Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay
Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác đã kế thừa
và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của
C.Mác ở Việt Nam hiện nay MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................... 2
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 2
1.1. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh ..................... 2
1.1.1. Lý thuyết giá trị của William Petty................................................ 2
1.1.2. Lý thuyết giá trị của Adam Smith .................................................. 3
1.1.3. Lý thuyết giá trị của David Ricardo .............................................. 4
1.2. Sự kế thừa và phát triển các lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư
sản cổ điển Anh của C.Mác............................................................................ 5
2. Liên hệ vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay ........ 7
KẾT LUẬN..............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................9 LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội loài người đã trải qua biết bao nhiêu hình thái kinh tế khác nhau
với sự ra đời của các học thuyết kinh tế lớn nhỏ đóng vai trò qua trọng trong việc
phát triển kinh tế xã hội. Việc đi nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, đấu
tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản
trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau là điều cần thiết. Trước khi các học
thuyết kinh tế của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh ra đời, đã có các học thuyết
kinh tế của chủ nghĩa trọng thương với các đại biểu W.Staford, Thomas Mun đến lOMoARc PSD|36215725
từ Anh hay Antoine Monchretion và Jean Baptise Colbert từ Pháp và thuyết kinh
tế của chủ nghĩa trọng nông. Sự ra đời của kinh tế chính trị cổ điển Anh ra đời là
một trong những xu hướng tiến bộ đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử
phát triển của các luận thuyết kinh tế và một vài quan điểm đúng đắn vẫn còn ý
nghĩa đến tận ngày nay. Trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh bắt đầu
từ William Petty đến Adam Smith và kết thúc ở David Ricardo. Sau khi nhận ra
những mặt tích cực của những học thuyết này thì C.Mác đã có những sự kế thừa
phù hợp và phát triển nó lên một tầm cao mới, đến nay vẫn còn mang giá trị to
lớn. Nền kinh tế Việt Nаm đаng đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Việc
am hiểu về vấn đề này một cách có hệ thống sẽ đem đến cho nước ta sự vận dụng
một cách tốt nhất, phù hợp linh hoạt với hoàn cảnh, tình hình kinh tế xã hội của
đất nước là cơ hội рhát triển rút ngắn, thực hiện thành công công nghiệp hóa –
hiện đại hóa рhấn đấu đưа Việt Nаm về cơ bản trở thành một nước công nghiệр.
Nước ta cũng đang phát triển trên nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN,
việc vận dụng lý thuyết giá trị của Mác đã phát triển là một vấn đề đang được
quan tâm và đi sâu tìm hiểu. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh
1.1.1. Lý thuyết giá trị của William Petty
William Petty (1623-1687) là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng
cho lý thuyết giá trị - lao động, là người đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao
động trong việc tạo ra giá trị- nguồn gốc thực sự của của cải. Dù không trực tiếp
trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những luận điểm của ông về giá cả có
thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lí về giá trị lao động. Khi
nghiên cứu về giá trị lao động, ông dùng thuật ngữ giá cả bao gồm: giá cả tự nhiên
và giá cả chính trị. Theo ông, giá cả chính trị (giá cả thị trường) thì do các yếu tố lOMoARc PSD|36215725
ngẫu nhiên chi phối, nên rất khó để xác định chính xác, còn giá cả tự nhiên (giá
trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động có sự ảnh hưởng tới
mức hao phí đó. W.Petty còn chỉ ra rằng, chỉ có lao động khai thác bạc (tiền) mới
tạo ra giá trị, giá trị hàng hóa là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ, giống như
mặt trăng là sự phản chiếu ánh mặt trời. Không những vậy, ông còn đem so sánh
lượng lao động hao phí để sản xuất hàng hóa với lượng lao động hao phí để tạo
ra bạc vàng để củng cố việc xác định giá cả tự nhiên của hàng hóa.Trong lý luận
của mình, ông còn đưa ra khẳng định: “ Lao động là cha của của cải còn đất đai
là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng vì đó là hai yếu tố của quá trình lao động
sản xuất, nhưng lại sai khi ông coi của cải là giá trị và đất đai lao động là hai yếu
tố tạo ra giá trị. Khi đi nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa giá trị hàng hóa và
năng suất lao động, W.Petty cho rằng giá cả tự nhiên( giá trị ) và năng suất lao
động có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Tuy còn nhiều mặt hạn chế nhưng ông
cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho học thuyết giá trị lao động và xác định
chính xác vai trò của lao động trong việc tao ra giá trị là nguồn gốc thực sự tạo ra của cải.
