-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lao động việc làm trong bối cảnh cách mạng 4.0 | Tiểu luận Các chuyên đề kinh tế
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang là xu thế toàn cầu và được dự đoán sẽ tăng tốc trong những năm tới, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và xóa mờ ranh giới giữa con người với máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Các chuyên đề kinh tế 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Lao động việc làm trong bối cảnh cách mạng 4.0 | Tiểu luận Các chuyên đề kinh tế
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang là xu thế toàn cầu và được dự đoán sẽ tăng tốc trong những năm tới, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và xóa mờ ranh giới giữa con người với máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Các chuyên đề kinh tế 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN
MÔN: CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ
ĐỀ TÀI: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0
Người soạn: Lê Thuỳ Linh
Lớp: Kinh tế chính trị K40
Mã sinh viên: 2051020020 HÀ NỘI, 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
······································································································································ 2 NỘI DUNG
······································································································································ 4
······································································································································
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
······································································································································ 4
1.1. Tổng quan về lao động việc làm
······································································································································ 4
1.1.1. Khái niệm lao động việc làm
······································································································································ 4
1.1.2. Vai trò của ao động việc làm
······································································································································ 6
1.2. CMCN 4.0 và tác động của CMCN 4.0 tới lao động việc làm
······································································································································ 7
1.2.1. Khái quát về CMCN 4.0
······································································································································ 7
1.2.2. Tác động của CMCN 4.0 tới lao động việc làm
······································································································································ 8
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 1 TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0
······································································································································ 10
2.1. Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
······································································································································ 10
2.1.1. Những thành tựu đạt được
······································································································································ 10 2.1.2. Khó khăn, hạn chế
······································································································································ 16
2.2. Cơ hội và thách thức về vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh 4.0
······································································································································ 19 2.2.1. Cơ hội
······································································································································ 19 2.2.1.Thách thức
······································································································································ 20
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
······································································································································ 22
3.1. Xây dựng các chính sách hiệu quả
······································································································································ 22 2
3.2. Xây dựng nguồn lao động chất lượng cao
······································································································································ 24
3.3. Tăng cường kết nối cung - cầu trên thị trường lao động
······································································································································ 27 KẾT LUẬN
······································································································································ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO
······································································································································ 30 MỞ ĐẦU
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang là
xu thế toàn cầu và được dự đoán sẽ tăng tốc trong những năm tới, nó sẽ tác động
mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và xóa mờ ranh giới giữa con người với
máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra
sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các nền kinh tế, giữa các doanh nghiệp và năng lực con người.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
Nếu các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, không có giải pháp tổng
thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
thì sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và thất nghiệp.
Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của
mọi hình thức kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề về
lao động, việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chinh sách kinh tế xã hội. Con 3
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song con
người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện sử
dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Quá trình
kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay
nói cách khác là khi họ có được việc làm.
Với nền tảng mô hình tăng trưởng hiện nay thì cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến lao động, việc làm ở Việt Nam. Robot thế hệ
mới sẽ làm mất cơ hội việc làm trong những ngành thâm dụng lao động, đồng thời
tạo ra áp lực đối với chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời kỳ kỹ thuật số sẽ hình
thành nên thị trường lao động phi biên giới và các biên giới ảo trên thị trường lao
động. Cách mang công nghiệp 4.0 sẽ làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, thậm chí là
thay đổi cách tiếp cận truyền thống về quan hệ lao động tại nơi làm việc. Đặc biệt,
sự phát triển của Internet và mạng xã hội trao cho người lao động các cơ hội và
công cụ liên kết rộng mở hơn và hình thành nên các tổ chức tự do của người lao động.
Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Lao động việc làm trong bối cảnh cách mạng
4.0” sẽ đi phân tích thực trạng, những ưu điểm, hạn chế của vấn đề lao động việc
làm ở Việt Nam và giải pháp phát triển lao động, việc làm trong bối cảnh cách mạng 4.0. 4 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan về lao động việc làm
1.1.1. Khái niệm nguồn lao động việc làm
a) Nguồn lao động và lực lượng lao động.
