Kinh nghiệm quản lý địa giới hành chính ở một số quốc gia trên thế giới(Liên bang Nga)
1.Khái niệm Địa giới hành chính và quản lý địa giới hành chính
- Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính, là cơsở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước trongviệc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở địa phương.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: quản lý địa giới hành chính (huha)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
Kinh nghiệm quản lý địa giới hành chính ở một số quốc gia trên thế giới(Liên bang Nga)
1.Khái niệm Địa giới hành chính và quản lý địa giới hành chính -
Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính, là
cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước
trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở địa phương -
Quản lý địa giới hành chính là sự tác động của Nhà nước lên các đơn vị
hành chính, đường địa giới hành chính nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển của các đơn vị hành chính
2.Kinh nghiệm quản lý địa giới hành chính ở Liên bang Nga 2.1. Khái quát
lịch sử tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ ở Nga
Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ ở Liên bang Nga trải qua nhiều giai đoạn phát
triển. Mỗi giai đoạn phát triển gắn liền với mục đích, những phương thức tổ chức
hành chính lãnh thổ nhất định. Lịch sử phát triển quá trình tổ chức hành chính lãnh
thổ ở Nga trải qua các giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười
Trước Cách mạng Tháng Mười, nước Nga tồn tại chế độ quân chủ. Tổ chức hành
chính lãnh thổ giai đoạn này đặc trưng bởi tính hướng tâm xuất phát từ nhu cầu quản
lý chặt lãnh thổ quốc gia rộng lớn, tập trung quyền lực cho chính quyền trung ương
nhằm tổ chức thu thuế tốt hơn, thực hiện phu dịch, bắt lính hiệu quả, nhanh gọn hơn…
Cải cách có tác động lớn nhất ở giai đoạn này là tổ chức lãnh thổ thời kỳ Piot Đại
đế. Cuộc cải cách đầu tiên và để lại nhiều biến động lớn nhất trong tổ chức hành
chính lãnh thổ nước Nga Đế chế là cải cách năm 1708. Theo đó, lần đầu tiên, nước
Nga chia lại toàn bộ lãnh thổ rộng lớn thành 8 Gubernia - đại khu (tiếng Nga:
“губерния”). Sau này, vào năm 1719, mỗi Gubernia lại được chia thành các tỉnh
(province) (tiếng Nga: “провинция”), mỗi tỉnh được chia ra thành các huyện
(districts) (tiếng Nga: “дистрикты”). Như vậy, thời điểm này, tổ chức hành chính
lãnh thổ nước Nga được chia thành 3 cấp: cấp đại khu, cấp tỉnh và cấp huyện.
Tới thời kỳ cai trị của Nữ hoàng Ekaterina II, một lần nữa tổ chức hành chính lãnh
thổ của Nga có sự điều chỉnh. Theo đó, ngoài đơn vị là cấp đại khu (Gubernia) còn
thành lập một loại đơn vị tương đương nữa là “khu” (oblast)(tiếng Nga: “область”). lOMoAR cPSD| 45470709
Khu là cấp hành chính tương đương đại khu nhưng có quy mô lãnh thổ nhỏ hơn
“Gubernia”. Đến giữa thế kỷ 19, hình thành nên một cấp dưới huyện là cấp “volosti”
(xã) (tiếng Nga: волости).
Như vậy, dù có những thay đổi khác nhau, nhưng cơ bản giai đoạn này đã hình thành
mô hình tổ chức hành chính nước Nga Đế chế với 3 hoặc có thời điểm là 4 cấp hành
chính. Mục tiêu chính của các cuộc cải cách ở giai đoạn này là ngăn ngừa khả năng
các vùng đất có cơ hội ly khai, tạo thành hệ thống chính quyền tập trung để quản lý
lãnh thổ rộng lớn nhằm tiện lợi cho việc thu thuế, phu dịch và bắt lính của nhà nước
quân chủ Nga thời Nga hoàng. - Giai đoạn Nhà nước Xô viết
Sau Cách mạng Tháng Mười, ở Nga, trong thời gian ngắn tồn tại cả hai hình thức tổ
chức đơn vị hành chính lãnh thổ: trước khi thành lập Nhà nước Xô viết, tồn tại cả
đơn vị Gubernia (Đại khu) và Oblast (Khu); sau cải cách lần thứ I (19231929), tất
cả Gubernia bị chính quyền Xô viết xóa bỏ và thay vào đó là các Oblast
(khu). Các “uezds” cũng bị xóa bỏ bởi chương trình “Quận, huyện hóa”
(raionirovania) (tiếng Nga: районирования) của đợt cải cách vì mục tiêu xây dựng
các huyện, quận (raioni) và các vùng/phân khu (okrug) (tiếng Nga: округа) thành
các pháo đài kinh tế chủ yếu của nền kinh tế kế hoạch.
Như vậy, ở giai đoạn này, cấp cao nhất là Nhà nước Xô viết với cấu trúc Liên bang.
Dưới nhà nước Liên bang Xô viết là các nước cộng hòa (bao gồm cả Cộng hòa liên
bang Xô viết Nga (RSFSR)) là thành viên, thì đơn vị hành chính lãnh thổ được tổ
chức với phương thức mới với đơn vị cao nhất là các khu (oblacst - hoặc cũng được
dịch là tỉnh) và dưới tỉnh là các “okrug” (vùng/phân khu) và các quận, huyện lúc
này không chỉ là đơn vị hành chính lãnh thổ thấp nhất mà còn là đơn vị kinh tế chủ
chốt của nền kinh tế chỉ huy thời kỳ đầu của Nhà nước Xô viết.
Giai đoạn 1950-1954 tiếp tục có những thay đổi về tổ chức hành chính lãnh thổ và
các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Xu hướng chia nhỏ hơn các tỉnh rộng lớn cho phù
hợp với nền kinh tế hành chính mệnh lệnh càng chiếm ưu thế. Sau này, ở Liên Xô,
dù còn có nhiều đợt thay đổi trong tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy nhiên,
các quận, huyện vẫn là những đơn vị hành chính lãnh thổ trụ cột trong mô hình tổ
chức hành chính lãnh thổ, dù cấp thấp nhất là các xã (tiếng Nga: сельсовет ).
- Giai đoạn nước Nga hậu Xô viết
Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến lớn trong tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ.
