Luận cuối kỳ môn triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Con người là một thực thể sinh vật[1], con người cho dù có phát triển đến đâu thìngay từ thuở sơ khai đã là con vật, và có thể khẳng định rằng con người không bao giờcó thể rời bỏ được đặc tính vốn là động vật của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1. KHÁI NIỆM CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.
Con người là một sinh vật có tính xã hội.
Con người là một thực thể sinh vật[1], con người cho dù có phát triển đến đâu thì
ngay từ thuở sơ khai đã là con vật, và có thể khẳng định rằng con người không bao giờ
có thể rời bỏ được đặc tính vốn là động vật của mình.
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và, đồng thời, giới tự nhiên cũng là
“thân thể vô cơ của con người”[2]. Con người luôn tuân theo các quy luật của tự nhiên,
những quy luật sinh học mà đây cũng là những quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài
của tự nhiên. Chính những biến đổi, tác động của tự nhiên sẽ thường xuyên quy định
sự tồn tại cũng như phát triển của con người bên cạnh đó những hành động nhằm phục
vụ lợi ích, nhu cầu phát triển xã hội của con người cũng làm thay đổi tự nhiên.
Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội[3]. Dù bản chất con
người là động vật nhưng vẫn khác xa so với các loài khác bởi chính những hoạt động
xã hội. Và hoạt động quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt này chính là lao động, sản
xuất. Chính nhờ những hoạt động này mà con người thoát ly khỏi thuần túy là động
vật, đi đến một giai đoạn phát triển cao hơn. Nhờ những hoạt động lao động sản xuất
mà con người tác động qua lại, phụ phuộc lẫn nhau; dẫn đến hình thành nhiều mối
quan hệ xã hội khác chỉ tồn tại trong “xã hội loài người”.
Như vậy, con người không phải là một động vật thuần túy, mà là một thực thể
sinh vật – xã hội. Bản chất của con người chính là một thực thể sinh vật, và mang tính
xã hội; chính vì lao động mà con người bắt đầu tác động ảnh hưởng cũng như là phụ
thuộc lẫn nhau, tạo ra nhiều quan hệ xã hội khác nhau, và con người tồn tại, phát triển
trên chính xã hội này. Chính vì vậy, con người là một thực thể sinh vật, cũng là một
thực thể xã hội, và hai khái niệm này không thể tách rời nhau.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. 1
C. Mác đã từng khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người
là tổng hòa những quan hệ xã hội”[4].
Trước hết, không có con người nào là trừu tượng[5], con người luôn cụ thể và
luôn sống trong một hoàn cảnh lịch sử, điều kiện cụ thể. Mà chính trong điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể đó, con người bắt đầu lao động nhằm để phục vụ những lợi ích, nhu
cầu cá nhân để tồn tại và từ đó trở nên phát triển về thể chất và tư duy của chính mình.
Con người tồn tại và phát triển không tách rời xã hội của mình[6], con người
khác các loài động vật còn lại bởi những hoạt động xã hội. Mà trong xã hội ấy, con
người tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các mối quan hệ xã hội, chính các mối quan hệ
xã hội đó đã góp phần lớn vào việc hình thành bản chất con người. Vì vậy, bản chất
con người không thần bí cũng không trừu tượng, không tách rời khỏi các quan hệ xã hội xác định.
Nhiều mối quan hệ tham gia vào hình thành bản chất con người từ quá khứ cho
đến hiện tại, từng thời điểm, thời đại cụ thể. Mà mỗi quan hệ xã hội này có các vị trí,
vai trò khác nhau nhưng tác động qua lại, không tách rời nhau. Khi con người bắt đầu
biết lao động sản xuất thì từ đó đã hình thành nên các mối quan hệ giai cấp, dân tộc
khác nhau. Bên cạnh đó, con người với nhu cầu tồn tại cũng như phát triển đã tương
tác lẫn nhau trong một xã hội, mà ở đây, con người được học hỏi, tiếp thu, giúp đỡ
nhau để trở nên phát triển hơn. Con người cũng mong muốn được đáp ứng nhu cầu về
tinh thần, tình cảm để trở nên gắn bó, không đơn độc, tách rời khỏi xã hội. Và thông
qua đó, các mối quan hệ xã hội đã tham gia vào việc hình thành bản chất của con người.
Các mối quan hệ xã hội góp phần hình thành bản chất con người không phải
được tính bằng một phép tính cộng riêng biệt nào mà đó là một sự tổng hòa của các
mối quan hệ[7]. Các mối quan hệ vừa là tiền đề để hình thành cũng như phát triển con
người và cũng chính là môi trường để con người thể hiện bản thân mình. Con người bị
chi phối bởi những mối quan hệ xã hội để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của
mình, đồng thời, con người cũng phát huy, xây dựng các mối quan hệ xã hội mới. Vì
vậy mà con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là sản phẩm của chính bản thân 2
mình[8]. Con người tác động lên các mỗi quan hệ xã hội mức độ cụ thể bao nhiêu thì
các quan hệ xã hội tác động đến con người mức độ cụ thể đó[9].
Với mỗi mối quan hệ xã hội khác nhau sẽ có những tác động, ảnh hưởng lên
bản chất con người khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là quan hệ sản xuất. Bởi
lẽ con người thoát ly khỏi động vật thuần túy vì con người biết lao động sản xuất, và
hầu hết những mối quan hệ khác ít nhiều gì cũng bị quan hệ sản xuất chi phối[10].
Chung quy lại, bản chất con người không tự sẵn có mà được hình thành bởi các
mối quan hệ xã hội. Vì vậy, khi các mối quan hệ này biến đổi thì ít nhiều gì bản chất
con người cũng sẽ thay đổi và nếu ta muốn thay đổi bản chất của một con người thì ta
không thể không thay đổi những mối quan hệ xung quanh của họ.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trước hết, để giải thích những vấn đề về con người thì chúng ta không thể chỉ
xem xét về bản tính tự nhiên của con người mà thay vào đó phải xét đến bản chất xã hội của con người[11].
Con người trở nên khác biệt với các thực thể tự nhiên còn lại bởi các hoạt động
xã hội. Mà con người trong các hoạt động đó chính là theo đuổi các mục đích của
mình. Xét cho cùng, “con người ở bất kỳ thời đại nào cũng hành động trước hết vì lợi
ích của bản thân mình”[12]. Vì vậy lợi ích đóng một vai trò quan trọng trong việc chi
phối con người đến với các hoạt động tự giác, tích cực. Và cũng chính vì con người
luôn không thể tách khỏi xã hội của mình, cũng như luôn tác động, phụ thuộc lẫn nhau
dẫn đến con người hành động lợi ích vì cá nhân, thì đó cũng chính là lợi ích của một
xã hội. Khi con người tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội sẽ được phát triển
toàn diện bản thân mình. Và bản chất con người được xác định rõ ràng nhất khi chúng
được đặt trong các mối quan hệ xã hội, cũng như các nhu cầu và lợi ích cá nhân[13].
Bản chất con người được hình thành trong các điều kiện lịch sử cụ thể. Và khi
con người được sinh ra sẽ tiếp nhận những giá trị lịch sử, văn hóa sẵn có, mà đây cũng
chính là một trong nhiều nhân tố hình thành nên bản chất con người. Chính vì vậy, để
con người được hình thành một bản chất tốt đẹp, văn minh nhất chúng ta cần phải phát
huy một xã hội, phát huy những phẩm chất tinh hoa của lịch sử, đồng thời cũng phát 3
huy sáng tạo, phát triển thêm nhiều giá trị tinh thần khác, làm cho xã hội tiến bộ, văn minh hơn.
Bản chất con người chính là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho nên, để có
thể phát triển nhân cách con người tốt nhất trước hết cần phải xây dựng một xã hội văn
minh, tiên tiến, bởi lẽ con người luôn bị chi phối bởi các mối quan hệ xã hội cũng như
con người luôn tồn tại và phát triển gắn bó với xã hội của mình. Xã hội văn minh dẫn
đến con người văn minh, song, con người văn minh, tiến bộ sẽ luôn có động lực phát
triển mạnh mẽ sẽ tác động đến những người xung quanh, từ đó tạo ra một xã hội ngày
càng phát triển. Giữa con người và xã hội có một mối quan hệ biện chứng, nên chúng
ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xã hội cũng như con người, tránh đề cao
chỉ xã hội hay chỉ cá nhân[14].
Đảng và nhà nước ta đã vận dụng triệt để những quan điểm về bản chất con
người của triết học Mác – LêNin, nhất là trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước.
Đảng ta luôn chú trọng vào việc phát huy nhân tố con người, đảm bảo về đời sống vật
chất cũng như đời sống tinh thần, coi con người là mục tiêu vừa là công cuộc đổi mới,
phát triển đất nước. Bởi lẽ, khi con người được đáp ứng các điều kiện tinh thần, nhu
cầu vật chất thì Việt Nam ta mới trở nên phát triển vượt bậc[15].
