Lãnh thổ trong luật quốc tế - Lãnh thổ là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia vì đó là môi trường tự nhiên | Tài liệu Lãnh thổ trong luật quốc tế | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Lãnh thổ trong luật quốc tế - Lãnh thổ là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia vì đó là môi trường tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của từng quốc gia trong cộng đồng quốc tế | Tài liệu Lãnh thổ trong luật quốc tế | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
I. Các khái niệm cơ bản
1. Định nghĩa
- Lãnh thổ là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia vì đó là môi trường tự
nhiên, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của từng quốc gia trong cộng đông quốc tế
- Trong quan hệ giữa các quốc gia, lãnh thổ là cơ sở để duy trì ranh giới quyền lực nhà
nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, đồng thời tạo dựng và duy trì một trật tự
pháp lý quốc tế hoà bình và ổn định trong quan hệ giao lưu quốc tế
- Trong luật quốc tế, các quy định pháp lý về lãnh thổ chủ yếu điều chỉnh việc xây dựng
quy chế pháp lý của các loại lãnh thổ, xác định chủ quyền và việc thực hiện chủ quyền
quốc gia đối với lãnh thổ, giải quyết hệ quả của thực thi chủ quyền lãnh thổ như phân
định lãnh thổ, giải quyết tranh chấp về lãnh thổ…
- Trong luật quốc tế hiện đại, lãnh thổ được xác định là toàn bộ Trái Đất, bao gồm các bộ
phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất và kể cả khoảng không vũ trụ
2. Các loại lãnh thổ
Về phương diện tự nhiên, lãnh thổ không có ranh giới phân chia vùng, miền nhưng
về pháp lý quốc tế, có sự phân biệt các loại lãnh thổ với quy chế pháp lý khác nhau. a, Lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia bao gồm các bộ phận cấu thành quốc gia tạo nên chủ quyền
riêng biệt để xác định ranh giới giữa quốc gia này với quốc gia khác. Lãnh thổ quốc gia
được thể hiện trong quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia được ban hành bởi chính quốc
gia đó và phù hợp với các quy định trong pháp luật quốc tế.
VD: Lãnh thổ quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định
trong Hiến pháp 2013 quy định gồm có đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. b, Lãnh thổ quốc tế
Đây là những bộ phận được sử dụng chung bởi tất cả các chủ thể của luật quốc tế
nhằm mục đích hoà bình và phát triển chung của thế giới. Quy chế pháp lý cho bộ phận
này là những nguyên tắc quốc tế, như: Nguyên tắc tự do biển cả (trong Luật biển quốc
tế); Nguyên tắc tự do bay trong vùng trời quốc tế (trong Luật hàng không quốc tế);
Nguyên tắc vùng và di sản trên vùng là di sản chung của nhân loại; Nguyên tắc tự do
nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, hay còn gọi là Nguyên tắc không thiết lập
chủ quyền quốc gia đối với khoả (trong Luật vũ trụ quốc tế)… Như vậy, tính chất sở hữu
quốc tế không chấp nhận việc bất cứ một quốc gia nào xác lập chủ quyền hoặc quyền chủ
quyền của mình đối với bất kỳ một bộ phận nào của lãnh thổ quốc tế.
c, Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp
Đây là một bộ phận mà tại đó các quốc gia không có quyền xác định lãnh thổ riêng
của mình nhưng lại có quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán.
VD: vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
d, Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế
Đây là bộ phận tuy thuộc lãnh thổ riêng biệt của một quốc gia nhưng lại được sử
dụng bởi tất cả các chủ thể của luật quốc tế hay còn gọi là quốc tế hoá. Nguyên nhân là vì
để phục vụ những mục đích quan trọng về chính trị, kinh tế - Kênh quốc tế:
Kênh quốc tế là một đường giao thông nhân tạo được đào trên lãnh thổ của một
quốc gia để nối hai bộ phận của các vùng biển tự do.
VD: Kênh đào XuyÊ được đào qua Ai Cập nối giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ, kênh Ken
của Đức nối giữa biển Bantích và Biển Bắc
Quy chế pháp lý của kênh quốc tế khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia có kênh
VD: Ai Cập đối với kênh XuyÊ, Đức đối với kênh Ken
Đồng thời xác định quy chế đi lại của kênh được quốc tế hoá thông qua phương
thức thoả thuận giữa các quốc gia để đảm bảo quyền tự do đi lại của mọi tàu thuyền trên
kênh (thể hiện qua các điều ước quốc tế quy định về quy chế pháp lý của các kênh này
như Công ước Constantinop về kênh XuyÊ, Hiệp ước Vécxây về kênh Ken…) - Sông quốc tế:
Sồng quốc tế là sông nằm trên lãnh thổ của nhiều quốc gia, có thể là sông chảy kế
tiếp từ quốc gia này sang quốc gia khác (sông kế tiếp) hoặc có thể là sông để xác định
biên giới (sông biên giới) và có quy chế sông quốc tế
Sông quốc tế thuộc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia có sông nhưng vì sông có lợi
ích chúng cho nhiều quốc gia nên quy chế pháp lý của sông được quốc tế hoá một phần.
Quy chế pháp lý sông quốc tế điều chỉnh:
+ Chế độ qua lại trên sông quốc tế của tàu thuyền, theo nguyên tắc chung, do các nước ven sông quy định.
+ Vấn đề sử dụng nguồn nước sông quốc tế: Các nước ven sông có quyền bình đẳng
trong việc sử dụng nguồn nước của sông quốc tế vào mục đích công nghiệp, kinh tế như
xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, nuôi cá…
VD: Sông Mê Công bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc kéo dài khoảng
4880km qua sáu quốc gia bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam và chảy ra Biển Đông. Ngày 5/4/1995, đại diện chính phủ 4 nước Campuchia,
Lào, Thái Lan, Việt Nam đã ký văn kiện “Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực
sông Mê Công” (Hiệp định Mê Công 1995). Nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng
trong khuôn khổ MRC (Uỷ hội sông Mê Công) đã được ký kết, bào gồm: Thủ tục trao đổi
và chia sẻ thông tin và dữ liệu (PDIES) (2001); Thủ tục về Theo dõi sử dụng nước
(PWUM) (2003); Thủ tục thông báo, trao đổi trước và thoả thuận (PNPCA) (2003); Thủ
tục duy trì dòng chảy trên dòng chính (PMFMS) (2006). Trung Quốc và Myanmar không
tham gia ký Hiệp định Mê Công 1995 mà chỉ tham gia Uỷ hội với tư cách là Các bên Đối ngoại.