Sau khi Liên Xô tan rã, hàng loạt các nước cộng hòa, vùng, tỉnh, khu tự trị… trước
đây là đơn vị hành chính lãnh thổ cao nhất (cấp độ 1) thuộc Liên bang Cộng hòa lOMoAR cPSD| 45470709
XHCN Xô viết Nga (RSFSR) lần lượt ký Thỏa thuận Liên bang trở thành các chủ
thể liên bang của Cộng hòa Liên bang Nga độc lập. Hiến pháp Liên bang Nga năm
1993 đã hiến định quy chế của các chủ thể. Theo đó, các chủ thể Liên bang là các
chủ thể chính trị chứ không còn là các đơn vị hành chính lãnh thổ như trước đây nữa.
Mặc dù tên gọi của các chủ thể có khác nhau, tuy nhiên chúng có cùng địa vị pháp
lý - là chủ thể của Liên bang Nga. Trên thực tế, các chủ thể là nước cộng hòa có quy chế pháp lý tốt hơn.
Suốt những năm 1990, việc phân định đơn vị hành chính lãnh thổ của Nga có nhiều
thay đổi. Quyền thiết lập, tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ được trao cho các chủ
thể liên bang và việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ phụ thuộc vào điều kiện
và ý chí chính trị của từng chủ thể. Ở cấp độ cao hơn, Nhà nước Nga giai đoạn này
diễn ra quá trình chia tách các chủ thể Liên bang mà trước đây vì nhiều lý do khác
nhau đã phải nhập lại. Diễn ra quá trình loại bỏ các cụm từ “Xô viết”, “Xã hội chủ
nghĩa” trong tên gọi của các đơn vị hành chính lãnh thổ trực thuộc cũng như trong
tên gọi của các chủ thể chính trị liên bang (chủ thể liên bang), thậm chí có xu hướng
lấy lại tên lịch sử của chủ thể liên bang.
Sau những năm 2000, nhằm phù hợp với các điều kiện kinh tế và yêu cầu quản lý
đất nước, ở Nga xuất hiện làn sóng sáp nhập các chủ thể nhỏ thành các chủ thể liên
bang có quy mô lớn hơn. Giai đoạn 2005-2008, 11 chủ thể liên bang đã sáp nhập lại
thành 5 chủ thể mới. Do vậy, đầu năm 2001, số lượng chủ thể liên bang giảm mạnh
từ 89 xuống 83 chủ thể. Làn sóng sáp nhập chủ thể liên bang chỉ dừng lại khi gặp
phải sự phản đối kịch liệt của giới thượng lưu, giới chính trị tinh hoa của các chủ thể
liên bang về những lo ngại nguy cơ bất ổn sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, xã hội.
Ngoài các xu thế kể trên, trong giai đoạn này, nước Nga thừa nhận và vận hành tự
quản địa phương như là một quyền cơ bản của người dân và điều này đã ít nhiều ảnh
hưởng đến tổ chức lãnh thổ cũng như sự vận hành của mô hình tổ chức đơn vị hành chính.
2.2.Cơ sở pháp lý, thẩm quyền phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ
Hiện nay, nước Nga tồn tại song song đa hệ thống pháp luật. Ở cấp cao nhất là hệ
thống pháp luật toàn Liên bang Nga; cấp thứ hai là hệ thống pháp luật của các chủ
thể Liên bang với các quy chế, hình thức khác nhau; tiếp đến là “hệ thống pháp luật”
của các chủ thể chính trị đặc biệt - các đơn vị tự quản địa phương.
Ở cấp Liên bang, Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 là cơ sở pháp lý quan trọng
nhất quy định về chức năng và thẩm quyền của các đơn vị hành chính lãnh thổ. Bên lOMoAR cPSD| 45470709
cạnh đó còn có Thỏa thuận Liên bang năm 1992, Luật Liên bang về các nguyên tắc
cơ bản tổ chức cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp của các chủ thể Liên bang năm
1999 (sửa đổi năm 2009), Luật Liên bang về các nguyên tắc cơ bản của tự quản địa
phương ở Liên bang Nga năm 2003, Nghị quyết số 289-O năm 2003 của Tòa án
Hiến pháp Liên bang Nga về việc từ chối xem xét đề xuất của cơ quan hành pháp
tỉnh Bryansk, Liên bang Nga yêu cầu kiểm tra, công nhận tính bất hợp hiến của các
Điều 8, 9 và Điều 12 Luật của Tỉnh Bryansk về tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ
của tỉnh Bryansk. Hiến pháp và Thỏa thuận Liên bang là các văn bản quy định bản
chất nhà nước, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền, các
nguyên tắc phân định quyền lực, quyền của các chủ thể Liên bang. Luật về các
nguyên tắc cơ bản của tự quản địa phương làm rõ thêm việc phân định thẩm quyền
giữa chính quyền nhà nước và tự quản địa phương, giữa tổ chức tự quản địa phương,
bộ máy tự quản địa phương và phân định đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy hành chính…
Hai văn bản đặc biệt quan trọng điều chỉnh trực tiếp quan hệ xã hội liên quan đến
phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở Nga là Luật Liên bang về các nguyên tắc cơ
bản tổ chức cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp của các chủ thể Liên bang năm
1999 (sửa đổi năm 2009) và Nghị quyết số 289-O của Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga .
Theo quy định của Mục “L”, Khoản 2 Điều 5 Luật Liên bang, thẩm quyền tổ chức
đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc về cơ quan hành pháp của chính quyền chủ thể
Liên bang; cơ quan hành pháp của chủ thể Liên bang được quyền ban hành quy định
về tổ chức, phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ trong phạm vi lãnh thổ của chủ thể
mình. Trong quá trình tổ chức, phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ cần tính đến
các quyền của các đơn vị tự quản được quy định trong Luật Liên bang năm 2003 về
các nguyên tắc tự quản địa phương. Nghị quyết số 289-O của Tòa án Hiến pháp Liên
bang đã khẳng định tính hợp hiến của thẩm quyền này khi từ chối giải quyết yêu cầu
của cơ quan hành pháp tỉnh Bryansk và Nghị quyết này là nguồn quan trọng khẳng
định thẩm quyền hợp hiến của chủ thể Liên bang trong việc tổ chức, phân chia đơn
vị hành chính lãnh thổ.
