Luyện tập chung: Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 34, 35 tập 2

Giải SGK Toán 3 trang 34, 35 Cánh diều tập 2 được biên soạn dưới dạng file PDF chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức, nắm kiến thức vững vàng hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới . Chúc các em và các thầy cô học tập và nghiên cứu đạt kết quả cao!

 

Môn:

Toán 3 2 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Luyện tập chung: Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 34, 35 tập 2

Giải SGK Toán 3 trang 34, 35 Cánh diều tập 2 được biên soạn dưới dạng file PDF chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức, nắm kiến thức vững vàng hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới . Chúc các em và các thầy cô học tập và nghiên cứu đạt kết quả cao!

 

55 28 lượt tải Tải xuống
Giải Toán 3 Luyện tập chung sách Cánh diều
Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều
trang 34, 35 tập 2
Bài 1
a) Đọc các số sau: 1879, 6500, 43001, 96075, 47293.
b) Viết các số sau:
c) Viết các số ở câu b thành tổng của chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):
Đáp án:
- Đọc (hoặc viết) các số lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng
đơn vị.
- Xác định các số chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và viết chúng thành tổng theo mẫu
a) Đọc các số:
1 879: một nghìn tám trăm bảy mươi chín;
6 500: sáu nghìn năm trăm;
43 001: bốn mươi ba nghìn không trăm linh một;
96 075: chín mươi sáu nghìn không trăm bảy mươi lăm;
47 293: bốn mươi bảy nghìn hai trăm chín mươi ba.
b) Viết các số trong bảng như sau:
c) Viết các số ở câu b thành tổng của chục nghìn, nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):
+ Số 2 765 gồm 2 nghìn, 7 trăm, 6 chục, 5 đơn vị.
Do đó: 2 765 = 2 000 + 700 + 60 + 5.
+ Số 76 248 gồm 7 chục nghìn, 6 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 8 đơn vị.
Do đó: 76 248 = 70 000 + 6 000 + 200 + 40 + 8.
+ Số 99 000 gồm 9 chục nghìn, 9 nghìn.
Do đó: 99 000 = 90 000 + 9 000.
+ Số 36 044 gồm 3 chục nghìn, 6 nghìn, 4 chục, 4 đơn vị.
Do đó: 36 044 = 30 000 + 6 000 + 40 + 4.
Bài 2
Số?
Đáp án:
+ Số đứng sau hơn số đứng trước 50 đơn vị.
Để điền số thích hợp vào ô trống, em chỉ cần đếm thêm 50, bắt đầu từ số 3 000
+ Số đứng sau hơn số đứng trước 100 đơn vị.
Để điền số thích hợp vào ô trống, em chỉ cần đếm thêm 100, bắt đầu từ số 26 100
Ta điền như sau:
Bài 3
Cho các số:
a) Tìm số bé nhất.
b) Tìm số lớn nhất.
c) Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
Đáp án:
- So sánh các số 26 105; 39 469; 26 115; 3 078.
+ Số 3 078 là số có bốn chữ số.