Trong giáo trình: Kinh tế học chính trị Mác - Lênin viết: "Lao động là hoạt động có
mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu
của đời sống con người"
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp
luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người
ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước. 5
Ở Việt Nam nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động (theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ 16-55).
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong
độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất
nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động là bộ
phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng
lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích
cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội.
b) Quan niệm về việc làm.
Theo các nhà kinh tế học lao động thò việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức
lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.
Theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam, khái niệm việc làm được xác định là: "mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm".
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ
thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm
khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội.
Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và
thu nhập của người ấy.
Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thì khái việc
làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Trước đây người ta cho rằng chỉ có 6
việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà nước thì mới có
việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không
có việc làm ổn định . Với nhưng quan điểm đó nên họ cố gắng xin vào làm việc
trong các cơ quan, xí nghiệp này. Nhưng hiện nay quan điểm ấy không tồn tại
nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Những người này sẵn sàng tìm bất cứ
công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào cũng được miễn là hành động lao
động của họ được nhà nước khuyến khích không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ là được.
Như chúng ta đã biết hai phạm trù việc làm và lao động có liên quan với nhau và
cùng phản ánh một loại lao động có ích của một ngưòi, nhưng hai phạm trù đó hoàn
toàn không giống nhau vì: Có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược lại
có lao động thì chưa chắc đã có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của
công việc mà người lao động đang làm.
1.1.2. Vai trò của Lao động việc làm
a) Vai trò của lao động
- Có lao động mới có thể tạo ra của cải, vật chất, làm giàu cho xã hội: Nếu không
có lao động thì không thể có của cải, vật chất;
- Lao động tạo ra thu nhập cho con người, nuôi sống con người: Có lao động thì
con người mới tạo ra nguồn thu nhập. Sự trao đổi về tiền bạc và sản phẩm, sức lao
động của con người là sự trao đổi tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống và giúp con
người làm giàu. Có thu nhập sẽ giúp con người ổn định cuộc sống, nhiều hơn nữa
là giúp con người trở nên giàu có do có nhiều của cải;
- Lao động giúp xã hội phát triển hơn: Lao động tạo ra sản phẩm, của cải, làm
giàu cho xã hội. Có lao động thì xã hội mới có nhiều của cải, vật chất và nâng cao
chất lượng, số lượng của cải trong xã hội; 7
- Lao động giúp phân công xã hội, tổ chức xã hội được rõ ràng, chuyên môn hóa:
Lao động là tiền đề để xã hội phân công, tổ chức, chuyên môn hóa từng ngành nghề
nhằm đạt năng lượng, hiệu quả, năng suất cao hơn;
- Lao động mang ý nghĩa lịch sử xã hội: Qua mỗi thời kỳ, giai đoạn, lao động
mang đặc điểm, dấu vết riêng biệt, thể hiện rõ trình độ của xã hội tại thời kỳ đó.
b) Vai trò của việc làm
Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc
giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Kinh tế phát
triển sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, nếu không giải
quyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế.
Về mặt xã hội, bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong
vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp
xã hội. Thất việc và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp là tiền đề của sự đói
nghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội. Các tệ nãn của xã hội như tội
phạm, ma túy, mại dâm, có nguyên nhân cốt lõi là việc làm và thất nghiệp.
1.2. CMCN 4.0 và tác động của CMCN 4.0 tới lao động việc làm
1.2.1. Khái quát về CMCN 4.0
Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên xuất hiện tại Hội chợ công nghiệp
Hannover ở Đức năm 2011(1) và ngày càng nhận được nhiều sự chú ý khi “Chiến
lược Công nghệ cao 2020” được thông qua tháng 3.2012 với mục đích phát triển
các công nghệ tiên tiến, bảo đảm tương lai của ngành sản xuất Đức. Sự ra đời của
CMCN 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến trên thế giới, trong đó có các 8
quốc gia công nghiệp châu Âu phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì
lợi thế cạnh tranh của mình.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các
lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn
mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ
liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của
máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ
nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị
phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng
những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí
sản xuất nhiều nhất có thể.
Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng
rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa,
không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
công nhân ngày càng được cải thiện. Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề
của công nhân nước ta dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không
thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. 9
Với tâm thế đón đầu và sự chuẩn bị tốt, Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội
từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng
lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, là lực lượng chủ lực đóng góp
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch
sử của mình, đồng thời góp phần giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta.
1.2.2. Tác động của CMCN 4.0 tới lao động việc làm
CMCN 4.0 đặt ra một số vấn đề căn bản về quan hệ lao động, cụ thể là sự ảnh
hưởng đến hình thái truyền thống của quan hệ lao động mà các quốc gia cần xử lý
trong ngắn hạn và trung hạn, tác động của những thay đổi đó đến quan hệ lao động
ở cấp quốc gia và cấp ngành, mức độ tham gia của người lao động vào việc quyết
định những chính sách tại nơi làm việc, xu hướng cải cách chính sách của chính
phủ trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và các chương trình nghị sự
thúc đẩy việc làm bền vững.
Các quốc gia hiện nay đang đứng trước nhiều thay đổi trong thị trường việc làm.
Con người và robot sẽ làm việc cùng nhau tại các doanh nghiệp khi công nghệ trí
thông minh nhân tạo (AI) cho phép robot có khả năng tương tác với con người.
Công đoàn sẽ dần mất đi tầm ảnh hưởng và quyền lực của mình. Mức lương của
những người lao động không đáp ứng được tiêu chuẩn công việc sẽ có xu hướng
giảm đi và tiền lương của những người lao động có trình độ cao sẽ tăng lên. Cơ cấu
xã hội sẽ có nhiều chuyển đổi cùng với cơ cấu của thị trường lao động.
Một trong những thách thức từ CMCN 4.0 là sự suy giảm khả năng sáng tạo của
người lao động do sản xuất được tự động hóa và người lao động ngày càng ít tham
gia trực tiếp vào quy trình sản xuất. Trong khi con người có năng lực ứng biến,
sáng tạo, xử lý công việc một cách linh hoạt thì các thiết bị, máy móc được thiết lập
để hoạt động theo quy trình cứng nhắc. Trong một số lĩnh vực, mức độ tự động hóa
sản xuất càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng tăng do sự ứng dụng công nghệ robot 10
vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, một bộ phận nguồn nhân lực khó tìm được
việc làm do chưa đủ điều kiện kỹ năng chuyên môn và khả năng thích nghi với sự
thay đổi của thị trường lao động.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông giảm xuống; thị trường gia tăng nhu cầu
về lao động có tay nghề, kỹ năng cao, đặc biệt là lao động thông thạo công nghệ, kỹ
thuật số. Các ngành nghề mới sẽ được tạo ra thay cho các ngành nghề đã biến mất
trong xã hội, cùng với đó, nhiều cơ hội việc làm cho người lao động sẽ xuất hiện.
Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp được chú trọng nhiều hơn thông qua sự hỗ trợ của
máy móc, công nghệ. Các doanh nghiệp, những người sử dụng lao động có thể áp
dụng các biện pháp bảo đảm an toàn nghiêm ngặt hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro.
Giáo dục nghề nghiệp sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng nhằm nâng cao năng
lực, trình độ toàn diện cho đội ngũ nhân lực; tăng cường nền tảng công nghệ và kỹ
thuật, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0.
Nhờ ứng dụng các tiến bộ công nghệ, CMCN 4.0 đem lại nhiều thay đổi mang
tính cải cách cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động có
thể có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải trí hơn, có điều kiện làm việc hiệu quả hơn
trong môi trường làm việc an toàn hơn.
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0
2.1. Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
2.1.1. Những thành tựu đạt được
Tăng trưởng kinh tế tác động đến phát triển con người chính là việc tạo ra các cơ
hội việc làm mang lại thu nhập cho người dân. Thực tiễn cho thấy, nếu nền kinh tế
giữ vững được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định sẽ duy trì, tạo được nhiều việc
làm mới. Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn ở mức ổn định từ 6,5 –
7%/năm đã tạo ra chuyển biến tích cực, tạo ra việc làm cho người lao động. 11
Thực hiện công cuộc đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, bằng những cơ chế
chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, quá trình tăng
trưởng kinh tế ở nước ta đã tạo ra nhiều việc làm mới. Cùng với đó, những đổi mới
trong khu vực kinh tế nhà nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Cách
mạng công nghiệp 4.0... trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể áp lực việc
làm; làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi một lực lượng lao động lớn có
tay nghề, trình độ đáp ứng được yêu cầu.
a) Về chuyển dịch cơ cấu.
