Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ siêu hay Ngữ văn 7

Chọn các từ láy gợi tả như láy vần, láy âm, từ láy chỉ âm thanh, màu sắc, hoạt động để tạo vần cho bài thơ dễ dàng hơn. Đối với thể thơ 4 chữ hay còn được gọi là thơ tứ ngôn, là dạng thơ đơn giản nhất trong các thể thơ với quy luật về dấu câu bằng chắc, quy luật này chỉ được áp dụng đối với chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu thơ đó. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ siêu hay Ngữ văn 7

Chọn các từ láy gợi tả như láy vần, láy âm, từ láy chỉ âm thanh, màu sắc, hoạt động để tạo vần cho bài thơ dễ dàng hơn. Đối với thể thơ 4 chữ hay còn được gọi là thơ tứ ngôn, là dạng thơ đơn giản nhất trong các thể thơ với quy luật về dấu câu bằng chắc, quy luật này chỉ được áp dụng đối với chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu thơ đó. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

31 16 lượt tải Tải xuống
Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ siêu hay Ngữ văn 7
Thể thơ bốn chữ hay năm chữ là một thể thơ phổ biến thường gặp khi đọc các bài thơ. Dưới đây là cách
làm bài thơ với thể năm chữ hoặc bốn chữ hay gặp.
1. Dàn ý yêu cầu đối với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Thể hiện được sự miêu tả về cảnh vật, hiện tượng bằng những từ ngữ thích hợp;
- Lựa chọn được những từ ngữ gợi tả, tính từ phù hợp để chỉ các hiện tượng, cảnh vật về hình ảnh, màu
sắc, chuyển động, mùi vị, âm thanh. Qua đó thể hiện cảm xúc của bản thân đối với hiện tượng, cảnh vật đó;
- Chọn các từ láy gợi tả như láy vần, láy âm, từ láy chỉ âm thanh, màu sắc, hoạt động để tạo vần cho bài thơ
dễ dàng hơn. Đối với thể thơ 4 chữ hay còn được gọi là thơ tứ ngôn, là dạng thơ đơn giản nhất trong các
thể thơ với quy luật về dấu câu bằng chắc, quy luật này chỉ được áp dụng đối với chữ thứ 2 và chữ thứ 4
trong câu thơ đó. Ví dụ, Nếu chữ thứ 2 là âm trắc thì chữ thứ 4 là âm bằng và ngược lại, chữ thứ 2 là âm
bằng thì chữ thứ 4 là âm trắc. Ngoài ra, cách gieo vần có 2 loại là cách gieo vần tiếp, gieo vần chéo và còn
cách gieo vần 3 tiếng. Đôi khi, một số tác giả sử dụng cả cách gieo vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo cả vần
liền và vần cách. Với thể thơ bốn chữ thường diễn đạt với nội dung dí dỏm, tươi vui, tinh nghịch gắn với ưu
điểm câu thơ ngắn, vần gieo nhịp nhàng của loại thơ này; Đối với thể thơ 5 chữ hay còn được gọi là thơ
ngũ ngôn là thể thơ hay sử dụng được sử dụng rộng rãi và phổ biến với văn thơ Việt Nam. Số chữ mỗi câu
gồm năm tiếng phối hợp nhịp nhàng với vần mang lại hiệu quả gần gũi và dễ đọc.
- Đồng thời sử dụng các biện pháp tu từ như: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ điệp ngữ, nói
quá,.... để thể hiện cảm xúc, cách cảm nhận của bản thân về sự thay đổi của hiện tượng, cảnh vật mình lựa
chọn làm đề tài;
- Lựa chọn nhịp ngắt câu thơ tuỳ thuộc vào dạng thể thơ. Với thể thơ 4 chữ, nhịp phổ biến đối với thơ này
thường là 2/2. Còn đối với thể thơ 5 chữ thì được gieo theo nhịp 2/3 hoặc 3/2;
- Đặc biệt của thể thơ là mỗi dòng thơ, câu thơ chỉ có 4 hoặc 5 chữ.
