Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của nhận thức học phần Triết học Mac-Lênin
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của nhận thức học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của nhận thức – Nhóm 5 I. Tìm hiểu sự lOMoARc PSD|36215725 nhận thức.
1. Nhận thức là gì?
Nhận thức được định nghĩa cơ bản chính là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo
thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm mục đích để có thể thông
qua đó sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.
2. Nguyên tắc cơ bản của duy vật biện chứng (DVBC)
Quan niệm được nêu cụ thể bên trên đây về nhận thức thực tế cũng chính là quan niệm duy vật
biện chứng về bản chất của nhận thức. Thực chất thì quan niệm cụ thể này xuất phát từ bốn nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc thừa nhận thế giới vật chất luôn tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người.
- Nguyên tắc thừa nhận con người đều có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào
trong chính bộ óc của con người, đây cũng chính là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ
thể, nguyên tắc thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà trên thực tế chỉ có
những cái mà con người chưa thể nào nhận thức được
- Nguyên tắc khẳng định sự phản ánh đó chính là một quá trình biện chứng, tích cực và sáng
tạo. Quá trình phản ánh đó trên thực tế sẽ diễn ra theo trình tự cụ thể, đó là từ chưa biết đến
biết ít, từ biết ít đến biết nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,
và nhiều các trình tự khác.
- Nguyên tắc coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; thực tiễn cũng
chínhlà động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để nhằm mục đích có thể kiểm tra
chân lý. II. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là
con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”
- “Bút kí triết học” – V.I Lenin
1. Nhận thức cảm tính
- Là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, phản ánh các sự vật, hiện tượng khách
quan mang tính chất cụ thể, chưa phản ánh được bản chất, quy luật, nguyên nhân của
sự vật, hiện tượng quan sát được. lOMoARc PSD|36215725
- Cảm giác (hình ảnh sơ khai nhất của quá trình nhận thức): là hình ảnh sơ khai nhất,
đơn giản nhất của các quá trình nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng khách quan.
Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là cơ sở hình thành tri giác. Ví dụ:
+ Chạm tay vào vật nhọn thấy đau.
+ Gió thổi thấy lạnh/buốt.
+ Đi qua tiệm hoa thấy thơm.
- Tri giác (hình ảnh tương đối toàn vẹn của con người về sự vật, hiện tượng): là kết quả
của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người. Do
đó, có thể nói tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác. Nhưng tri giác vẫn là hình ảnh
trực tiếp cảm tính về sự vật, hiện tượng.
VD: Ta biết màu sắc, mùi thơm...của các loại hoa.
- Biểu tượng: là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan được phản ánh bởi cảm giác
và tri giác, là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính
Là bước quá độ từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, là tiền đề của sự trừu tượng
hóa của giai đoạn nhận thức lý tính.
Như vậy, ở giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức chưa đem lại những hiểu biết
sâu sắc, khái quát trong tính chỉnh thể về sự vật, hiện tượng. Nhận thức cảm tính
chưa phân biệt được cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng,.. của sự vật,
hiện tượng. Để hiểu sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn, hoàn chỉnh hơn, nhận thức
phải chuyển lên hình thức cao hơn đó là nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) 2. Nhận thức lý tính
- Là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức, phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát
những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan. Đây là giai đoạn nhận
thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
+ Khái niệm (phản ánh những đặc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng): là hình thức cơ
bản của sự nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan.
Là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng.
Là cơ sở hình thành nên những phán đoán.
VD: - Quốc kì là cờ của một quốc gia. lOMoARc PSD|36215725
- Các khái niệm về Học sinh, Trường học,...
+ Sự hình thành khái niệm (Dựa trên so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa):
• Phân tích: phân tách sự vật, hiện tượng thành những bộ phận, thuộc tính khác nhau
• Tổng hợp: xác định thuộc tính riêng lẻ và thuộc tính chung của các sự vật, hiện tượng
• Trừu tượng hóa: bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, không ổn định; giữ những thuộc
tính chung mang tính bản chất, quy luật
• Khái quát hóa: biểu hiện bản chất của sự vật bằng tên gọi cụ thể
+ Phán đoán (hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức
khẳng định hoặc phủ định đối tượng nhận thức): là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được
hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm lại với nhau theo phương thức khẳng định hay
phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.
+ Suy luận (hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới)
- Nhận thức lý tính: Theo trình độ nhận thức, phán đoán được chia thành 3 loại: phán
đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến (phán đoán phổ biến là hình
thức thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về đối tượng).
Vd: Đồng dẫn điện, đồng là kim loại, mọi kim loại đều dẫn điện
- Suy luận là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành trên cơ sở liên kết
các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới. Mỗi suy luận đều dựa trên các cơ sở tri thức
đã có kết hợp với 2 loại hình suy luận logic:
+ Suy luận quy nạp ( từ riêng đến chung)
+ Suy luận diễn dịch (từ chung đến riêng)
Vd: Sắt là kim loại. Kim loại dẫn nhiệt. Do đó: Sắt dẫn nhiệt
3. MQH giữa nhận thức– thực tiễn a,
MQH cảm tính – lý tính
Diễn ra đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, song có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
- Nhận thức cảm tính là điều kiện, tiền đề của nhận thức lý tính
- Nhận thức lý tính tác động đến nhận thức cảm tính, làm nhận thức cảm tính nhạy bén hơn,
chính xác hơn trong quá trình phản ánh hiện thực b. MQH nhận thức – thực tiễn
Nhận thức lý tính quay về thực tiễn, vì thực tiễn là cơ sở để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức QUY LUẬT: lOMoARc PSD|36215725
Từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức trở về thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình
phát triển nhận thức...