Cơ cấu lao động theo ngành thời gian qua được đánh giá thông qua số lao động
làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp giảm từ 62,7% năm 2001 xuống còn 48,7% năm 2010 và 27,6%
năm 2022, tương ứng với đó là số lượng lao động trong ngành này giảm 10,369
triệu người (từ 24,469 triệu năm 2001 xuống còn 14,1 triệu lao động năm 2022).
Lao động trong ngành Nông nghiệp giảm dần qua từng năm, nhưng trong đại
dịch COVID-19 lao động trong ngành này lại tăng lên từ 28,3% năm 2020 lên 29%
năm 2021 do giãn cách xã hội nên người lao động quay trở về quê tìm việc. Việc
tăng lên này chỉ mang tính tức thời, vì khi dịch bệnh được kiểm soát họ sẽ quay trở
lại thành phố để làm việc.
Tuy lực lượng lao động trong ngành Nông nghiệp giảm nhưng sự chuyển dịch cơ
cấu trong ngành Nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn
ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi hộ
làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.
Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ thể hiện rõ
khi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên từ 22,8% năm 2001
lên 29,6% năm 2010 và 39,1% năm 2022. Lượng lao động ngành này tăng 5,985 12
triệu người từ năm 2001 đến 2010 và 5,377 triệu người từ năm 2010 -2022 chủ yếu
là lao động trong lĩnh vực Dịch vụ du lịch, vận tải kho bãi, thương mại điện tử,
kinh doanh bất động sản…
Trong 2 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, lực lượng lao động trong ngành dịch
vụ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển
sang làm việc khác... Năm 2020, các doanh nghiệp du lịch lần lượt phải cắt giảm
nhân sự từ 70% - 80%; năm 2021, số lượng lao động làm đủ thời gian chỉ chiếm
25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc/chấm dứt hợp đồng lao động chiếm
khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động cầm chừng chiếm
10%. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du
lịch với 800.000 lao động trực tiếp.
Đối với lực lượng lao động ngành công nghiệp, từ năm 2001- 2010, lao động
ngành này tăng đáng kể là 5,137 triệu người với tỷ trọng bình quân là 18,2% và từ
năm 2011 đến 2020 là 28,1%; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây
dựng dao động nhẹ và ổn định khoảng 32,25% tổng nhu cầu lao động trong giai
đoạn 2019 - 2022 và đạt mức 33,3% năm 2022.
Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để
phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành từ các
ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công
nghệ, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp các bon thấp; từ các công đoạn có
giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn
cầu và khu vực ngày càng được chú trọng. Điều này đòi hỏi lao phải có kỹ năng,
kiến thức để làm các công việc phức tạp và phải có khả năng thích ứng với sự thay
đổi của khoa học công nghệ.
Trong nước, lực lượng lao động, số người có việc làm quý III năm 2023 tiếp tục
tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lao động phi chính
thức chiếm tỷ trọng lớn, khoảng ba phần năm tổng số lao động có việc làm của cả 13
nước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao
động không thay đổi so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng
hàng trăm nghìn lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh
nghiệp diễn ra từ quý IV năm 2022 đã giảm nhiệt trong quý này.
b) Về lực lượng lao động
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2023 là 52,4 triệu người,
tăng gần 100 nghìn người so với quý trước và hơn 0,5 triệu người so với cùng kỳ
năm trước. So với quý trước, con số này ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn
đều tăng (tăng tương ứng là 82 nghìn người và 10,7 nghìn người), lực lượng lao
đô šng nữ giảm 253,5 nghìn người, trong khi đó lực lượng lao động nam tăng gần 346 nghìn người.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên các quý, giai đoạn 2020 – 2023 (Triệu người)
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý III năm 2023 là 68,9%, đây là mức ổn
định từ quý IV năm 2022 và tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới là 62,7% và của nam giới là 75,3%. Tỷ
lê š tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,4%, trong khi đó tỷ lê š này ở 14
nông thôn là 71,1%. Quan sát theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở
khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi
già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành
thị: 30,7%; nông thôn: 45,6%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 39,3%; nông thôn: 49,2%).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý III năm 2023 là 27,3%, tăng
0,5 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Như vậy, tính đến Quý III năm 2023, cả nước vẫn còn 38,1 triệu người
lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Do đó, việc xây dựng
các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới.