- Về số dòng thơ không bị giới hạn về số lượng dòng. Bài thơ có thể được chia thành các khổ thơ hoặc có
thể được viết liền mạch không ngắt đoạn;
- Đặt tiêu đề (nhan đề), tên bài thơ phù hợp với nội dung.
2. Ví dụ về những bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ
2.1 Thơ bốn chữ tả mùa xuân (Nguồn: Sưu tầm)
Hoa đào nở đỏ
Hoa mơ trắng ngần
Búp non nhu nhú
Cùng chào mùa xuân
Rồi cánh mơ rụng
Đào phai hết màu
Cành xanh lá biếc
Mùa xuân về đâu ?
A, Em biết rồi !
Mùa xuân rất lạ
Ú tim nắng hè
Ẩn vào chùm quả
2.2 Bài thơ tả mưa (Nguồn: Mưa - tác giả: Nguyễn Diệu)
Mưa rơi tý tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xoá
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chổi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời...
2.3 Bài thơ Nhớ cha (Nguồn: sưu tầm)
Thửa cha tôi đi dạy
Đất Nghi Xuân, Đan trường
Lớp học ở trên cát
Bàn ghế đến là thương
Tôi thường ăn ở đó
Và ngủ ở đó luôn
Lớn lên, sờ sách vở
Cát nóng trong ngăn bàn...
Đến một ngày tóc bạc
Chẳng ai dạy dỗ mình
Thấy bàn ghế lớp học
Là rộn ràng trong tim.
Là muốn sà vào đó
Dại dội như cánh chim
Chẳng biết gi bão tố
Trong ngăn bàn lặng im...
2.4 Bài thơ về tình bạn ( Nguồn: sưu tầm)
Tình bạn của chúng ta
Tinh tú như đất trời
Tinh khôi và sáng ngời
Không bao giờ bị vơi.
Bạn bè là đám mây
Còn tôi là Mặt trời
Đôi bạn bước cùng nhau
Trên còn đường tình bạn
Tình bạn là vô tận
Dễ tìm nhưng dễ mất
Tình bạn mãi tồn tại
Tình bạn luôn sống mãi
Trong trái tim con người
Tình bạn có câu rằng:
Nếu có ai hỏi bạn
Tình bạn giá bao nhiêu
Bạn hãy trả lời rằng
Tình bạn là vô giá.
Đi khắp thế gian này
Không gì bằng tình bạn
Tình bạn thật cao cả
Soi sáng cả tấm lòng.
2.4 Bài thơ về tình yêu (Bài thơ đầu tiên - tác giả: Hoàng Mai - Nguồn: sưu tầm)
Anh âu yếm tặng em
Những bài thơ nho nhỏ
Kỷ niệm ngày mới quen
Chiều tàn thu lá đổ
Bên đèn đọc thơ anh
Đơn sơ lời mộc mạc
Nỗi lòng kẻ nhớ quê
Em nghe buồn man mác
"Mười năm thân du tử
Lạc lõng chốn quê người"
Ôm nỗi sầu viễn xứ
Giữa dòng đời ngược xuôi
Mắt người không bóng núi
Sao dâu biển chập chùng
Em nửa đời tĩnh lặng
San sẻ nỗi riêng chung
Mai về trong nắng ấm
Xin nhớ mùa hanh hao
Hoa tình yêu nở thắm
Dưới bóng chiều xôn xao.
2.5 Bài thơ về tình cảm đối với thầy/cô:
* Bài thơ Nhớ mãi lời cô - Tác giả: Phan Thị Tuyết Vân - Nguồn: sưu tầm
Xa mái trường thân yêu
Đã bao lâu rồi nhỉ
Những lời cô thủ thỉ
Em nhớ đến bây giờ.
Ngày ấy tuổi mộng mơ
Hay thẫn thờ thổn thức
Trái tim non rạo rực
Mùa phượng thắm sân trường.
Những bài giảng thân thương
Thấm vương đầy bụi phấn
Cô như vầng trăng sáng
Dẫn lối đường em đi.
Nghe tiếng gió thì thầm
Mà lòng xao xuyến mãi
Suốt đường đời bươn chải
Luôn khắc nhớ ân tình...!!!
