏng manh, đi học buổi trưa về thôi mà
nóng rát hết cả mặt. Có lẽ mọi người nói đúng rồi, kem trộn bào mòn da thật. Lúc này
Sang mới hoảng hốt ngưng dùng, nhưng đã quá muộn. Tình trạng da còn tệ hơn trước
kia, Sang cảm thấy từ một con vịt xấu xí mình đã trở thành con quái vật đáng sợ. Ước mơ
vịt con hóa thiên nga trong truyện cổ tích rốt cục cũng chỉ là hão huyền.
Sang đeo khẩu trang hầu hết thời gian, khi đi học lẫn lúc ở nhà, có người đến chơi bố mẹ
gọi cỡ nào cô cũng nhất quyết không ra. Sang chẳng hiểu tại sao phải ngồi trò chuyện và
tỏ ra vui vẻ khi mình đang stress nặng thế này. Điều duy nhất khiến Sang vui vẻ là nhỏ
Hương, có chuyện buồn là hai đứa tâm sự với nhau liền. Ở tuổi đó hầu như đứa nào cũng
gặp vô số vấn đề và hầu hết không ai lắng nghe chúng trừ bạn bè.
Sang bỏ hết kem trộn đi, chỉ rửa mặt ngày ba lần sáng, trưa, chiều tối. Vậy mà hiệu quả
đấy, da Sang không đẹp thần tốc nhưng ít nhất cũng bớt kích ứng và đỏ rát. Chút thay đổi
này không thể đem lại cuộc sống màu hồng, Sang cơ bản vẫn cố trốn tránh để không phải
đối diện với những lời nói ác ý.
Khi Face Shaming diễn ra, người nói luôn viện những cái cớ cho hành động tồi tệ của mình. “Bác nói đúng mà.” “Bác nói có sai đâu.”
“Nói cho biết đường mà sửa.”
Rốt cục Sang nên sửa cái gì để hài lòng tất cả mọi người, hay họ chỉ nói cho sướng mồm
và như một thói quen thôi.
Sang đã chịu miệt thị ở ngoài đời nên cô không bao giờ muốn điều tương tự xảy ra trên
mạng xã hội. Những bức ảnh Sang đăng lên luôn được chỉnh sửa cẩn thận, thu nhỏ mặt
một tý, nâng mũi một tý, làm mịn da một tý. Sang tin rằng những bức ảnh xinh đẹp sẻ
bảo vệ mình khỏi Face Shaming, ít nhất là trên Internet. Cho đến khi cô tranh luận với
một ai đó trên Facebook và hình của cô bị đăng lại dưới bình luận rằng:
“Nhìn mặt thì tự hiểu nha anh em.”
Rất nhiều haha cho bình luận đó. Rõ ràng việc vào trang cá nhân người khác để lấy hình
chế giễu là hoàn toàn sai. Nhưng khi quan điểm trái ngược nhau, dù tranh luận lịch sự thì
điều đó vẫn xảy ra. Sang lặng lẽ block kẻ đó và xóa hết bình luận đi, đây là điều duy nhất
cô có thể làm để bảo vệ chính mình. Kể cả bạn có cố làm mình trở nên lung linh như thế
nào, họ vẫn sẽ luôn tìm mọi cách đem gương mặt bạn ra để moi móc khuyết điểm.
Dạo gần đây lớp Sang thích idol Kpop, cứ khi nào rảnh là ngồi xem MV, nghe nhạc.
Chuyện khó nói là Sang thích một nhóm nhạc nữ mà mấy đứa bạn Sang lại ghét nhóm
đó. Tụi nó cứ chê nhóm Sang thích là mặt nhựa, giả tạo, make up dày cộm. Đối với tụi nó
thì đẹp tự nhiên mới là đẹp. Nhưng Sang với nhỏ Hương thì ngược lại, khi bạn xinh đẹp
thì đó đơn giản là xinh đẹp thôi, không cần quan tâm do trang điểm hay phẫu thuật thẩm
mỹ cả. Người ta không thể phủ nhận sự xinh đẹp của bạn bằng những lời nói đầy tổn thương và thành kiến.
“Xinh thật đấy nhưng mà phẫu thuật thẩm mỹ.”
“Thử bỏ lớp make up với mấy cái Filter ra coi.”
