-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên | Chân trời sáng tạo
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 22.
Chủ đề 5: Tây Nguyên (CTST) 8 tài liệu
Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên | Chân trời sáng tạo
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 22.
Chủ đề: Chủ đề 5: Tây Nguyên (CTST) 8 tài liệu
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử & Đia Lí 4
Preview text:
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây
Nguyên Chân trời sáng tạo
Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 22 trang 89
Câu hỏi trang 89 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát các hình 1, 2, 3 và em hãy cho biết
nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Lời giải:
- Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên là: cồng chiêng.
Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Bài 22 trang 89, 90
1. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu hỏi trang 89 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy cho biết:
- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào.
- Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Lời giải:
- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...
- Vai trò của cồng chiêng:
+ Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây
Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi
tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...
+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
2. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu hỏi trang 90 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy mô
tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Lời giải:
- Mô tả lễ hội cồng chiêng:
+ Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Lễ hội Cồng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ
mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,...
+ Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 22 trang 91
Vì sao nói Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên? Trả lời:
Vì Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho
trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,... Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng
đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 22 trang 91
Qua những kiến thức đã học, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Trả lời:
Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng,
vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ
có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng
nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây. Trải qua năm tháng,
cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của
vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng,
hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con
người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi
cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ,
gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng
say lòng người. Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục
vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới
chào đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới.