Lý luận tích lũy tư bản của Học thuyết kinh tế Mác-Lênin và ý nghĩa thực tiễn đối | Tiểu luận Kinh tế chính trị | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Lý luận tích lũy tư bản của Học thuyết kinh tế Mác-Lênin và ý nghĩa thực tiễn đối | Tiểu luận Kinh tế chính trị | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

Đề tài 4:
Lý luận tích lũy tư bản của Học thuyết kinh tế Mác-Lênin và ý nghĩa thực tiễn
đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
I. Phần mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
- Tích lũy tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hình thành phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản đầu tiên trên thế giới đã hình thành và phát triển
vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã cho thấy rằng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, tích lũy nguyên
thủy đã diễn ra sôi động ở các nước phương Tây và nền kinh tế- xã hội của các nước này phát
triển vô cùng mạnh mẽ. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng tích lũy tư bản còn là sự đòi
hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu
không tích lũy và huy động nguồn lực tư bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia
đó sẽ không phát triển mạnh mẽ và cường thịnh được. Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều
kiện tiên quyết để tái sản xuất mở rộng. Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã lựa
chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa-
hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn để xây dựng các công trình nền tảng và cái tiến kỹ thuật áp dụng
khoa học tiên tiến là càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Nguồn: https://luatnqh.vn/ly-luan-ve-tich-tu-tu-ban-va-tap-trung-tu-ban-cua-c-mac-va-lien-he-
voi-thuc-tien-viet-nam-hien-nay/
2. Đối tượng nghiên cứu
- Khái niệm tích lũy tư bản
- Xu thế tích lũy tư bản tại Việt Nam trước và sau Đổi mới
- Ảnh hưởng của tích lũy tư bản lên nền kinh tế của Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu
- Khái niệm tích lũy tư bản trong Học thuyết kinh tế Mác-Lênin
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dung Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Leenin và các tài liệu khác để định nghĩa khái niệm
tích lũy tư bản và đánh giá xu thế cũng như ảnh hưởng của quá trình tích lũy tư bản lên nền kinh
tế của Việt Nam.
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:
- Lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin
- Xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
- Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tích lũy tư bản đối với quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
II. Phần nội dung
1. Lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin (03 - 04 trang)
1.1. Khái niêm về tích lũy tư bản
- Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư
trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản
(tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân).
* Phân biệt tích tụ tư bản, tập trung tư bản:
- Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong
một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích tụ tư bản.
- Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá
biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.
- Giống: đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt
- Khác:
+ Về lượng: Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy
mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản
cá biệt mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.
+ Về quan hệ xã hội: Tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư sản
và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản.
Còn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản,
đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy tư bản
Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
- Trình độ bóc lột sức lao động bằng các biện pháp: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao
động, cắt giảm tiền lương của công nhân. Có nghĩa là thời gian công nhân sáng tạo ra giá trị thì
càng được kéo dài nhưng chi phí càng được cắt giảm, do vậy khơi lượng giá trị thặng dư càng
lớn và quy mô của tích lũy tư bản càng lớn.
- Trình độ năng xuất lao động xã hội: Năng xuất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu
tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên lằm tăng quy mô của tích lũy.
- Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trong quá trình sản xuất, tư
liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của
chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời
gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc
được xem như là sự phục vụ không công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa
tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư
bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích
lũy tư bản càng lớn.
- Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng
dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ
phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều
kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản.
1.3. Tác dụng của tích lũy tư bản
1.4. Biểu hiện mới của tích tụ, tập trung tư bản
2. Xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
2.1. diễn Khái quát quá trình tích lũy tư bản ra trong nền kinh tế Việt Nam
* Trước năm 1986: Trước năm 1986, kinh tế Việt Nam là kinh tế bao cấp. Kinh
tế bao cấp là nền kinh tế chỉ bao gồm các thành phần kinh tế quốc doanh,
tập thể và cá thể, mà giữ vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh. Trong thời kì
này, không tồn tại kinh tế tư nhân, không có các hoạt động thương mại buôn
bán tự do trên thị trường. Kinh tế bao cấp hoạt động theo kiểu toàn dân làm
cho nhà nước và nhà nước bao cấp cho toàn dân, mọi người làm theo năng
lực và hưởng theo nhu cầu.
a) Mô hình kinh tế:
- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất. Ngày 16
tháng 5 năm 1975, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam
nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế. Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư
nhân và của thị trường tự do ở miền Nam. Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu[1]:
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ không
thể làm như vậy... Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã... Bộ Chính trị sau khi
nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn
bước đầu này... Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật.
Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm.”
- Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình kinh tế của
miền Bắc cho miền Nam. Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ.[2]
- Tiếp theo, Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức vào tháng 12
năm 1976. Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên cả nước. Nội dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
+) Thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Sản xuất lớn có nghĩa là nền kinh tế dựa vào
những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài kinh tế-xã hội, các tỉnh được sáp nhập lại
còn 29 tỉnh. Còn sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ
bản: quốc doanh (trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp - với hợp tác xã
cấp cao là nòng cốt). Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3
cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng. Cách mạng quan hệ
sản xuất có nội dung cơ bản là cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành
các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể - gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa.[3]
+) Áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung. Đây là mô hình chung ở các nước xã hội chủ
nghĩa. Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do Lê Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Tại Đại hội IV, đường lối này được thể hiện
bằng chủ trương tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980. Theo kế hoạch do Đại
hội IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bình quân hàng năm 14-15%, thu nhập quốc dân tăng
13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8-10%, năng suất lao động xã hội tăng 7,5–8%,
lương thực quy thóc đạt ít nhất 21 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn.[4]
+) Công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
+) Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.
b) Các hình thức bao cấp
- Bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng
hóa thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ
là hình thức.
Số lượng gạo được phép mua theo diện lao động
[6]
Diện lao động gạo (kg)/tháng
bộ đội 21
cán bộ 13
lao động nặng nhọc 13-19
nông dân 11-15
trẻ em 1 tuổi 3
+) Ngoài hàng tiêu dùng, dưới thời bao cấp nhà nước còn nắm cả việc phân phối nhà cửa.
Tiêu chuẩn là mỗi người được 4 mét vuông.[6] Những khu nhà tập thể giống như ở Liên
Xô được xây lên trong thành phố và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân nhưng quản
lý kém khiến khu đất công cộng bị lấn chiếm khiến khó nhận ra đâu là của chung, đâu là
của riêng. Nhà cửa hư hỏng thì có Sở nhà đất lo sửa.[5] Đời sống trong những khu tập thể
này càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc trong những căn hộ chật hẹp, mất vệ sinh. Đây
cũng là một khía cạnh của thời bao cấp trong thành phố.[5] Giá nhà ở các thành phố
tương đối rẻ, nhưng công nhân viên chức vẫn không mua nổi vì thu nhập quá thấp.
- Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho
cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Tùy thuộc vào vị trí công việc,
đặc thù nghề nghiệp mà cán bộ, công chức nhà nước cũng như người dân lao động được phát
tem phiếu mua lương thực, thực phẩm với chế độ riêng.
VD: Cán bộ cao cấp hưởng tiêu chuẩn đặc biệt A1; phiếu A dành cho bộ trưởng; thứ trưởng
phiếu B; trưởng các cục, vụ, viện được hưởng phiếu C và có các cửa hàng phục vụ riêng tại phố
Tông Đản, Nhà thờ, Vân Hồ (Hà Nội)...
+) Trọng tâm của thời bao cấp là tem phiếu quy định loại hàng và số lượng người dân
được phép mua, chiếu theo một số tiêu chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Có diện được ưu
đãi, cho phép ưu tiên mua dùng; diện khác thì không. Ví dụ như thịt lợn, người dân
thường chỉ được mua 1,5 kg/tháng nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua 6 kg/tháng. Pin,
Vải vóc, phụ tùng xe đạp, đường cát, sữa đặc, chất đốt, nước mắm, mỡ, muối, tất cả đều
có tem phiếu.[7]
- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách: Không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật
chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa
làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế "xin - cho".
=> Kết luận: Nhà nước không cho phép tồn tại kinh tế tư nhân, mọi cơ sở kinh tế đều được Nhà
nước quản lý bằng hệ thống kế hoạch chỉ huy, việc hạch toán kinh doanh bị hình thức hóa. Do
đó, sự tích lũy tư bản diễn ra không thực chất.
* Sau năm 1986: Đây là giai đoạn Việt Nam thực hiện chủ trương Đổi Mới: một chương trình cải
cách toàn diện bao gồm kinh tế và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980.
a) Đặc điểm
- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại
biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu
của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận
điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận
hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu
trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản
lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu
nghèo, khủng hoảng kinh tế...
- Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng
kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt. Sau Đổi mới, quan
điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu của loài người, không mâu thuẫn
với chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì
mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại
diện cho nhân dân.
- Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới.
b) Chủ chương đổi mới
- Đổi mới về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chính sách cơ cấu: Trong những năm qua, do
nhận thức phiến diện về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến khuynh hướng ham phát
triển công nghiệp nặng, ham quy mô lớn và xây dựng mới, đã gây ra mất cân đối nghiêm trọng
trong nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng đó, Đại hội VI đã đề ra chủ trương bố trí lại cơ cấu
sản xuất, cơ cấu đầu tư các ngành kinh tế, mà thực chất là cụ thể hoá nội dung chính của công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở nước ta trong từng giai
đoạn cụ thể. Trong chặng đường đầu tiên, cần tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, tạo
tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hoá ở giai đoạn tiếp theo; đưa nông nghiệp lên vị trí hàng đầu,
nhấn mạnh vai trò to lớn của công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp; phát triển công nghiệp nặng
một cách có chọn lọc, hợp với sức mình, nhằm phục vụ đắc lực cho ba chương trình kinh tế,
không bố trí xây dựng công nghiệp vượt quá điều kiện cũng như khả năng cho phép.