“Không kỳ thị đâu nhưng mà…”
Sang và nhỏ Hương nghỉ chơi với mấy đứa bạn hết, không còn những buổi đùa giỡn, chơi
bời cũng không sao, quan trọng nhất là tâm hồn thoải mái. Kể cả những lời Face Shaming
đó không nhắm đến Sang, nó vẫn rất khó để tiếp tục làm bạn, tiếp tục giả vờ rằng mình
đồng tình với nó. Sang hiểu cảm giác ngồi trước màn hình và run rẩy vì gương mặt mình
bị đem ra chế nhạo nên cô không muốn bất cứ ai phải rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Sang học hết cấp hai rồi thi vào cấp ba, năm đó mẹ đã treo giải thưởng nếu Sang đậu vào
trường mẹ chọn, cô sẽ được dẫn đi bác sĩ da liễu để điều trị. Hầu hết các Youtuber bị dính
kem trộn, rượu thuốc đều khuyên tìm đến bác sĩ da liễu nên Sang ngay lập tức lao vào
điên cuồng học. Trước ngày thi cô lo không ngủ được, tay chân cứ run nhẹ, lúc làm bài
thì mồ hôi đổ như tắm khi nghe tiếng chuông báo còn 5 phút. Không chỉ vì gương mặt,
mà còn vì sự kì vọng của quá nhiều người và chính bản thân mình.
Sang chờ mãi mới đến ngày thông báo kết quả, vừa đủ đậu, may mắn là có thêm một
điểm cộng môn nghề. Sang vẫn nhớ cô hiệu trưởng trường cấp 3 từng nói rằng:
“Cô đã cố gắng để điểm chuẩn thấp nhất có thể, tuy rằng trường chúng ta có thể chật hơn,
phòng học kín hơn vì đông học sinh, nhưng quan trọng nhất là chúng ta được học với
nhau, không ai bị bỏ lại phía sau cả.”
Điều đó có ý nghĩa rất lớn với Sang, cô đã hoàn thành ước nguyện điều trị làn da một
cách khoa học, đúng đắn. Làn da của Sang thay đổi đáng kể cũng là lúc cô nhận ra,
không cần một làn da hoàn hảo nữa, miễn nó khỏe mạnh là được. Nhưng vấn đề này vừa
được giải quyết thì lại xuất hiện vấn đề khác, Sang bị một bạn trong lớp chế nhạo rằng:
“Tên Sang mà mũi tẹt thì không sang đâu!”
Nó giống như cơn bão lớn phá hủy rồi quét sạch lâu đài tự tin mà Sang khó khăn lắm mới
xây dựng lên. Cô ngồi lại với sự đổ nát và tổn thương nặng nề, những chuyện buồn,
những lời miệt thị tưởng chừng đã bỏ đi nay lại trở về. Khi một gương mặt có quá nhiều
khuyết điểm, khuyết điểm lớn nhất sẽ bị soi mói, Nếu bạn cải thiện được khuyết điểm lớn
nhất, sẽ đến lần lượt khuyết điểm hai, khuyết điểm ba được đem ra mổ xẻ.
Sang biết con người mình rất nhạy cảm và tiêu cực, điều đó khiến cô mệt mỏi. Sang chỉ
muốn sống vui vẻ, thoải mái. Nhưng có những người không thể không gặp, có những lời
không thể không nghe, có những điều không thể bỏ ngoài tai.
Lần này, ước nguyện của cô là sang Hàn Quốc nâng mũi. Sang tính toán xem suốt 3 năm
cấp 3 sẽ dành dụm được bao nhiêu tiền, lên đại học sẽ làm thêm như thế nào. Một ngày
Sang đọc 10 bài thì có 7 bài về hình ảnh trước và sau khi nâng mũi, về việc họ trở nên tự
tin hơn, hạnh phúc ra sao. Sang ước mình được như thế.
Có lần Sang lướt mấy trang thương mại điện tử thì thấy người ta bán lọ serum nâng mũi,
kẹp nâng mũi. Nếu là Sang của cấp hai, chắc chắn sẽ ngu ngốc bỏ tiền ra rước đống đồ
này về bất chấp nguy hiểm. Nhưng bài học kem trộn trước đó đã giúp Sang tỉnh táo, cô
chỉ đọc đánh giá rồi thôi. Trong số những người mua và đánh giá, Sang đọc được một đánh giá rằng:
“Vừa bị bà cô chê mũi thấp mình mua serum luôn, mũi cao cho bả sáng mắt ra.”
Một chai serum mấy chục thì làm được gì chứ, bạn ấy thật trẻ con nhưng cũng thật đáng
thương. Bất cứ ai cũng đã từng chịu những lời miệt thị khó nghe như vậy. Nó có thể đẩy
bạn đến những quyết định vội vàng, sai lầm.