Như vậy, thẩm quyền phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ không thuộc về Liên
bang mà là thẩm quyền của chính quyền cấp chủ thể liên bang. Cơ quan lập pháp
của mỗi chủ thể Liên bang sẽ tự quyết định mô hình, phương thức tổ chức phân chia
đơn vị hành chính lãnh thổ trong phạm vi lãnh thổ của chủ thể mình, miễn là không
trái với các nguyên tắc cơ bản được pháp luật Liên bang quy định. 2.3. Đặc điểm tổ
chức đơn vị hành chính lãnh thổ Liên bang Nga lOMoAR cPSD| 45470709
Bản đồ Các chủ thể liên bang của Nga.
Hiện nay ở Nga có 03 cấp độ chính quyền: Chính quyền Liên bang, chính quyền các
chủ thể Liên bang và chính quyền của các đơn vị tự quản địa phương. Theo đó, chính
quyền Liên bang và chính quyền của các chủ thể Liên bang là bộ phận cấu thành của
quyền lực nhà nước. Trong khi đó, chính quyền của các đơn vị tự quản địa phương
lại không được là chính quyền nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước nếu không có ủy quyền.
Như vậy, mô hình phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở Nga được chia làm các cấp sau: -
Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 1 (cấp cao nhất - chủ thể Liên bang) gồm: các
nước cộng hòa (republics, республики); các vùng (krais, края); các tỉnh (oblast,
области); các thành phố trực thuộc Liên bang (cities of federal importance, города
федерального значения); tỉnh tự trị (Autonomous oblast; автономную область);
khu tự trị thuộc Liên bang (autonomous okrug/region, part of Russia, автономный
округ, входящий в состав России). Ở đây, đơn vị này là đơn vị chính trị cấp hai
nhưng đồng thời là đơn vị hành chính lãnh thổ cao nhất ở Liên bang Nga. lOMoAR cPSD| 45470709 -
Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 (cấp quận, huyện, thành phố, khu thuộc chủ
thểliên bang…) gồm: các khu tự trị thuộc chủ thể liên bang;các huyện; các quận nội
thành, khu của thành phố thuộc trung ương; các thành phố thuộc chủ thể liên bang
(có ý nghĩa chủ thể Liên bang); khu đô thị có ý nghĩa và tầm chủ thể Liên bang; vùng thành phố. -
Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 3 gồm: các khu phố trong thành phố cấp
huyện; các thành phố thuộc huyện; các khu đô thị thuộc huyện; các khu đô thị thuộc
các vùng thành phố và các xã.
Mô hình tổ chức phân chia thành các cấp đơn vị hành chính như trên mang ý nghĩa
quản lý hành chính chứ không đồng nghĩa với việc tổ chức chính quyền ở địa
phương. Đây là điểm khá đặc biệt ở Nga do có mối quan hệ đặc biệt giữa tổ chức
đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền tự quản ở địa phương do Nga công nhận
và thực hiện quyền tự quản địa phương - điều không có trong nhà nước Xô viết trước kia.
Lãnh thổ của đơn vị tự quản địa phương không phải lúc nào cũng trùng khớp với
lãnh thổ đơn vị hành chính lãnh thổ như trên. Trong phạm vi lãnh thổ tự quản địa
phương, từ cấp 2 trở xuống mới được phép thành lập đơn vị tự quản và tổ chức chính
quyền tự quản. Các huyện, quận nội thành (của thành phố thuộc trung ương), thành
phố cấp tỉnh (hay thành phố thuộc nước cộng hòa, khu tự trị…)… có thể được tổ
chức chính quyền tự quản chỉ một cấp hoặc phân chia tiếp để tổ chức chính quyền
tự quản cấp nhỏ hơn mà lãnh thổ của nó có thể là một hoặc một vài đơn vị hành
chính lãnh thổ cấp 3 thuộc huyện, quận nội thành hay thành phố thuộc tỉnh…
Như vậy, bộ máy chính quyền ở đơn vị tự quản không phải là bộ máy quản lý đơn
vị hành chính lãnh thổ. Trong lãnh thổ các đơn vị hành chính cấp 2 và cấp 3 tổ chức
ra chính quyền riêng và chính quyền đó là chính quyền tự quản bao gồm: cơ quan
hành pháp (tòa thị chính,...), cơ quan dân cử (hội đồng, đại hội nhân dân, Đuma…)
và có thể có thiết chế người đứng đầu chính quyền tự quản địa phương (thị trưởng,
trưởng quận, huyện, xã trưởng, khu trưởng…) và có hệ thống các đơn vị quản lý
hành chính chuyên môn, có cơ quan bảo vệ trật tự trị an tựa như cảnh sát địa phương,
đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp khác thuộc sở hữu hoặc
sự quản lý của chính quyền tự quản. Chính quyền tự quản có điều lệ riêng dành cho
đơn vị tự quản của mình, có các biểu trưng quyền lực của chính quyền tự quản như cờ, huy hiệu…
Chính quyền tự quản do người dân địa phương tự bầu lên và được tổ chức rất đa
dạng. Ở hầu hết các đơn vị tự quản, chính quyền tự quản không giống nhau nhưng lOMoAR cPSD| 45470709
về cơ bản luôn có các hệ thống cơ quan như đã nêu và được kiểm tra, giám sát bởi
hệ thống pháp luật của chính quyền Liên bang, của các chủ thể liên bang và của các
thiết chế quyền lực và xã hội dân sự khác. Để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động,
chính quyền tự quản được phân quyền thu thuế và các loại phí, được hạch toán trong
phạm vi chức năng, thẩm quyền và ngân sách địa phương. Chính quyền tự quản được
giao giải quyết các vấn đề có tính chất, ý nghĩa địa phương và được ủy quyền giải
quyết nhiều vấn đề liên quan đến dịch vụ công, thủ tục hành chính ở địa phương.
Ở các đơn vị hành chính lãnh thổ từ cấp 2 trở xuống, nơi tổ chức chính quyền tự
quản còn có sự hiện diện của các cơ quan chính quyền liên bang như: cảnh sát, thuế,
tòa án, thi hành án, thanh tra…. Ví dụ, Quận Đường sắt thuộc thành phố Voronezh,
tỉnh Voronezh có đơn vị cảnh sát quận nhưng đây là cơ quan nội vụ của chính quyền
Liên bang được đặt ở thành phố đó thuộc tỉnh đó, có chức năng nhiệm vụ trong phạm
vi lãnh thổ đó và chịu sự quản lý theo ngành dọc chứ không phải là cơ quan của
chính quyền tự quản thành phố.
