-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kiểm soát nội bộ 1 - Kiểm toán | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo gian lận năm 2018 của ACFE cung cấp một bức tranh tổng quát về gian lận trên thế giới. Qua báo cáo này, người đọc có thể hình dung được ảnh hưởng quan trọng của gian lận và việc chống gian lận. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Kiểm toán 1 16 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Kiểm soát nội bộ 1 - Kiểm toán | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo gian lận năm 2018 của ACFE cung cấp một bức tranh tổng quát về gian lận trên thế giới. Qua báo cáo này, người đọc có thể hình dung được ảnh hưởng quan trọng của gian lận và việc chống gian lận. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kiểm toán 1 16 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|472 065 21 lOMoARcPSD|472 065 21
KIỂM SOÁT NỘI BỘ- THẢO LUẬN 1
Báo cáo gian lận năm 2018 của ACFE cung cấp một bức tranh tổng quát về gian lận
trên thế giới. Qua báo cáo này, người đọc có thể hình dung được ảnh hưởng quan
trọng của gian lận và việc chống gian lận, các hình thức gian lận (gian lận tài sản phổ
biến nhất, tham ô, gian lận trên báo cáo tài chính mang lại thiệt hại nhiều nhất), đặc
điểm của chúng và các biện pháp đối phó gian lận.
Theo bạn, các thông tin mà báo cáo trên nêu ra có phù hợp với tình hình gian lận tại Việt Nam không? Tại sao?
Theo em, thông tin mà báo cáo gian lận 2018 của ACFE nêu ra là phù hợp với tình
hình gian lận tại Việt Nam. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hành
vi gian lận nhưng điều này vẫn còn hạn chế ở Việt Nam. Chính vì vậy, báo cáo gian lận
của ACFE có thể được coi là nguồn tài liệu tham khảo cho tình hình gian lận ở Việt
Nam.Theo như các thông tin từ báo cáo gian lận ACFE 2018 đã cho chúng ta thấy
được rằng: gian lận BCTC số lượng xảy ra ít hơn so với gian lận tài sản nhưng gây
thiệt hại lớn; người gian lận ở vị trí càng cao thì thiệt hại càng lớn; các doanh nghiệp tư
nhân phải đối phó với gian lận nhiều nhất và thiệt hại cũng nhiều nhất và các doanh
nghiệp quy mô nhỏ phải đối phó với gian lận nhiều hơn và thiệt hại gần như gấp đôi.
Các kết luận này đều phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam với đa phần là doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang trên đà phát triển. Trên thực tế những năm qua, đã xảy ra
nhiều vụ gian lận khi lập BCTC của các doanh nghiệp với mục đích thu hút đầu tư của
các cổ đông trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp thường sử dụng các hình
thức gian lận như thổi phồng doanh thu, khai giảm chi phí/bỏ sót công nợ, ghi nhận sai
niên độ kế toán, đánh giá sai giá trị tài sản, không công bố đầy đủ thông tin trên BCTC.
Để khắc phục những hạn chế vốn có này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các
biện pháp như: tăng cường hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa và
giảm thiểu hành vi gian lận trong hoạt động của doanh nghiệp; góp phần tăng độ chính
xác của các số liệu kế toán và BCTC, doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhân viên gặp khó
khăn nhằm xây dựng đội ngũ gắn kết và loại bỏ động cơ gian lận, thiết lập đường dây
nóng để nhân viên có thể báo cáo nhanh chóng hành vi gian lận cho tổ chức tăng cơ
hội phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tài liệu tham khảo:
Trần Thị Vân, Nhận diện gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp và giải pháp khắc
phục, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nhan-dien-gian-lan-bao-cao-tai-
chinh%C2%A0cua-doanh-nghiep-va-giai-phap-khac-phuc-333244.html