* Bài thơ: Thầy cô là kỷ niệm đẹp (Nguồn: sưu tầm)
Viên phấn luôn trên tay
Nắn nót từng dòng chữ
Truyền cảm hứng cho em
Để em sớm thành tài
Những ngày tháng trôi qua
Bụi phấn vương trên tóc
Thầy cô đều đã già
Thời gian trôi nhanh quá
Mỗi ngày em mỗi lớn
Trưởng thành trong suy nghĩ
Vấn vương bao kỷ niệm
Dưới mái trường thân yêu
Em yêu thầy cô nhiều
Người đưa đò dẫn lối
Chỉ dạy em nên người
*Bài thơ về thầy/cô (Nguồn: sưu tầm)
Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã...
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào
Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết ?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về
Lúc xưa cô vỗ về...
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô?!
* Bài thơ về mái trường ( Nguồn: sưu tầm)
Bao mùa thu đi qua
Gói hành trang thêm nặng
Rời mái trường thân yêu
Bao nhiêu năm rồi nhỉ?
Mái đầu thầy bạc trắng
Hoà trong nắng thời gian
Những vất vả gian nan
Ơn thầy, sao đếm được?
Mênh mông như biển nước
Cao lớn tựa núi non.
2.6 Bài thơ tả thiên nhiên:
* Bài thơ về gió ( Nguồn: sưu tầm)
Gió ơi từ đâu đến?
Gió thổi từ phương nào?
Mà sao khi gió thổi
Tôi không thấy bạn đâu?
Gió ơi từ đâu đến?
Sao bạn không nói gì ?
Hay gió chỉ muốn thổi?
Cho mọi người tươi vui ?
Gió ơi từ đâu đến?
Hay từ bầu trời xanh?
Gió không có hình dạng
Hay có mà không hay?
Gió ơi từ đâu đến?
Hay từ vùng biển xanh?
Gió là cái quạt lớn
Thổi cho thuyển đi nhanh
* Bài thơ về con vật ( Nguồn sưu tầm):
Nào các bạn nghe đây
Có kho chuyện rất hay
Lại có chuyện ngược đời
Ăn kem rát bỏng lưỡi
Mơ nếm cay xè xè
Vịt uống nước ngất ngây
Nên tỉnh lại đi cày
Thế cũng còn là may
Trâu bò thì yếu đuối
Suốt ngày đòi ăn chuối
Chó thì học suốt buổi
Chăm quá quên giữ nhà
Lắm điều là mụ gà
Suốt ngày đòi đẻ trứng
Tất cả đều rất xứng
Với cái tên Ba Hoa.
| 1/9

Preview text:

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ siêu hay Ngữ văn 7
Thể thơ bốn chữ hay năm chữ là một thể thơ phổ biến thường gặp khi đọc các bài thơ. Dưới đây là cách
làm bài thơ với thể năm chữ hoặc bốn chữ hay gặp.
1. Dàn ý yêu cầu đối với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Thể hiện được sự miêu tả về cảnh vật, hiện tượng bằng những từ ngữ thích hợp;
- Lựa chọn được những từ ngữ gợi tả, tính từ phù hợp để chỉ các hiện tượng, cảnh vật về hình ảnh, màu
sắc, chuyển động, mùi vị, âm thanh. Qua đó thể hiện cảm xúc của bản thân đối với hiện tượng, cảnh vật đó;
- Chọn các từ láy gợi tả như láy vần, láy âm, từ láy chỉ âm thanh, màu sắc, hoạt động để tạo vần cho bài thơ
dễ dàng hơn. Đối với thể thơ 4 chữ hay còn được gọi là thơ tứ ngôn, là dạng thơ đơn giản nhất trong các
thể thơ với quy luật về dấu câu bằng chắc, quy luật này chỉ được áp dụng đối với chữ thứ 2 và chữ thứ 4
trong câu thơ đó. Ví dụ, Nếu chữ thứ 2 là âm trắc thì chữ thứ 4 là âm bằng và ngược lại, chữ thứ 2 là âm
bằng thì chữ thứ 4 là âm trắc. Ngoài ra, cách gieo vần có 2 loại là cách gieo vần tiếp, gieo vần chéo và còn
cách gieo vần 3 tiếng. Đôi khi, một số tác giả sử dụng cả cách gieo vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo cả vần
liền và vần cách. Với thể thơ bốn chữ thường diễn đạt với nội dung dí dỏm, tươi vui, tinh nghịch gắn với ưu
điểm câu thơ ngắn, vần gieo nhịp nhàng của loại thơ này; Đối với thể thơ 5 chữ hay còn được gọi là thơ
ngũ ngôn là thể thơ hay sử dụng được sử dụng rộng rãi và phổ biến với văn thơ Việt Nam. Số chữ mỗi câu
gồm năm tiếng phối hợp nhịp nhàng với vần mang lại hiệu quả gần gũi và dễ đọc.
