Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 5 Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương | Cánh diều

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 5 Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương Cánh diều là tài liệu tham khảo được tổng hợp lại các bài tập trong SGK cùng lời giải chi tiết nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều thêm hiệu quả.

Môn:

Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu

Thông tin:
5 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 5 Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương | Cánh diều

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 5 Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương Cánh diều là tài liệu tham khảo được tổng hợp lại các bài tập trong SGK cùng lời giải chi tiết nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều thêm hiệu quả.

47 24 lượt tải Tải xuống
Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 5 Đền Hùng và lễ giỗ Tổ
Hùng Vương Cánh diều
Khi động Lch s - Đa 4 Bài 5 trang 25
Câu hi trang 25 Lch s Đa lp 4 : Em có biết vì sao ngày 10-3 (âm lịch) lại được
Nhà nước quy định ngày nghỉ lễ? Ngày này có ý nghĩa như thế nào đối với người
Việt Nam?
Li gii:
- Ngày 10/3 âm lịch là ngày Giỗ Tng vương, đây là mt trong những ngày l lớn
của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa: Giỗ tổ Hùng vương được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của
c vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tc Việt Nam.
Khám phá Lch s - Đa lí 4 Bài 5 trang 25, 26, 27, 28
Câu hi trang 25 Lch s Đa lp 4 : Đc thông tin quan sát hình 1, em hãy c
định vị trí ca khu di tích Đền Hùng trên lược đ.
Li gii:
Em tự làm
Câu hi trang 26 Lch s Đa lp 4: Quan sátnh 2, em hãy xác định một số công
trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng.
Li gii:
- Các công trình kiến trúc chính ca khu di tích Đền Hùng là: Đền T mẫu Âu Cơ; đền
Thượng; Lăng vua Hùng; Đền Trung; Giếng cổ; Đền Giếng; đền Hạ và chùa Thiên
Quang.
Câu hi trang 27 Lch s Đa lp 4 : Đc thông tin quan sát từ hình 3 đến hình 5,
em hãy:
• Cho biết lễ giỗ T Hùng Vương diễn ra ở đâu và vào thời gian nào.
• Nêu một số nét sơ lược về lễ giỗ T Hùng Vương.
Li gii:
u cu s 1: L Gi Tổ Hùng Vương diễn ra tại Đền Hùng (Phú Thọ) vào ngày 10/3
âm lịch hằng năm.
Yêu cu s 2: Một s nét sơ lược: Giỗ T Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần
lễ và phần hội.
- Phần lễ bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, l vật,... xuất phát t
chân núi Nghĩa nh qua cổng Đền Hùng đến Đền H, Đền Trung ri dừng lại ở Đền
Thượng.
+ Lễ tế dâng hương: l vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng các vị thần linh. Chủ
tế đc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ c Vua Hùng.
- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn ngh thut, thi đấu thể thao, tổ chức các trò
chơi dân gian,...
Câu hi trang 28 Lch s Đa lp 4 : Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội thường diễn ra
nhng hoạt động gì?
Li gii:
- Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu
thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
Câu hi trang 28 Lch s Đa lp 4 : Đc thông tin quan sát các hình 8, 9, em hãy
kể lại truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng, bánh giầy”.
Li gii:
- K li truyn thuyết “con Rng cháu Tiên”:
+ Lạc Long Quân kết duyên vi Âu Cơ sinh được một bc trăm trứng, nở được một
trăm con.
+ Đến một ngày, Lc Long Quân nói vi Âu Cơ rằng: Ta là giống Rồng, nàng là giống
Tn. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển còn năm mươi người con theo nàng
n núi và hãy giúp đỡ nhau.
+ Âu Cơ cùng năm mươi người con ở Phong Châu, suy tôn người con trưởng làm vua,
gọi là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
- K li truyn thuyết “bánh chưng bánh giầy”:
+ Hùng Vương đời thứ sáu có hai mươi người con trai ai cũng giỏi giang, tài gii. Khi
vua về già không biết chọn ai ni ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lvật trong lễ Tiên
vương, lvật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.
+ Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống
biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng
được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc
bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.
+ Đến l Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi rất hài lòng, vua Hùng
quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
Luyn tp Lch s - Địa lí 4 Bài 5 trang 29
Câu 1
K tên những công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng.
Tr li:
Một s công tnh kiến trúc chính:
Đền Quc Mu Âu Cơ
Đền Thượng
ng Hùng Vương
Đền th Lc Long Quân
Đền H
Đền Giếng
Câu 2
Hãy phân loại nhng hoạt động dưới đây thuc phần Lễ hay phần hội trong lễ giỗ T
Hùng Vương:
Tr li:
Phần L: Rước kiệu, đc văn tế, dâng hương
Phần Hội: Hát Xoan, Thi gói bánh chưng, thi đấu thể thao
Vn dng Lch s - Địa lí 4 Bài 5 trang 29
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Hãy giới thiệu tóm tt về l giỗ T Hùng Vương cho mọi người trong gia đình em.
2. Ngoài những câu chuyện đã hc trong bài, hãy kể cho bạn một truyền thuyết có liên
quan đến thời đại Hùng Vương.
Tr li:
2. Ngoài những câu chuyện đã học trong bài, hãy kể cho bạn một truyền thuyết có liên
quan đến thời đại Hùng Vương.
S tích dưa hu
Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa tr thông minh khôi ngô, đặt tên là
Mai Yển, hiệu là An Tiêm.
Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha,
nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự
nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bc
ơn, bèn đày An Tiêm cùng v con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh
H, Bc Việt).
Người vợ là nàng Ba lo sợ s phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm t
bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo.
Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo.
H ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, o mùa h, có một con
chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất.
Được ít lâu, thì hạt nảy mầm, mc dây lá cây lan rộng.
Cây nở hoa, kết thành trái to. Rt nhiều trái vỏ xanh, ruột đ. An Tiêm bảo v: “Giống
cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật ca Trời ni ta đó”. Rồi An Tiêm hái
nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm
bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mc lan ra rất nhiều.
Một ngày kia, có mt chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có
nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng
đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác
đủ thứ vật dụng thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó gia đình bé nh ca
An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.
Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đt tên cho thứ trái cây này
Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu, nên về sau ngưi ta gọi trại đi là
a Hấu.
Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn xét xem gia đình An Tiêm ra
làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể li cnh sống sung túc nhàn nhã của v
chng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thán phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An
Tm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.
An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân
phát hta cho dân chúng trồng ở những ch đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một
thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm , được gọi Châu An Tiêm.
| 1/5

