Lý luận của phép biện chứng duy vật - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Cách thức vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới này đều được hợp thành từ một bộ phận lý luận cơ bản là phép biện chứng duy vật. Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI NÓI ĐẦU
Cách thức vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới này đều
được hợp thành từ một bộ phận lý luận cơ bản là phép biện chứng duy vật. Lý luận của
phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới được xem là lý luận nhận thức khoa học và được nghiên cứu rộng rãi. Sự
vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan diễn ra rất đa
dạng. Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự
biến đổi nhanh chóng về chất. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện
tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là chất và lượng. Chính vì vậy, việc phân
tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới và vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực
tiễn của bản thân có một ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, em xin được phép trình bày đề
tài: “Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển
của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt
động nhận thức và thực tiễn của bản thân”.
Và qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Nguyên Ký. Trong
quá trình nghiên cứu học tập bộ môn Triết học Mác Lênin, em đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và đầy tâm huyết của thầy. Em xin chân thành cảm ơn
thầy vì thầy đã giúp em có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về nhiều vấn đề trong cuộc
sống. Từ những tri thức mà thầy truyền giảng, bản thân em đã tiếp thu thêm được rất
nhiều kiến thức bổ ích mới để áp dụng không những trong môn học mà còn trong đời
sống thực tiễn. Thông qua bài tiểu luận này, em xin được phép trình bày lại những kiến
thức mà mình đã tìm hiểu về lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động,
phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và từ đó vận dụng lý luận này vào
hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân. Có lẽ tri thức là vô hạn và sự tiếp nhận
tri thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong quá
trình hoàn thành bài tiểu luận chắc chắn bản thân em sẽ không tránh khỏi những sai sót
không đáng có. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến đến từ thầy để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn. Em kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc,
sự thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy vĩ đại của mình. Một lần nữa em xin
chân thành cảm ơn thầy vì những giá trị tuyệt vời mà thầy đã mang lại!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ CÁCH THỨC
VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ
GIỚI................................................................................................................................1
1. Khái niệm Chất và đặc điểm cơ bản của Chất...............................................................1
2. Khái niệm Lượng và đặc điểm cơ bản của Lượng.........................................................1
3. Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy...............................................................1, 2, 3
4. Quan hệ giữa Chất và Lượng....................................................................................3, 4
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ
THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN................................................................................4, 5
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN..............................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ CÁCH THỨC
VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI
1. Khái niệm Chất và đặc điểm cơ bản của Chất.
Khái niệm Chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu
hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác).
Ví dụ: thuộc tính của đường là ngọt, thuộc tính của muối là mặn
Đặc điểm cơ bản của chất: có tính ổn định tương đối.
Mỗi sự vật, hiện tượng không phải có một chất mà có nhiều chất. Chất của sự
vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới tạo
thành chất của sự vật. Tuy nhiên, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và
thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối.
2. Khái niệm Lượng và đặc điểm cơ bản của Lượng
Khái niệm Lượng: dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về
mặt quy mô, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:+Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m
+Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó,
tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Đặc điểm cơ bản của lượng: là
tính thường xuyên biến đổi. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối.
3. Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy:
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa
chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về 1
lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa
thành sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ 146 tuổi. Nên
với dữ kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0–146 năm là “độ” của con người xét về mặt tuổi.
Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về l ợng ư đạt tới chỗ phá vỡ
độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới.
Ví dụ: Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ 146 tuổi. Nên
với dữ kiện này, ta có thể thấy 146 tuổi là “điểm nút” của con người xét về mặt tuổi.
Bước nhảy: là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về l ợng ư
trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước
nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt ế đ n 100 độ C.
Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
+Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố... của sự
vật, hiện tượng thay đổi.
+Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận...
của chúng. Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ hay cục bộ chỉ cỏ ý nghĩa tương đối, bởi
chúng đều là kết quả của quá trình thay đổi về l ợ ư ng.
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi
đó, có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần.
+Bước nhảy tức thời làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất
cả các bộ phận của nó. 2
+Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần
những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ.
4. Quan hệ giữa Chất và Lượng
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt
chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi
về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất.
Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ. Trong giới hạn
của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng
khác. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay
đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút,
với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là
bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện t ợ ư ng.
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng: Chất mới của sự vật chỉ xuất
hiện khi sự thay đổi về l ợng ư
đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có
một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự tác động của
chất mới đối với lượng mới đ ợ
ư c biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu sự vận động.
