Luận-triết rút-gọn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Đề: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép
biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức
thực tiễn cuộc sống của bản thân Anh (Chị).
1. Cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện
chứng duy vật.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
của phép biện chứng duy vật.
- Khái niệm liên hệ, mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến:
“Liên hệ” là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng
nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc
giữa các đối tượng với nhau.
“Mối liên hệ phổ biến” chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, chỉ những mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới hay nói cách khác mối liên hệ phổ
biến được dùng với hai nghĩa cở bản đó là: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ và dùng để chỉ sự khái quát những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất.
- Tính chất của các mối liên hệ
1) Tính khách quan của các mối liên hệ
Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động
trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với
nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần...
Các mối liên hệ, tác động đó suy đến cùng đều là sự quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
2) Tính phổ biến của các mối liên hệ
Bất kỳ ở đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa
dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của
các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không
những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra
giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
3) Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể
khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Tính
đa dạng phong phú được thể hiện ở việc có mối liên hệ về không gian và cũng có
mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. có mối liên hệ riêng chỉ
tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ
trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, có mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ
tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ
thứ yếu...
-Nội dung của nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức
và thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên
hệ của chỉnh thể đó.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận
thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính,
nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn
trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh
tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết
trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ
phổ biến).
2. Vận dụng
2.1. Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào hoạt động nhận thức
Nguyên tắc toàn diện được sử dụng trong hoạt động nhận thức nhằm hoàn thiện
bản thân mỗi người. Khi đánh giá bản thân, mỗi người phải xem xét một cách toàn
diện, đặt mình trong tổng thể các mối quan hệ, từ đó có thể thấy rõ đc mối liên hệ ở
từng mặt tác động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của con người có thể kể đến là yếu tố i
trường tự nhiên, yếu tố môi trường xã hội, yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động thực
tiễn, yếu tố nhân cách cá nhân.
2.1.1 Yếu tố môi trường tự nhiên gắn với yếu tố bẩm sinh
Trong quá trình hình thành nhân cách, các yếu tố của hoàn cảnh tự nhiên được
xem là cái nền vốn có, ảnh hưởng ít nhiều tính cách của mỗi con người.
Trong sinh học và di truyền học, di truyền là sự chuyển những đặc trưng sinh học
từ sinh vật cha mẹ đến con cái. Mỗi cá thể khi ra đời đều nhận được một số đặc
điểm sinh học. Nhưng những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá thể không hoàn
toàn do yếu tố di truyền tạo nên mà còn phụ thuộc vào những yếu tố tạo nên do
sự vận động và phát triển của thể. Tóm lại, mộtthể vừa mang đặc điểm giải
phẫu sinh lý của cha mẹ vừa có những đặc điểm riêng của nó. Đây là yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hình thành nhân cách riêng biệt của mỗi người.
2.1.2 Môi trườnghội
C.Mác từng nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”. vạch Ông ra những luận đề nổi tiếng về việc tác động tới
sự hình thành bản chất, nhân cách người của những đặc trưng xã hội và quy luật
xã hội: Nếu không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc trong một
xã hội quá đơn điệu thì cơ thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vật
hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động.” Do đó, con hình thành nhân
cách, thực hiện hoạt động sống từ sự tổng hoà các quan hệ hội, từ hoàn cảnh
xã hội có tồn tại. Mỗi người đều mang một bản chất xã hội nhất định.
2.1.3. Yếu tố giáo dục
Giáo dụcvai trò hoạch định sự hình thành nhân cách và thúc đẩy nhân cách
phát triển theo hướng được vạch ra. Giáo dục còn uốn nắn những người biến
tướng đạo đức, đưa họ về đúng chuẩn mực xã hội. Bên cạnh mặt khoa học, giáo
dục về mặt văn hóa, lịch sử,… cũng rất cần thiết. Vì khi đó, chúng ta phát triển
cả tư duy, sáng tạo lẫn đạo đức, khiếu thẩm mỹ,… từ đó tạo ra các giá trị tinh
thần. thể thấy, giáo dục cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, đồng thời định hướng nhân cách, hình thành những phẩm chất cần thiết để
hòa nhập và bộc lộ hết năng lực của bản thân trong môi trường xã hội.
