Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 2 Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) | Cánh diều

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 2 Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) Cánh diều là tài liệu tham khảo được tổng hợp lại các bài tập trong SGK cùng lời giải chi tiết nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều thêm hiệu quả.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 2 Địa phương em (tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương) Cánh diều
Khi động Lch s - Đa 4 Bài 2 trang 10
Câu hi trang 10 Lch s Địa lp 4 : Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Mỗi tỉnh, thành phố đều có những nét riêng về tự nhiên, kinh tế, n
hoá, lịch sử,... Em đang sống ở tỉnh, thành phố nào? Hãy chia sẻ những điều em biết
về địa phương mình.
Li gii:
(*) Tham kho
- Em đang sống ở thành phố Hà Nội.
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Hiện nay, thành ph Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Hà Nội là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục hàng đầu
của cả nước.
Khám phá Lch s - Đa lí 4 Bài 2 trang 10, 11, 13
Câu hi trang 10 Lch s Địa lp 4 : c định vị trí địa lí của địa phương em trên
hình 2 bài 1.
• Dựa vào bản đồ tự nhiên đa phương và kết hợp vi hiểu biết của bản thân, hãy mô t
một s nét chính về tự nhiên ở đa phương em theo gi ý ở hình 1.
Li gii:
(*) Tham kho: thành phố Hà Nội
Yêu cu s 1: Xác định vị trí địa lí của địa phương em trên hình 2 bài 1
Yêu cu s 2:
- Tên địa phương em: thành phố Hà Nội
- Địa hình:
+ Các dạng địa nh ở Hà Nội là: đồng bằng và đồi núi thấp.
+ Dạng địa hình chủ yếu: đồng bằng.
- Sông, h:
+ Các con sông lớn ở Hà Nội là: sông Hồng; sông Đáy; sông Tích; sông Tô Lịch,…
+ Các hồ lớn ở Hà Nội là: hồ Gươm, h Tây; hồ Thiền Quang; h Trúc Bch,…
- Khí hu:
+ Khí hậu Hà Nội có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Đc điểm khí hậu: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa.
- Các yếu t t nhiên khác: chủ yếu là đất phù sa màu mỡ (tập trung ở khu vực đồng
bằng); ở ng đồi núi có đất ba dan,…
Câu hi trang 11 Lch s Địa lp 4 : Tìm hiểu và trình bày một s hoạt động kinh tế
ở địa phương em theo gợi ý ở hình 2.
Li gii:
(*) Tham kho: thành phố Hà Nội
- Yêu cu s 1:
+ Những cây trồng chủ yếu địa phương em là: cây lương thực (lúa, ngô,…); cây ăn
quả (Cam, bưởi, ổi,…) và cây công nghiệp (chè).
+ Những vật nuôi chủ yếu ở địa phương em là: trâu, bò, lợn và một số loại gia cầm,
như: gà, vịt,…
- Yêu cu s 2:
+ Một s ngành công nghiệp ở Hà Nội là: điện tử - tin hc; hóa chất; dt may; cơ khí,…
+ Một s ngành thủ công nghiệp ở Hà Nội là: dt la, đúc đồng, làm gốm,…
+ Một s sản phẩm thủ công nghiệp của Hà Nội là: la tơ tằm Vạn Phúc; gốm sứ Bát
Tràng; nón lá làng Chuông,…
- Yêu cu s 3:
+ Một s trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hà Nội là: hệ thống trung tâm thương mại
Vincom; trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (ở quận Hoàn Kiếm); trung tâm
thương mại Aeon Mall (ở quận Long Biên); trung tâm thương mại BigC Thăng Long (ở
quận Cầu Giấy);…
+ Một s địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội là: chùa Hương (huyện Mỹ Đức); chùa
Thầy (huyện Quc Oai); phố Cổ (khu vực nội đô thành phố Hà Nội),
Câu hi trang 11 Lch s Địa lp 4 : Mô tả một số nét văn hoá ở địa phương em
theo gợi ý ở hình 3.
Li gii:
(*) Tham kho: thành phố Hà Nội
- m thc:
+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế đc trưng riêng.
+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, ch rươi,...
- Nhà :
+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gch, mái lợp lá hoặc ngói.
Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là
buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....
+ Hiện nay, nhà ở ca người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
- L hi: có nhiều lhội đặc sc, như: l hội ca Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa
Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc
(huyện Thanh Trì),...
Câu hi trang 11 Lch s Địa lp 4 : Lựa chọn và giới thiệu một món ăn, một trang
phục hoặc một lễ hội tiêu biểu của địa phương theo gợi ý các hình 4, 5, 6.
Li gii:
(*) Tham kho: thành phố Hà Nội
- Tìm hiu v mt l hi (l hi chùa ơng):
+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch
hằng năm.
+ M đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cnh phần lễ, phần hội
ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn h dân tộc độc đáo như hát chèo,
t văn,...
+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hcủa người dân vùng Đồng
bằng Bc Bộ.
Câu hi trang 13 Lch s Địa lp 4 : K lại câu chuyện về một danh nhân ở địa
phương em theo gợi ý ở nh 7.
Li gii:
(*) Tham kho: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền
- Tên danh nhân: Ngô Quyền
- Câu chuyn:
+ Ngô Quyền quê tại Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào
trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, n song tn, được Dương Đình Nghệ
gả con gái là Dương Thị Ngc và cho cai quản đt Ái Châu (Thanh Hóa).
+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo
đường biển ồ ạt tiến sang m lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã
gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bch Đằng được
lựa chọn đ bố trí trận địa đánh giặc.
+ Sau chiến thắng vang dội trên sông Bch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở
C Loa (Hà Nội), mở ra một k nguyên mới trong lịch sử dân tc.
- Điu em hc hi đưc t danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ ch
động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…
Luyn tp Lch s - Đa lí 4 Bài 2 trang 13
Câu 1
Hãy giới thiệu và nêu cảm xúc của em về địa phương của mình.
Tr li:
Đt nước Việt Nam có nhiều tỉnh thành ni tiếng trong và ngoài nước, tiêu biểu phải k
đến Hà Nội - thủ đô của đất nước. Nơi đây lưu giữ những giá trị truyền thống, văn hóa
tt đẹp của dân tộc qua những kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại. Nhiều địa danh nổi
tiếng như Lăng Bác, H Hoàn Kiếm, Hồ Tây… Con người Hà Nội rất thanh lịch, mến
khách. Đc biệt, nhiều món ăn đc sản như bún chả, phở, cốm Vòng… hấp dẫn khách
thập phương. Em rất yêu thủ đô của nước mình.
Câu 2
K những vic em đã làm hoặc s làm đ góp phần bảo vmôi trường nơi em đang
sinh sống.
Tr li:
Những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường:
Tham gia các bui tình nguyn, t thin giúp đỡ những ngưi có hoàn cảnh khó khăn.
Tham gia các hot đng tình nguyn vì môi trường xanh, sch, đẹp.
Vn dng Lch s - Đa lí 4 Bài 2 trang 13
Câu 1
Sưu tầm bài hát, câu thơ, ca dao, tục ngvề thiên nhiên, con người ở địa phương em.
Tr li:
Ni
Nội ấm áp cồn cào da diết, cho người đi xa thấy nhớ
Để tôi yêu em, để tôi... yêu em
Nội trong tôi, hoàng hôn trên nước Hồ Tây
Để bước tôi đi,ng thơm hương, ngọt ngào hơi cốm
Hoa em gánh, trên vỉa hè, bao ngõ ngách, lãng đãng chiều phê phố
Về đi em hỡi, buông mình trong ấm áp, gió heo mây ru hương thơm ngát
Về đây em Nội, người bạn lâu ngày đi xa
Nội ấm áp, cồno, da diết, cho người đi xa thấy nhớ
Để tôi yêu em, để tôi dành cuc đời cho em
Để tôi luôn bên em, yêu em nhiều hơn thế nữa
Để nghe tôi khóc, để nghe tôi cười, để nghe tôi hát
Nội trong tôi, đi đâu ng muốn trở về
Để hát em nghe, bài hát củai về từng con phố
Hoa ban tím, hoa gạo đỏ, hoa sưa trắng, hoa sữa nồng nàn nhức nhối
Nội xaoc con đường vàng sấu
Áo dài ai thướt tha trong gió
Gặp lại em Nội, người bạn lâu ngày chia tay
Nội ấm áp, cồno, da diết, cho người đi xa thấy nhớ
Để tôi yêu em, để tôi dành cuc đời cho em
Để tôi luôn bên em, yêu em nhiều hơn thế nữa
Để nghe tôi khóc, để nghe tôi cười, để nghe tôi hát
Những kỷ niệm Nội luôn trong tôi
Câu 2
V một bức tranh về phong cảnh nơi em sống.
Tr li:
| 1/8

Preview text:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 2 Địa phương em (tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương) Cánh diều

Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 2 trang 10
Câu hỏi trang 10 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Mỗi tỉnh, thành phố đều có những nét riêng về tự nhiên, kinh tế, văn
hoá, lịch sử,... Em đang sống ở tỉnh, thành phố nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về địa phương mình. Lời giải: (*) Tham khảo
- Em đang sống ở thành phố Hà Nội. - Chia sẻ hiểu biết:
+ Hiện nay, thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Hà Nội là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục hàng đầu của cả nước.
Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Bài 2 trang 10, 11, 13
Câu hỏi trang 10 Lịch sử và Địa lí lớp 4 :• Xác định vị trí địa lí của địa phương em trên hình 2 bài 1.
• Dựa vào bản đồ tự nhiên địa phương và kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy mô tả
một số nét chính về tự nhiên ở địa phương em theo gợi ý ở hình 1. Lời giải:
(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội
Yêu cầu số 1: Xác định vị trí địa lí của địa phương em trên hình 2 bài 1 Yêu cầu số 2:
- Tên địa phương em: thành phố Hà Nội - Địa hình:
+ Các dạng địa hình ở Hà Nội là: đồng bằng và đồi núi thấp.
+ Dạng địa hình chủ yếu là: đồng bằng. - Sông, hồ:
+ Các con sông lớn ở Hà Nội là: sông Hồng; sông Đáy; sông Tích; sông Tô Lịch,…
+ Các hồ lớn ở Hà Nội là: hồ Gươm, hồ Tây; hồ Thiền Quang; hồ Trúc Bạch,… - Khí hậu:
+ Khí hậu Hà Nội có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Đặc điểm khí hậu: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa.
- Các yếu tố tự nhiên khác: chủ yếu là đất phù sa màu mỡ (tập trung ở khu vực đồng
bằng); ở vùng đồi núi có đất ba dan,…
Câu hỏi trang 11 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Tìm hiểu và trình bày một số hoạt động kinh tế
ở địa phương em theo gợi ý ở hình 2. Lời giải:
(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội - Yêu cầu số 1:
+ Những cây trồng chủ yếu ở địa phương em là: cây lương thực (lúa, ngô,…); cây ăn
quả (Cam, bưởi, ổi,…) và cây công nghiệp (chè).
+ Những vật nuôi chủ yếu ở địa phương em là: trâu, bò, lợn và một số loại gia cầm, như: gà, vịt,… - Yêu cầu số 2:
+ Một số ngành công nghiệp ở Hà Nội là: điện tử - tin học; hóa chất; dệt may; cơ khí,…
+ Một số ngành thủ công nghiệp ở Hà Nội là: dệt lụa, đúc đồng, làm gốm,…
+ Một số sản phẩm thủ công nghiệp của Hà Nội là: lụa tơ tằm Vạn Phúc; gốm sứ Bát
Tràng; nón lá làng Chuông,… - Yêu cầu số 3:
+ Một số trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hà Nội là: hệ thống trung tâm thương mại
Vincom; trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (ở quận Hoàn Kiếm); trung tâm
thương mại Aeon Mal (ở quận Long Biên); trung tâm thương mại BigC Thăng Long (ở quận Cầu Giấy);…
+ Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội là: chùa Hương (huyện Mỹ Đức); chùa
Thầy (huyện Quốc Oai); phố Cổ (khu vực nội đô thành phố Hà Nội),…
Câu hỏi trang 11 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Mô tả một số nét văn hoá ở địa phương em theo gợi ý ở hình 3. Lời giải:
(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội - Ẩm thực:
+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.
+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,... - Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói.
Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là
buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....
+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa
Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
Câu hỏi trang 11 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Lựa chọn và giới thiệu một món ăn, một trang
phục hoặc một lễ hội tiêu biểu của địa phương theo gợi ý ở các hình 4, 5, 6. Lời giải:
(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội
- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):
+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.
+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội
ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...
+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu hỏi trang 13 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa
phương em theo gợi ý ở hình 7. Lời giải:
(*) Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền
- Tên danh nhân: Ngô Quyền - Câu chuyện:
+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào
trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ
gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).
+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo
đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã
gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được
lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở
Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ
động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…
Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 2 trang 13 Câu 1
Hãy giới thiệu và nêu cảm xúc của em về địa phương của mình. Trả lời:
Đất nước Việt Nam có nhiều tỉnh thành nổi tiếng trong và ngoài nước, tiêu biểu phải kể
đến Hà Nội - thủ đô của đất nước. Nơi đây lưu giữ những giá trị truyền thống, văn hóa
tốt đẹp của dân tộc qua những kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại. Nhiều địa danh nổi
tiếng như Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây… Con người Hà Nội rất thanh lịch, mến
khách. Đặc biệt, nhiều món ăn đặc sản như bún chả, phở, cốm Vòng… hấp dẫn khách
thập phương. Em rất yêu thủ đô của nước mình. Câu 2
Kể những việc em đã làm hoặc sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường nơi em đang sinh sống. Trả lời:
Những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường:
 Tham gia các buổi tình nguyện, từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
 Tham gia các hoạt động tình nguyện vì môi trường xanh, sạch, đẹp.
Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 2 trang 13 Câu 1
Sưu tầm bài hát, câu thơ, ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, con người ở địa phương em. Trả lời: Hà Nội Cũ
Hà Nội ấm áp cồn cào da diết, cho người đi xa thấy nhớ
Để tôi yêu em, để tôi... yêu em
Hà Nội cũ trong tôi, hoàng hôn trên nước Hồ Tây
Để bước tôi đi, vàng lá thơm hương, ngọt ngào hơi cốm
Hoa em gánh, trên vỉa hè, bao ngõ ngách, lãng đãng chiều cà phê phố
Về đi em hỡi, buông mình trong ấm áp, gió heo mây ru hương thơm ngát
Về đây em Hà Nội, người bạn cũ lâu ngày đi xa
Hà Nội ấm áp, cồn cào, da diết, cho người đi xa thấy nhớ
Để tôi yêu em, để tôi dành cuộc đời cho em
Để tôi luôn bên em, yêu em nhiều hơn thế nữa
Để nghe tôi khóc, để nghe tôi cười, để nghe tôi hát
Hà Nội cũ trong tôi, đi đâu cũng muốn trở về
Để hát em nghe, bài hát của tôi về từng con phố
Hoa ban tím, hoa gạo đỏ, hoa sưa trắng, hoa sữa nồng nàn nhức nhối
Hà Nội xao xác con đường vàng lá sấu
Áo dài ai thướt tha trong gió
Gặp lại em Hà Nội, người bạn cũ lâu ngày chia tay
Hà Nội ấm áp, cồn cào, da diết, cho người đi xa thấy nhớ
Để tôi yêu em, để tôi dành cuộc đời cho em
Để tôi luôn bên em, yêu em nhiều hơn thế nữa
Để nghe tôi khóc, để nghe tôi cười, để nghe tôi hát
Những kỷ niệm Hà Nội luôn ở trong tôi Câu 2
Vẽ một bức tranh về phong cảnh nơi em sống. Trả lời: