Lập dàn ý Tả cây lương thực | Tập làm văn 4

Lập dàn ý Tả cây lương thực | Tập làm văn 4 được soạn thảo dưới dạng file PDF bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Lập dàn ý Tả cây lương thực - Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về cây lương thực em muốn miêu tả: Cây ngô nếp
b) Thân bài: Miêu tả cây ngô nếp một giai đoạn nhất định: Tả cây ngô nếp khi đã
trưởng thành, kết trái:
- Thân cây ngô:
to bằng ba đến bốn ngón tay
cao khoảng 3m đến 4m
trơn bóng, màu xanh non
chia thành các đốt khá dài, càng lên cao các đốt càng ngắn nhỏ lại
- cây ngô:
mọc ra từ chân các đốt ngô (phần tiếp giáp giữa hai đốt)
màu xanh sẫm (đậm hơn thân cây)
hình dáng như hoa loa kèn, nhưng lớn dài hơn
ngô hơi mỏng, hơi cong cong ngửa ra ngoài, mép sắc nhọn nên dễ
làm xước da
cuống - bẹ ôm chặt lấy thân cây, che chở phần thân bên trong
- Hoa ngô:
Hoa ngô đực: mọc đọt cây ngô, một chùm hoa gồm nhiều bông hoa
nhỏ li ti
Hoa ngô cái: mọc ra từ nách của bẹ thân cây, mỗi nách thể
2-3 bông hoa cái, với phần noãn hoa nằm trong râu ngô màu trắng sữa
- Trái ngô:
Hoa ngô cái được phấn hoa đực trên ngọn rơi vào sẽ thụ phấn, tạo ra
trái ngô non
Ngô non nhỏ như ngón tay, hình búp măng to gốc, được bọc trong
nhiều lớp vỏ màu xanh nhạt, hạt ngô còn nhỏ chưa thấy từng hạt
Ngô già vẫn hình dáng như lúc nhỏ nhưng lớn hơn, từng hạt ngô căng
tròn, tách rời nhau ràng, phần râu ngô phía trên chuyển màu đỏ hung
Ngô non rất nhiều nhưng sẽ được tỉa bớt để cây đủ sức nuôi dưỡng
trái ngô đến trưởng thành
- Lợi ích của cây ngô:
Làm thức ăn (ngô non, ngô già thể chế biến nhiều món như nấu canh,
xào, luộc, nướng, xay làm bột…)
ngô, thân ngô, lõi ngô: phơi khô làm củi đốt, làm thức ăn cho gia súc
thể cất trữ lâu trong môi trường bình thường, không bị hỏng
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho loại cây lương thực mình vừa
tả
Lập dàn ý Tả cây lương thực - Mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu cây lương thực em muốn miêu tả: cây lúa
Mẫu: Từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam ta vẫn luôn gắn với ruộng đồng.
Chính những cánh đồng lúa ấy đã tạo nên biết bao mùa thóc gạo ấm no. Nhưng
phải đến nghỉ vừa rồi, khi được về quê thăm ông vào mùa lúa còn đương
cây, em mới lần đầu tận mắt chiêm ngưỡng những cây lúa trên cánh đồng.
b) Thân bài:
- Tả hình dáng cây lúa:
Cây lúa khi trưởng thành cao khoảng gần 30cm
Cây bộ rễ chùm gồm nhiều sợi rễ nhỏ dài màu trắng đục, cắm sâu
xuống bùn
Thân cây một ống cỏ rỗng (giống như ống hút nhưng nhỏ như đầu
của cái đũa)
Cây lúa không cành, toàn những chiếc mọc trực tiếp từ thân, xếp
thành nhiều lớp bao quanh thân
cây lúa một phiến dài, bề ngang nhỏ (như mía) màu xanh
mạ, khá mềm mại
Từ ngọn của thân cây lúa, trực tiếp mọc ra chùm hoa gạo không bao
hoa
Hoa kết thành quả chính hạt thóc - hạt thóc lớp vỏ trấu bên ngoài,
bên trong hạt thóc màu trắng đục
Khi đến lúc thu hoạch, cây lúa chuyển vàng từ thân đến cả hạt thóc,
tỏa mùi thơm dễ chịu
Cây lúa nước được trồng trong bùn, một phần thân ngập trong nước, khi
cây chín thì sẽ rút cạn nước
Cây lúa trồng dày, san sát nhau, tạo nên biển lúa thường được tả trong
các bài văn
- Tả lợi ích của cây lúa:
Hạt gạo từ cây lúa lương thực chính của người Việt: ngoài nấu cơm
còn xay thành bột để làm nên nhiều loại bánh, rượu…
Rơm rạ (thân cây lúa phơi khô) dùng để bện chổi, lợp mái, lót cho vật
nuôi, nhóm lửa…
Cánh đồng lúa còn một cảnh đẹp mang tính biểu tượng cho các vùng
nông thôn Việt Nam
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây lương thực (cây lúa) mình
vừa miêu tả
Lập dàn ý Tả cây lương thực - Mẫu 3
a) Mở bài: Giới thiệu cây lương thực em muốn miêu tả (gợi ý: cây ngô, cây lúa,
cây khoai, cây sắn…)
b) Thân bài:
- Tả đặc điểm cây lương thực:
Cây lương thực đó cần trồng bao lâu thì đến lúc thu hoạch? Hiện tại cây
đang giai đoạn nào? (Nên chọn khi cây gần thu hoạch để tả)
Miêu tả từ gốc đến ngọn (hoặc ngược lại) các bộ phận của cây (hình
dáng, màu sắc, đặc điểm nổi bật, giúp nhận dạng, phân biệt cây lương
thực này với các loại cây lương thực khác)
Tập trung miêu tả quả/củ/trái - sản phẩm chính của cây lương thực lúc
sắp được thu hoạch (hình dáng, kích thước, cách thu hoạch sử dụng)
- Tả sự vật, hoạt động liên quan đến cây:
Để cây phát triển tốt như hiện tại, người làm vườn đã chăm sóc như
thế nào?
Em mong ngóng cây sớm ngày thu hoạch không? thường ra thăm
cây lương thực được trồng hay không?
c) Kết bài:
Cảm nhận của em về ý nghĩa, vai trò của cây lương thực với cuộc sống
Tình cảm của em dành cho cây lương thực
| 1/3

Preview text:

Lập dàn ý Tả cây lương thực - Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về cây lương thực mà em muốn miêu tả: Cây ngô nếp
b) Thân bài: Miêu tả cây ngô nếp ở một giai đoạn nhất định: Tả cây ngô nếp khi đã trưởng thành, kết trái: - Thân cây ngô:
● to bằng ba đến bốn ngón tay ● cao khoảng 3m đến 4m
● trơn bóng, có màu xanh non
● chia thành các đốt khá dài, càng lên cao các đốt càng ngắn và nhỏ lại - Lá cây ngô:
● mọc ra từ chân các đốt ngô (phần tiếp giáp giữa hai đốt)
● có màu xanh sẫm (đậm hơn thân cây)
● có hình dáng như lá hoa loa kèn, nhưng lớn và dài hơn
● lá ngô hơi mỏng, hơi cong cong ngửa ra ngoài, mép lá sắc nhọn nên dễ làm xước da
● cuống lá - bẹ lá ôm chặt lấy thân cây, che chở phần thân bên trong - Hoa ngô:
● Hoa ngô đực: mọc ở đọt cây ngô, là một chùm hoa gồm nhiều bông hoa nhỏ li ti
● Hoa ngô cái: mọc ra từ nách của bẹ lá và thân cây, mỗi nách có thể có
2-3 bông hoa cái, với phần noãn hoa nằm trong râu ngô màu trắng sữa - Trái ngô:
● Hoa ngô cái được phấn hoa đực ở trên ngọn rơi vào sẽ thụ phấn, tạo ra trái ngô non
● Ngô non nhỏ như ngón tay, hình búp măng to ở gốc, được bọc trong
nhiều lớp vỏ màu xanh nhạt, hạt ngô còn nhỏ chưa thấy rõ từng hạt
● Ngô già vẫn có hình dáng như lúc nhỏ nhưng lớn hơn, từng hạt ngô căng
tròn, tách rời nhau rõ ràng, phần râu ngô phía trên chuyển màu đỏ hung
● Ngô non có rất nhiều nhưng sẽ được tỉa bớt để cây đủ sức nuôi dưỡng
trái ngô đến trưởng thành - Lợi ích của cây ngô:
● Làm thức ăn (ngô non, ngô già có thể chế biến nhiều món như nấu canh,
xào, luộc, nướng, xay làm bột…)
● Lá ngô, thân ngô, lõi ngô: phơi khô làm củi đốt, làm thức ăn cho gia súc
● Có thể cất trữ lâu trong môi trường bình thường, không bị hư hỏng
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho loại cây lương thực mà mình vừa tả
Lập dàn ý Tả cây lương thực - Mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu cây lương thực mà em muốn miêu tả: cây lúa
Mẫu: Từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam ta vẫn luôn gắn bó với ruộng đồng.
Chính những cánh đồng lúa ấy đã tạo nên biết bao mùa thóc gạo ấm no. Nhưng
phải đến kì nghỉ hè vừa rồi, khi được về quê thăm ông bà vào mùa lúa còn đương
cây, em mới lần đầu tận mắt chiêm ngưỡng những cây lúa trên cánh đồng. b) Thân bài: - Tả hình dáng cây lúa:
● Cây lúa khi trưởng thành cao khoảng gần 30cm
● Cây có bộ rễ chùm gồm nhiều sợi rễ nhỏ và dài màu trắng đục, cắm sâu xuống bùn
● Thân cây là một ống cỏ rỗng (giống như ống hút nhưng nhỏ như đầu bé của cái đũa)
● Cây lúa không có cành, mà toàn những chiếc lá mọc trực tiếp từ thân, xếp
thành nhiều lớp bao quanh thân
● Lá cây lúa là một phiến dài, có bề ngang nhỏ (như lá mía) màu xanh lá mạ, khá mềm mại
● Từ ngọn của thân cây lúa, trực tiếp mọc ra chùm hoa gạo không có bao hoa
● Hoa kết thành quả chính là hạt thóc - hạt thóc có lớp vỏ trấu bên ngoài,
bên trong là hạt thóc màu trắng đục
● Khi đến lúc thu hoạch, cây lúa chuyển vàng từ thân đến lá và cả hạt thóc, tỏa mùi thơm dễ chịu
● Cây lúa nước được trồng trong bùn, một phần thân ngập trong nước, khi
cây chín thì sẽ rút cạn nước
● Cây lúa trồng dày, san sát nhau, tạo nên biển lúa thường được tả trong các bài văn
- Tả lợi ích của cây lúa:
● Hạt gạo từ cây lúa là lương thực chính của người Việt: ngoài nấu cơm
còn xay thành bột để làm nên nhiều loại bánh, ủ rượu…
● Rơm rạ (thân cây lúa phơi khô) dùng để bện chổi, lợp mái, lót ổ cho vật nuôi, nhóm lửa…
● Cánh đồng lúa còn là một cảnh đẹp mang tính biểu tượng cho các vùng nông thôn Việt Nam
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây lương thực (cây lúa) mà mình vừa miêu tả
Lập dàn ý Tả cây lương thực - Mẫu 3
a) Mở bài: Giới thiệu cây lương thực mà em muốn miêu tả (gợi ý: cây ngô, cây lúa, cây khoai, cây sắn…) b) Thân bài:
- Tả đặc điểm cây lương thực:
● Cây lương thực đó cần trồng bao lâu thì đến lúc thu hoạch? Hiện tại cây
đang ở giai đoạn nào? (Nên chọn khi cây gần thu hoạch để tả)
● Miêu tả từ gốc đến ngọn (hoặc ngược lại) các bộ phận của cây (hình
dáng, màu sắc, đặc điểm nổi bật, giúp nhận dạng, phân biệt cây lương
thực này với các loại cây lương thực khác)
● Tập trung miêu tả quả/củ/trái - sản phẩm chính của cây lương thực lúc
sắp được thu hoạch (hình dáng, kích thước, cách thu hoạch và sử dụng)
- Tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây:
● Để cây phát triển tốt như hiện tại, người làm vườn đã chăm sóc nó như thế nào?
● Em có mong ngóng cây sớm ngày thu hoạch không? Có thường ra thăm
cây lương thực được trồng hay không? c) Kết bài:
● Cảm nhận của em về ý nghĩa, vai trò của cây lương thực với cuộc sống
● Tình cảm của em dành cho cây lương thực