Đảng ta luôn tạo điều kiện cho đời sống nhân dân để dân ta có thể phát huy tối
đa năng lực sáng tạo, đổi mới. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, nhân dân ta luôn
biết sáng tạo, dựa trên những kế thừa tốt đẹp để tìm ra những lối thoát, những hướng đi
lên để Việt Nam vươn tầm với bạn bè quốc tế. Chính vì thế mà Đảng ta luôn đặt con
người làm trung tâm của xã hội, ra sức tạo cơ hội để con người được phát triển toàn diện[16].
Và để đạt được mục tiêu này, Đảng luôn đưa ra những chính sách, chú trọng
đào tạo giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như nâng cao dân trí
con người. Xây dựng một dân tộc toàn diện, phát triển vượt bậc đi đôi với nhu cầu hội
nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để dân tộc Việt Nam
phát triển toàn diện, chính là cần phải nâng cao chất lượng con người Việt Nam, dựa
trên mối quan hệ biện chứng của quan điểm triết học Mác – LêNin[17]. 4
Trước những quan điểm về sự hình thành bản chất con người của Triết học Mác
– LêNin cùng với những chính sách phát triển dân tộc của Đảng ta, là một sinh viên
UEH – một trong những nhân tố trung tâm phát triển xã hội, cần có những hành động
đúng đắn để phát triển bản thân, góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh.
Trước hết, sinh viên UEH cần phải ra sức học tập ở giảng đường đại học. Tiếp
thu những kiến thức được truyền đạt vào trong thực tiễn để đạt được mục tiêu phát
triển kinh tế cho bản thân cũng như là ra sức thúc đẩy nền kinh tế của xã hội. Bên cạnh
đó, cũng cần phải xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh giữa người với người,
giữa trong nước với ngoài nước, nhằm đưa dân tộc hội nhập với bạn bè quốc tế, phát
huy những nét truyền thống tươi đẹp của dân tộc Việt Nam ta, mà từ đó học hỏi cũng
như tiếp thu được những thành tựu khoa học tiên tiến, vượt trội để thúc đẩy đất nước phát triển.
Bên cạnh việc trau dồi các kiến thức nhằm đáp ứng những nhu cầu của bản thân
cũng như phát triển xã hội thì một sinh viên UEH cũng cần phải rèn luyện cho bản
thân những kỹ năng xã hội cần có, tránh rơi vào việc chỉ chạy theo một nhu cầu.
Chẳng hạn như ra sức học tập ngoại ngữ để có thể hội nhập quốc tế một cách nhanh
nhất, bên cạnh đó cũng phải rèn luyện các kỹ năng mềm để có thể phát triển toàn diện
trên mọi mặt. Và để trau dồi những điều này, sinh viên cần phải hòa nhập với tập thể,
học tập cũng như trao đổi cho nhau, chẳng hạn như tích cực tham gia vào các câu lạc
bộ, đoàn – hội, đội nhóm,... Vì khi hòa nhập với một môi trường mới, chúng ta sẽ đóng
góp được những điều tốt đẹp mình biết được mà đồng thời, sinh viên cũng tiếp thu
thêm được nhiều kỹ năng mình còn thiếu sót. Chính mối quan hệ biện chứng này sẽ
giúp sinh viên phát triển toàn diện, nâng cao phẩm chất cá nhân, nhất là ở một môi
trường phát triển như UEH, từ đó sẽ dẫn đến một xã hội, một dân tộc được phát triển
một cách tối ưu nhất, và kết quả sau cùng đó chính là sinh viên cũng như là tất cả mọi
người đều được hưởng một cuộc sống tốt đẹp nhất. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 86.
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 204.
3. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 86.
4. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 204 – 205.
5. Tham khảo bài giảng tại https://www.youtube.com/watch?v=jJXEjcr8lDs.
6. Tham khảo bài giảng tại https://www.youtube.com/watch?v=jJXEjcr8lDs.
7. Tham khảo bài giảng tại https://www.youtube.com/watch?v=jJXEjcr8lDs.
8. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 87.
9. Tham khảo bài giảng tại https://www.youtube.com/watch?v=jJXEjcr8lDs.
10. Tham khảo bài giảng tại https://www.youtube.com/watch?v=jJXEjcr8lDs.
11. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 205.
12. Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay, NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 57.
13. Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay, NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 58.
14. Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay, NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 66.
15. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 206 – 207.
16. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 206 – 207.
17. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – LêNin 2019, trang 206 – 207. 6