Tóm lại, ở Liên bang Nga, việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính các
cấp không đồng nghĩa với việc tổ chức chính quyền nhà nước ở các cấp địa phương.
Phân chia thành các đơn vị hành chính có ý nghĩa cho việc quản lý nhà nước theo
phạm vi lãnh thổ, trong tổ chức nền hành chính quốc gia… Ở các đơn vị hành chính
được phân cấp không tổ chức chính quyền nhà nước để quản lý riêng trong phạm vi
lãnh thổ đó mà thay vào đó có các loại chính quyền tự quản địa phương do nhân dân
địa phương tự tổ chức lên để giải quyết các vấn đề có ý nghĩa, giá trị, cần thiết cho
người dân địa phương. Chính quyền ấy là chính quyền tự quản địa phương và không
thuộc hệ thống chính quyền nhà nước nhưng được tổ chức, hoạt động, giám sát thực
hiện trên cơ sở pháp luật Liên bang, các chủ thể Liên bang và các quy định, điều lệ
của chính các đơn vị tự quản đó để vừa đảm bảo dân chủ, tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của địa phương và sự thống nhất và nền pháp quyền của nhà nước Liên bang.
Sơ đồ phân cấp hành chính của Nga.
Phân cấp hành chính của Ng a Nướ c Adygea cộn g Altai hò a Bashkortostan Buryatia lOMoAR cPSD| 45470709 Chechnya Chuvashia Dagestan Donetsk Ingushetiya Kabardino-Balkaria Kalmykia Karachay-Cherkessia Kareliya Khakassia Komi Krym Lugansk Mari El Mordovia Bắc Ossetia-Alania Sakha Tatarstan Tuva Udmurtia Altai Kamchatka Khabarovsk Krasnodar Vùn g Krasnoyarsk Perm Primorsky Stavropol Zabaykalsky Tỉ h n Amur Arkhangels k Astrakhan Belgorod Bryan s k Downloaded by ngoc linh mai (vjt123@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45470709 Chelyabinsk Irkutsk Ivanovo Kaliningrad Kaluga Kemerovo Kherson Kirov Kostroma Kurgan Kursk Leningrad Lipetsk Magadan Moskva Murmansk Nizhny Novgorod Novgorod Novosibirsk Omsk Orenburg Oryol Penza Pskov Rostov Ryazan Sakhalin Samara Saratov Smolensk Sverdlovsk Tambov Tomsk Tula Tver
Downloaded by ngoc linh mai (vjt123@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45470709 Tyum en Ulyanovs k Vladimir Volgograd Vologda Voronezh Yaroslavl Zaporozhye Thàn h ph ố Moskva trự c St. Peterburg thuộ c Sevastop o l liê n ba g n Tỉn h Do Thá tự tr i ị Chukotka Khu t ự Khantia-Mansia tr ị Nenetsia Yamalia Trung tâ m Bắc Kavk a z Các Viễn Đông vùn g Tây Bắc liê n Siberia ban g Phía Nam Ural Volga
2.4 Tiêu chuẩn, tiêu chí phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở Nga
Tiêu chí, tiêu chuẩn phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở Nga được áp dụng cho
mỗi cấp là khác nhau và tương đối đa dạng. Do đặc thù về mô hình tổ chức chính
quyền, tính chất nhà nước Liên bang, sự đa dạng về truyền thống, văn hóa, lịch sử, Downloaded by ngoc linh mai (vjt123@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45470709
địa lý…, chính quyền Liên bang quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí phân chia đơn
vị hành chính cấp 1 - cấp chính quyền, là chủ thể Liên bang; tiêu chí phân chia đơn
vị hành chính cấp nhỏ hơn đều do chính quyền chủ thể Liên bang quyết định.
Bên cạnh đó, trên thực tế, các tiêu chí chia tách, sáp nhập các chủ thể Liên bang ở
Nga cũng chưa rõ ràng bởi đây là vấn đề chính trị hết sức nhạy cảm. Ví dụ, trong
những năm gần đây, chính quyền Liên bang Nga đã đặt ra nhiều vấn đề sáp nhập
một số các chủ thể, thậm chí còn có ý tưởng chia lại đất nước thành 8 Gubernia như
thời Piot Đại đế. Tuy nhiên, đề xuất này đã gặp rất nhiều phản ứng từ các chủ thể Liên bang.
Hiện nay, có thể liệt kê một số tiêu chí mang tính định tính phân định đơn vị hành
chính lãnh thổ cấp 1 như sau:
- Yêu cầu bảo đảm sự ổn định về chính trị, nền tảng hiến định của Liên bang;
- Đảm bảo hiệu quả trong quản lý đất nước, quản lý nền kinh tế, tài nguyên, tìnhhình kinh tế - xã hội;
- Tính đến các yếu tố đặc thù và đa dạng về sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ, truyềnthống của các dân tộc;
- Tính đến yếu tố địa lý, địa chính trị và sự phức tạp của tình hình chính trị, anninh trật tự ở khu vực;
- Đảm bảo thể hiện ý nguyện của người dân và chính quyền các chủ thể liên
bang(thông qua kết quả của các cuộc trưng cầu ý dân).
Đối với đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 và cấp 3, bên cạnh tiêu chí do chính quyền
chủ thể Liên bang quyết định, việc phân định cần phải nhận được sự đồng ý của nhân
dân địa phương bằng kết quả của các cuộc trưng cầu ý dân. 2.5 Kết luận
Thực tế tổ chức chính quyền ở Nga cho thấy sự kết hợp hài hòa trong lựa chọn giải
pháp giữa ý nghĩa, bản chất của việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ với phân
cấp chính quyền, giữa hiệu quả quản lý lãnh thổ và đảm bảo các quyền chính trị và
các quyền khác của người dân địa phương. Vì vậy, nước Nga có được giải pháp phân
chia đơn vị hành chính với 03 cấp, nhưng lại có một hệ thống tổ chức chính quyền
đa cấp và phong phú trong các cấp đơn vị hành chính lãnh thổ. Sự thừa nhận và thực
thi quyền tự quản địa phương, trao quyền tổ chức tự quản địa phương đã giúp cho
bộ máy nhà nước tinh giản, gọn nhẹ, đồng thời, việc giao lại quyền tổ chức đời sống lOMoAR cPSD| 45470709
địa phương cho các chính quyền tự quản ở các đơn vị tự quản đã làm cho bộ máy
của các chính quyền đó linh hoạt, chủ động, chịu trách nhiệm giải trình cao hơn
trước dân chúng địa phương và nhờ đó mà quản trị địa phương hiệu quả hơn. Thiết
nghĩ đây cũng là một kinh nghiệm tốt cần có những nghiên cứu, tham khảo để tìm
giải pháp tốt hơn cho Việt Nam trong bối cảnh cần thúc đẩy cải cách mô hình phân
chia đơn vị hành chính lãnh thổ và cải cách quản trị địa phương.