- Đồng thời sử dụng các biện pháp tu từ như: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ điệp ngữ, nói
quá,.... để thể hiện cảm xúc, cách cảm nhận của bản thân về sự thay đổi của hiện tượng, cảnh vật mình lựa chọn làm đề tài;
- Lựa chọn nhịp ngắt câu thơ tuỳ thuộc vào dạng thể thơ. Với thể thơ 4 chữ, nhịp phổ biến đối với thơ này
thường là 2/2. Còn đối với thể thơ 5 chữ thì được gieo theo nhịp 2/3 hoặc 3/2;
- Đặc biệt của thể thơ là mỗi dòng thơ, câu thơ chỉ có 4 hoặc 5 chữ.
- Về số dòng thơ không bị giới hạn về số lượng dòng. Bài thơ có thể được chia thành các khổ thơ hoặc có
thể được viết liền mạch không ngắt đoạn;
- Đặt tiêu đề (nhan đề), tên bài thơ phù hợp với nội dung.
2. Ví dụ về những bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ
2.1 Thơ bốn chữ tả mùa xuân (Nguồn: Sưu tầm) Hoa đào nở đỏ Hoa mơ trắng ngần Búp non nhu nhú Cùng chào mùa xuân Rồi cánh mơ rụng Đào phai hết màu Cành xanh lá biếc Mùa xuân về đâu ? A, Em biết rồi ! Mùa xuân rất lạ Ú tim nắng hè Ẩn vào chùm quả
2.2 Bài thơ tả mưa (Nguồn: Mưa - tác giả: Nguyễn Diệu) Mưa rơi tý tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xoá Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa Mưa gọi chổi biếc Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc Tôi hát thành lời...
2.3 Bài thơ Nhớ cha (Nguồn: sưu tầm) Thửa cha tôi đi dạy
Đất Nghi Xuân, Đan trường Lớp học ở trên cát Bàn ghế đến là thương Tôi thường ăn ở đó Và ngủ ở đó luôn Lớn lên, sờ sách vở Cát nóng trong ngăn bàn... Đến một ngày tóc bạc Chẳng ai dạy dỗ mình Thấy bàn ghế lớp học Là rộn ràng trong tim. Là muốn sà vào đó Dại dội như cánh chim Chẳng biết gi bão tố Trong ngăn bàn lặng im...
2.4 Bài thơ về tình bạn ( Nguồn: sưu tầm) Tình bạn của chúng ta Tinh tú như đất trời Tinh khôi và sáng ngời Không bao giờ bị vơi. Bạn bè là đám mây Còn tôi là Mặt trời Đôi bạn bước cùng nhau
Trên còn đường tình bạn Tình bạn là vô tận Dễ tìm nhưng dễ mất Tình bạn mãi tồn tại Tình bạn luôn sống mãi Trong trái tim con người Tình bạn có câu rằng: Nếu có ai hỏi bạn Tình bạn giá bao nhiêu Bạn hãy trả lời rằng Tình bạn là vô giá. Đi khắp thế gian này Không gì bằng tình bạn Tình bạn thật cao cả Soi sáng cả tấm lòng.