2.1.4. Hoạt động thực tiễn
Hoạt động thực tiễn có thể xem là quá trình tự giáo dục của con người và là nhân
tố quyết định giá trị riêng biệt của họ. Mỗi cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn
sẽ để lại dấu ấn độc nhất của lên bản thân, hình thành nhân cách. n cạnh đó,
trong các hoạt động thực tiễn, con người phải trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ,
phải sử dụng một khối lượng lớn văn hóa vật chất,n hóa tinh thần của nhân
loại. Từ đó, mỗinhân sẽ có cách phản ứng riêng trước sự tác động của môi
trường xã hội. Điều này tạo nên sự đa dạng của nhân cách con người, sự khác
biệt của từngthể.thể nói, thông qua hoạt động thực tiễn, con người biểu
hiện các năng lựcphẩm chất nhân cách của mình.
2.1.5. Nhân cáchnhân
Trong quá trình từ con người cá nn hình thành con người xã hội, nhân cách
của mỗi người sẽ được hình thành trong các mối liên hệ xã hội, các quan hệ liên
nhân cách và được biểu thị qua cách sống, cách ứng xử, hành vi, thói quen. Con
người không thể chỉ nhận thức các mối quan hệ với những người xung quanh mà
còn phải nhận thức được chính bản thân trên cơ sở so sánh mình với người khác và
với các chuẩn mực của xã hội. Qua đó, các cá nhân sẽ hình thành ý thức về bản
thân, có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân, phấn đấu, nỗ lực để tạo nên
lẽ sống (hay còn gọi là hình thành cái tôi của bản thân). Kết quả là con người
khẳng định giá trị của bản thân và phát triển nhân cách tốt đẹp, nhân cách mà
cộng đồng cảm thấy cần được phát huyhòa hợp với cộng đồng.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào hoạt động thực tiễn
+Trong việc rèn luyện thể chất.
Tôi áp dụng quan điểm toàn diện bằng cách đặt bản thân và việc rèn luyện vào các
mối liên hệ khác nhau như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; mức độ phù hợp với
cách rèn luyện; lợi ích việc rèn luyện đến những việc khác… để lựa chọn cách rèn
luyện phù hợp nhất. Ví dụ như muốn chơi bóng đá, chúng ta nên rèn luyện chạy
bền trước để tăng sức bền và tăng sự linh hoạt cho cơ thể. Ngoài ra, nếu đã xác
định bản thân muốn rèn luyện thể chất, không thể hời hợt mà phải xác định mục
tiêu cũng như rèn luyện tính kiên trì để theo kế hoạch đến cùng.
+Trong việc học tập, rèn luyện tri thức
Khi vận dụng quan điểm toàn diện vào việc học, tôi đã đặt việc học tập trong các
mối liên hệ khác nhau: học để làm gì (để tồn tại hay để chung sống với con người,
với vạn vật…) học theo thứ tự nào,… Từ đó, tôi rút ra mối quan , học như thế nào,
hệ giữa các kiến thức đã tiếp thu, khái quát thành một hệ thống kiến thức hoàn
chỉnh. Ngoài ra, nhận thấy được tính đúng đắn của câu nói “học đi đôi với hành”,
tôi luôn áp dụng kiến thức vào thực tin để kiểm chứng tính đúng đắn của chúng và
thấy rõ của mối liên hệ của việc học đến thực tế. Ví dụ, khi học tập ở môi trường
Đại học, chúng ta nên có lộ trình phù hợp, học những môn cơ bản trước để nắm
vững các kiến thức cơ bản (ví dụ như học “Kinh tế vi mô” là căn bản cho “Kinh tế
vĩ mô”), xác định mục đích học để có căn bản cho những chuyên ngành, cũng như
để tích lũy kiến thức và rèn luyện trí óc cho công việc tương lai.
+Trong cuộc sống
Trong cuộc sống hằng ngày có vô số các sự vật hiện tượng xảy ra, chúng ta phải
suy xét nhiều khía cạnh, đặt các vấn đề ấy trong các mối liên hệ, nếu không sẽ rất
dễ hiểu sai bản chất của sụ việc. Như khi vừa gặp mặt ai đó lần đầu tiên, chắc hẳn
ai cũng sẽ hình thành những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình, tính cách của người
đó. Nhưng không thể chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta có thể đánh giá họ là
người như thế nào. Đó là cái nhìn chủ quan, phiến diện, trái với quan điểm toàn
diện. Vì thế, cần phải tiếp xúc lâu dài, nhìn nhận họ trên mọi phương diện, ở từng
thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau mới có thể đánh giá một con người.
+Trong việc vượt qua khó khăn, hướng tới lý tưởng
Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, tôi áp dụng nguyên tắc toàn diện bằng
cách xem xét kĩ vấn đề ấy trong các mối liên hệ cũng như phân loại các mối liên hệ
(mối quan hệ chủ yếu hay thiết yếu, mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp…), phân
tích nguyên nhân của vấn đề để có cách giải quyết hợp tình hợp lý. Ví dụ, khi nhận
thấy kết quả học tập sa sút, chúng ta cần tìm nguyên nhân xảy ra vấn đề đó là
(do chưa hiểu bài, không chú ý trong lớp, không làm đủ bài tập, do lười biếng…).
Sau khi liệt kê được những nguyên nhân, ta phân loại chúng để tìm nguyên nhân cụ
thể, chủ yếu, từ đó khắc phục được vấn đề.
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-giao-thong-van-tai-phan-hieu-tp-
ho-chi-minh/triet-hoc/phan-tich-nguyen-li-ve-moi-lien-he-pho-bien-va-y-nghia-
phuong-phap-luan-ve-nguyen-li-do/19618959
https://www.studocu.com/es/document/universidad-de-salamanca/atencion-a-la-
diversidad/moi-lien-he-pho-bien-useful/16867713
http://www.triethoc.info/2015/03/nguyen-ly-ve-moi-lien-he-pho-bien.html
https://vienphapluatungdung.vn/nguyen-ly-ve-moi-lien-he-pho-bien.html
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17124/5/V_L2_01099_noi_dung
.pdf
| 1/6

Preview text:

Đề: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép
biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn cuộc sống của bản thân Anh (Chị).
1. Cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
của phép biện chứng duy vật.
- Khái niệm liên hệ, mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến:
“Liên hệ” là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng
nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc
giữa các đối tượng với nhau.
“Mối liên hệ phổ biến” chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, chỉ những mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới hay nói cách khác mối liên hệ phổ
biến được dùng với hai nghĩa cở bản đó là: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ và dùng để chỉ sự khái quát những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất.
- Tính chất của các mối liên hệ
1) Tính khách quan của các mối liên hệ
Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động
trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với
nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần...
Các mối liên hệ, tác động đó suy đến cùng đều là sự quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
2) Tính phổ biến của các mối liên hệ
Bất kỳ ở đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa
dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của
các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không
những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra
giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
3) Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể
khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Tính
đa dạng phong phú được thể hiện ở việc có mối liên hệ về không gian và cũng có
mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. có mối liên hệ riêng chỉ
tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ
trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, có mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ
tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu...
-Nội dung của nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận
thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính,
nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả
những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn
trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh
tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết
trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến). 2. Vận dụng 2.1.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào hoạt động nhận thức
Nguyên tắc toàn diện được sử dụng trong hoạt động nhận thức nhằm hoàn thiện
bản thân mỗi người. Khi đánh giá bản thân, mỗi người phải xem xét một cách toàn
diện, đặt mình trong tổng thể các mối quan hệ, từ đó có thể thấy rõ đc mối liên hệ ở từng mặt tác động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của con người có thể kể đến là yếu tố môi
trường tự nhiên, yếu tố môi trường xã hội, yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động thực
tiễn, yếu tố nhân cách cá nhân.
2.1.1 Yếu tố môi trường tự nhiên gắn với yếu tố bẩm sinh
Trong quá trình hình thành nhân cách, các yếu tố của hoàn cảnh tự nhiên được
xem là cái nền vốn có, ảnh hưởng ít nhiều tính cách của mỗi con người.
Trong sinh học và di truyền học, di truyền là sự chuyển những đặc trưng sinh học
từ sinh vật cha mẹ đến con cái. Mỗi cá thể khi ra đời đều nhận được một số đặc
điểm sinh học. Nhưng những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá thể không hoàn
toàn do yếu tố di truyền tạo nên mà còn phụ thuộc vào những yếu tố tạo nên do
sự vận động và phát triển của cá thể. Tóm lại, một cá thể vừa mang đặc điểm giải
phẫu sinh lý của cha mẹ vừa có những đặc điểm riêng của nó. Đây là yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hình thành nhân cách riêng biệt của mỗi người.
2.1.2 Môi trường xã hội
C.Mác từng nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”. Ông vạch ra những luận đề nổi tiếng về việc tác động tới
sự hình thành bản chất, nhân cách người của những đặc trưng xã hội và quy luật
xã hội: “Nếu không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc trong một
xã hội quá đơn điệu thì cơ thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vật
hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động.” Do đó, con hình thành nhân
cách, thực hiện hoạt động sống từ sự tổng hoà các quan hệ xã hội, từ hoàn cảnh
xã hội có tồn tại. Mỗi người đều mang một bản chất xã hội nhất định.
2.1.3. Yếu tố giáo dục
Giáo dục có vai trò hoạch định sự hình thành nhân cách và thúc đẩy nhân cách
phát triển theo hướng được vạch ra. Giáo dục còn uốn nắn những người biến
tướng đạo đức, đưa họ về đúng chuẩn mực xã hội. Bên cạnh mặt khoa học, giáo
dục về mặt văn hóa, lịch sử,… cũng rất cần thiết. Vì khi đó, chúng ta phát triển
cả tư duy, sáng tạo lẫn đạo đức, khiếu thẩm mỹ,… từ đó tạo ra các giá trị tinh
thần. Có thể thấy, giáo dục cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, đồng thời định hướng nhân cách, hình thành những phẩm chất cần thiết để
hòa nhập và bộc lộ hết năng lực của bản thân trong môi trường xã hội.
2.1.4. Hoạt động thực tiễn
Hoạt động thực tiễn có thể xem là quá trình tự giáo dục của con người và là nhân
tố quyết định giá trị riêng biệt của họ. Mỗi cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn
sẽ để lại dấu ấn độc nhất của lên bản thân, hình thành nhân cách. Bên cạnh đó,
trong các hoạt động thực tiễn, con người phải trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ,
phải sử dụng một khối lượng lớn văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của nhân
loại. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có cách phản ứng riêng trước sự tác động của môi
trường xã hội. Điều này tạo nên sự đa dạng của nhân cách con người, sự khác
biệt của từng cá thể. Có thể nói, thông qua hoạt động thực tiễn, con người biểu
hiện các năng lực và phẩm chất nhân cách của mình.
2.1.5. Nhân cách cá nhân
Trong quá trình từ con người cá nhân hình thành con người xã hội, nhân cách
của mỗi người sẽ được hình thành trong các mối liên hệ xã hội, các quan hệ liên
nhân cách và được biểu thị qua cách sống, cách ứng xử, hành vi, thói quen. Con
người không thể chỉ nhận thức các mối quan hệ với những người xung quanh mà
còn phải nhận thức được chính bản thân trên cơ sở so sánh mình với người khác và
với các chuẩn mực của xã hội. Qua đó, các cá nhân sẽ hình thành ý thức về bản
thân, có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân, phấn đấu, nỗ lực để tạo nên
lẽ sống (hay còn gọi là hình thành cái tôi của bản thân). Kết quả là con người
khẳng định giá trị của bản thân và phát triển nhân cách tốt đẹp, nhân cách mà
cộng đồng cảm thấy cần được phát huy và hòa hợp với cộng đồng.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào hoạt động thực tiễn
+Trong việc rèn luyện thể chất.