3.Thực tiễn giải quyết các tranh chấp trong quản lý địa giới hành chính ở Việt
Nam thời gian gần đây
3.1 Khái niệm tranh chấp địa giới hành chính
Tranh chấp địa giới hành chính là hành vi tranh chấp quyền quản lý đất đai, mặt
nước, đảo, hải đảo liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị hành chính liền
kề nhau. Tại Việt Nam, có tình trạng tranh chấp địa giới giữa các đơn vị hành chính
cấp tỉnh, giữa các đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng tỉnh và giữa các đơn vị
hành chính cấp xã trong cùng huyện
3.2. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp trong quản lý địa giới hành chính ở
Việt Nam thời gian gần đây
Trong thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính ở nhiều địa phương
thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, phát sinh nhiều vấn đề nhưng chưa
giải quyết triệt để. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng chồng lấn, tranh chấp, có sự
khác biệt giữa bản đồ và thực địa, hoặc khó xác định đường địa giới hành chính...
Nhiều trường hợp chồng lấn, tranh chấp, xâm canh, xâm cư diễn ra trong thời gian
dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của
người dân khu vực giáp ranh và sự phát triển tế - xã hội ở khu vực này nhưng chậm
được xử lý. Theo báo cáo số liệu của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến
năm 2019, tranh chấp cấp tỉnh có 103 khu vực, cấp huyện có 943 khu vực, cấp xã có
1627 khu vực. Ngoài ra, có hơn 1.228 khu vực có đường địa giới hành chính bị phá
vỡ, biến dạng do tác động của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, vận động của địa
chất tự nhiên, lũ lụt (cấp tỉnh có 248 khu vực, cấp huyện có 356 khu vực, cấp xã có
1.324 khu vực). Trong giải quyết các vụ việc liên quan đến địa giới hành chính, ở
một số nơi, chính quyền các cấp vẫn còn có tư tưởng cục bộ địa phương, chưa giải
quyết một cách thấu tình, đạt lý, chưa căn cứ vào đặc điểm lịch sử, dân cư và điều
kiện thực tế, thiếu sự chỉ đạo của cấp trên nên nhiều vụ việc kéo dài, chưa xử lý triệt
để; trong khi đó căn cứ pháp lý cho việc giải quyết này còn rất chung chung. Câu
chuyện người dân mang hộ tịch địa phương này nhưng lại sinh sống trên đất địa
phương khác do chồng lấn địa giới hành chính xảy ra tương đối nhiều nơi. Việc giải lOMoAR cPSD| 45470709
quyết bất cập này tưởng chừng đơn giản, nhưng có nơi lại đi vào “ngõ cụt” do chính
quyền 2 địa phương giáp ranh không đạt được tiếng nói chung. Tiêu biểu như vụ
việc 238 hộ với hơn 1.000 dân Quảng Nam định cư, canh tác từ lâu đời, song theo
bản đồ địa giới hành chính năm 1991, vùng đất 6.200 ha này thuộc tỉnh Kon Tum.
Chính quyền 2 tỉnh đã nhiều lần trao đổi, bàn thảo phương án xử lý nhưng đến nay
vẫn chưa đi đến thống nhất. Hay như tại tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang (tính
đến ngày 27/7/2021): tuyến địa giới tại điểm thôn Tột Còn, xã Cao Thượng, huyện
Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) giáp ranh với xã Đà Vị, huyện Nà Hang (tỉnh Tuyên Quang)
có 28 hộ dân của Bắc Kạn đã xâm cư, xâm canh sang phần đất của tỉnh Tuyên Quang
theo bản đồ 364 thành lập năm 1995, nhưng thời gian gần đây mới tiến hành kiểm
tra thực địa để thống nhất phương án xác định lại đường địa giới hành chính cho phù hợp với thực tế.
Cùng với đó, hệ thống hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thiếu đồng bộ và có
nhiều bất cập so với thực tế; nhiều điểm trên bản đồ địa giới hành chính các cấp sau
khi phân định, đo vẽ chưa chính xác so với thực địa và ranh giới truyền thống, lịch
sử sinh sống, sản xuất, canh tác lâu đời của nhân dân. Tại Hội thảo khoa học ”pháp
luật về quản lý địa giới hành chính, thực trạng và giải pháp hoàn thiện” (tổ chức tại
Quảng Nam vào tháng 6/2021), lãnh đạo một số địa phương tỉnh Quảng Nam phản
ánh, người thực hiện đo vẽ không nắm rõ tục danh địa phương, không nghiên cứu
kỹ yếu tố dân cư, lịch sử và không đi thực địa nên vạch đường địa giới hành chính
không đúng với thực tế quản lý của địa phương, vẽ sai lệch vị trí đã hiệp thương.
Để giải quyết những bất cập liên quan đến địa giới hành chính, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 364-CT ngày
06/11/1991 về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính
tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị này vẫn chưa mang lại hiệu quả,
tình trạng “khoán trắng” cho hai địa phương nơi có tranh chấp ranh giới tự giải quyết
vẫn là chủ yếu, nên nhiều vụ việc không xử lý được khi hai địa phương không có sự
thống nhất. Quá trình thành lập mới, chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính, làm
thay đổi địa giới hành chính nhưng công tác lập hồ sơ địa giới hành chính để quản
lý chưa được các ngành chức năng và chính quyền địa phương quan tâm thực hiện,
chưa kịp thời tổ chức lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành
chính. Vấn đề số hóa dữ liệu hồ sơ địa giới hành chính hiện nay cũng gặp những khó
khăn nhất định do chưa được chuẩn hoá, công nghệ, kỹ thuật thường xuyên thay đổi.
Đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, hiện nay chỉ mới xác định
được đến đường mép nước vẽ trên bản đồ; chưa xác định được địa giới hành chính
từ mép nước đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam.