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng
tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và
lượng thống nhất với nhau ở một độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã
tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình
thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn
đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn
nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo
điều kiện cho chất biến đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời. 3
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ
THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
Từ lý luận này, em nhận ra rằng sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định
thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất. Do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức
bản thân mỗi người nên từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy
luật. Cần tránh tư tưởng chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn, cần phải nhận thức đúng
đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về l ợ
ư ng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh và cần có thái độ khách quan, khoa học
và quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có đầy đủ các điều kiện để đạt đ ợ ư c sự thành công trong cuộc sống.
Cụ thể là áp dụng quy luật vào việc học tập. Trong quá trình học tập tại trường
Đại học UEH, đặc biệt là trong ngành Kinh doanh nông nghiệp, có nhiều môn em học
chưa thật sự tốt và điều đó đòi hỏi ở em sự thay đổi về phương pháp học tập và tư duy
nghiên cứu môn học. Em nhận ra rằng nếu bản thân em áp dụng quy luật lượng-chất vào
quá trình học tập thực tế thì việc học tập sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu em tăng
thời gian chuẩn bị bài ở nhà và chuẩn bị bài, tìm tòi nghiên cứu tài liệu kĩ hơn (thay đổi
dần về lượng) thì khi đến lớp sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn (thay đổi về chất). Nếu em
tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi game (thay đổi dần về lượng) thì sẽ có
thêm được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn (thay đổi về
chất). Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong em nán lại thêm một chút để dò lại
bài, tìm sửa những lỗi sai nhỏ (thay đổi dần về lượng) thì bài làm đó sẽ mắc ít lỗi hơn
và sẽ được điểm cao hơn. Trong những năm học tại trường Đại học UEH, bản thân em
phải không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm và kĩ năng, đó gọi là tích
lũy và thay đổi dần về lượng. Khi ra trường với tấm bằng Đại học UEH trong tay, em
thay đổi về chất và trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí trong các doanh nghiệp
lớn. Từ đó em thấy bản thân cần nỗ lực, cố gắng rất nhiều ngay bây giờ nếu muốn thành
công vì nếu muốn chất thay đổi thì lượng phải thay đổi dần trước.
Bên cạnh đó quy luật lượng-chất còn có thể được áp dụng vào việc nắm bắt cơ
hội trong cuộc sống. Trước đây, em đã để rất nhiều cơ hội tiềm năng để phát triển bản 4
thân vụt qua rồi tiếc nuối. Từ quy luật này em nhận ra rằng bản thân cần tích lũy sẵn
kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện bước nhảy phù hợp khi thời cơ đến. Cần suy nghĩ
kĩ càng hơn trước khi đưa ra các quyết định của mình, không chần chừ, ảnh hưởng đến
thời cơ tốt nhất để giải quyết sự việc. Nhưng đồng thời cũng không nôn nóng, cần kiên
nhẫn chờ đợi bởi chất chỉ thay đổi khi lượng đã thay đổi tới một mức nhất định. Từ việc
biết nắm bắt và quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi thời cơ đến, việc nắm bắt cơ hội
sẽ trở nên hiệu quả hơn đối với bản thân em.
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN
Và cuối cùng, trong đời sống hằng ngày, các sự vật hiện tượng luôn luôn vận
động và phát triển, việc nắm vững lý luận giúp em biết được cách thức mà các sự vật
hiện tượng trong thế giới vận động phát triển như thế nào. Từ việc nắm rõ nguồn gốc,
căn nguyên của các sự vận động phát triển ấy, em dễ dàng áp dụng vào thực tiễn để biết
được chuyện gì đang diễn ra, khi nào sự vật, sự việc sẽ thay đổi và thấy được sự thay
đổi của sự vật hiện tượng để từ đó có những suy nghĩ đúng đắn sáng suốt, đưa ra những
quyết định đúng đắn trong đời. Chỉ có sự nỗ lực cố gắng rèn luyện bản thân hàng ngày
(tích lũy thay đổi dần về lượng) mới khiến con người ta phát triển hơn và thành công
trong tương lai (thay đổi về chất). 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác-LêNin, NXB Trường ĐH KT TPHCM
[2]. I Can. (2021). Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại. Truy cập 26/12/2022, từ https://hocluat.vn/vi-du-ve-su-thay-doi-ve-luong-dan- den-su-thay-doi-vechat