Sang kể chuyện này cho nhỏ Hương nghe, lâu lắm rồi hai đứa mới có cơ hội gặp nhau, kể
từ khi lên cấp ba thì cơ hội tụ tập không còn nhiều.
“Chắc tao phải nâng mũi chứ mũi tao thấp quá.”“
Ai nói gì mày đúng không?”
“Sao mày biết, tao chưa kịp kể mà.”
“Tao biết liền, lần nào mày có ý định lớn lao là lần đó có người nói này nói nọ mày.”
“Mà nâng mũi cũng đẹp mà, không ai nói thì tao cũng tự thấy xấu.”
“Mày bị gì vậy? Mày đang tự chê bai chính mình đó!”
Một cô gái rất ghét bị chê bai, không muốn chê bai người khác lại đang tự Face Shaming
chính mình. Tối đó về nhà Sang lên mạng tìm xem tự chê bản thân có phải Face Shaming
không và câu trả lời là có.
“Những người tự ti, không hài lòng với ngoại hình của mình, thường so sánh mình với
người khác, luôn cố gắng tìm cách che đi cơ thể của mình chính là đang body shaming bản thân.”
Không phải Sang mà chính gương mặt này mới là nạn nhân lớn nhất của Face Shaming,
hằng ngày nó phải nghe chủ nhân chê bai mình cả trăm nghìn lần. Từ lúc nào Sang đã trở
thành kẻ gây ra Face Shaming, kẻ đứng trước gương và săm soi từng nốt mụn, vết thâm.
Ừ có khi Sang không thể ngăn những lời miệt thị, nhưng cô có thể vượt qua nó, dù điều
đó khó khăn thế nào. Một ngày trong tương lai, không sớm thì muộn, Sang phải dừng
việc suy nghĩ quá nhiều này đi. Sang không muốn tiếp tục rụng tóc vì stress, mắt thâm
quầng vì ngủ muộn nữa. Có lẽ đã đến lúc bắt đầu tập kiểm soát trái tim rồi.
Sang để ý mỗi lần nghe lời chê bai, trái tim cô sẽ đập nhanh hơn, tay chân cũng lạnh toát.
Thế nên từ bây giờ, cô sẽ tập hít thở để nhịp tim trở lại bình thường, khi cái tức giận, tổn
thương qua đi, cái lạc quan, nhẹ nhàng sẽ tới. Sang biết không dễ dàng gì với phương
pháp trẻ con do mình tạo ra, nhưng hiện tại, đó là điều duy nhất cô làm được. Như Sang
đã nói, cô không thể cãi lại hay bịt miệng người lớn, không thể block hết những kẻ xấu
xa, không thể biết bạn hay bè để tránh. Nhưng là một chủ nhân tốt, Sang sẽ bảo vệ gương
mặt của mình khỏi những điều tồi tệ đó. Nhạc dạo 5s …
Sang biết mình không đơn độc, dạo chơi một vòng các mạng xã hội, Sang thấy mọi người
đang phản đối Face Shaming. Các bài viết, tranh vẽ, hình ảnh luôn khuyến khích, động
viên con người tự tin về ngoại hình của mình. Khi có kẻ nào lấy hình ảnh người khác ra
làm trò đùa, sẽ có những bạn lên tiếng bảo vệ cho nạn nhân, điều đó thật tuyệt vời. Hãy
vui vẻ dù làn da bạn đang ốm, mắt của bạn thâm vì thức khuya chạy deadline, đôi môi
khô khốc do quên uống nước. Không chỉ Sang, rất nhiều con người tiến bộ đã và đang
đấu tranh cho những điều tốt đẹp. Trong tương lai, nếu một ngày nào Sang muốn thay đổi
điều gì đó trên gương mặt này, chắc chắn lý do sẽ là vì chính bản thân mình.
Câu chuyện đến đây thì thời lượng chương trình cũng đã kết thúc, xin cảm ơn các bạn đã
lắng nghe. Mình chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc.
Xin chào và hẹn gặp lại ở podcast lần sau! Description:
Face Shaming có thể ở bất cứ đâu và từ bất cứ ai, đôi khi chúng ta không thể hoàn toàn
trốn thoát khỏi nó. Nhưng chúng ta có thể học cách vượt qua nó và cùng nhau phản đối
Face Shaming, ủng hộ những điều tốt đẹp hơn. Hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn, có rất
nhiều người đồng cảm và đang cùng bạn đấu tranh.