Tính chung 9 tháng năm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng
chỉ ước tính là 14,0 triệu người, chiếm 26,8%, tăng gần 0,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
c) Lao động có việc làm
Lao động có việc làm quý III năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 87,4 nghìn
người, tương ứng tăng 0,17% so với quý trước và tăng 523,6 nghìn người, tương
ứng tăng 1,03% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 19,1 triệu
người (chiếm 37,2%), tăng 77,0 nghìn người so với quý trước và tăng 254,8 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn là 32,2 triệu người, tăng 10,4
nghìn người và tăng 268,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2023, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,2
triệu người, tăng 776,0 nghìn người so với 9 tháng năm 2022. Số lao động có việc
làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ
giới, số lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 19,0 triệu người, tăng 321,6 15
nghìn người, lao động ở khu vực nông thôn là 32,2 triệu người, tăng 454,3 nghìn
người và ở nam giới là 27,2 triệu người, tăng 407,3 nghìn người, lao động nữ đạt
24,0 triệu người, tăng 368,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Quý III năm 2023, ghi nhận sự phục hồi nhẹ về lao động trong khu vực công
nghiệp và xây dựng sau khi bị sụt giảm trong quý II năm 2023 do ảnh hưởng sụt
giảm đơn hàng trong các ngành công nghiệp dệt, may, gia dày; chế biến gỗ và điện
tử. Số lao động trong khu vực này đạt 17,1 triệu người, tăng 10,0 nghìn người so
với quý trước; lao động trong khu vực dịch vụ đạt 20,4 triệu người và có xu hướng
tăng mạnh nhất trong 3 khu vực (tăng 95,8 nghìn người); khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản với số lao động là 13,8 triệu người, giảm 18,4 nghìn người.
Số người có việc làm phân theo khu vực kinh tế theo quý các năm 2022-2023 (Triệu người)
So sánh cùng kỳ các năm từ 2020 đến nay (trừ năm 2021 do ảnh hưởng của dịch
Covid-19), sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản và hai khu vực còn lại dường như chậm lại. Nếu như trong 9 tháng các năm
2020 và 2022 tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm lần lượt là 1,3 điểm
phần trăm và 1,2 điểm phần trăm và tăng lên tương ứng ở hai khu vực còn lại thì
đến 9 tháng năm 2023 thì tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy 16
sản giảm chậm hơn, chỉ giảm 0,7 điểm phần trăm. Điều này một phần do những
khó khăn của ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong năm qua đã không tạo
được động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
d) Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý
4/2019 là 13,29 triệu người, tăng 7,52% (tương ứng 930 nghìn người) so với quý
4/2018. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ đạt 23,68% trong tổng LLLĐ
từ 15 tuôi trở lên, tăng 1,47 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,79
điểm phần trăm so với quý trước. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm 11,39%;
cao đẳng là 3,88%; trung cấp là 4,70%; và sơ cấp nghề là 3,71% trong tổng LLLĐ từ 15 tuôi trở lên.
LLLĐ trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo có bằng/chứng chi từ 3 tháng trở lên
quý 4/2019 là 12,69 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với quý 4/2018 (8,51%)
và gần 490 nghìn người so với quý 3/2019 (3,98%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
có bằng cấp/chứng chỉ của LLLĐ trong độ tuổi lao động là 25,7%, tăng 1,81 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,85 điểm phần trăm so với quý 3/2019.
2.1.2. Khó khăn, hạn chế
Về trí lực, tỷ lệ người lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ còn thấp,
gần 80% số người lao động từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề có văn bằng,
chứng chỉ [1]. Chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ học vấn từ bậc
cao đẳng trở lên nhìn chung chưa cao và tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người này cao.
