-
Thông tin
-
Quiz
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích | Tập làm văn 4
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tập làm văn 466 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích | Tập làm văn 4
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tập làm văn 466 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
b) Thân bài: Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật, tình
huống chính,… của câu chuyện.
c) Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… và những liên tưởng, suy luận của em về câu
chuyện (theo cách kết bài mở rộng) hoặc chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu
chuyện (theo cách kết bài không mở rộng).
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích Tấm Cám
a) Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em muốn kể: Truyện cổ tích Tấm Cám
b) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện Tấm Cám theo trình tự hợp lí:
● Bố mẹ Tấm qua đời sớm, nên cô phải sống với mẹ con mụ dì ghẻ và làm việc vất vả suốt ngày
● Mụ dì ghẻ gọi Tấm và Cám lại, treo thường cho người bắt được nhiều
tôm tép hơn bằng một chiếc yếm đào mới tinh
● Tấm chăm chỉ suốt cả chiều nên mò được đầy một giỏ tôm tép, còn Cám
thì mải rong chơi nên chẳng có gì
● Cám lừa Tấm gội đầu cho sạch sẽ, sau đó đổ tôm tép của Tấm vào giỏ mình và bỏ về trước
● Tấm lên sau, thấy mất giỏ tôm tép thì bật khóc nức nở, được ông Bụt hiện
lên chỉ cho chú cá bống nhỏ còn sót lại trong giỏ, đem về nuôi trong giếng
● Ngày ngày, Tấm để dành một tô cơm trắng ra giếng cho cá bống ăn,
trước khi cho ăn cô sẽ đọc một bài ca dao để gọi cá lên
● Mẹ con Cám lén rình mò đã phát hiện điều đó, nên lừa Tấm đi chăn trâu
ở đồng xa để ở nhà bắt cá bống ăn thịt
● Khi Tấm về nhà, gọi mãi không thấy cá bống lên ăn, chỉ thấy cục máu đỏ
giữa giếng thì biết cá đã gặp nạn, liền bật khóc nức nở
● Bụt hiện lên, chỉ cho dùng thóc nhờ gà mái đào xương cá bống lên, sau
đó chôn xương cá trong bốn cái bình rồi đặt ở bốn góc chân giường
● Ít lâu sau, nhà vua mở hội tưng bừng, mẹ con Cám xúng xính đi trảy hội,
Tấm cũng muốn đi cùng nhưng bị dì ghẻ bắt ở nhà nhặt thóc và đậu bị trộn lẫn
● Ở nhà nhặt thóc, Tấm bật khóc nức nở, được Bụt hiện lên giúp đỡ, hóa
phép gọi bầy chim sẻ đến nhặt thóc
● Ông Bụt còn chỉ cho Tấm lấy bốn cái bình chôn dưới góc giường ra, hóa
phép khiến bên trong có váy áo và giày đẹp cho Tấm đi hội
● Khi đi qua sông, Tấm làm rơi một chiếc giày xuống nước, voi của nhà vua
đến khúc sông đó thì không chịu đi, nên vua sai binh lính đi kiểm tra, phát hiện ra chiếc giày
● Vua tuyên bố ai đi vừa chiếc giày đó sẽ được làm hoàng hậu, vì thế mà Tấm trở thành vợ vua
● Sau khi trở thành hoàng hậu, cô Tấm đã xin nhà vua được về lo giỗ của cha
● Cô bị mụ dì ghẻ lừa trèo lên cây hái cau rồi ở dưới chặt cây hại chết
● Mụ dì ghẻ lấy đồ của Tấm cho Cám mặc, để Cám vào cung thay Tấm hầu hạ vua
● Tấm chết, hóa thành chim vàng anh bay vào trong cung, được vua yêu mến, quan tâm chăm sóc
● Mẹ con Cám ganh ghét, lén làm thịt chim rồi vứt lông ở góc vườn
● Từ nắm lông đó, mọc lên cây xoan đào cao lớn, trưa nào nhà vua cũng ra đó mắc võng nằm ngủ
● Mẹ con Cám liền chặt cây đem làm khung cửi, nhưng mỗi lần Cám dệt vải
liền nghe thấy tiếng chửi kẽo cà kẽo kẹt nên đã đem đốt đi
● Tro khung cửi đổ ở xa hoàng cung, ở đó mọc lên một cây thị lớn có duy nhất một quả thị
● Bà lão bán nước đem quả thị về nhà, từ bên trong cô Tấm xinh đẹp bước
ra, được bà lão nhận làm con gái
● Một hôm, nhà vua đi săn về dừng chân ở quán nước của bà lão, thấy
miếng trầu têm cánh phượng liền nhận ra do vợ mình têm, nhờ vậy hai
vợ chồng được đoàn tụ
● Tấm theo vua về cung, còn mẹ con Cám thì bị đuổi về quê
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện mà mình vừa kể lại
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích Thạch Sanh
a) Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em muốn kể lại: Thạch Sanh
b) Thân bài: Kể lại nội dung câu chuyện cổ tích Thạch Sanh:
● Một đôi vợ chồng già được Thái Tử nhà trời đầu thai làm con, đó chính là chàng Thạch Sanh
● Thạch Sanh sinh ra, sớm mồ côi cha mẹ, sống một một mình trong túp
lều dưới gốc đa, kiếm sống bằng nghề đốn củi
● Thạch Sanh bị Lý Thông lừa kết nghĩa huynh đệ, để về làm việc không
công cho quán rượu của hắn
● Thạch Sanh bị Lý Thông lừa đi nộp mạng thay mình cho trăn tinh
● Thạch Sanh giết được trăn tinh, nhưng bị Lý Thông lừa đó là con vật vua nuôi để cướp công
● Thạch Sanh trở về sống lầm lũi dưới gốc đa già, còn Lý Thông lên kinh
thành lĩnh thưởng, sống cuộc sống giàu sang, phú quý
● Khi đi đốn củi, Thạch Sanh phát hiện một cô gái bị đại bàng tinh bắt về
hang nên lần theo tìm đường
● Thạch Sanh gặp Lý Thông và binh lính đi tìm công chúa, nên dẫn đường
họ đến hang đại bàng, rồi nhảy xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa lên
● Lý Thông đón công chúa lên, rồi sai lính lấp cửa hang để giết Thạch Sanh cướp công
● Thạch Sanh tìm được lối thoát khác từ dưới hang, trên đường ra thành
công giải cứu con trai vua Thủy Tề
● Vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh nhiều vàng bạc châu báu, nhưng anh chỉ nhận một cây đàn thần
● Khi Thạch Sanh trở về nhà, bị hồn trăn tinh và đại bàng tinh vu oan trộm
cướp, nên bị bắt giam vào ngục
● Ở trong ngục tù, Thạch Sanh lấy đàn ra để giãi bày tâm tư, tiếng đàn bay
vào cung, chữa khỏi bệnh câm của công chúa
● Thạch Sanh được nhà vua triệu kiến, nhân cơ hội đó kể ra hết sự thật
● Mẹ con Lý Thông bị đuổi về quê, trên đường đi bị sét đánh chết hóa thành
bọ hung, còn Thạch Sanh trở thành phò mã
● Các nước chư hầu không đồng tình Thạch Sanh làm phò mã nên đem quân tấn công nước ta
● Thạch Sanh bằng niêu cơm thần và cây đàn thần đã khiến quân giặc đầu
hàng mà không có ai phải đổ máu
● Thạch Sanh được triều thần tin tưởng, ủng hộ, sau khi nhà vua qua đời
thì nối ngôi trở thành vị vua mới c) Kết bài:
● Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện em vừa kể
● Bài học mà em rút ra từ câu chuyện đó
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích: Cây khế
a) Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em muốn kể: Câu chuyện Cây khế
b) Thân bài: Kể lại nội dung câu chuyện Cây khế theo trình tự thời gian
● Một gia đình nọ có hai người con trai, người anh tham lam, lười biếng,
còn người em chăm chỉ, tốt bụng
● Khi cha qua đời, người anh lấy hết gia sản, chỉ chia cho em trai một cây
khế già và một túp lều tranh cạnh cây khế
● Người em trai không nản lòng, vẫn tiếp tục chăm chỉ làm lụng, giúp đỡ bà
con và chăm sóc cây khế già
● Mùa quả năm đó, cây khế rất sai trái, nên thu hút một con chim thần đến ăn mỗi ngày
● Thấy chim ăn nhiều quả, người em trai bèn ra than thở với chim, mong chim đừng ăn quả nữa
● Chim thần dặn dò người em may túi ba gang để đưa anh đi lấy vàng, trả
công cho số khế đã ăn, nhờ vậy người em trở nên giàu có
● Người anh thấy em giàu có hơn, lân la sang hỏi chuyện
● Khi biết chuyện, người anh đổi cả gia tài lấy cây khế của em trai, rồi ngày ngày chờ chim thần đến
● Khi chim thần đến, người anh trai bắt chước em ra than thở, được chim
hứa hẹn dẫn ra đảo lấy vàng
● Vì tham lam, người anh may túi 12 gang, nên khi lấy vàng đầy túi, sức
nặng khiến chim không bay nổi
● Khi bay qua biển lớn, bất ngờ có bão, vì chở quá nặng nên chim rớt
xuống biển. Chim thần dùng sức bay khỏi mặt biển, còn người anh trai vì
buộc túi vàng lên người nặng quá nên nhanh chóng chìm sâu
c) Kết bài: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện cổ tích Cây khế.