-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lợi nhuận thương nghiệp- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Lợi nhuận thương nghiệp do Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội tổng hợp và biên soạn.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập, củng cố kiến thức và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Economic & Financial
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337
Trước C.Mác, các nhà kinh tế học tư sản cổ điển chỉ nghiên cứu tư bản
thương nghiệp với tư cách là tư bản chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông và
không có mối quan hệ gì với tư bản công nghiệp. Do vậy, họ không thấy được
nguồn gốc, bản chất của tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản.
C.Mác nghiên cứu tư bản thương nghiệp trong mối quan hệ biện chứng với
tư bản công nghiệp, nên đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương
nghiệp và đưa lý luận về hình thức vận động của tư bản thương nghiệp thành lý luận khoa học.
Ngày nay, nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, việc nghiên cứu vận dụng những tri thức khoa học của C.Mác về lý luận tư
bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nhằm rút
ngắn thời gian lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển của vốn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NỘI DUNG lOMoAR cPSD| 47882337
I. TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP, NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI
NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP
1. Tư bản thương nghiệp
- Khái niệm: Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu
thông, là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng đảm nhiệm chức năng thực
hiện giá trị hàng hoá nhằm mục đích thu lợi.
ĐVĐ: Quá trình TSX xã hôi có mấy khâu, là những khâu nào? Trong 2̣
khâu trung gian, thường diễn ra những hoạt đông gì, của ai?̣
+ Điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của tư bản thương nghiệp: 2 điều kiện
* Có sản xuất hàng hoá.
ĐVĐ: Vì sao có sản xuất hàng hóa thì TBTN mới ra đời và tồn tại?
Trả lời: Vì TBTN là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, cái được
đem ra lưu thông là hàng hóa, nếu không có sản xuất hàng hóa sẽ không có đối
tượng để nhà TBTN mua và bán.
* Có lưu thông tiền tệ.
ĐVĐ: Vì sao lưu thông tiền tệ là điều kiện ra đời và tồn tại của TBTN?
Trả lời: Tư bản thương nghiệp mua hàng hóa của tư bản sản xuất, cái nhà
tư bản dùng để trao đổi ngang giá với tư bản sản xuất phải là tiền tệ, nếu nhà tư
bản có hàng hóa trong tay để trao đổi ngang giá với TB sản xuất thì bản thân họ
không phải là TB thương nghiệp nữa.
Theo C.Mác: Tư bản thương nghiệp là loại tư bản “cổ nhất”, xuất hiện sớm
trong lịch sử, trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Thời cổ đại và trung đại tầng lớp
thương nhân hoạt động có đặc điểm tách rời sản xuất. Tư bản thương nghiệp đóng
vai trò môi giới giữa những người có sản phẩm tham gia trao đổi, giữa các cộng
đồng dân cư, các quốc gia.
Nhưng bản chất của tư bản thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản khác về
căn bản với tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản. Vậy thực chất của tư bản
thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản và tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư
bản là gì, vai trò của nó như thế nào?
- Tư bản thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản
+ Tư bản thương nghiệp ra đời trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận do tư bản
thương nghiệp mang lại chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt, cân đo giả dối...
C. Mác viết: "Lợi nhuận thương nghiệp độc lập và thuần túy... hình như
không thể có được chừng nào mà các sản phẩm vẫn bán theo giá trị của chúng. lOMoAR cPSD| 47882337
Quy luật của thương nghiệp là mua rẻ bán đắt. Như vậy, đây không phải là trao đổi ngang giá"1.
Điều đó lý giải một thực tế là sự phát triển của tư bản thương nghiệp trước
đây đều trực tiếp gắn liền với việc cướp bóc: dùng bạo lực, bắt và buôn bán nô lệ,
chinh phục các thuộc địa.
+ Trước chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp có vai trò to lớn trong việc
làm tan rã chế độ phong kiến, đẩy nhanh quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản,
thúc đẩy sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
ĐVĐ: 2 điều kiên để CNTB ra đời là gì?̣
Trả lời: Trong xã hôi phải có những người giàu có, đủ tiền để thuê CN laọ
đông sản xuất và tồn tại giai cấp khác không có đủ TLSX để tự nuôi sống mìnḥ
và phải bán SLD. (Phân tích thêm lý giải của C.Mác ở tâp 25, Phần I)̣
+ TBTN tạo tiền để lịch sử cho sự ra đời và phát triển PTSX TBCN.
ĐVĐ: Vì sao nói TBTN tạo tiền đề lịch sử cho sự ra đời và phát triển của PTSX TBCN?
Trả lời: TBTN tạo điều kiện cho việc tích tụ tài sản bằng tiền và mở rộng
thị trường cho sản xuất TBCN.
+ Làm phá vỡ tính chất tự cung tự cấp của nền sản xuất hàng hoá nhỏ, thúc
đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
ĐVĐ: Vì sao TBTN phá vỡ tính chất tự cung tự cấp của nền sản xuất hàng hóa nhỏ…?
Trả lời: Mở rộng thị trường; thâm nhập vào SX cung ứng những hàng hóa
mới, những nguyên nhiên vật liệu phụ, tạo cơ sở cho sự hình thành những ngành
sản xuất hàng hóa mới, biến tiểu chủ thành những người nhận gia công hoặc bao mua hàng hóa cho họ.
+ Thương nhân trực tiếp trở thành nhà công nghiệp, đầu tư xây dựng xí
nghiệp mới, nhất là trong những ngành sản xuất hàng xa xỉ.
C. Mác khẳng định: "Vì vậy, đâu đâu thương nghiệp cũng có một tác dụng
ít nhiều làm tan rã đối với các tổ chức sản xuất mà nó đụng phải, những tổ chức
sản xuất này, dưới tất cả những hình thái khác nhau của chúng, chủ yếu là hướng
vào việc sản xuất ra giá trị sử dụng"2.
C. Mác đã phân tích rằng, trong thế giới cổ đại, tác động của tư bản thương
nghiệp bao giờ cũng dẫn tới sự ra đời của nền kinh tế theo chế độ nô lệ, còn trong
thời đại phong kiến, tác động của tư bản thương nghiệp đã dẫn tới sự ra đời của
chế độ tư bản chủ nghĩa. Những phát hiện về địa lý ở thế kỷ XV đã thúc đẩy tư
1 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.25, p.I, tr.502,504.
2 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.25, p.I, tr.506. lOMoAR cPSD| 47882337
bản thương nghiệp phát triển mạnh mẽ và trở thành một yếu tố căn bản phá vỡ
những giới hạn phong kiến của nền sản xuất.
-> Bước chuyển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có rất nhiều điều
kiện quan trọng như: sản xuất hàng hóa phát triển và trở thành hình thức phổ biến;
tích lũy nguyên thủy. Song, dù thế nào nó cũng ghi nhận vai trò to lớn của tư bản thương nghiệp.
Sự thống trị của tư bản thương nghiệp là dấu hiệu chỉ rõ chủ nghĩa tư bản
phát triển còn yếu ớt, chưa trở thành phương thức sản xuất thống trị. Cùng với sự
ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư bản thương nghiệp dưới chủ
nghĩa tư bản cũng có những biến đổi khác trước, vậy đặc điểm của tư bản thương
nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là gì? Ta nghiên cứu nội dung tiếp theo.
- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản
+ Dưới chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản
công nghiệp tách ra thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, phục vụ cho quá
trình vận động của tư bản công nghiệp.
Do sự thắng lợi của cách mạnh công nghiêp Anh làm cho vai trò thống trị ̣
của tư bản thương nghiêp trước đó bị đánh đổ, do đó, nó chỉ còn là mộ t bộ
phậ n,̣ phục tùng TB công nghiêp và hưởng mộ t phầṇ lợi nhuận bình quân
như các nhà tư bản công nghiệp.
C. Mác cho rằng: "Giờ đây thương nghiệp trở thành kẻ phục vụ cho sản
xuất công nghiệp, mà điều kiện sống còn là phải luôn luôn mở rộng thị trường"3.
+ Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản
công nghiệp có nhiệm vụ chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tiền tệ. *
Trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi
quymô sản xuất còn nhỏ, các nhà tư bản thường đảm nhiệm cả chức năng sản xuất
và lưu thông hàng hoá, khi đó, hàng hoá đi thẳng từ tay người sản xuất tới tay
người tiêu dùng sau 1 hành vi lưu thông (H - T), đây cũng chính là điều giả định
khi chúng ta nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các chủ đề trước. *
Khi nền sản xuất tư bản phát triển đến một trình độ nhất định, quy
môsản xuất đủ lớn, phân công lao động xã hội phát triển đã dẫn tới kết quả là chức
năng lưu thông hàng hoá được tách rời ra khỏi lĩnh vực sản xuất, xuất hiện một
loại nhà tư bản chuyên đảm nhiệm công việc này, gọi là nhà tư bản thương nghiệp.
Khi đó hàng hoá từ tay người sản xuất phải chuyển qua tay thương nhân trước khi
tới tay người tiêu dùng sau hai hay nhiều hành vi lưu thông. *
* Sau hành vi H – T thứ nhất, nhà TB công nghiệp coi như đã bán
xonghàng hóa và có thể tiếp tục sản xuất nhưng bản thân hàng hóa chưa được sản
3 , 2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.25, p.I, tr.513,514. lOMoAR cPSD| 47882337
xuất xong, vì nó mới được chuyển tư tay người SX sang tay thương nhân, chưa
đến tay người tiêu dùng. *
* Thương nhân mua HH để bán lại nên cần phải có hành vi H –T
thứhai, người tiêu dùng trả tiền cho thương nhân và thương nhân đưa hàng hóa
đến tay người tiêu dùng (sản xuất, hoặc cá nhân) sau hành vi H – T thứ hai này
hàng hóa mới được bán xong, ra khỏi lưu thông và đi vào tiêu dùng. *
* Vì phải qua hai hành vi H – T nên tư bản thương nhân phải vận
độngtheo công thức T – H – T’, tức là mua để bán, nếu có nhiều thương nhân thì
phải qua nhiều khâu H – T thì hàng hóa mới đến tay người tiêu dùng.
=> Như vậy, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản hàng hóa, có
nhiệm vụ chuyển hàng hóa thành tiền. Điểm khác là trước đây chức năng này là
hoạt động phụ của người sản xuất, giờ nó trở thành một chức năng chuyên biệt,
một lĩnh vực đầu tư chuyên biệt.
ĐVĐ: Tại sao TBTN chỉ là một bộ phận của tư bản hàng hóa, chứ không
phải là toàn bộ tư bản hàng hóa?
Trả lời: Vì có một bộ phận hàng hóa khác không qua tay thương nhân mà
đi thẳng từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác.
+ Tư bản thương nghiệp có nguồn gốc từ tư bản công nghiệp nên nó vừa
phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối. *
Sự phụ thuộc của tư bản thương nghiệp thể hiện ở chỗ: Tốc độ, quy
môcủa tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tốc độ, quy mô sản xuất của tư bản công nghiệp.
Vì tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản hàng hoá của tư bản công
nghiệp nên tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tư bản công nghiệp theo nghĩa
sản xuất quyết định lưu thông. Không có sản xuất thì không có hàng hoá để lưu
thông, quy mô sản xuất quyết định quy mô tư bản thương nghiệp.
+ Sự độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp thể hiện ở chỗ: Chức năng
chuyển hóa cuối cùng của HH thành tiền trở thành chức năng riêng biệt, tách khỏi
tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác. TB mà thương nhân ứng ra chỉ ở
trong lĩnh vực lưu thông, không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất. *
Sau khi nhà tư bản công nghiệp bán hàng cho nhà tư bản thương
nghiệp,coi như họ đã hoàn tất việc thực hiện giá trị hàng hoá và có thể tiếp tục
quay trở lại quá trình sản xuất, công việc đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng
bây giờ hoàn toàn do thương nhân đảm nhiệm, để thực hiện công việc này thương
nhân cũng phải ứng tư bản ra nhằm thu lợi nhuận, và tư bản của họ (tư bản thương
nghiệp) chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất. lOMoAR cPSD| 47882337 *
Sự độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp là nguy cơ tạo ra cầu
giảtạo trên thị trường và là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm
khủng hoảng sản xuất thừa, đặc biệt khi tín dụng tư bản chủ nghĩa đã phát triển.
(VD Khủng hoảng đầu mỏ 1973 – 1974 Thương nhân Mỹ nhân thấy sản lượng ̣ xé
sụt giảm nhanh nên đã đầu cơ, găm hàng không bán... sau đó bán và thu lợi kếch sù).
+ Vai trò của tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản *
Làm cho sản xuất gắn chặt với lưu thông, không có sản xuất thì không
có lưu thông nhưng không có lưu thông cũng không có sản xuất. Toàn bộ đầu vào
và đầu ra của SX đều dựa vào lưu thông, dựa vào thị trường * Đem lại lợi ích cho
TBTN, TBCN cũng như toàn xã hội * Tiết kiệm chi phí lưu thông.
ĐVĐ: Vì sao sự có mặt của TBTN trong CNTB làm tiết kiệm chi phí lưu thông? Trả lời:
Do có thương nhân chuyên trách việc mua bán, lượng tư bản ứng vào lưu
thông và chi phí lưu thông sẽ nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này
Với một lượng chi phí tư bản nhất định, nhà tư bản thương nghiệp có thể
đảm nhiệm khâu bán hàng cho nhiều nhà tư bản công nghiệp cùng sản xuất một
loại hàng hoá, thậm chí một số loại hàng hoá khác nhau. *
Tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp tập trung vào lĩnh vực sản xuất,
từđó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
Do có thương nhân chuyên trách nên tư bản công nghiệp có điều kiện tập
trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nhờ đó nâng cao hiệu
quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư. *
Rút ngắn thời gian lưu thông, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư
bản,làm tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
Do chuyên lưu thông hàng hóa, tư bản thương nghiệp có điều kiện đi sâu
nắm vững thị trường, am hiểu được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, khiến cho
việc tiêu thụ hàng hóa thuận lợi, thực hiện giá trị và giá trị thặng dư nhanh hơn,
Như vậy, tư bản thương nghiệp không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng có
thể tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư.
2. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
a) Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
ĐVĐ: Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp trước CNTB? lOMoAR cPSD| 47882337
Trả lời: là do chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa, mua rẻ, bán đắt.