1.1.2. Lý thuyết giá trị của Adam Smith
Adam Smith là nhân vật trung tâm, là linh hồn sống của trường phái kinh
tế chính trị tư sản cổ điển. Ông là cha đẻ của khoa học kinh tế chính trị, là một
trong ba nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử. Adam Smith đã kế thừa những luận
điểm khoa học trong lí thuyết giá trị của Petty sau đó tiếp tục phát triển. Ông đưa
ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Smith đã phân biệt giá
trị sử dụng với giá trị trao đổi và đưa ra khẳng định giá trị sử dụng không quyết
định giá trị trao đổi. Ông phê phán quan điểm cho rằng lợi ích của vật phẩm quyết
định giá trị trao đổi. Ông nêu lên hai định nghĩa về giá trị : Thứ nhất, giá trị do
hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Lao động là thước đo của
mọi giá trị. Thứ hai, giá trị hàng hóa được quyết định bởi số lượng lao động có thể
mua được hàng hóa này. Định nghĩa thứ nhất của ông đã kế thừa tư tưởng của
Petty về giá trị lao động. Định nghĩa thứ hai ông đã xa rời nguyên lí lao động là lOMoARc PSD|36215725
yếu tố duy nhất tạo ra giá trị. Về cơ cấu giá trị hàng hóa,ông cho rằng tiền công,
lợi nhuận, địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập và do dó là nguồn gốc
đầu tiên của mọi giá trị (giá trị hàng hóa = tiền lương+ lợi nhuận + địa tô = v+m).
Như vậy, ông đã có sự nhầm lẫn giữa nguồn gốc giá trị và sự phân chia giá trị
thành các nguồn thu nhập. Ông đi phân biệt hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá
cả thị trường. Giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị, có tính khách quan.
Giá trị trường thì do nhiều yếu tố chi phối, phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu nên
khó xác định chính xác. Theo Smith có hai quy luật quyết định giá trị hàng hóa;
trong sản xuất hàng hóa giản đơn: giá trị do lao động hao phí quyết định; trong
chủ nghĩa tư bản: giá trị do các nguồn thu nhập quyết định.Như vậy Smith đã kế
thừa và phát triển lí thuyết giá trị của Petty dù còn nhiều hạn chế khi ông đưa ra
hai định nghĩa về giá trị trong đó chỉ có một định nghĩa đúng, ông còn nhầm lẫn
giữa việc tạo ra giá trị và phân phối giá trị khi ông đưa ra hai quy luật quyết định
giá trị hàng hóa song ông cũng đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi, là người đầu tiên đề cập đến lượng giá trị hàng hóa, ông còn để lại tiền đề là
giá trị do hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa quyết định.
1.1.3. Lý thuyết giá trị của David Ricardo:
Lí thuyết giá trị là lý thuyết trung tâm, chiếm vị trí quan trọng trong hệ
thống quan điểm kinh tế của D.Ricardo. Ông nghiên cứu kỹ lý thuyết giá trị của
Adam Smith, kế thừa những luận điểm đúng và loại bỏ những luận điểm sai, bổ
sung những luận điểm mới, từ đó xây dựng nên lý thuyết giá trị của riêng mình.