Preview text:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 5 Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương Cánh diều
Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 25
Câu hỏi trang 25 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Em có biết vì sao ngày 10-3 (âm lịch) lại được
Nhà nước quy định là ngày nghỉ lễ? Ngày này có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam? Lời giải:
- Ngày 10/3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng vương, đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa: Giỗ tổ Hùng vương được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của
các vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 25, 26, 27, 28
Câu hỏi trang 25 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác
định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ. Lời giải: Em tự làm
Câu hỏi trang 26 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Quan sát hình 2, em hãy xác định một số công
trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng. Lời giải:
- Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng là: Đền Tổ mẫu Âu Cơ; đền
Thượng; Lăng vua Hùng; Đền Trung; Giếng cổ; Đền Giếng; đền Hạ và chùa Thiên Quang.
Câu hỏi trang 27 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và quan sát từ hình 3 đến hình 5, em hãy:
• Cho biết lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu và vào thời gian nào.
• Nêu một số nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Lời giải:
Yêu cầu số 1: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở tại Đền Hùng (Phú Thọ) vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm.
Yêu cầu số 2: Một số nét sơ lược: Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội. - Phần lễ bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ
chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.
+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ
tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.
- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
Câu hỏi trang 28 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội thường diễn ra những hoạt động gì? Lời giải:
- Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu
thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
Câu hỏi trang 28 Lịch sử và Địa lí lớp 4 : Đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, em hãy
kể lại truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng, bánh giầy”. Lời giải:
- Kể lại truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên”:
+ Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ và sinh được một bọc trăm trứng, nở được một trăm con.
+ Đến một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta là giống Rồng, nàng là giống
Tiên. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển còn năm mươi người con theo nàng
lên núi và hãy giúp đỡ nhau.
+ Âu Cơ cùng năm mươi người con ở Phong Châu, suy tôn người con trưởng làm vua,
gọi là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
- Kể lại truyền thuyết “bánh chưng bánh giầy”:
+ Hùng Vương đời thứ sáu có hai mươi người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi
vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên
vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.
+ Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống
biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng
được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc
bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.
+ Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng
quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 29 Câu 1
Kể tên những công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng. Trả lời:
Một số công trình kiến trúc chính:
 Đền Quốc Mẫu Âu Cơ  Đền Thượng  Lăng Hùng Vương
 Đền thờ Lạc Long Quân  Đền Hạ  Đền Giếng Câu 2
Hãy phân loại những hoạt động dưới đây thuộc phần Lễ hay phần hội trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương: Trả lời:
Phần Lễ: Rước kiệu, đọc văn tế, dâng hương
Phần Hội: Hát Xoan, Thi gói bánh chưng, thi đấu thể thao
Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 29
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Hãy giới thiệu tóm tắt về lễ giỗ Tổ Hùng Vương cho mọi người trong gia đình em.
2. Ngoài những câu chuyện đã học trong bài, hãy kể cho bạn một truyền thuyết có liên
quan đến thời đại Hùng Vương. Trả lời:
2. Ngoài những câu chuyện đã học trong bài, hãy kể cho bạn một truyền thuyết có liên
quan đến thời đại Hùng Vương. Sự tích dưa hấu
Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là
Mai Yển, hiệu là An Tiêm.
Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha,
nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự
nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô
ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt).
Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì
bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”.
Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo.
Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con
chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất.
Được ít lâu, thì hạt nảy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.
Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: “Giống
cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Rồi An Tiêm hái
nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm
bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.
Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có
nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng
đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác
đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của
An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.
Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này
là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.
Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra
làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ
chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thán phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An
Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.
An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân
phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một
thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.