- Đổi mới trong cải tạo và xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính
sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Phê phán quan điểm
nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây, Đại hội VI đã khẳng định sự tồn tại lâu dài của
các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều này là xuất phát
từ thực trạng kinh tế - xã hội còn thấp của Việt Nam. Nó cho phép có nhiều hình thức sản xuất
kinh doanh đa dạng, phù hợp về qui mô, trình độ và hình thức với từng khâu của quá trình sản
xuất và lưu thông, nhằm khai thác các tiềm năng kinh tế của xã hội. Đảng coi đây là giải pháp
chiến lược để giải phóng sức sản xuất và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Đổi mới cơ chế quản lý công nghiệp: Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm
nay đã không tạo được động lực phát triển và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Do
đó, Đại hội VI đã chủ trương đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và chỉ ra thực chất của cơ chế
mới đó là: “cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Nguồn: Các thời kì phát triển: giai đoạn 1986-2006, Bộ Công Thương.
c) Quá trình đổi mới
Số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ chỗ có hơn 12.000, đến năm 2001 giảm
xuống còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 doanh
nghiệp[12]. Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn 103 doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các ngành công nghiệp quốc phòng, xuất bản, thủy lợi,
dịch vụ công cộng và một số tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh tế chủ yếu thuộc các
ngành độc quyền tự nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viettel[8][9].
- Bước đột phá đầu tiên là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IV (8/1979) với chủ trương động viên, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất
và thành phần kinh tế. Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về khoán
sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển to
lớn trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định 25-CP và 26-CP ngày 21/1/1981 của Chính phủ cho
phép các đơn vị kinh tế quốc doanh xây dựng và thực hiện 3 kế hoạch đã tạo bước chuyển biến
trong sản xuất công nghiệp
- Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã
đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
- 1986: Sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính thức phát động
công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức
thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
- 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông
hàng hóa.
- 29/12/1987: Nhà nước Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam[10]
- 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn
gọi là Khoán 10).
- 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ
nhân đạo khẩn cấp.
- 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
- 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa Kỳ)
- 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ
hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước.
- Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính
thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
- 1990: Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
- Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, sau khi đánh giá về sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt
Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội.
- 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
- 1995: Gia nhập tổ chức kinh tế Đông Nam Á (ASEAN).
- 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
- 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
- 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.
- 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
- 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên
làm kinh tế tư nhân.
- 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 (năm 2016) quyết định thành lập một
cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; tách chức năng
chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại
diện chủ sở hữu nhà nước của các Bộ, Ủy ban Nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các
doanh nghiệp[11].
- Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2016) nêu “Hoàn thiện cơ chế,
chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh
tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh
tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng của nền kinh tế”[12].
- Năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam có kế hoạch sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp do
quân đội sở hữu chỉ còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 12 công ty cổ phần có vốn nhà
nước do Bộ Quốc phòng quản lý (nhà nước giữ trên 51% cổ phần đến năm 2019); thực sự là các
doanh nghiệp cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.[13]
=> Kết luận: Kinh tế tư nhân được phát triển trở lại, nhiều doanh nghiệp Nhà nước cũng được cổ
phần hóa, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước được hình thành. Tích tụ tư bản, tập trung tư bản,
tín dụng ngân hàng dần dần phát triển theo quy luật thị trường.
2.2. Kết quả, thành tựu
Tính đến năm 2016, sau 30 năm, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả sau[14][15]:
- Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi
mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-
1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai
đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế
giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015,
GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
- Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm.
Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh
tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều
tiến bộ cả về số lượng và chất lượng.
- Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013[16].
- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông
nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
- Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu
USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và
80,4 lần so với năm 1991.
- Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ
cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể
bước đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế
thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn
này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.
- Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang tích cực đàm
phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP).
2.3. Hạn chế, thách thức
- Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu
nghèo, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội đã diễn ra với tốc độ tăng nhanh. Nền kinh tế
tăng trưởng cao nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 10% (trong khi đó Trung Quốc có những năm
tăng trưởng trên 10%), từ năm 2000 đến nay tăng trưởng chỉ dao động ở mức 5% - 7%[17], chỉ
số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, lãng phí tài nguyên, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, năng
suất lao động thấp và tăng chậm[18][19][20][21].
- Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển và sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình
nếu không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài. Trong cơ cấu kinh tế, lao động
nông nghiệp vẫn chiếm hơn 40% (2015)[22] khiến tình trạng khiếm dụng lao động
(underemployment) phổ biến tại Việt Nam trong khi các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản
có số giờ làm việc trong một năm cao nhất thế giới[23].
- Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất (32% GDP)[24],
kế đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả
năng hoạt động ở thị trường nước ngoài[25][26] trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát
triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia.
- Các doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém
hiệu quả[27], thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều[28][29][30] do vấn đề ông chủ và
người đại diện không được kiểm soát tốt khiến nhà nước thất bại trong việc sử dụng các doanh
nghiệp nhà nước để công nghiệp hóa và định hướng cho nền kinh tế. Dù có nhều nỗ lực xây
dựng các tập đoàn kinh tế lớn nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn không phát huy được vai trò
chủ đạo theo đúng mong muốn của Đảng Cộng sản Việt Nam.[31]
- Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên
cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu[32]. Các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng như công
nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử...
chưa phát triển đầy đủ để làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt
Nam[33][34][35] trong khi các nước Đông Á công nghiệp hóa thành công nhất như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc đều chú trọng hỗ trợ các ngành công nghiệp này phát triển[36]. Cơ sở hạ
tầng được nhà nước chú trọng phát triển nhưng vẫn chưa thể so sánh được với các nước công
nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam manh mún, lạc hậu, thiếu tổ chức, năng suất thấp, giá trị gia tăng
thấp, sản xuất không gắn liền với thị trường, ít được đầu tư thâm canh, trình độ cơ giới hóa thấp,
nông sản chủ yếu là sản phẩm thô, cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý[37][38][39][40].
https://vietnamfinance.vn/dung-trach-cu-doanh-nghiep-tu-nhan-hay-nhin-xem-moi-truong-
chung-ta-tao-ra-cho-ho-the-nao-20180504224245463.htm
3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tích lũy tư bản đối với quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
3.1. Mục tiêu
a) Về kinh tế:
- Đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là khoảng 6.8%.[41]
* Tài liệu tham khảo:
[1] Phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam khóa III ngày 13 tháng 8 năm 1975, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, 1975.
[2] Nghị quyết Hội nghị 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa
III, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, trang 412-415.
[3] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, trang 558-570.
[4] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, trang 671-676.
[5] Đời sống thời bao cấp (Bài 3): Nhà tập thể (báo thể thao văn hóa).
[6] Đời sống thời Bao cấp (Bài 2): Phân phối & đồng lương (báo thể thao văn hóa).
[7] Khảo cứu văn hoá tập tục: Đời sống thời bao cấp (1) (báo thể thao văn hóa).
[8] Sẽ chỉ giữ 100% vốn Nhà nước tại 103 doanh nghiệp, Báo điện tử VnEconomy
[9] Đến 2020 có thể chỉ còn ba tập đoàn nhà nước, 28-05-2018, cafef
[10] Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, thuvienphapluat.vn
[11] TIẾP TỤC CON ĐƯỜNG Đổi mới QUẢN LÝ DNNN VÀ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI
DOANH NGHIỆP, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 19/8/2016
[12] Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam, 08/05/2017
[13] Hé lộ kế hoạch giảm bớt khối doanh nghiệp quân đội, 03-07-2017, cafef.vn
[14] Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế, Báo Nhân dân, 05/01/2016
[15] Nhìn lại 30 năm Đổi mới và hội nhập, 02/01/2017, BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH
PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
[16] Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong xóa đói, giảm nghèo, BÁO ĐIỆN TỬ CỦA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
[17] GDP growth (annual %), World Bank
[18] Lãng phí tài nguyên trong khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam và
giải pháp giảm thiểu, Lưu Đức Hải, TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG, 31/1/2013
[19] Vì sao hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam thấp gần nhất châu Á?, BÁO ĐIỆN TỬ
MỘT THẾ GIỚI, 11.06.2016
[20] Tổng cục Thống kê: Năng suất lao động người Việt thua Lào, bằng 7% Singapore,
28-12-2017, cafef
[21] Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam: 10 năm nhìn lại, Nguyễn Chí Hiếu,
13/10/2017, Thời báo Kinh tế Sài Gòn
[22] Tỷ lệ lao động theo ngành nghề năm 2015, Tổng cục thống kê Việt Nam
[23] Average Working Time By Country, WorldAtlas
[24] PGS. TS Trần Đình Thiên: Có đặc khu, Việt Nam cũng không dễ dàng nhảy lên
đoàn tàu Công nghiệp 4.0 khi đang nghèo như thế này!, 07-06-2018, cafef
[25] 'Bơi ra biển lớn': Hào hứng đi đầu, đại gia gặp khó, Vietnamnet, 02/11/2017
[26] Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: Trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
12/04/2017, VietQ.vn
[27] Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp,
06/05/2017,Tạp chí Tài chính
[28] Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn nợ nần, thua lỗ, 21-10-2017, Cafef
[29] Phát hiện nhiều sai sót trong quản lý tài chính tại 13 tập đoàn, 19-10-2017, Cafef
[30] 18 doanh nghiệp nhà nước vốn 1, nợ 3, 30-10-2017, cafef
[31] TS. Trần Đình Thiên: DNNN chính là lực lượng “đóng góp” nhiều nhất vào gánh
nặng nợ quốc gia!, 09-09-2017, Cafef
[32] Đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, Ngân hàng Thế
giới
[33] Phải chăng nền công nghiệp Việt Nam đang đi chệch hướng?, PHƯƠNG NGỌC
THẠCH, Tạp chí Phát triển kinh tế 1/2007
[34] Công nghiệp Việt Nam vẫn lạc hậu sau 30 năm Đổi mới, 22/4/2016, VnExpress
[35] Lo ngại ngành công nghiệp nặng đang khủng hoảng và thụt lùi, 09/06/2017, Báo
Một thế giới
[36] Chính sách công nghiệp của một số quốc gia Đông Á và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
[37] Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí
Tài chính, 30/09/2017
[38] Nông nghiệp Việt Nam thật đáng lo, 02/04/2016, KINH TẾ VÀ DỰ BÁO
[39] Tổ chức nhỏ lẻ, thiếu liên kết cản trở nông sản Việt, 05-06-2018, cafef
[40] Không dễ nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân, 26-05-2018, cafef
[41] Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam là khoảng 6,8%, Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia, 12-11-2019.
| 1/13

Preview text:

Lý luận tích lũy tư bản của Học thuyết kinh tế Mác-Lênin và ý nghĩa thực tiễn Đề tài 4:
đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam I. Phần mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
- Tích lũy tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hình thành phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản đầu tiên trên thế giới đã hình thành và phát triển
vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã cho thấy rằng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, tích lũy nguyên
thủy đã diễn ra sôi động ở các nước phương Tây và nền kinh tế- xã hội của các nước này phát
triển vô cùng mạnh mẽ. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng tích lũy tư bản còn là sự đòi
hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu
không tích lũy và huy động nguồn lực tư bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia
đó sẽ không phát triển mạnh mẽ và cường thịnh được. Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều
kiện tiên quyết để tái sản xuất mở rộng. Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã lựa
chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa-
hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn để xây dựng các công trình nền tảng và cái tiến kỹ thuật áp dụng
khoa học tiên tiến là càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Nguồn: https://luatnqh.vn/ly-luan-ve-tich-tu-tu-ban-va-tap-trung-tu-ban-cua-c-mac-va-lien-he-
voi-thuc-tien-viet-nam-hien-nay/
2. Đối tượng nghiên cứu
- Khái niệm tích lũy tư bản
- Xu thế tích lũy tư bản tại Việt Nam trước và sau Đổi mới
- Ảnh hưởng của tích lũy tư bản lên nền kinh tế của Việt Nam 3. Phạm vi nghiên cứu
- Khái niệm tích lũy tư bản trong Học thuyết kinh tế Mác-Lênin
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dung Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Leenin và các tài liệu khác để định nghĩa khái niệm
tích lũy tư bản và đánh giá xu thế cũng như ảnh hưởng của quá trình tích lũy tư bản lên nền kinh tế của Việt Nam.
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:
- Lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin
- Xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
- Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tích lũy tư bản đối với quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam II. Phần nội dung
1. Lý luận về tích lũy tư bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin (03 - 04 trang)
1.1. Khái niêm về tích lũy tư bản
- Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư
trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản
(tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân).
* Phân biệt tích tụ tư bản, tập trung tư bản:
- Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong
một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích tụ tư bản.
- Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá
biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.
- Giống: đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt - Khác:
+ Về lượng: Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy
mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản
cá biệt mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.
+ Về quan hệ xã hội: Tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư sản
và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản.
Còn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản,
đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy tư bản
Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
- Trình độ bóc lột sức lao động bằng các biện pháp: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao
động, cắt giảm tiền lương của công nhân. Có nghĩa là thời gian công nhân sáng tạo ra giá trị thì
càng được kéo dài nhưng chi phí càng được cắt giảm, do vậy khơi lượng giá trị thặng dư càng
lớn và quy mô của tích lũy tư bản càng lớn.
- Trình độ năng xuất lao động xã hội: Năng xuất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu
tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên lằm tăng quy mô của tích lũy.
- Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trong quá trình sản xuất, tư
liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của
chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời
gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc
được xem như là sự phục vụ không công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa
tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư
bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích lũy tư bản càng lớn.
- Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng
dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ
phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều
kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản.
1.3. Tác dụng của tích lũy tư bản
1.4. Biểu hiện mới của tích tụ, tập trung tư bản
2. Xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
2.1. Khái quát quá trình tích lũy tư bản diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam
* Trước năm 1986: Trước năm 1986, kinh tế Việt Nam là kinh tế bao cấp. Kinh
tế bao cấp là nền kinh tế chỉ bao gồm các thành phần kinh tế quốc doanh,
tập thể và cá thể, mà giữ vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh. Trong thời kì
này, không tồn tại kinh tế tư nhân, không có các hoạt động thương mại buôn
bán tự do trên thị trường. Kinh tế bao cấp hoạt động theo kiểu toàn dân làm
cho nhà nước và nhà nước bao cấp cho toàn dân, mọi người làm theo năng
lực và hưởng theo nhu cầu. a) Mô hình kinh tế:
- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất. Ngày 16
tháng 5 năm 1975, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam
nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế. Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư
nhân và của thị trường tự do ở miền Nam. Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu[1]:
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ không
thể làm như vậy... Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã... Bộ Chính trị sau khi
nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn
bước đầu này... Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật.
Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm.”
- Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình kinh tế của
miền Bắc cho miền Nam. Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ.[2]
- Tiếp theo, Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức vào tháng 12
năm 1976. Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên cả nước. Nội dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
+) Thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Sản xuất lớn có nghĩa là nền kinh tế dựa vào
những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài kinh tế-xã hội, các tỉnh được sáp nhập lại
còn 29 tỉnh. Còn sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ
bản: quốc doanh (trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp - với hợp tác xã
cấp cao là nòng cốt). Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3
cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng. Cách mạng quan hệ
sản xuất có nội dung cơ bản là cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành
các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể - gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa.[3]
+) Áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung. Đây là mô hình chung ở các nước xã hội chủ
nghĩa. Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do Lê Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Tại Đại hội IV, đường lối này được thể hiện
bằng chủ trương tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980. Theo kế hoạch do Đại
hội IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bình quân hàng năm 14-15%, thu nhập quốc dân tăng
13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8-10%, năng suất lao động xã hội tăng 7,5–8%,
lương thực quy thóc đạt ít nhất 21 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn.[4]
+) Công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+) Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại. b) Các hình thức bao cấp
- Bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng
hóa thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Số lượng gạo được phép mua theo diện lao động[6] Diện lao động gạo (kg)/tháng bộ đội 21 cán bộ 13 lao động nặng nhọc 13-19 nông dân 11-15 trẻ em 1 tuổi 3
+) Ngoài hàng tiêu dùng, dưới thời bao cấp nhà nước còn nắm cả việc phân phối nhà cửa.
Tiêu chuẩn là mỗi người được 4 mét vuông.[6] Những khu nhà tập thể giống như ở Liên
Xô được xây lên trong thành phố và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân nhưng quản
lý kém khiến khu đất công cộng bị lấn chiếm khiến khó nhận ra đâu là của chung, đâu là
của riêng. Nhà cửa hư hỏng thì có Sở nhà đất lo sửa.[5] Đời sống trong những khu tập thể
này càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc trong những căn hộ chật hẹp, mất vệ sinh. Đây
cũng là một khía cạnh của thời bao cấp trong thành phố.[5] Giá nhà ở các thành phố
tương đối rẻ, nhưng công nhân viên chức vẫn không mua nổi vì thu nhập quá thấp.
- Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho
cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Tùy thuộc vào vị trí công việc,
đặc thù nghề nghiệp mà cán bộ, công chức nhà nước cũng như người dân lao động được phát
tem phiếu mua lương thực, thực phẩm với chế độ riêng.
VD: Cán bộ cao cấp hưởng tiêu chuẩn đặc biệt A1; phiếu A dành cho bộ trưởng; thứ trưởng
phiếu B; trưởng các cục, vụ, viện được hưởng phiếu C và có các cửa hàng phục vụ riêng tại phố
Tông Đản, Nhà thờ, Vân Hồ (Hà Nội)...
+) Trọng tâm của thời bao cấp là tem phiếu quy định loại hàng và số lượng người dân
được phép mua, chiếu theo một số tiêu chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Có diện được ưu
đãi, cho phép ưu tiên mua dùng; diện khác thì không. Ví dụ như thịt lợn, người dân
thường chỉ được mua 1,5 kg/tháng nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua 6 kg/tháng. Pin,
Vải vóc, phụ tùng xe đạp, đường cát, sữa đặc, chất đốt, nước mắm, mỡ, muối, tất cả đều có tem phiếu.[7]
- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách: Không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật
chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa
làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế "xin - cho".
=> Kết luận: Nhà nước không cho phép tồn tại kinh tế tư nhân, mọi cơ sở kinh tế đều được Nhà
nước quản lý bằng hệ thống kế hoạch chỉ huy, việc hạch toán kinh doanh bị hình thức hóa. Do
đó, sự tích lũy tư bản diễn ra không thực chất.
* Sau năm 1986: Đây là giai đoạn Việt Nam thực hiện chủ trương Đổi Mới: một chương trình cải
cách toàn diện bao gồm kinh tế và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản
Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. a) Đặc điểm
- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại
biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu
của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận
điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận
hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu
trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản
lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu
nghèo, khủng hoảng kinh tế...
- Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng
kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt. Sau Đổi mới, quan
điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu của loài người, không mâu thuẫn
với chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì
mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.
- Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới. b) Chủ chương đổi mới
- Đổi mới về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chính sách cơ cấu: Trong những năm qua, do
nhận thức phiến diện về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến khuynh hướng ham phát
triển công nghiệp nặng, ham quy mô lớn và xây dựng mới, đã gây ra mất cân đối nghiêm trọng
trong nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng đó, Đại hội VI đã đề ra chủ trương bố trí lại cơ cấu
sản xuất, cơ cấu đầu tư các ngành kinh tế, mà thực chất là cụ thể hoá nội dung chính của công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở nước ta trong từng giai
đoạn cụ thể. Trong chặng đường đầu tiên, cần tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, tạo
tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hoá ở giai đoạn tiếp theo; đưa nông nghiệp lên vị trí hàng đầu,
nhấn mạnh vai trò to lớn của công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp; phát triển công nghiệp nặng
một cách có chọn lọc, hợp với sức mình, nhằm phục vụ đắc lực cho ba chương trình kinh tế,
không bố trí xây dựng công nghiệp vượt quá điều kiện cũng như khả năng cho phép.
- Đổi mới trong cải tạo và xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính
sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Phê phán quan điểm
nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây, Đại hội VI đã khẳng định sự tồn tại lâu dài của
các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều này là xuất phát
từ thực trạng kinh tế - xã hội còn thấp của Việt Nam. Nó cho phép có nhiều hình thức sản xuất
kinh doanh đa dạng, phù hợp về qui mô, trình độ và hình thức với từng khâu của quá trình sản
xuất và lưu thông, nhằm khai thác các tiềm năng kinh tế của xã hội. Đảng coi đây là giải pháp
chiến lược để giải phóng sức sản xuất và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Đổi mới cơ chế quản lý công nghiệp: Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm
nay đã không tạo được động lực phát triển và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Do
đó, Đại hội VI đã chủ trương đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và chỉ ra thực chất của cơ chế
mới đó là: “cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ
nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Nguồn: Các thời kì phát triển: giai đoạn 1986-2006, Bộ Công Thương. c) Quá trình đổi mới
Số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ chỗ có hơn 12.000, đến năm 2001 giảm
xuống còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 doanh
nghiệp[12]. Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn 103 doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các ngành công nghiệp quốc phòng, xuất bản, thủy lợi,
dịch vụ công cộng và một số tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh tế chủ yếu thuộc các
ngành độc quyền tự nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viettel[8][9].
- Bước đột phá đầu tiên là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IV (8/1979) với chủ trương động viên, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất
và thành phần kinh tế. Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về khoán
sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển to
lớn trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định 25-CP và 26-CP ngày 21/1/1981 của Chính phủ cho
phép các đơn vị kinh tế quốc doanh xây dựng và thực hiện 3 kế hoạch đã tạo bước chuyển biến
trong sản xuất công nghiệp
- Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã
đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
- 1986: Sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính thức phát động
công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức
thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
- 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
- 29/12/1987: Nhà nước Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam[10]
- 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).
- 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
- 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
- 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa Kỳ)
- 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ
hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
- Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính
thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
- 1990: Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
- Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, sau khi đánh giá về sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt
Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội.
- 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
- 1995: Gia nhập tổ chức kinh tế Đông Nam Á (ASEAN).
- 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
- 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
- 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.
- 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
- 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân.
- 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 (năm 2016) quyết định thành lập một
cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; tách chức năng
chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại
diện chủ sở hữu nhà nước của các Bộ, Ủy ban Nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp[11].
- Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2016) nêu “Hoàn thiện cơ chế,
chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh
tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh
tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng của nền kinh tế”[12].
- Năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam có kế hoạch sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp do
quân đội sở hữu chỉ còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 12 công ty cổ phần có vốn nhà
nước do Bộ Quốc phòng quản lý (nhà nước giữ trên 51% cổ phần đến năm 2019); thực sự là các
doanh nghiệp cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.[13]
=> Kết luận: Kinh tế tư nhân được phát triển trở lại, nhiều doanh nghiệp Nhà nước cũng được cổ
phần hóa, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước được hình thành. Tích tụ tư bản, tập trung tư bản,
tín dụng ngân hàng dần dần phát triển theo quy luật thị trường. 2.2. Kết quả, thành tựu
Tính đến năm 2016, sau 30 năm, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả sau[14][15]:
- Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi
mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-
1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai
đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế
giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015,
GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
- Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm.
Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh
tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều
tiến bộ cả về số lượng và chất lượng.
- Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013[16].
- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông
nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
- Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu
USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991.
- Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ
cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể
bước đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế
thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn
này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.
- Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang tích cực đàm
phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP).
2.3. Hạn chế, thách thức
- Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu
nghèo, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội đã diễn ra với tốc độ tăng nhanh. Nền kinh tế
tăng trưởng cao nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 10% (trong khi đó Trung Quốc có những năm
tăng trưởng trên 10%), từ năm 2000 đến nay tăng trưởng chỉ dao động ở mức 5% - 7%[17], chỉ
số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, lãng phí tài nguyên, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, năng
suất lao động thấp và tăng chậm[18][19][20][21].
- Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển và sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình
nếu không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài. Trong cơ cấu kinh tế, lao động
nông nghiệp vẫn chiếm hơn 40% (2015)[22] khiến tình trạng khiếm dụng lao động
(underemployment) phổ biến tại Việt Nam trong khi các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản
có số giờ làm việc trong một năm cao nhất thế giới[23].
- Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất (32% GDP)[24],
kế đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả
năng hoạt động ở thị trường nước ngoài[25][26] trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát
triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia.
- Các doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém
hiệu quả[27], thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều[28][29][30] do vấn đề ông chủ và
người đại diện không được kiểm soát tốt khiến nhà nước thất bại trong việc sử dụng các doanh
nghiệp nhà nước để công nghiệp hóa và định hướng cho nền kinh tế. Dù có nhều nỗ lực xây
dựng các tập đoàn kinh tế lớn nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn không phát huy được vai trò
chủ đạo theo đúng mong muốn của Đảng Cộng sản Việt Nam.[31]
- Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên
cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu[32]. Các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng như công
nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử...
chưa phát triển đầy đủ để làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt
Nam[33][34][35] trong khi các nước Đông Á công nghiệp hóa thành công nhất như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc đều chú trọng hỗ trợ các ngành công nghiệp này phát triển[36]. Cơ sở hạ
tầng được nhà nước chú trọng phát triển nhưng vẫn chưa thể so sánh được với các nước công
nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam manh mún, lạc hậu, thiếu tổ chức, năng suất thấp, giá trị gia tăng
thấp, sản xuất không gắn liền với thị trường, ít được đầu tư thâm canh, trình độ cơ giới hóa thấp,
nông sản chủ yếu là sản phẩm thô, cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý[37][38][39][40].
https://vietnamfinance.vn/dung-trach-cu-doanh-nghiep-tu-nhan-hay-nhin-xem-moi-truong-
chung-ta-tao-ra-cho-ho-the-nao-20180504224245463.htm
3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tích lũy tư bản đối với quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 3.1. Mục tiêu a) Về kinh tế:
- Đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là khoảng 6.8%.[41] * Tài liệu tham khảo:
[1] Phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam khóa III ngày 13 tháng 8 năm 1975, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, 1975.
[2] Nghị quyết Hội nghị 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa
III, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, trang 412-415.
[3] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, trang 558-570.
[4] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, trang 671-676.
[5] Đời sống thời bao cấp (Bài 3): Nhà tập thể (báo thể thao văn hóa).
[6] Đời sống thời Bao cấp (Bài 2): Phân phối & đồng lương (báo thể thao văn hóa).
[7] Khảo cứu văn hoá tập tục: Đời sống thời bao cấp (1) (báo thể thao văn hóa).
[8] Sẽ chỉ giữ 100% vốn Nhà nước tại 103 doanh nghiệp, Báo điện tử VnEconomy
[9] Đến 2020 có thể chỉ còn ba tập đoàn nhà nước, 28-05-2018, cafef
[10] Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, thuvienphapluat.vn
[11] TIẾP TỤC CON ĐƯỜNG Đổi mới QUẢN LÝ DNNN VÀ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI
DOANH NGHIỆP, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 19/8/2016
[12] Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 08/05/2017
[13] Hé lộ kế hoạch giảm bớt khối doanh nghiệp quân đội, 03-07-2017, cafef.vn
[14] Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế, Báo Nhân dân, 05/01/2016
[15] Nhìn lại 30 năm Đổi mới và hội nhập, 02/01/2017, BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH
PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
[16] Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong xóa đói, giảm nghèo, BÁO ĐIỆN TỬ CỦA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
[17] GDP growth (annual %), World Bank
[18] Lãng phí tài nguyên trong khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam và
giải pháp giảm thiểu, Lưu Đức Hải, TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG, 31/1/2013
[19] Vì sao hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam thấp gần nhất châu Á?, BÁO ĐIỆN TỬ MỘT THẾ GIỚI, 11.06.2016
[20] Tổng cục Thống kê: Năng suất lao động người Việt thua Lào, bằng 7% Singapore, 28-12-2017, cafef
[21] Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam: 10 năm nhìn lại, Nguyễn Chí Hiếu,
13/10/2017, Thời báo Kinh tế Sài Gòn
[22] Tỷ lệ lao động theo ngành nghề năm 2015, Tổng cục thống kê Việt Nam
[23] Average Working Time By Country, WorldAtlas
[24] PGS. TS Trần Đình Thiên: Có đặc khu, Việt Nam cũng không dễ dàng nhảy lên
đoàn tàu Công nghiệp 4.0 khi đang nghèo như thế này!, 07-06-2018, cafef
[25] 'Bơi ra biển lớn': Hào hứng đi đầu, đại gia gặp khó, Vietnamnet, 02/11/2017
[26] Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: Trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 12/04/2017, VietQ.vn
[27] Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp,
06/05/2017,Tạp chí Tài chính
[28] Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn nợ nần, thua lỗ, 21-10-2017, Cafef
[29] Phát hiện nhiều sai sót trong quản lý tài chính tại 13 tập đoàn, 19-10-2017, Cafef
[30] 18 doanh nghiệp nhà nước vốn 1, nợ 3, 30-10-2017, cafef
[31] TS. Trần Đình Thiên: DNNN chính là lực lượng “đóng góp” nhiều nhất vào gánh
nặng nợ quốc gia!, 09-09-2017, Cafef
[32] Đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới
[33] Phải chăng nền công nghiệp Việt Nam đang đi chệch hướng?, PHƯƠNG NGỌC
THẠCH, Tạp chí Phát triển kinh tế 1/2007
[34] Công nghiệp Việt Nam vẫn lạc hậu sau 30 năm Đổi mới, 22/4/2016, VnExpress
[35] Lo ngại ngành công nghiệp nặng đang khủng hoảng và thụt lùi, 09/06/2017, Báo Một thế giới
[36] Chính sách công nghiệp của một số quốc gia Đông Á và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
[37] Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Tài chính, 30/09/2017
[38] Nông nghiệp Việt Nam thật đáng lo, 02/04/2016, KINH TẾ VÀ DỰ BÁO
[39] Tổ chức nhỏ lẻ, thiếu liên kết cản trở nông sản Việt, 05-06-2018, cafef
[40] Không dễ nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân, 26-05-2018, cafef
[41] Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam là khoảng 6,8%, Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia, 12-11-2019.