Thực tế đó đã, đang làm nảy sinh những bất cập mang tính tự phát, gây nên nhiều lOMoAR cPSD| 45470709
tranh chấp về đất đai, về vùng nuôi trồng thủy sản, về tài nguyên khoáng sản, làm
thất thoát nguồn lợi lớn của quốc gia.
Do chưa có quy định thống nhất về nguyên tắc, cách thức thực hiện phân chia ranh
giới hành chính giữa các địa phương nên việc xác định đường địa giới hành chính
chủ yếu dựa vào truyền thống quản lý và ý chí chủ quan của cơ quan quản lý nhà
nước. Các quy định việc quản lý, khai thác, lưu trữ, sử dụng hồ sơ, bản đồ, mốc địa
giới hành chính các cấp nhiều nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế tại
địa phương, nhất là quy định về trách nhiệm quản lý, báo cáo, nguồn kinh phí thực
hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa, cập nhật thường kỳ đối với các bộ hồ sơ, bản đồ,
mốc địa giới hành chính, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về địa giới
hành chính của chính quyền địa phương.
Trong khi đó, các quy phạm pháp luật về địa giới hành chính, nhất là điều chỉnh địa
giới hành chính còn nằm rãi rác trong nhiều văn bản luật khác nhau (Hiến pháp, Luật
Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Quy hoạch, Luật Tổ chức chính
quyền địa phương...). Việc ban hành văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết còn chậm,
chưa đảm bảo tính đầy đủ, cụ thể và chi tiết. Các văn bản trực tiếp liên quan đến
công tác phân chia, cắm mốc và quản lý nhà nước về địa giới hành chính các cấp
được ban hành cách đây khá lâu, nhiều nội dung quy định còn chung chung, chưa
phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, cụ thể như Chỉ thị số 364-CT ban hành
cách đây hơn 30 năm; Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành
chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” triển khai hơn 10 năm,
nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa hoàn thiện. Kinh phí đầu tư cho công tác
quản lý địa giới hành chính còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng yêu
cầu quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
Thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý địa giới hành chính nêu trên cho thấy, đây
là lĩnh vực pháp luật "bị lãng quên" trong thời gian dài; trong khi nhu cầu quản lý
nhà nước trên lĩnh vực này là rất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân,
an ninh, trật tự, sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực giáp ranh giữa
các địa phương. 4.Kiến nghị giải pháp -
Tiến hành rà soát, hệ thống hóa các quy định của pháp luật về quản lý địa
giớihành chính được quy định trong các luật như: Luật Đất đai, Luật Tổ chức Quốc
hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương....; xem xét
ban hành Luật Quản lý địa giới hành chính nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quản lý địa giới hành chính các cấp, luật hóa các nội dung được quy định trong các
văn bản dưới luật hiện nay. Trong đó, Luật này sẽ quy định, điều chỉnh các nội dung
như: Nguyên tắc xác định địa giới hành chính giữa các địa phương; Phương pháp, lOMoAR cPSD| 45470709
cách thức tiến hành xác định địa giới hành chính, lập bản đồ, hồ sơ và mốc giới hành
chính; Việc giải quyết tranh chấp, chồng lần địa giới hành chính; xử lý những khác
biệt, sai sót giữa hồ sơ, bản đồ và thực địa về địa giới hành chính; Quy định về mốc
giới và tổ chức cắm mốc giới hành chính trên thực địa; Quản lý nhà nước về địa giới
hành chính; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương
các cấp trong việc quản lý địa giới hành chính; Chuẩn hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật phù hợp với trình độ khoa học công nghệ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. -
Đối với việc thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa
giớihành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”, vướng mắc lớn
nhất hiện nay tại hầu hết các địa phương là nguồn kinh phí không đảm bảo; do vậy,
cần có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất của Chính phủ trong việc bố trí vốn cho công
tác này. Chính phủ cần có tổ công tác hỗ trợ các địa phương tháo gỡ khó khăn, kịp
thời xử lý những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Dự án này. -
Tập trung xử lý dứt điểm những tranh chấp, chồng lần về địa giới hành
chínhcác cấp hiện nay. Việc xử lý tranh chấp về địa giới hành chính các cấp cần tuân
thủ các nguyên tắc của Chỉ thị số 364 trên tinh thần hài hòa, phù hợp với thực tiễn,
tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phong tục, tập quán và lịch sử cộng
đồng dân cư, vì lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát
triển kinh tế - xã hội, quyền lợi của người dân. Tổ chức rà soát, đối chiếu, kiểm tra
giữa thực địa và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính để kịp thời xử lý những bất cập,
vướng mắc về địa giới hành chính, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp
chính quyền địa phương nhằm tránh phát sinh tranh chấp giữa các địa phương. -
Có giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền về
địagiới hành chính, nhất là cán bộ trực tiếp tham mưu, quản lý hồ sơ, bản đồ và thực
hiện các nghiệp vụ về quản lý địa giới hành chính. Thường xuyên tổ chức các lớp
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý địa giới hành chính, công tác
lưu trữ, quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ, bản đồ, mốc, cơ sở dữ liệu về địa giới
hành chính cho công chức. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc
lưu trữ, quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ, bản đồ, mốc, cơ sở dữ liệu về địa giới
hành chính các cấp để kịp thời xử lý, bảo dưỡng, bổ sung, chính lý theo quy định.
Tổ chức rà soát, thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo sự tương
thích, đồng bộ giữa các loại bản đồ, phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại (như:
hệ tọa độ, kinh tuyến trục,…). Xem xét, phê duyệt phương án xác định ranh giới
hành chính biển, đảo giữa các địa phương có biển để hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ,
bản đồ địa giới hành chính. lOMoAR cPSD| 45470709 -
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
vềđịa giới hành chính cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng giáp ranh để nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật về địa giới hành chính. Đồng thời, cần nghiên cứu,
có chính sách hỗ trợ người dân ở khu vực giáp ranh phát triển kinh tế, ổn định, đảm
bảo đời sống, nhất là ở miền núi để hạn chế tình trạng du canh, du cư, xâm canh,
xâm cư, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.
Quản lý địa giới hành chính tại Việt Nam Khái niệm:
Để quản lý đất nước, hầu hết các quốc gia đều phân chia đất nước thành các đơn vị
hành chính khác nhau, mỗi đơn vị hành chính có diện tích riêng và được xác định
bằng các đường địa giới hành chính.
Một khái niệm phổ biến về đường địa giới hành chính, đó là đường ranh giới phân
chia các đơn vị hành chính, được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý
phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong
việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương. Các
cấp chính quyền lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và tổ chức cắm mốc trên
thực địa để làm căn cứ trong công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính. Các
căn cứ để xác định địa giới hành chính bao gồm: diện tích đất đai, dân số, yếu tố
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, lịch sử, truyền
thống, tập quán… của dân cư địa phương.
Theo Điều 110 Hiến pháp năm 2013, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuôc tỉnh; thành ̣
phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyên, thị xã và đơn vị hành chính ̣
tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuôc tỉnh chia ̣
thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
do Quốc hội thành lập. Như vậy, địa giới hành chính bao gồm địa giới hành chính
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Sự ổn định của địa giới hành chính là một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm sự
ổn định của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành
phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, việc chia tách, sáp nhập, điều chỉnh
đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính là vấn đề tất yếu. Thực tiễn trong
quá trình xây dựng phát triển đất nước ta, việc điều chỉnh đơn vị hành chính, địa
giới hành chính cũng diễn ra thường xuyên. Đầu năm 1976, cả nước có 38 tỉnh
thành; năm 1989, cả nước có 44 tỉnh thành; năm 1991, cả nước có 53 tỉnh thành;
năm 1997, cả nước có 61 tỉnh thành; năm 2004, cả nước có 64 tỉnh thành; năm lOMoAR cPSD| 45470709
2008 đến nay, cả nước có 63 tỉnh thành. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện và
cấp xã, việc điều chỉnh, chia tách, sáp nhập cũng diễn ra tương đối nhiều. Do vậy,
sự ổn định của đơn vị hành chính, địa giới hành chính chỉ là tương đối. Khi chia
tách, sáp nhập đơn vị hành chính, các cấp chính quyền địa phương phải tiến hành
việc phân chia, cắm mốc, lập hồ sơ và tổ chức quản lý nhà nước về địa giới hành
chính, đây là công tác có tính thường xuyên, liên tục. Thực trạng
Trong thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính ở nhiều địa
phương thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, phát sinh nhiều vấn đề
nhưng chưa giải quyết triệt để. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng chồng lấn,
tranh chấp, có sự khác biệt giữa bản đồ và thực địa, hoặc khó xác định đường địa
giới hành chính... Nhiều trường hợp chồng lấn, tranh chấp, xâm canh, xâm cư diễn
ra trong thời gian dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của người dân khu vực giáp ranh và sự phát triển tế - xã hội ở
khu vực này nhưng chậm được xử lý. Theo báo cáo số liệu của 63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, đến năm 2019, tranh chấp cấp tỉnh có 103 khu vực, cấp
huyện có 943 khu vực, cấp xã có 1627 khu vực. Ngoài ra, có hơn 1.228 khu vực có
đường địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng do tác động của quá trình phát triển
kinh tế-xã hội, vận động của địa chất tự nhiên, lũ lụt (cấp tỉnh có 248 khu vực, cấp
huyện có 356 khu vực, cấp xã có 1.324 khu vực). Trong giải quyết các vụ việc liên
quan đến địa giới hành chính, ở một số nơi, chính quyền các cấp vẫn còn có tư
tưởng cục bộ địa phương, chưa giải quyết một cách thấu tình, đạt lý, chưa căn cứ
vào đặc điểm lịch sử, dân cư và điều kiện thực tế, thiếu sự chỉ đạo của cấp trên nên
nhiều vụ việc kéo dài, chưa xử lý triệt để; trong khi đó căn cứ pháp lý cho việc giải
quyết này còn rất chung chung. Câu chuyện người dân mang hộ tịch địa phương
này nhưng lại sinh sống trên đất địa phương khác do chồng lấn địa giới hành chính
xảy ra tương đối nhiều nơi. Việc giải quyết bất cập này tưởng chừng đơn giản,
nhưng có nơi lại đi vào “ngõ cụt” do chính quyền 2 địa phương giáp ranh không
đạt được tiếng nói chung.
Để giải quyết những bất cập liên quan đến địa giới hành chính, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 364-CT ngày
06/11/1991 về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính
tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị này vẫn chưa mang lại hiệu quả,
tình trạng “khoán trắng” cho hai địa phương nơi có tranh chấp ranh giới tự giải
quyết vẫn là chủ yếu, nên nhiều vụ việc không xử lý được khi hai địa phương
không có sự thống nhất. Quá trình thành lập mới, chia tách, sáp nhập các đơn vị
hành chính, làm thay đổi địa giới hành chính nhưng công tác lập hồ sơ địa giới lOMoAR cPSD| 45470709
hành chính để quản lý chưa được các ngành chức năng và chính quyền địa phương
quan tâm thực hiện, chưa kịp thời tổ chức lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ
và mốc địa giới hành chính. Vấn đề số hóa dữ liệu hồ sơ địa giới hành chính hiện
nay cũng gặp những khó khăn nhất định do chưa được chuẩn hoá, công nghệ, kỹ
thuật thường xuyên thay đổi. Đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
biển, hiện nay chỉ mới xác định được đến đường mép nước vẽ trên bản đồ; chưa
xác định được địa giới hành chính từ mép nước đến đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam. Thực tế đó đã, đang làm nảy sinh những
bất cập mang tính tự phát, gây nên nhiều tranh chấp về đất đai, về vùng nuôi trồng
thủy sản, về tài nguyên khoáng sản, làm thất thoát nguồn lợi lớn của quốc gia.
Do chưa có quy định thống nhất về nguyên tắc, cách thức thực hiện phân chia ranh
giới hành chính giữa các địa phương nên việc xác định đường địa giới hành chính
chủ yếu dựa vào truyền thống quản lý và ý chí chủ quan của cơ quan quản lý nhà
nước. Các quy định việc quản lý, khai thác, lưu trữ, sử dụng hồ sơ, bản đồ, mốc địa
giới hành chính các cấp nhiều nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế tại
địa phương, nhất là quy định về trách nhiệm quản lý, báo cáo, nguồn kinh phí thực
hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa, cập nhật thường kỳ đối với các bộ hồ sơ, bản đồ,
mốc địa giới hành chính, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về địa giới
hành chính của chính quyền địa phương.