Kể cả giai đoạn đầu của CNTB, người ta cũng cho rằng lợi nhuân thương ̣
nghiêp là do mua rẻ, bán đắt. (Phân tích: Lý thuyết của CNTT)̣
=> Adam Smith (xuất phát từ tư tưởng tự do kinh tế ông phê phán chế định
thương mại: VD về sản xuất rựợu ở Scotlen -> điều tưởng là khôn ngoan trong
gia đình riêng lẻ thì trở nên hiếm hoi môt cách ngớ ngẩn trong mộ t vương ̣ quốc.
Đăt câu hỏi nếu ngoại quốc sản xuất hành hóa rẻ thì chúng ta nên mua họ ̣ chứ?.
=> Không phải sự tích lũy vàng, bạc là nguồn gốc giàu có mà cho rằng nguồn gốc
giàu có là từ sản xuất và thương mại.
- Khái niệm: Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá
mua hàng hoá, sau khi đã trừ chi phí lưu thông.
Với thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản: Lợi nhuận thương nghiệp là một
bộ phận giá trị thặng dư do nhà tư bản công nghiệp nhượng cho nhà tư bản thương
nghiệp thông qua việc bán hàng hóa của mình. Ký hiệu: Ptn
Nhà tư bản thương nghiệp ứng ra một lượng tư bản nhất định, xây dựng cửa
hàng, thuê công nhân bán hàng, mua hàng hoá của nhà tư bản công nghiệp với
một mức giá nhất định, sau đó bán hàng hoá đó cho người tiêu dùng với mức giá
cao hơn, số tiền chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá, sau khi đã trừ đi
chi phí lưu thông, chính là lợi nhuận thương nghiệp.
Khi phân tích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản, chúng ta đã
chứng minh được lưu thông không trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng
TBTN có bỏ tư bản vào đầu tư, nên theo lý luận lợi nhuận bình quân, họ phải thu
được lợi nhuận bằng lợi nhuận bình quân. Vậy lợi nhuận thương nghiệp nói trên từ đâu mà có?
- Nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa: là một bộ phận giá
trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, mà nhà tư bản
công nghiệp “nhường” cho nhà tư bản thương nghiệp.
ĐVĐ: Tại sao phải “nhường”?
Trả lời: Vì chính bản thân của tư bản công nghiệp:
+ Để quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục phải có lưu thông, tư bản thương
nghiệp đã thực hiện lưu thông hàng hóa cho tư bản công nghiệp, thực hiện giá trị
và giá trị thặng dư cho tư bản công nghiệp.
+ Để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô tái sản xuất.
+ Do tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nên có ưu
thế hơn tư bản công nghiệp trong việc mở rộng thị trường có lợi cho cả tư bản
thương nghiệp và tư bản công nghiệp, do đó phải “nhường”. lOMoAR cPSD| 47882337
=> Hàng hóa càng lưu thông tốt thì càng thu được nhiều giá trị thặng dư,
càng có điều kiện tăng tích lũy cho tư bản công nghiệp.
Vấn đề đặt ra ở đây là tư bản công nghiệp “nhường” một phần lợi nhuận
cho tư bản thương nghiệp bằng cách nào?
Tư bản công nghiệp “nhường” một phần lợi nhuận cho tư bản thương
nghiệp bằng cách bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị
hàng hóa, khi bán hàng hóa tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị và thu được
phần chênh lệch đó => đó chính là lợi nhuận thương nghiệp.
ĐVĐ: Phần tư bản công nghiệp “nhượng” cho tư bản thương nghiệp là
bao nhiêu và căn cứ vào đâu để nhượng phần giá trị thặng dư đó? Trả lời:
Cơ sở nhượng của tư bản công nghiệp cho tư bản thương nghiệp là tỷ suất
lợi nhuận bình quân, vì tư bản thương nghiệp nếu không thu được tỷ suất lợi nhuận
bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân thì tư bản thương nghiệp sẽ không đảm nhiệm
lưu thông hàng hóa mà sẽ đầu tư vào sản xuất, và ngược lại nếu tư bản thương
nghiệp đòi hỏi thu tỷ suất lợi nhuận lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì tư bản
công nghiệp sẽ làm khâu lưu thông hàng hóa.
- Ví dụ: Một tư bản công nghiệp có số tư bản là 800, trong đó chia thành:
640c + 160v, giả sử m’ =100%, thì W = 640c + 160v + 160m = 960. Tư bản công
nghiêp lúc này là mộ t chỉnh thể thống nhất, chưa xét lưu thông.̣ 160 => P’CN = .100% = 20% 800
Nhưng để thực hiện giá trị hàng hoá, tư bản công nghiệp phải bán được
hàng hóa. Khi có tư bản thương nghiệp thì tư bản thương nghiệp đảm nhiệm, để
bán hàng hóa tư bản thương nghiệp phải ứng tiền ra, giả sử số tiền đó là 200 để mua hàng hóa.
+ Như vậy, tổng tư bản xã hội ứng ra để sản xuất và lưu thông hàng hóa là 800 + 200 = 1000. Theo đó: 160 P’ = .100% = 16% 1000
+ Theo lý luận lợi nhuận bình quân thì lợi nhuận của tư bản công nghiệp = P’.KCN = 16%. 800 =128.
+ Tư bản công nghiệp bán hàng cho tư bản thương nghiệp theo giá bán buôn
công nghiệp: 800 + 128 = 928. lOMoAR cPSD| 47882337
+ Tư bản thương nghiệp bán hàng hóa với giá: 928 + PTN (P’.KTN) = 928 +
(16%. 200) = 960 để thu về 32 PTN.
ĐVĐ: Như vậy lợi nhuận của TBTN trong chủ nghĩa tư bản có phải là kết
quả của việc mua rẻ bán đắt?
Trả lời: không, nhà tư bản TN đã mua hàng hóa thấp hơn giá trị, bán đúng
giá trị và thu được lợi nhuận bằng lợi nhuận bình quân
Ví dụ minh họa về nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp nêu trên chỉ
đúng với giả định là không có chi phí lưu thông (ở đây chỉ đề cập đến chi phí lưu thông thuần tuý).
Giả định chi phí lưu thông thuần tuý là 50.
+ Như vậy, tổng cộng tư bản ứng ra là: 800 + 200 + 50 = 1050.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ giảm xuống còn là: (160/1050).100% =
15,24% (chứ không phải là 16% nữa).
+ Lợi nhuận của tư bản công nghiệp chỉ bằng 15,24% của 800 tư bản ứng
ra và bằng 121,92 (chứ không phải là 128 nữa).
+ Giá bán bán buôn công nghiệp = 800 + 121,92 = 921,92 (chứ không phải là 928 nữa).
+ Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chỉ bằng 15,24% của 250 tư bản ứng
ra và bằng 38,10 (chứ không phải là 16% . 250 = 40).
+ Giá bán của thương nhân là 1010 (chứ không phải là 960 nữa) vì còn phải
cộng cả chi phí lưu thông thuần túy vào.
b) Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp vừa phản ánh mối quan hệ giữa tư
bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp trong việc phân chia giá trị thặng dư,
vừa phản ánh phản ánh quan hệ bóc lột giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương
nghiệp với công nhân làm thuê trong lĩnh vực sản xuất, tư bản công nghiệp trực
tiếp bóc lột, tư bản thương nghiệp gián tiếp bóc lột các công nhân này. → Kết luận: -
TBTN không chỉ tham gia phân chia giá trị thặng dư mà còn tham
giabình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. -
Lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình thức chuyển hóa của giá trị
thặngdư, có nguồn gốc do lao động không công của người công nhân làm thuê
tạo ra trong quá trình sản xuất (khác so với trước đây). -
Bản chất Ptn là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình
sảnxuất mà nhà TBCN nhường cho nhà TBTN lOMoAR cPSD| 47882337 -
Trong xã hội TBCN, công nhân không chỉ bị nhà TBCN bóc lột mà
cònbị cả nhà tư bản thương nghiệp bóc lột
II. CHI PHÍ LƯU THÔNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ CÁC HÌNH THỨC
THƯƠNG NGHIỆP DƯỚI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa
Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, các nhà tư bản thương nghiệp
ngoài việc ứng tiền mua hàng của tư bản công nghiệp còn phải bỏ ra một số khoản
chi phí nhất định gọi là chi phí lưu thông. Khi nghiên cứu loại chi phí này, trước
tiên ta tạm thời không xét tới loại hàng hóa vô hình, hàng hóa dịch vụ.
Chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa gồm hai loại: chi phí tiếp tục quá trình
sản xuất trong lưu thông và chi phí lưu thông thuần túy.
a) Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông
- Khái niệm: Là những chi phí mang tính chất sản xuất, liên quan đến
việcbảo tồn và di chuyển hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Quá trình đưa hàng hóa từ tay người sản xuất tới tay người tiêu dùng, cần
có những chi phí nhất định để vận chuyển hàng hóa, bảo quản giá trị sử dụng của
hàng hóa, chi phí phân loại, gia công, đóng gói... Những chi phí này có tác động
tích cực hoặc bảo quản giá trị sử dụng hoặc làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. - Đặc điểm:
+ Những chi phí này được tính thêm vào giá trị hàng hóa, vì lao động của
công nhân làm việc này là lao động sản xuất.
+ Mục đích: là để bảo tồn và di chuyển giá trị sử dụng từ nơi này đến nơi
khác để thực hiện giá trị hàng hóa dễ dàng hơn.
+ Lao động hao phí trong hoạt động này cũng tham gia tạo ra giá trị hàng
hóa và giá trị thặng dư cho nhà tư bản, họ cũng bị bóc lột.
Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông làm tăng giá trị hàng hóa
và được tính thêm vào giá bán, tuy nhiên, cũng như sự hình thành giá trị hàng hóa,
xã hội chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình. Còn những chi phí quá mức, có khi
xa xỉ sẽ làm tăng những hư phí và tăng giá bán hàng hoá thì xã hội không thừa nhận.
b) Chi phí lưu thông thuần túy
- Khái niệm: Là những chi phí trực tiếp gắn liền với việc thực hiện giá trịcủa của hàng hoá.
Để bán hàng, thương nhân phải bỏ ra một loạt các khoản chi khác như chi
phí xây dựng cửa hàng, đặt đại lý, thuê công nhân bán hàng, quảng cáo, giao dịch
thư tín, sổ sách kế toán... Tất cả các khoản chi này không làm thay đổi giá trị sử lOMoAR cPSD| 47882337
dụng của hàng hóa nhưng là những khoản chi cần thiết để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. - Đặc điểm:
+ Chi phí lưu thông thuần tuý không làm cho giá trị hàng hoá tăng thêm.
Lao động bỏ ra để thực hiện việc mua và bán hàng hóa chỉ làm thay đổi hình thái
giá trị chứ không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Nguồn bù đắp cho chi phí này là một phần của tổng giá trị thặng dư do lao
động của công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra.
Dưới góc độ hàng hoá hiện vật, chi phí lưu thông thuần tuý được coi là
những hư phí, không những không tạo ra sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư,
mà còn khấu trừ vào sản phẩm thặng dư, làm cho giá trị thặng dư giảm xuống.
Chi phí lưu thông thuần tuý dưới góc độ hàng hoá vô hình (những dịch vụ),
trong đó có dịch vụ thương nghiệp. Để có hàng hoá vô hình này, xã hội cũng phải
hao phí lao động quá khứ và lao động sống; hơn nữa, hàng hoá vô hình này cũng
được trao đổi lấy hàng hoá hiện vật và các hàng hoá vô hình ( tức dịch vụ) khác.
Làm rõ vấn đề này, đứng trên góc độ hàng hóa hiện vật để phân tích và vẫn
lấy ví dụ đã nêu trên, tổng tư bản xã hội ứng ra để sản xuất và lưu thông hàng hoá là: 800 + 200 + 50 = 1050.
Nếu tư bản thương nghiệp mua chịu và chỉ thanh toán cho tư bản công
nghiệp sau khi bán xong hàng hoá thì không cần khoản tạm ứng 200 này, bởi vậy
khi xét hàng hóa hiện vật có thể tạm gạt khoản 200 này ra ngoài sự tính toán giá trị hàng hoá.
Còn khoản 50 tư bản cho chi phí lưu thông, nó phải chuyển thành hiện vật
như cửa hàng, quầy hàng, giao dịch thư tín, sổ sách kế toán, quảng cáo... và tư
liệu sinh hoạt cho công nhân viên thương nghiệp => sẽ chia thành 40c và 10v.
Tóm lại, tổng tư bản ứng ra dưới hình thái hiện vật gồm 800 của tư bản
công nghiệp và 50 của tư bản thương nghiệp, tổng cộng là 850.
Chỉ có tư bản công nghiệp mang lại 160m. Giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ
là: 850 + 160 = 1010. Tổng số giá trị 1010 này đều chứa đựng trong giá trị sử
dụng dưới hình thái hiện vật.
Nhưng 50 chi phí lưu thông thuần tuý qua quá trình hoạt động hao mòn mà
không chuyển sang hiện vật, nên đến cuối năm tổng giá trị hàng hóa dưới dạng hiện vật chỉ còn 960.
Để tái sản xuất giản đơn:
* Lĩnh vực công nghiệp phải ứng ra dưới hình thái hiện vật 640c + 160v.
* Lĩnh vực thương nghiệp phải ứng ra 40c + 10v cho chi phí lưu thông.
=> Giá trị thặng dư chỉ còn 110. lOMoAR cPSD| 47882337
Nếu thống kê cả hàng hóa hiện vật và hàng hóa vô hình, thì tổng giá trị hàng
hoá cả năm đúng là 1010 (trong đó 960 là hàng hóa hiện vật và 50 là dịch vụ thương nghiệp).
Khi nói tổng giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị (theo nghĩa rộng) là phải tính
cả hàng hóa hữu hình và vô hình (là 1010), chứ không phải là 960.
Vì vậy, bán theo 1010 mới là giá bán đúng giá trị và có như vậy, những
người lao động trong lĩnh vực thương nghiệp mới bù đắp được hao phí lao động của mình. (Liên hê Việt Nam)̣
- Lao động thương nghiệp thuần túy
+ Lao động thương nghiệp thuần túy là lao động của nhân viên thương
nghiệp, không tạo ra giá trị hàng hóa hiện vật (hữu hình), nhưng tạo ra hàng hóa - dịch vụ (vô hình). *
Đặc điểm: giá trị của hàng hóa vô hình (DV) cũng gia nhập tổng số
giátrị hàng hóa của xã hội.
Tổng giá trị hàng hóa = Giá trị hàng hóa hiện vật + Giá trị hàng hóa DV *
Nếu giả định, B là tư bản để mua hàng, K là tư bản bất biến phục vụ
choviệc mua – bán (chi phí vật chất cho thương nghiệp), b là tư bản khả biến ứng
ra trả lương cho nhân viên thương nghiệp, p’ là tỷ suất lợi nhuận chung, lúc này
giá bán hàng hóa của TBTN là: B + B.p’ + K + Kp’ + b + bp’ *
Giá bán trên cho thấy TBTN ứng tư bản ra để kinh doanh, ngoài
việcthu hồi lại số TB ứng ra họ còn đòi thêm khoản lợi nhuận do số tư bản ứng
trước đó (Bp + Kp’ + bp’). Đây là một điều vô lý nhưng vẫn được xã hội chấp
nhận, vì nó mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc thực hiện giá trị hàng hóa phân
tán của tiểu thương. (Lý giải kỹ).
+ Lao động của công nhân thương nghiệp cũng bị bóc lột như công nhân
làm thuê trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào khác, sức lao động của họ cũng là
hàng hóa. Ngày lao động của họ cũng được chia làm 2 phần là thời gian lao động
tất yếu và thời gian lao động thặng dư. *
Trong thời gian lao động tất yếu, công nhân thương nghiệp bán
đượcmột số lượng hàng hóa nhất định, tức là đã giúp thực hiện được một lượng
giá trị và giá trị thặng dư nhất định, vì lý do này, tư bản công nghiệp phải nhượng
bớt cho tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư, phần này mới chỉ đủ để
bù lại khoản tiền công mà tư bản thương nghiệp trả cho công nhân thương nghiệp,
tức là tư bản thương nghiệp chưa có lợi gì. *
Nhưng lao động của công nhân thương nghiệp không dừng lại ở
đó,trong phần còn lại của ngày lao động, tức là trong thời gian lao động thặng dư,
công nhân thương nghiệp tiếp tục bán được một khối lượng hàng hóa và tư bản lOMoAR cPSD| 47882337
công nghiệp lại phải nhượng thêm một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp, phần này tư bản thương nghiệp không trả cho công nhân nữa mà giữ lại
trong tay mình, coi đó là lợi nhuận thương nghiệp.
=>Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp không chỉ là sự bóc lột gián tiếp công
nhân trong lĩnh vực sản xuất mà còn là sự bóc lột trực tiếp công nhân thương
nghiệp. Đây mới là bản chất đầy đủ của lợi nhuận thương nghiệp.
2. Các hình thức thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản
Dưới chủ nghĩa tư bản, thương nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với
sản xuất, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nhà tư bản tìm mọi biện pháp để thực
hiện được giá trị hàng hóa.
Căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động, thương nghiệp dưới chủ nghĩa
tư bản có thể chia thành hai loại: Thương nghiệp bán buôn và thương nghiệp bán lẻ.
a) Thương nghiệp bán buôn -
Khái niệm: Thương nghiệp bán buôn là hoạt động mua bán hàng hóa
vớikhối lượng lớn, mục đích mua hàng không phải để trực tiếp tiêu dùng, mà để
bán lại nhằm thu lợi nhuận. -
Thương nghiệp bán buôn lại chia làm hai loại: bán buôn công nghiệp
vàbán buôn thương nghiệp.
+ Bán buôn công nghiệp là hình thức ở đó nhà tư bản công nghiệp bán hàng
hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị xã hội.
+ Bán buôn thương nghiệp là hình thức ở đó các nhà tư bản thương nghiệp
bán hàng hóa cho nhau hoặc bán hàng cho tiểu thương. Giá bán buôn thương
nghiệp cao hơn giá bán buôn công nghiệp nhưng thấp hơn giá bán lẻ hàng hóa.
b) Thương nghiệp bán lẻ -
Khái niệm: Thương nghiệp bán lẻ là hình thức tư bản thương nghiệp
vàtiểu thương bán hàng hóa cho người tiêu dùng dưới hình thức tín dụng hoặc trả tiền ngay. -
Đặc điểm: Là bước chủ yếu biến khoản tiền thu nhập của dân cư
thànhsản phẩm tiêu dùng của dân cư, biến tài sản của chủ sở hữu tư bản thành sở hữu của dân cư.
3. Chu chuyển của tư bản thương nghiệp
ĐVĐ: Chu chuyển của tư bản là gì?
- Khái niệm: Là quá trình vận động của tư bản bắt đầu từ khi nhà tư bản
ứng tiền ra cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thái đó với giá trị
lớn hơn (tức là một vòng chu chuyển của tư bản, tính từ khi tư bản thương nghiệp lOMoAR cPSD| 47882337
bỏ tiền ra mua hàng hóa của tư bản công nghiệp và mang bán hàng hóa đó để thu
về tư bản dưới dạng tiền tệ với số lượng lớn hơn).
