-
Thông tin
-
Quiz
Ký hiệu bản đồ là gì? Kí hiệu bản đồ có mấy loại? Ví dụ - Địa lí 6
Bản đồ biên giới: Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Địa Lí 6 25 tài liệu
Địa Lí 6 434 tài liệu
Ký hiệu bản đồ là gì? Kí hiệu bản đồ có mấy loại? Ví dụ - Địa lí 6
Bản đồ biên giới: Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Địa Lí 6 25 tài liệu
Môn: Địa Lí 6 434 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Địa Lí 6
Preview text:
Ký hiệu bản đồ là gì? Kí hiệu bản đồ có mấy loại? Ví dụ
1. Bản đồ là gì?
Để hiểu rõ hơn về ký hiệu bản đồ là gì thì trước hết chúng ta cần phải hiểu bản đồ là gì. Cụ thể,
theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, khái niệm bản đồ được định nghĩa như sau:
“Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán
học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc”.
Theo đó hiện nay, bản đồ được phân thành các loại chính, cụ thể như sau:
– Bản đồ địa hình: Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo
hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
– Bản đồ biên giới: Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển,
trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
– Bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
– Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia: Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được
thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.
– Bản đồ hàng không dân dụng: Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa
vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.
– Bản đồ công trình ngầm: Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng,
hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.
2. Khái niệm ký hiệu bản đồ là gì?
Ký hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện các nội dung bản đồ, nó cũng là hình thức để qua đó
người ta nhận biết được mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ. Chính vì vậy, ký hiệu bản đồ là
ngôn ngữ của bản đồ. Cụ thể, ký hiệu bản đồ là những kí hiệu hình vẽ, đường nét, màu
sắc,…dùng để thể hiện các đối tượng địa lý lên trên bản đồ sao cho chân thực nhất so với các đối
tượng địa lý bên ngoài thực tế.
Có thể nói, ký hiệu bản đồ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bản đồ, giúp phản ánh tính
chất, vị trí, đặc điểm, số lượng, cấu trúc, sự phân bố và quy hoạch của đối tượng địa lý trong
không gian thực tế vào bản đồ thu nhỏ, nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn dễ dàng hơn khi định vị.
Hiện nay, các ký hiệu của bản đồ sẽ được quy định cụ thể về nội dung và ý nghĩa ở bảng chú giải của bản đồ.
3. Có mấy loại ký hiệu bản đồ
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 19/2019/TT-BTNMT, có các loại ký hiệu bản đồ như sau:
– Ký hiệu bản đồ theo tỷ lệ.
Ký hiệu bản đồ theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.
– Ký hiệu bản đồ theo nửa tỷ lệ.
Ký hiệu bản đồ theo nửa tỉ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỉ lệ với kích thước thực của đối
tượng địa lý, kích thước chiều kia biểu thị quy ước.
– Ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ.
Ký hiệu bản đồ không theo tỉ lệ là ký hiệu có dạng hình học tượng trưng cho đối tượng địa lý và
kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.
Bảng mô tả dưới đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ:
4. Tại sao phải xem các ký hiệu khi sử dụng bản đồ?
Khi sử dụng bản đồ, trước tiên người xem cần hiểu các ký hiệu bản đồ, bởi lẽ:
- Các kí hiệu bản đồ thường rất đa dạng phức tạp nên khi đọc bản đồ, trước hết ta cần đọc bảng
chú giải các kí hiệu để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ nhằm giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về các hạng mục có trên bản đồ;
- Trên bản đồ có rất nhiều đối tượng địa lý xuất hiện, cùng với đó các đối tượng địa lý có tính
chất rất giống nhau. Do đó, phải xem bảng chú giải để phân biệt rõ ràng các đối tượng địa lý, tránh nhầm lần;
- Bảng chú giải các kí hiệu bản đồ không chỉ giải thích các kí hiệu trên bản đồ, mà còn giúp
người đọc nhìn thấy rõ được những đối tượng địa lí cùng với các đặc trưng về số lượng và chất
lượng của chúng thông qua "kích thước kí hiệu, màu sắc kí hiệu,…”;
- Bảng chú giải giúp người đọc hiểu được nội dung, ý nghĩa, cách bố trí sắp xếp các kí hiệu trên
bản tồ, từ đó có những hình dung chính xác, chân thực nhất về các đối tượng được mô phỏng trên bản đồ.
5. Trên bản đồ địa hình thường dùng các loại ký hiệu gì?
Bản đồ địa hình là địa vật định hướng, thủy hệ, các điểm dân cư, mạng lưới đường giao thông và
đường dây liên lạc, dáng đất, lớp phủ thực vật và đất, ranh giới phân chia hành chính và chính trị.
Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa hình với độ chính xác chi tiết cao và
được ghi chú bằng các đặc trưng chất lượng và số lượng theo một tỷ lệ cố định được gọi là "ký
hiệu bản đồ địa hình".
Ký hiệu trong bản đồ địa hình có rất nhiều và đa dạng kiểu mẫu. Nhưng khi vẽ bản đồ địa hình
thường xuyên dùng 3 loại ký hiệu sau đây : Ký hiệu theo tỉ lệ
Ký hiệu nửa theo tỉ lệ
Ký hiệu không theo tỉ lệ
Dưới đây là một ví dụ về bản đồ địa hình và các loại ký hiệu được sử dụng:
Hình 41.1. Lược đồ địa hình và khoáng sản Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, SGK Địa lý 8.