2.4 Bài thơ về tình yêu (Bài thơ đầu tiên - tác giả: Hoàng Mai - Nguồn: sưu tầm) Anh âu yếm tặng em Những bài thơ nho nhỏ Kỷ niệm ngày mới quen Chiều tàn thu lá đổ Bên đèn đọc thơ anh Đơn sơ lời mộc mạc Nỗi lòng kẻ nhớ quê Em nghe buồn man mác "Mười năm thân du tử
Lạc lõng chốn quê người" Ôm nỗi sầu viễn xứ
Giữa dòng đời ngược xuôi
Mắt người không bóng núi Sao dâu biển chập chùng Em nửa đời tĩnh lặng San sẻ nỗi riêng chung Mai về trong nắng ấm Xin nhớ mùa hanh hao Hoa tình yêu nở thắm
Dưới bóng chiều xôn xao.
2.5 Bài thơ về tình cảm đối với thầy/cô:
* Bài thơ Nhớ mãi lời cô - Tác giả: Phan Thị Tuyết Vân - Nguồn: sưu tầm Xa mái trường thân yêu Đã bao lâu rồi nhỉ Những lời cô thủ thỉ Em nhớ đến bây giờ. Ngày ấy tuổi mộng mơ Hay thẫn thờ thổn thức Trái tim non rạo rực
Mùa phượng thắm sân trường.
Những bài giảng thân thương
Thấm vương đầy bụi phấn Cô như vầng trăng sáng Dẫn lối đường em đi. Nghe tiếng gió thì thầm Mà lòng xao xuyến mãi
Suốt đường đời bươn chải
Luôn khắc nhớ ân tình...!!!
* Bài thơ: Thầy cô là kỷ niệm đẹp (Nguồn: sưu tầm) Viên phấn luôn trên tay Nắn nót từng dòng chữ Truyền cảm hứng cho em Để em sớm thành tài Những ngày tháng trôi qua
Bụi phấn vương trên tóc Thầy cô đều đã già Thời gian trôi nhanh quá Mỗi ngày em mỗi lớn
Trưởng thành trong suy nghĩ Vấn vương bao kỷ niệm
Dưới mái trường thân yêu Em yêu thầy cô nhiều
Người đưa đò dẫn lối Chỉ dạy em nên người
*Bài thơ về thầy/cô (Nguồn: sưu tầm)
Rời mái trường thân yêu Bao năm rồi cô nhỉ ? Trong em luôn đọng lại Lời dạy bảo của cô Ngày ấy vào mùa thu Bước chân em rộn rã... Cô không lời từ giã Xa trường tự lúc nào Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết ? Vẫn vang lời tha thiết Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên Cô chưa lần quay lại Chúng em nhớ cô mãi Mong thấy cô trở về Lúc xưa cô vỗ về... Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến Bao giờ gặp lại cô?!
* Bài thơ về mái trường ( Nguồn: sưu tầm) Bao mùa thu đi qua Gói hành trang thêm nặng
Rời mái trường thân yêu Bao nhiêu năm rồi nhỉ?
Mái đầu thầy bạc trắng Hoà trong nắng thời gian Những vất vả gian nan
Ơn thầy, sao đếm được?
Mênh mông như biển nước Cao lớn tựa núi non.
2.6 Bài thơ tả thiên nhiên:
* Bài thơ về gió ( Nguồn: sưu tầm) Gió ơi từ đâu đến?
Gió thổi từ phương nào? Mà sao khi gió thổi
Tôi không thấy bạn đâu? Gió ơi từ đâu đến? Sao bạn không nói gì ? Hay gió chỉ muốn thổi?
Cho mọi người tươi vui ? Gió ơi từ đâu đến? Hay từ bầu trời xanh? Gió không có hình dạng Hay có mà không hay? Gió ơi từ đâu đến? Hay từ vùng biển xanh? Gió là cái quạt lớn Thổi cho thuyển đi nhanh
* Bài thơ về con vật ( Nguồn sưu tầm): Nào các bạn nghe đây Có kho chuyện rất hay
Lại có chuyện ngược đời Ăn kem rát bỏng lưỡi Mơ nếm cay xè xè
Vịt uống nước ngất ngây Nên tỉnh lại đi cày Thế cũng còn là may Trâu bò thì yếu đuối Suốt ngày đòi ăn chuối Chó thì học suốt buổi Chăm quá quên giữ nhà Lắm điều là mụ gà
Suốt ngày đòi đẻ trứng Tất cả đều rất xứng Với cái tên Ba Hoa.