Công thức vận động: T – H – T’ (T’ = T + Ptn). Trong đó:
T là số tư bản thương nghiệp đã ứng ra.
H là hàng hóa, đối tượng của tư bản thương nghiệp.
T’ là khoản tiền thu về của tư bản thương nghiệp sau khi bán hàng. -
Số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp trong một năm: là số
lầnvận động của T – H – T’ được lặp lại trong năm đó. -
Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp: tốc độ vận động của
tưbản thương nghiệp phụ thuộc vào tốc độ và quy mô của quá trình sản xuất và tiêu dùng cá nhân. -
Những yếu tố tác động đến tốc độ chu chuyển của tư bản thương
nghiệpgồm: Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển.
+ Thời gian chu chuyển của tư bản thương nghiệp dài hay ngắn, số vòng
chu chuyển trong một năm nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tính chất của từng ngành thương nghiệp.
Số vòng chu chuyển trong một năm nhiều hay ít, trong cùng một ngành
thương nghiệp, chu chuyển của tư bản thương nghiệp cũng nhanh hay chậm khác
nhau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế. Tuy vậy, kinh nghiệm cho
phép người ta tính được số vòng chu chuyển trung bình của mỗi ngành.
+ Số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp có tác động quyết định
đến lượng tuyệt đối và tương đối của tư bản thương nghiệp cần thiết cho lưu thông. *
Lượng tuyệt đối của tư bản thương nghiệp cần thiết tỷ lệ nghịch tốc
độ chuchuyển của nó. Nhưng lượng tương đối của nó, tức là tỷ số giữa nó với
tổng số tư bản, lại do lượng tuyệt đối của nó quyết dịnh, nếu mọi điều kiện khác vẫn như cũ.
Ví dụ: Tổng tư bản là 100.000, nếu tư bản thương nghiệp chu chuyển 10
vòng một năm thì lượng tuyệt đối cần thiết của nó là 10.000 và lượng tương đối
của nó là 1/10. Nếu chu chuyển 5 vòng một năm thì lượng tuyệt đối cần thiết của
nó là 20.000 và lượng tương đối của nó là 1/5. *
Khi lượng tương đối của tư bản thương nghiệp là một lượng xác định
thìsự khác nhau về số vòng chu chuyển trong các ngành thương nghiệp khác nhau
sẽ không ảnh hưởng gì tới quy mô của tổng số lợi nhuận thuộc về tư bản thương
nghiệp, cũng không ảnh hưởng gì đến tỷ suất lợi nhuận chung. lOMoAR cPSD| 47882337
Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không phải do khối lượng tư bản hàng
hoá mà nhà tư bản ấy đảm nhiệm việc chu chuyển quyết định, mà do số lượng tư
bản tiền tệ được ứng ra để thực hiện việc chu chuyển đó quyết định. Ví dụ:
Nếu tỷ suất lợi nhuận chung hàng năm là 15% và tư bản thương nghiệp ứng
tư bản ra là 100 đơn vị tiền tệ, khi kinh doanh trong ngành thương nghiệp có tốc
độ chu chuyển trung bình là 1vòng/năm, thương nhân ấy sẽ bán hàng hoá của
mình là 115 đơn vị tiền tệ.
Nhưng khi kinh doanh trong một ngành thương nghiệp khác có tốc độ chu
chuyển tư bản trung bình là 5 vòng/năm thì trong một năm, thương nhân ấy phải
bán 5 lần 103 và doanh số cả năm sẽ là: 515 đơn vị tiền tệ, lợi nhuận trung bình
thu được là 15 đơn vị tiền tệ, tức là bằng 15% của tư bản thương nhân đã ứng ra
ban đầu. Như vậy, số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp trong các ngành
thương nghiệp khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả thương nghiệp của hàng hoá. Ví dụ:
Tư bản tương nghiệp mua được số hàng hóa có giá trị là 100 bán hàng hóa
với giá 115 = K+P bình quân
Nếu tốc độ chu chuyển n là 1v/năm thì giá bán của mỗi đơn vị hàng hóa là
115/100 = 1,15 đơn vị tiền tệ
Nếu tốc độ chu chuyển n là 5v/năm, tư bản mua được số hàng hóa có giá
trị là 500 bán với giá là 515 = K + P bình quân của 5 vòng 15/5, khi đó giá bán
một đơn vị hàng hóa sẽ bằng 515/500 = 1,03 đơn vị tiền tệ
Như vậy, số tiền mà tư bản thương nghiệp tính thêm vào giá cả tức là lượng
lợi nhuận thương nghiệp tính thêm vào giá bán của mỗi đơn vị hàng hoá tỷ lệ
nghịch với số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp trong các ngành thương nghiệp khác nhau.