Đó là đỉnh cao lý thuyết giá trị của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
Ông cũng phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và thấy rằng giá trị sử dụng
là tiền đề cho giá trị trao đổi.Ông phê phán quan điểm nước đôi khi nêu ra hai định
nghĩa giá trị hàng hóa của Smith. Theo ông, giá trị hàng hóa là do hao phí lao động
quyết định là đúng, còn lại là sai cần vứt bỏ. Ông đã kế thừa quan điểm của Smith
và khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Theo ông, giá trị
sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi nhưng thước đo của giá trị trao
đổi là giá trị, tức lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Ông cho rằng, giá trị lOMoARc PSD|36215725
không chỉ quyết định bởi lao động trực tiếp ( lao động sống) mà còn bao gồm: lao
động cần thiết trước đó đã chi phối trong công cụ sản xuất. Đây là bước tiến của
ông so với Smith. Ông chỉ ra rằng, giá trị hàng hóa không chỉ có v+m mà còn có
yếu tố c ( lao động quá khứ). Ricardo còn cho rằng lượng giá trị hàng hóa được
quyết định bởi lao động đồng nhất của con người, chứ không phải lao động cá
biệt. Và đề cập đến lao động giản đơn, lao động phức tạp nhưng còn rất sơ sài và
chưa nêu được nguyên tắc quy đổi. Ông phân biệt giá cả tự nhiên( giá trị) và giá
cả thị trường và cho rằng giá cả thị trường phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Nhưng
quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng chứ không quyết định giá cả thị trường. Nhân tố
quyết định giá cả thị trường chính là giá trị hàng hóa. Ông cũng đã chứng minh
được năng suất lao động tỉ lệ nghịch với giá trị hàng hóa. Ông tán thành quan điểm
của Smith: Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị hàng hóa giảm xuống. Lý
thuyết giá trị của Ricardo chưa nhận thức được tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa, mới dừng lại ở lượng giá trị, chưa nghiên cứu chất giá trị. Ông cho rằng,
giá trị là một phạm trù vĩnh viễn và giá trị của hàng hóa khan hiếm sẽ do giá trị
sử dụng quyết định. Mặt khác ông chưa phân biệt được giá trị hàng hóa với giá cả sản xuất. 1.2.
Sự kế thừa và phát triển các lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế
tư sản Cổ điển Anh của C. Mác.
Sau những lí thuyết về giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh, C.Mác đã
dựa vào những thành tựu nổi bật, những quan điểm đúng đắn của họ để kế thừa.
Ông tiếp tục kế thừa những quan điểm về giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, cho
rằng giá trị sử dụng thì không quyết định giá trị trao đổi; hay những luận điểm cho
rằng lượng giá trị được đo bằng thời gian lao động.
Không chỉ biết kế thừa, C.Mác còn tiếp tục phát triển lên những quan điểm đã
được đưa ra sau khi loại bỏ những yếu tố sai lầm , không phù hợp và cả những
quan điểm còn dở dang. Ông đã phát triển nên học thuyết giá trị một cách khoa
học dựa trên sự phê phán có nghiên cứu những quan điểm của trường phái cổ điển
Anh. Điều này đã mở ra một bước ngoặt có tính quyết định trong kinh tế nói lOMoARc PSD|36215725
chung. Đỉnh cao là việc ông là người đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản
xuất hàng hóa. Trước đó, D.Ricardo mới chỉ dừng lại ở lượng giá trị , chưa đi vào
nghiên cứu chất của giá trị. Qua việc tìm ra hai mặt của vấn đề thì Mác đã giải
thích được thuộc tính của hàng hóa tìm ra rằng lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hóa với điều kiện nó được dùng để trao đổi trên thị trường và mặt
thứ hai là lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Trong việc xét về cơ cấu
giá trị hàng hóa (C+v+m) của Mác cũng đầy đủ và đúng đắn hơn so với A. Smith
và D.Ricardo trước đó đã từng nêu ra. Cơ cấu giá trị hàng hóa theo ông gồm hai
phần một là giá trị cũ ( C) bao gồm những tư liệu đã bị chuyển dịch và giá trị sản
phầm của hàng hóa, hai là giá trị mới (c+m) được tạo ra trong quá trình sản xuất
hàng hóa nhờ lao động trừu tượng. Trước đó, Adam Smith cho rằng Giá trị hàng
hóa= v+m (thiếu C) đến D.Ricardo cũng đã tiến bộ hơn khi ông là người đầu tiên
từng mô tả đầy đủ lượng giá trị gồm ba bộ phận: C, v, m nhưng cũng vẫn chưa
phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào nhưng C.Mác đã
hoàn thiện được điều đó. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cũng là cơ
sở để Mác phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến ( nguồn gốc thực sự
tạo ra giá trị thặng dư). Khi đề cập đến lượng giá trị, Mác cũng nếu ra các nhân tố
ảnh hưởng đến lượng giá trị đó là năng suất lao động và tính chất phức tạp của lao
động. Trong phạm trù năng suất lao động, A. Smith và D.Ricardo cùng đồng tình
với quan điểm: Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị hàng hóa giảm xuống.
