-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái và dấu phẩy lớp 2
Luyện từ và câu : Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy lớp 2 được biên soạn trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, ôn luyện từ và câu thật tốt để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Thông qua tài liệu này các em sẽ ôn tập tốt về từ trái nghĩa, dấu câu, các loại câu. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Tiếng việt 2 16 tài liệu
Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái và dấu phẩy lớp 2
Luyện từ và câu : Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy lớp 2 được biên soạn trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, ôn luyện từ và câu thật tốt để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Thông qua tài liệu này các em sẽ ôn tập tốt về từ trái nghĩa, dấu câu, các loại câu. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Tiếng việt 2 16 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 2
Preview text:
Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái và dấu phẩy lớp 2
Luyện từ và câu : Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy lớp 2 được biên soạn trong bài viết
dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, ôn luyện từ và câu thật tốt để đạt kết quả
cao trong bài kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Thông qua tài liệu này các em sẽ ôn tập tốt về từ
trái nghĩa, dấu câu, các loại câu.
Mục lục bài viết
1. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu
2. Ví dụ về từ chỉ trạng thái lớp 2
3. Bài tập trắc nghiệm về dấu phẩy
1. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu
Câu 1. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau: a) Con trâu ăn cỏ.
b) Đàn bò uống nước dưới sông.
c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
Phương pháp giải: Em hãy phân biệt từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu.
Lời giải chi tiết: a) Con trâu ăn cỏ.
b) Đàn bò uống nước dưới sông.
c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn) Con mèo, con mèo .... theo con chuột .... vuốt, .... nanh Con chuột .... quanh Luồn hang .... hốc. Đồng dao
Phương pháp giải: Em đọc bài thơ, quan sát hoạt động bắt chuột của chú mèo và điền từ thích hợp.
Lời giải chi tiết: Con mèo, con mèo Đuổi theo con chuột Giơ vuốt, nhe nanh Con chuột chạy quanh Luồn hang luồn hốc.
Câu 3. Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau:
a) Lớp em học tập tốt lao động tốt.
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
Phương pháp giải: Em hãy đọc diễn cảm từng câu và ngắt nhịp đúng để điền dấu phẩy.
Lời giải chi tiết:
a) Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
2. Ví dụ về từ chỉ trạng thái lớp 2
- Động từ chỉ hoạt động: là những từ chỉ sự vận động hướng ra phía bên ngoài, mình có thể nhìn thấy được.
Ví dụ: đi, nói, cười, khóc, học, viết…
Lưu ý: Động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong…)
- Động từ chỉ trạng thái: là những vận động diễn ra ở bên trong hoặc tự thân diễn ra (không có
tác động nào cả), chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được.
Ví dụ: nghĩ, buồn, vui, ghét, rơi, ngã, chết, sống…
Lưu ý: Động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …).
Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái
Các loại động từ chỉ trạng thái:
+ Từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có… Ví dụ: Mẹ hết tiền rồi; Anh Chiến có hai em gái..
+ Từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá… Con chim bỗng hóa thành cây thị
+ Từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu… Em bé không chịu ăn cháo
+ Từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là…
- Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái Một số “nội động từ” sau đây cũng được coi là
động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi
hộp, băn khoăn, lo lắng… Các từ này có một số đặc điểm sau:
+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái.
+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại).
VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu)
Anh ấy đứng tuổi rồi.
+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ)
Các ‘ngoại động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tâm lí): yêu, ghét,
kính trọng, chán, thèm, hiểu… Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung
gian giữa động từ và tính từ.
- Có một số động từ chỉ hành động dược sử dụng như một động từ chỉ trạng thái.
VD: Trên tường treo một bức tranh.
Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.
- Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ. Vì
vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?
- Nội động từ: Là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, ngủ, đứng…). Nội
động từ không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.
V.D1: Bố mẹ rất lo lắng cho tôi
- Ngoại động từ: là những động từ hướng đến người khác, vật khác (xây, phá, đập, cắt…). Ngoại
động từ có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
V.D2: Bố mẹ rất thương yêu tôi.
- Để phân biệt Nội động từ và Ngoại động từ, ta đặt câu hỏi: ai ? cái gì ? đằng sau động từ. Nếu có
thể dùng một bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2),
nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)
Hỏi: yêu thương ai ? > yêu thương tôi.
Lo lắng cho ai ? > lo lắng cho tôi. (không thể hỏi: lo lắng ai ?)
3. Bài tập trắc nghiệm về dấu phẩy
Câu 1. Chọn khái niệm đúng về dấu phẩy:
A. Là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu,
hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.
B. Đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc.
C. Đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến.
D. Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác hoặc được dẫn lại.
Câu 2. Nội dung sau đúng hay sai? “Dấu phẩy được đặt ở cuối câu” A. Đúng B. Sai
Câu 3. Một câu bao gồm: A. Một dấu phẩy B. Nhiều dấu phẩy
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 4. Dấu phẩy kí hiệu là: A. ; B. ? C. ! D. ,
Câu 5. Đáp án nào dưới đây không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?
A. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
B. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
C. Thông báo câu đã kết thúc.
D. Tách các vế câu ghép.
Câu 6. Nội dung sau đúng hay sai? “Khi đọc, thời gian ngắt hơi của dấu phẩy bằng thời gian ngắt hơi dấu chấm”. A. Đúng B. Sai
Câu 7. Chức năng của dấu phẩy trong câu sau: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới)
A. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
B. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu. C. Tách các vế câu ghép
Câu 8. Chức năng của dấu phẩy trong câu sau: Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và
gian khổ, song nhất định thắng lợi. (Hồ Chí Minh)
A. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
B. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu. C. Tách các vế câu ghép
Câu 9. Chức năng của dấu phẩy trong câu sau: Hễ có một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn
phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi. (Hồ Chí Minh)
A. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
B. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
C. Tách các vế câu ghép
Câu 10. Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu phẩy?
A. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
B. Tiếng mưa rơi, lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.
C. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.
Câu 11: Điền dấu phẩy thích hợp vào câu sau: “Trong vườn hoa cúc hoa lay ơn hoa hồng đua nhau nở rộ.”
A.Trong vườn, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa hồng đua nhau nở rộ.
B. Trong vườn hoa cúc, hoa lay ơn, hoa hồng đua nhau nở rộ.
C. Trong vườn, hoa cúc hoa lay ơn, hoa hồng đua nhau nở rộ.
D. Trong vườn, hoa cúc, hoa lay ơn hoa hồng đua nhau nở rộ.
Câu 12: Dấu phẩy trong câu sau dùng để làm gì? “Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng
cứ chực trụt xuống.”
A. Đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ
B. Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
C. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép.
Câu 13: Câu sau dùng dấu phẩy đúng hay sai? “Chào mào, sáo sậu, sáo đen… Đàn đàn lũ lũ bay
đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn
mà vui không thể tưởng được.” A. Đúng B. Sai
Câu 14: Cách dùng dấu phẩy trong câu: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” có tác dụng gì?
A. Giúp người đọc liên tưởng tới nhịp quay đều đều, chậm rãi, mệt mỏi của chiếc cối xay.
B. Giống nhịp điệu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.
C. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.
D. Cả A và B đều đúng