+ Các số 26 105; 39 469; 26 115 là các số có năm chữ số.
∙ Số 26 105 và số 26 115 đều có chữ số hàng chục nghìn là 2, chữ số hàng nghìn là 6 và chữ
số hàng trăm là 1.
Số 26 105 có chữ số hàng chục là 0, số 26 115 có chữ số hàng chục là 1.
Do 0 < 1 nên 26 105 < 26 115
∙ Số 39 469 có chữ số hàng chục nghìn là 3.
Do 2 < 3 nên 26 105 < 26 115 < 39 469.
Vậy 3 078 < 26 105 < 26 115 < 39 469.
Vậy ta có:
a) Số bé nhất là: 3 078.
b) Số lớn nhất là: 39 469.
c) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 3 078; 26 105; 26 115; 39 469.
Bài 4
Thực hành: Làm tròn số đến hàng nghìn, hàng chục nghìn.
Đáp án:
Học sinh tự thực hành.
Bài 5
a) Câu nào đúng, câu nào sai?
A. OM, ON, OP, OQ là các bán kính của hình tròn tâm O.
B. MN, PQ là các đường kính của hình tròn tâm O.
C. HI là đường kính của hình tròn tâm O.
b) Dùng compa vẽ một đường tròn vào vở.
Đáp án:
a)
- Câu đúng là: A, B.
+ Hình tròn có tâm O, các điểm M, N, P, Q đều nằm trên đường tròn nên OM, ON, OP, OQ đều
là các bán kính của hình tròn tâm O.
+ Ba điểm M, O, N thẳng hàng; O là tâm hình tròn nên MN là đường kính của hình tròn tâm O.
Tương tự, PQ cũng là đường kính của đường tròn tâm O.
- Câu sai là: C.
+ Do HI không đi qua tâm O của hình tròn nên HI không phải là đường kính của hình tròn.
b) Em thực hiện như sau:
- Lấy một điểm bất kì làm tâm hình tròn.
- Đặt 1 chân cố định của compa trùng với tâm, quay compa 1 vòng ta thu được hình tròn.
Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 35 tập 2
Bài 6
a) Đọc cân nặng của mỗi con vật sau với đơn vị gam rồi cho biết con vật nào nặng nhất.
b) Kể một số tình huống thực tế sử dụng các số trong phạm vi 100 000.
Đáp án:
a) Ta có: 1 kg = 1000 g.
4 kg 876 g = 4 kg + 876 g = 4 000 g + 876 g = 4 876 g.
Vậy 4 kg 876 g = 4 876 g.
2 kg 584 g = 2 kg + 584 g = 2 000 g + 584 g = 2 584 g.
Vậy 2 kg 584 g = 2 584 g.
Đọc cân nặng:
Con gà nặng một nghìn tám trăm sáu mươi hai gam.
Con nhím nặng bảy trăm sáu mươi hai gam.
Con mèo nặng bốn nghìn tám trăm bảy mươi sáu gam.
Con thỏ nặng hai nghìn năm trăm tám mươi ba gam.
* So sánh các số: 1 862; 762; 4 876; 2 583.
+ Số 762 có ba chữ số.
+ Các số 1 862; 4 876; 2 583 có bốn chữ số.
Số 1 862 có chữ số hàng nghìn là 1;
Số 4 876 có chữ số hàng nghìn là 4;
Số 2 583 có chữ số hàng nghìn là 2.
Do 1 < 2 < 4 nên 1 862 < 2 583 < 4 876.
Vậy 762 < 1 862 < 2 583 < 4 876.
Trong 4 số trên, số lớn nhất là 4 876, tương ứng với cân nặng của con mèo.
Như vậy con mèo cân nặng nhất.
b) Một số tình huống thực tế sử dụng các số trong phạm vi 100 000 là:
Ví dụ: Ngọn núi Phan – xi – păng cao 3 143 m là ngọn núi cao nhất Việt Nam.
| 1/7

Preview text:

Giải Toán 3 Luyện tập chung sách Cánh diều
Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 34, 35 tập 2 Bài 1
a) Đọc các số sau: 1879, 6500, 43001, 96075, 47293. b) Viết các số sau:
c) Viết các số ở câu b thành tổng của chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu): Đáp án:
- Đọc (hoặc viết) các số lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Xác định các số chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và viết chúng thành tổng theo mẫu a) Đọc các số:
1 879: một nghìn tám trăm bảy mươi chín; 6 500: sáu nghìn năm trăm;
43 001: bốn mươi ba nghìn không trăm linh một;
96 075: chín mươi sáu nghìn không trăm bảy mươi lăm;
47 293: bốn mươi bảy nghìn hai trăm chín mươi ba.
b) Viết các số trong bảng như sau:
c) Viết các số ở câu b thành tổng của chục nghìn, nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):
+ Số 2 765 gồm 2 nghìn, 7 trăm, 6 chục, 5 đơn vị.
Do đó: 2 765 = 2 000 + 700 + 60 + 5.
+ Số 76 248 gồm 7 chục nghìn, 6 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 8 đơn vị.
Do đó: 76 248 = 70 000 + 6 000 + 200 + 40 + 8.
+ Số 99 000 gồm 9 chục nghìn, 9 nghìn.
Do đó: 99 000 = 90 000 + 9 000.
+ Số 36 044 gồm 3 chục nghìn, 6 nghìn, 4 chục, 4 đơn vị.
Do đó: 36 044 = 30 000 + 6 000 + 40 + 4. Bài 2 Số? Đáp án:
+ Số đứng sau hơn số đứng trước 50 đơn vị.
Để điền số thích hợp vào ô trống, em chỉ cần đếm thêm 50, bắt đầu từ số 3 000
+ Số đứng sau hơn số đứng trước 100 đơn vị.
Để điền số thích hợp vào ô trống, em chỉ cần đếm thêm 100, bắt đầu từ số 26 100 Ta điền như sau: Bài 3 Cho các số: a) Tìm số bé nhất. b) Tìm số lớn nhất.
c) Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Đáp án:
- So sánh các số 26 105; 39 469; 26 115; 3 078.
+ Số 3 078 là số có bốn chữ số.
+ Các số 26 105; 39 469; 26 115 là các số có năm chữ số.
∙ Số 26 105 và số 26 115 đều có chữ số hàng chục nghìn là 2, chữ số hàng nghìn là 6 và chữ số hàng trăm là 1.
Số 26 105 có chữ số hàng chục là 0, số 26 115 có chữ số hàng chục là 1.
Do 0 < 1 nên 26 105 < 26 115
∙ Số 39 469 có chữ số hàng chục nghìn là 3.
Do 2 < 3 nên 26 105 < 26 115 < 39 469.
Vậy 3 078 < 26 105 < 26 115 < 39 469. Vậy ta có: a) Số bé nhất là: 3 078.
b) Số lớn nhất là: 39 469.
c) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 3 078; 26 105; 26 115; 39 469. Bài 4
Thực hành: Làm tròn số đến hàng nghìn, hàng chục nghìn. Đáp án: Học sinh tự thực hành. Bài 5
a) Câu nào đúng, câu nào sai?
A. OM, ON, OP, OQ là các bán kính của hình tròn tâm O.
B. MN, PQ là các đường kính của hình tròn tâm O.
C. HI là đường kính của hình tròn tâm O.
b) Dùng compa vẽ một đường tròn vào vở. Đáp án: a) - Câu đúng là: A, B.
+ Hình tròn có tâm O, các điểm M, N, P, Q đều nằm trên đường tròn nên OM, ON, OP, OQ đều
là các bán kính của hình tròn tâm O.
+ Ba điểm M, O, N thẳng hàng; O là tâm hình tròn nên MN là đường kính của hình tròn tâm O.
Tương tự, PQ cũng là đường kính của đường tròn tâm O. - Câu sai là: C.
+ Do HI không đi qua tâm O của hình tròn nên HI không phải là đường kính của hình tròn. b) Em thực hiện như sau:
- Lấy một điểm bất kì làm tâm hình tròn.
- Đặt 1 chân cố định của compa trùng với tâm, quay compa 1 vòng ta thu được hình tròn.
Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 35 tập 2 Bài 6
a) Đọc cân nặng của mỗi con vật sau với đơn vị gam rồi cho biết con vật nào nặng nhất.
b) Kể một số tình huống thực tế sử dụng các số trong phạm vi 100 000. Đáp án: a) Ta có: 1 kg = 1000 g.
4 kg 876 g = 4 kg + 876 g = 4 000 g + 876 g = 4 876 g. Vậy 4 kg 876 g = 4 876 g.
2 kg 584 g = 2 kg + 584 g = 2 000 g + 584 g = 2 584 g. Vậy 2 kg 584 g = 2 584 g. Đọc cân nặng:
Con gà nặng một nghìn tám trăm sáu mươi hai gam.
Con nhím nặng bảy trăm sáu mươi hai gam.
Con mèo nặng bốn nghìn tám trăm bảy mươi sáu gam.
Con thỏ nặng hai nghìn năm trăm tám mươi ba gam.
* So sánh các số: 1 862; 762; 4 876; 2 583. + Số 762 có ba chữ số.
+ Các số 1 862; 4 876; 2 583 có bốn chữ số.
Số 1 862 có chữ số hàng nghìn là 1;
Số 4 876 có chữ số hàng nghìn là 4;
Số 2 583 có chữ số hàng nghìn là 2.
Do 1 < 2 < 4 nên 1 862 < 2 583 < 4 876.
Vậy 762 < 1 862 < 2 583 < 4 876.
Trong 4 số trên, số lớn nhất là 4 876, tương ứng với cân nặng của con mèo.
Như vậy con mèo cân nặng nhất.
b) Một số tình huống thực tế sử dụng các số trong phạm vi 100 000 là:
Ví dụ: Ngọn núi Phan – xi – păng cao 3 143 m là ngọn núi cao nhất Việt Nam.