Trong khi đó, các quy phạm pháp luật về địa giới hành chính, nhất là điều chỉnh địa
giới hành chính còn nằm rãi rác trong nhiều văn bản luật khác nhau (Hiến pháp,
Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Quy hoạch, Luật Tổ chức
chính quyền địa phương...). Việc ban hành văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết
còn chậm, chưa đảm bảo tính đầy đủ, cụ thể và chi tiết. Các văn bản trực tiếp liên
quan đến công tác phân chia, cắm mốc và quản lý nhà nước về địa giới hành chính
các cấp được ban hành cách đây khá lâu, nhiều nội dung quy định còn chung
chung, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, cụ thể như Chỉ thị số 364-CT
ban hành cách đây hơn 30 năm; Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ
địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” triển khai
hơn 10 năm, nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa hoàn thiện. Kinh phí đầu
tư cho công tác quản lý địa giới hành chính còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu,
chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
Thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý địa giới hành chính nêu trên cho thấy,
đây là lĩnh vực pháp luật "bị lãng quên" trong thời gian dài; trong khi nhu cầu quản
lý nhà nước trên lĩnh vực này là rất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người
dân, an ninh, trật tự, sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương. lOMoAR cPSD| 45470709
Ví dụ thực tiễn:
Nguyên nhân & hậu quả Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan:
Do quá trình biến đổi tự nhiên của địa hình, địa mạo, đường địa giới hành chính giữa
các địa phương có thể bị thay đổi, dẫn đến tranh chấp. Ví dụ, do sự bồi đắp của sông,
biển, một số khu vực đất đai có thể thuộc về địa phương này nhưng lại nằm trong
địa giới của địa phương khác.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng có thể dẫn đến tranh chấp địa giới hành
chính. Ví dụ, do sự phát triển đô thị, một số khu dân cư nằm trong địa giới của địa
phương này nhưng lại có lợi ích gắn bó với địa phương khác.
Do diện tích rộng và dân số đông (căn cứ chủ yếu theo các tiêu chí quy định trong
Quyết định 64b/HĐBT). Tuy nhiên, một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây
Nguyên tuy diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính quá rộng, không quản lý được
xin chia tách nhưng dân số lại rất thấp so với quy định. Một số quận, phường chia
tách thì tuy dân số đông nhưng diện tích lại quá nhỏ, cũng không tuân thủ theo đúng quy định. -
Việc chia tách huyện, xã do nguyên nhân lịch sử. Các huyện, xã độc lập
trướckhi được nhập lại thành huyện, xã mới muốn được tái lập như cũ. -
Sự khác biệt và khó khăn về địa hình (núi non hiểm trở, sông rạch chằng chịt)
của các vùng, miền gây ra những khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền,
sản xuất và sinh hoạt, đời sống của nhân dân. -
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, đòi hỏi các địa phương phải thành lập
mớiđơn vị hành chính đô thị, hoặc mở rộng, nâng cấp các đô thị.
Sự chồng lấn, không thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý. Nguyên nhân chủ quan:
Sai sót trong quá trình xác định, cắm mốc địa giới hành chính.
Sự thiếu hiểu biết, nhận thức sai lệch về địa giới hành chính. Về mặt nhận thức, chưa
có những nghiên cứu tổng thể, quy hoạch có tính chiến lược tổ chức đơn vị hành lOMoAR cPSD| 45470709
chính lãnh thổ. Chậm đánh giá, tổng kết tác động của việc chia tách, thành lập mới
các đơn vị hành chính, nhất là huyện và xã là cấp có biến động đơn vị hành chính
nhiều nhất. Chưa xuất phát từ việc xem xét hiệu quả phân bổ các nguồn lực của cả
quốc gia để phân định, điều chỉnh đơn vị hành chính. Chưa quan tâm đến tầm kiểm
soát của Chính phủ, chính quyền các cấp, đến trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ,
công chức địa phương. Các nghiên cứu, đánh giá, đề xuất của các cơ quan nghiên
cứu khoa học về ảnh hưởng, tác động của điều chỉnh địa giới hành chính chưa được
thể chế vào các văn bản hiện hành để hạn chế tối đa việc thành lập đơn vị hành chính
mới. Các tiêu chí về địa lý nhân văn, địa lý tự nhiên, tài chính cũng chưa được nghiên
cứu, đặt ra khi xây dựng những quy định về điều chỉnh địa giới hành chính cũng như
chia tách, thành lập đơn vị hành chính.
Sự tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội,... đã dẫn đến tranh chấp lợi ích giữa các địa phương.
Chưa xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật, kỹ thuật đầy đủ, đồng bộ phù
hợp điều kiện thực tế trong quản lý tạo cơ sở pháp lý để chỉ đạo việc chia tách, thành
lập, điều chỉnh và quản lý đơn vị hành chính các cấp. Trong công tác tổ chức đơn vị
hành chính lãnh thổ và quản lý địa giới hành chính, còn thiếu quy hoạch tổng thể
các đơn vị hành chính mang tính dài hạn. Các văn bản quy định của Nhà nước về
công tác quản lý các đơn vị hành chính lãnh thổ và địa giới hành chính chưa rõ và
cụ thể, chưa phù hợp với yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Đặc biệt, Quyết định
64b/HĐBT ban hành ngày 12/9/1981 về điều chỉnh địa giới đối với huyện, xã có địa
giới hành chính chưa hợp lý ra đời đã lâu, không còn phù hợp với hiện tại nhưng
chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nên các địa phương vẫn vận dụng để đề nghị chia tách.
- Khi xây dựng phương án điều chỉnh địa giới hành chính, nhiều nơi các cấp chính
quyền thường chưa phân tích, đánh giá kỹ, cụ thể các mặt được và chưa được của
phương án (tổ chức, nhân sự, nguồn vốn đầu tư, …) đối với mỗi đơn vị hành chính
mới để báo cáo với cấp có thẩm quyền ở địa phương để nghiên cứu cân nhắc trước
khi quyết định chủ trương chính thức. Có những đề án điều chỉnh địa giới hành chính
mà mục đích chưa rõ ràng, số liệu chưa chính xác, các yếu tố đảm bảo cho tính khả
thi của phương án chưa đầy đủ nhưng vẫn được đề nghị. Hậu quả Hậu quả:
Hậu quả đối với kinh tế - xã hội: