Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Kết nối tri thức

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Kết nối tri thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 kết nối tri thức giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4.

LCH S & ĐỊA 4 KT NI TRI THC
Bài 23: L hi Cng chiêng Tây Nguyên
1. Khởi động trang 97 Lch S Địa Lí lp 4
Câu hi trang 97 SGK Lch S và Địa Lí lp 4: T bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành mt
phn không th thiếu trong đời sng tinh thn của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tc nào
Tây Nguyên gn bó vi cng chiêng? L hi Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc bit?
Li gii:
- Các dân tc Tây Nguyên gn bó vi cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ
Ho, Mnông…
- Điểm đặc bit ca l hi cng chiêng:
+ Được t chc luân phiên hằng năm các tnh thuộc Không gian văn hóa Cng chiêng Tây
Nguyên.
+ Trong l hi, ngh nhân ca các tnh s trình din cng chiêng, biu diễn không gian văn hóa của
tnh mình.
2. Khám phá trang 97, 98 Lch S Địa Lí lp 4
1. Không gian văn a Cng chiêng Tây Nguyên
Câu hi trang 97 SGK Lch S và Địa Lí lp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- K tên mt s dân tc là ch nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Cho biết cồng chiêng được s dng trong nhng dp nào của đồng bào Tây Nguyên?
Li gii:
- Nhng dân tc là ch nhân ca Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai,
Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…
- Cồng chiêng thường được s dng trong các nghi l, ngày hi và sinh hot cộng đồng của đồng
bào Tây Nguyên, như: lễ Mng lúa mi, l Thi tai cho tr sơ sinh, lễ Trưng thành.....
2. L hi Cng chiêng Tây Ngun
Câu hi trang 98 SGK Lch S và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô t
nhng nét chính v l hi Cng chiêng.
Li gii:
- L hi Cồng chiêng được t chc luân phiên hằng năm ở các tnh thuộc Không gian văn hóa Cng
chiêng Tây Nguyên.
- Trong l hi:
+ Ngh nhân ca các tnh s trình din cng chiêng, biu din không gian văn hóa của tnh mình.
+ Nhiu l hội dân gian đặc sc gn vi din tu cồng chiêng được phc dựng như: lễ Ăn cơm mới
ca dân tộc Ê Đê, lễ S lúa ca dân tc Chu Ru, l Cu an ca dân tc Ba Na,...
+ Nhiu cuộc thi cũng được t chức như: tạc ng g, dt th cm, diễn xướng s thi,...
3. Luyn tp trang 99 Lch S Địa Lí lp 4
Luyn tp 1 trang 99 SGK Lch S Địa Lí lp 4: Lp và hoàn thin bng h thng (theo gi ý
dưới đây) về mt s chính trong l hi Cng chiêng Tây Nguyên.
Li gii:
TT
Hoạt động chính
1
Ngh nhân ca các tnh s trình din cng chiêng, biu diễn không gian văn hóa của tnh
mình.
2
Phc dng nhiu l hội dân gian đặc sc gn vi din tu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mi
ca dân tộc Ê Đê, l S lúa ca dân tộc Chu Ru…
3
T chc nhiu cuộc thi, như: tạc tượng g, dt th cm, diễn xướng s thi,...
Luyn tp 2 trang 99 SGK Lch S Địa Lí lp 4: Em ấn tượng nht vi hot động nào trong
l hi Cng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?
Li gii:
(*) Tham kho:
- Trong l hi Cng chiêng, em ấn tượng nht vi hoạt động: phc dng các l hi dân gian gn vi
din tu cng chiêng và các cuộc thi như: tạc tượng g, dt th cm, diễn xướng s thi,...
- Vì: thông qua l hi và các cuc thi này, em s có thêm nhiu hiu biết v lch s và đặc trưng văn
hóa của vùng đất và con người Tây Nguyên.
4. Vn dng trang 99 Lch S và Đa Lí lp 4
Vn dng trang 99 SGK Lch S và Địa Lí lp 4: m hiu thông tin và cho biết ngoài các dân
tc Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dng cng chiêng?
Li gii:
Dân tộc Mường
Cng chiêng tham gia vào tt c các hoạt động đời sống người Mường, gn lin với vòng đời ca
mỗi người t khi sinh ra cho đến khi v với đất m. Chính vì vậy, người Mường coi cng chiêng là
báu vt ca mình và gi gìn qua các thế h.
T bao đời nay, cồng, chiêng được s dng trong tt c các dp l, tết, trong đám cưới, tang ma...
Người Mường dùng cng chiêng trong nhiu l nghi, l hi, trong công vic h trng có nh hưởng
đến s sinh tn của gia đình, dòng tộc, xóm mường. Vào đầu năm mới, chiêng được dùng cho các
Phưng Xắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới, mng nhà mi, xuống đồng sn xut,
bo v bản mường... H coi tiếng chiêngngôn ng để giao tiếp vi trời, đất, thánh thn, t tiên,
gia người với người, cu mong cho nhân khang, vt thnh. Vào nhng ngày l hi, tiếng chiêng
vang lên trm bng cùng nhng tiếng i vui rn rã ca mọi người đi try hi. Tiếng cng, chiêng
l hi vang lên xua tan hết mt mi, bun phin của con người. Với người Mường, tiếng chiêng ca
l hi là tiếng chiêng ca may mn, ca những ước nguyn m no, hnh phúc.
Bên cạnh đó, cồng chiêng còn có mt trong nhng thi khc quan trng khác ca cuộc đời mi
người dân Mường. Trong l i, tiếng cng chiêng là li chúc phúc cho đôi trẻ. Trong đám tang,
các nghi l, cng chiêng là li báo hiu, to không khí trang nghiêm; khi kéo g làm nhà, trong các
cuộc đi săn, cồng chiêng to nên sc mạnh đoàn kết. Mt b cồng, chiêng đầy đủ thưng10 đến
12 chiếc, tt c đều có núm kích c to nh và thanh âm khác nhau. Dng c để đánh cồng chiêng là
dùi được làm bng g cng, tùy theo tng chiếc chiêng to, nh mà làm dùi dài, ngn. Chiếc to và
dài nht có th lên đến 40cm, ngn nht khoảng 20cm, đầu qun vi mềm. Người ta thường treo các
giàn cng, chiêng trong nhà, ngoài sân hoc ngoài các bãi rộng để đánh, hay xách một cái ri cùng
nhau đánh, tạo nên nhng thanh âm hùng tráng gia núi rừng. Người Mường thường s dng c
dàn cồng chiêng trong các phường, hi. Còn trong các vic báo tang, báo h, hi hp cng, chiêng
được s dng t 1-3 chiếc.
| 1/4

Preview text:


LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC
Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
1. Khởi động trang 97 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
Câu hỏi trang 97 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một
phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tộc nào ở
Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt? Lời giải:
- Các dân tộc ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông…
- Điểm đặc biệt của lễ hội cồng chiêng:
+ Được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.
2. Khám phá trang 97, 98 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
1. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu hỏi trang 97 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Cho biết cồng chiêng được sử dụng trong những dịp nào của đồng bào Tây Nguyên? Lời giải:
- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai,
Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…
- Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng
bào Tây Nguyên, như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành.....
2. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu hỏi trang 98 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả
những nét chính về lễ hội Cồng chiêng. Lời giải:
- Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. - Trong lễ hội:
+ Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.
+ Nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng được phục dựng như: lễ Ăn cơm mới
của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru, lễ Cầu an của dân tộc Ba Na,...
+ Nhiều cuộc thi cũng được tổ chức như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...
3. Luyện tập trang 99 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
Luyện tập 1 trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lập và hoàn thiện bảng hệ thống (theo gợi ý
dưới đây) về một số chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Lời giải: TT Hoạt động chính
Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh 1 mình.
Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới 2
của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru… 3
Tổ chức nhiều cuộc thi, như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...
Luyện tập 2 trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em ấn tượng nhất với hoạt động nào trong
lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao? Lời giải: (*) Tham khảo:
- Trong lễ hội Cồng chiêng, em ấn tượng nhất với hoạt động: phục dựng các lễ hội dân gian gắn với
diễn tấu cồng chiêng và các cuộc thi như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...
- Vì: thông qua lễ hội và các cuộc thi này, em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử và đặc trưng văn
hóa của vùng đất và con người ở Tây Nguyên.
4. Vận dụng trang 99 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
Vận dụng trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu thông tin và cho biết ngoài các dân
tộc ở Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng? Lời giải: Dân tộc Mường
Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường, gắn liền với vòng đời của
mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là
báu vật của mình và giữ gìn qua các thế hệ.
Từ bao đời nay, cồng, chiêng được sử dụng trong tất cả các dịp lễ, tết, trong đám cưới, tang ma...
Người Mường dùng cồng chiêng trong nhiều lễ nghi, lễ hội, trong công việc hệ trọng có ảnh hưởng
đến sự sinh tồn của gia đình, dòng tộc, xóm mường. Vào đầu năm mới, chiêng được dùng cho các
Phường Xắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới, mừng nhà mới, xuống đồng sản xuất,
bảo vệ bản mường... Họ coi tiếng chiêng là ngôn ngữ để giao tiếp với trời, đất, thánh thần, tổ tiên,
giữa người với người, cầu mong cho nhân khang, vật thịnh. Vào những ngày lễ hội, tiếng chiêng
vang lên trầm bổng cùng những tiếng cười vui rộn rã của mọi người đi trẩy hội. Tiếng cồng, chiêng
lễ hội vang lên xua tan hết mệt mỏi, buồn phiền của con người. Với người Mường, tiếng chiêng của
lễ hội là tiếng chiêng của may mắn, của những ước nguyện ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, cồng chiêng còn có mặt trong những thời khắc quan trọng khác của cuộc đời mỗi
người dân Mường. Trong lễ cưới, tiếng cồng chiêng là lời chúc phúc cho đôi trẻ. Trong đám tang,
các nghi lễ, cồng chiêng là lời báo hiệu, tạo không khí trang nghiêm; khi kéo gỗ làm nhà, trong các
cuộc đi săn, cồng chiêng tạo nên sức mạnh đoàn kết. Một bộ cồng, chiêng đầy đủ thường có 10 đến
12 chiếc, tất cả đều có núm kích cỡ to nhỏ và thanh âm khác nhau. Dụng cụ để đánh cồng chiêng là
dùi được làm bằng gỗ cứng, tùy theo từng chiếc chiêng to, nhỏ mà làm dùi dài, ngắn. Chiếc to và
dài nhất có thể lên đến 40cm, ngắn nhất khoảng 20cm, đầu quấn vải mềm. Người ta thường treo các
giàn cồng, chiêng trong nhà, ngoài sân hoặc ngoài các bãi rộng để đánh, hay xách một cái rồi cùng
nhau đánh, tạo nên những thanh âm hùng tráng giữa núi rừng. Người Mường thường sử dụng cả
dàn cồng chiêng trong các phường, hội. Còn trong các việc báo tang, báo hỷ, hội họp cồng, chiêng
được sử dụng từ 1-3 chiếc.
Document Outline

  • Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
    • 1. Khởi động trang 97 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
    • 2. Khám phá trang 97, 98 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
    • 3. Luyện tập trang 99 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
    • 4. Vận dụng trang 99 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4