III.Ví dụ sáng tỏ con đường biện chứng của nhận thức
Ví dụ 1: Quá trình nhận thức của một đứa trẻ về con mèo:
Một đứa trẻ khi mới sinh ra, chỉ có thể nhận thức về con mèo thông qua trực quan sinh động.
Tức là, đứa trẻ chỉ có thể nhìn thấy con mèo, nghe thấy tiếng kêu của con mèo, sờ vào bộ
lông của con mèo, v.v. Từ những nhận thức trực quan sinh động này, đứa trẻ hình thành
trong đầu mình những khái niệm ban đầu về con mèo, ví dụ như con mèo có bộ lông mềm
mại, có bốn chân, có đuôi, v.v.
Tuy nhiên, những khái niệm ban đầu này còn rất sơ sài và chưa đầy đủ. Để hiểu rõ hơn về
con mèo, đứa trẻ cần phải tiến hành tư duy trừu tượng. Tức là, đứa trẻ cần phải suy luận,
phân tích, tổng hợp các kiến thức đã có để hình thành những khái niệm trừu tượng hơn về
con mèo. Ví dụ, đứa trẻ có thể suy luận rằng con mèo là một loài động vật có vú, con mèo có
thể ăn thịt, con mèo có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng kêu, v.v.
Sau khi đã có những khái niệm trừu tượng về con mèo, đứa trẻ cần phải kiểm tra lại những
khái niệm đó bằng thực tiễn. Tức là, đứa trẻ cần phải quan sát, thực hành để xem những khái
niệm đó có đúng hay không. Ví dụ, đứa trẻ có thể quan sát xem con mèo có thực sự là một
loài động vật có vú hay không, con mèo có thực sự có thể ăn thịt hay không, con mèo có
thực sự có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng kêu hay không, v.v.
Thông qua quá trình kiểm tra lại bằng thực tiễn, đứa trẻ có thể bổ sung, chỉnh sửa những
khái niệm về con mèo của mình. Từ đó, đứa trẻ có thể hiểu rõ hơn về con mèo, từ những đặc
điểm bên ngoài đến những đặc điểm bên trong.
Trong ví dụ này, giai đoạn trực quan sinh động là khi đứa trẻ bắt đầu tiếp xúc với con mèo và
thu thập những thông tin ban đầu về con mèo. Giai đoạn tư duy trừu tượng là khi đứa trẻ bắt
đầu suy nghĩ, phân tích, tổng hợp các thông tin đã thu thập được để hình thành những khái
niệm trừu tượng về con mèo. Giai đoạn thực tiễn là khi đứa trẻ kiểm tra lại những khái niệm
trừu tượng của mình bằng cách quan sát, thực hành.
Ví dụ 2: Quá trình nhận thức của một nhà khoa học về một hiện tượng tự nhiên:
Một nhà khoa học khi nghiên cứu một hiện tượng tự nhiên, cũng phải trải qua ba giai đoạn
của con đường biện chứng của quá trình nhận thức.
Tại giai đoạn trực quan sinh động, nhà khoa học quan sát, thu thập các dữ liệu về hiện tượng
tự nhiên đó. Ví dụ, một nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng mưa, nhà khoa học sẽ quan
sát, thu thập các dữ liệu về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, v.v. lOMoARc PSD|36215725
Tại giai đoạn tư duy trừu tượng, nhà khoa học phân tích, tổng hợp các dữ liệu đã thu thập để
hình thành những khái niệm, giả thuyết về hiện tượng tự nhiên đó. Ví dụ, nhà khoa học
nghiên cứu về hiện tượng mưa, nhà khoa học có thể đưa ra giả thuyết rằng hiện tượng mưa
là do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí.
Tại giai đoạn thực tiễn, nhà khoa học kiểm tra lại các giả thuyết của mình bằng thực nghiệm.
Ví dụ, nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng mưa, nhà khoa học có thể thực hiện các thí
nghiệm để kiểm tra xem giả thuyết của mình có đúng hay không.
Nếu giả thuyết của nhà khoa học được kiểm tra lại bằng thực tiễn và được chứng minh là
đúng, thì nhà khoa học có thể coi như đã hiểu rõ về hiện tượng tự nhiên đó. Tuy nhiên, nếu
giả thuyết của nhà khoa học không được kiểm tra lại bằng thực tiễn hoặc không được chứng
minh là đúng, thì nhà khoa học cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để có thể hiểu rõ hơn
về hiện tượng tự nhiên đó.
Trong ví dụ này, giai đoạn trực quan sinh động là khi nhà khoa học bắt đầu tiến hành nghiên
cứu hiện tượng tự nhiên và thu thập những thông tin ban đầu về hiện tượng đó. Giai đoạn tư
duy trừu tượng là khi nhà khoa học bắt đầu suy nghĩ, phân tích, tổng hợp các thông tin đã
thu thập được để hình thành những khái niệm,