Trong quý 4/2018, cả nước có 1.062 nghìn người trong độ tuổi lao động thất
nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn ở nhóm có trình độ cao đẳng (4,1%), nhóm
có trình độ trung cấp (2,61%) và nhóm trình độ đại học trở lên (2,57%). 17
Tỷ lệ lao động được đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam hiện
nay cũng chưa hợp lý. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu [1], số tiến sĩ là hơn 14
nghìn người, nhưng có tới 70% giữ chức vụ quản lý, chỉ có 30% làm công tác
chuyên môn... Trong số 11,73 triệu lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp,
chứng chỉ từ sơ cấp và tương đương trở lên, trình độ đại học và trên đại học có 5,12
triệu người, trình độ cao đẳng có 1,80 triệu người, trình độ trung cấp có 3,03 triệu
người, trình độ sơ cấp có 1,78 triệu người. Điều này chứng tỏ cơ cấu lao động qua
đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là mất
cân đối. Phần lớn người học sau khi tốt nghiệp, được tuyển dụng vào làm việc đều
phải đào tạo lại. Sự thích ứng của người lao động với công việc chưa cao, khả năng
tiếp nhận, ứng dụng và sáng tạo tri thức của người lao động còn thấp.
Tỷ lệ lao động có kỹ năng cao trong các ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam rất
thấp. Theo Báo cáo lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, năm 2014, Việt
Nam có gần 5,4 triệu lao động có trình độ kỹ năng cao, trong đó tập trung nhiều
nhất trong ngành giáo dục - đào tạo (chiếm 30% số lao động trình độ cao, tỷ trọng
lao động trình độ cao chiếm 88,4% lao động của ngành), hoạt động của Đảng, tổ
chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng (chiếm 19%), y tế
và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm (8%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là
ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng số
lao động trình độ cao, trong khi đó ở các nước phát triển tỷ lệ này lên đến 40-60%.
Một khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2016 cho thấy, đa số
sinh viên Việt Nam lựa chọn khối ngành kinh tế, trong khi khối ngành kỹ thuật có
nhu cầu lao động lớn lại không được sinh viên lựa chọn nhiều. Ngành khoa học, kỹ
thuật, công nghệ và toán học (STEM) được 23% sinh viên nam và 9% sinh viên nữ
của Việt Nam lựa chọn. Như vậy đối với ngành căn bản tạo ra năng lực sản xuất dài
hạn như nhóm ngành STEM thì sinh viên Việt Nam dường như không quá mặn mà
và tỷ lệ này thấp hơn hẳn mức trung bình trong các nước ASEAN: 28% sinh viên 18
nam và 17% sinh viên nữ. Các sinh viên Việt Nam chủ yếu thích lựa chọn ngành
kinh doanh, thương mại, tài chính. Điều này cho thấy thị trường lao động Việt Nam
đang phát triển thiên về các ngành dịch vụ hỗ trợ mà chưa phát triển mạnh các
ngành thuộc khu vực thực, tạo ra giá trị gia tăng căn bản cho nền kinh tế.
Báo cáo về Triển vọng Phát triển Châu Á 2018 của Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) cho thấy, sự thiếu hụt kỹ năng lao động nổi lên như một rào cản đối với việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đối với các hoạt động kinh doanh nói
chung ở Việt Nam (khoảng 70-80% ứng viên cho các vị trí quản lý và kỹ thuật
không đáp ứng yêu cầu) [6]. Phần lớn các doanh nghiệp đều không hài lòng với
chất lượng giáo dục và kỹ năng của nhân viên, nhất là kỹ sư và kỹ thuật viên.
Không chỉ thiếu về kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ kém mà còn yếu về
kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo và giao tiếp.
Về thể lực, tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về
chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ
làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Về tâm lực, tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa
doanh nghiệp, ý thức tuân thủ kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Người lao động
chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả
năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Theo Báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai 2018 của
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố tháng 4/2018, Việt Nam thuộc nhóm các
quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chỉ xếp thứ 70/100
về nguồn nhân lực. So sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số
nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp hạng
gần tương đương Campuchia. 19