Tôi áp dụng quan điểm toàn diện bằng cách đặt bản thân và việc rèn luyện vào các
mối liên hệ khác nhau như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; mức độ phù hợp với
cách rèn luyện; lợi ích việc rèn luyện đến những việc khác… để lựa chọn cách rèn
luyện phù hợp nhất. Ví dụ như muốn chơi bóng đá, chúng ta nên rèn luyện chạy
bền trước để tăng sức bền và tăng sự linh hoạt cho cơ thể. Ngoài ra, nếu đã xác
định bản thân muốn rèn luyện thể chất, không thể hời hợt mà phải xác định mục
tiêu cũng như rèn luyện tính kiên trì để theo kế hoạch đến cùng.
+Trong việc học tập, rèn luyện tri thức
Khi vận dụng quan điểm toàn diện vào việc học, tôi đã đặt việc học tập trong các
mối liên hệ khác nhau: học để làm gì (để tồn tại hay để chung sống với con người,
với vạn vật…), học như thế nào, học theo thứ tự nào,… Từ đó, tôi rút ra mối quan
hệ giữa các kiến thức đã tiếp thu, khái quát thành một hệ thống kiến thức hoàn
chỉnh. Ngoài ra, nhận thấy được tính đúng đắn của câu nói “học đi đôi với hành”,
tôi luôn áp dụng kiến thức vào thực tiễn để kiểm chứng tính đúng đắn của chúng và
thấy rõ của mối liên hệ của việc học đến thực tế. Ví dụ, khi học tập ở môi trường
Đại học, chúng ta nên có lộ trình phù hợp, học những môn cơ bản trước để nắm
vững các kiến thức cơ bản (ví dụ như học “Kinh tế vi mô” là căn bản cho “Kinh tế
vĩ mô”), xác định mục đích học để có căn bản cho những chuyên ngành, cũng như
để tích lũy kiến thức và rèn luyện trí óc cho công việc tương lai. +Trong cuộc sống
Trong cuộc sống hằng ngày có vô số các sự vật hiện tượng xảy ra, chúng ta phải
suy xét nhiều khía cạnh, đặt các vấn đề ấy trong các mối liên hệ, nếu không sẽ rất
dễ hiểu sai bản chất của sụ việc. Như khi vừa gặp mặt ai đó lần đầu tiên, chắc hẳn
ai cũng sẽ hình thành những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình, tính cách của người
đó. Nhưng không thể chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta có thể đánh giá họ là
người như thế nào. Đó là cái nhìn chủ quan, phiến diện, trái với quan điểm toàn
diện. Vì thế, cần phải tiếp xúc lâu dài, nhìn nhận họ trên mọi phương diện, ở từng
thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau mới có thể đánh giá một con người.
+Trong việc vượt qua khó khăn, hướng tới lý tưởng
Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, tôi áp dụng nguyên tắc toàn diện bằng
cách xem xét kĩ vấn đề ấy trong các mối liên hệ cũng như phân loại các mối liên hệ
(mối quan hệ chủ yếu hay thiết yếu, mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp…), phân
tích nguyên nhân của vấn đề để có cách giải quyết hợp tình hợp lý. Ví dụ, khi nhận
thấy kết quả học tập sa sút, chúng ta cần tìm nguyên nhân xảy ra vấn đề đó là gì
(do chưa hiểu bài, không chú ý trong lớp, không làm đủ bài tập, do lười biếng…).
Sau khi liệt kê được những nguyên nhân, ta phân loại chúng để tìm nguyên nhân cụ
thể, chủ yếu, từ đó khắc phục được vấn đề.
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-giao-thong-van-tai-phan-hieu-tp-
ho-chi-minh/triet-hoc/phan-tich-nguyen-li-ve-moi-lien-he-pho-bien-va-y-nghia-
phuong-phap-luan-ve-nguyen-li-do/19618959
https://www.studocu.com/es/document/universidad-de-salamanca/atencion-a-la-
diversidad/moi-lien-he-pho-bien-useful/16867713
http://www.triethoc.info/2015/03/nguyen-ly-ve-moi-lien-he-pho-bien.html
https://vienphapluatungdung.vn/nguyen-ly-ve-moi-lien-he-pho-bien.html
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17124/5/V_L2_01099_noi_dung .pdf