C.Mac đã phát triển lên, ông cho rằng tăng năng suất lao động là tăng hiệu quả có
ích của lao động từ đó làm lượng sản phẩm tăng lên trong một khoảng thời gian
hay sản xuất cố định một số lượng sản phẩm nhưng thời gian bị rút ngắn đi. Khi
năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết
trong một đơn vị hàng hóa; do vậy, năng suất lao động tăng lên, sẽ làm cho lượng
giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Theo Mác, năng suất lao động thuộc
phạm trù lao động cụ thể, và hai mặt của lao động có sự vận động ngược chiều
nhau. Trong việc phân chia tính phức tạp của lao động, C.Mác chia thành lao động
giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi qua
trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ lOMoARc PSD|36215725
cũng có thể thao tác được còn lao động phức tạp là những lao động yêu cầu phải
trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ theo những yêu cầu của những
nghê nghiệp chuyên môn nhất định. Trong một thời gian lao động như nhau thì
lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Trước đó,
D.Ricardo cũng đã có đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp nhưng
còn sơ sài và chưa nêu được nguyên tắc quy đổi. Có thể nói rằng Mác đã kế thừa
và phát triển một cách thành công những quan điểm còn dang dở hay những vấn
đề mà các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh trước đây chưa lí giải được , một phần
lớn có lẽ nhờ phát hiện tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Ông cũng đã
hoàn thiện những khái niệm giá trị sử dụng, trao đổi và khẳng định về năng suất
lao động một cách chính xác và đầy đủ hơn.
2. Liên hệ vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay
Quy luật giá trị của C.Mác có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất
và lưu thông hàng hóa ở nước ta hiện nay. Đối với điều tiết sản xuất hàng hóa,
trên thị trường nếu giá cả của một mặt hàng nào đó được ưa chuộng và sinh lợi
nhuận cao có giá cả cao hơn giá trị thì những người sản xuất hàng hóa phải mở
rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu và sức lao động. Trong trường hợp
ngược lại khi mặt hàng có giá cả thấp hơn giá trị thì ta cần điều chỉnh để thu hẹp
quy mô sản xuất và chuyển sang sử dụng một mặt hàng tối ưu hơn, còn nếu
trong trường hợp giá cả bằng với giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản
xuất mặt hàng này. Nhờ có sự điều tiết lưu thông hàng hóa mà thu hút những
hàng hóa ở nơi có giá cả thấp đến nới có giá cả cao để cho hàng hóa ở các vùng
có sự cân bằng nhất định. Trong sản xuất hàng hóa trao đổi hàng hóa theo giá trị
xã hội vì thế người sản xuất hàng hóa có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì
sẽ thu lãi và ngược lại. Từ đó đặt ra yêu cầu không ngừng cải tiến kĩ thuật, nâng lOMoARc PSD|36215725
cao tay nghề, biết ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất. Nước ta có
xuất phát là một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phong kiến rồi trải qua bao nhiêu
cuộc chiến tranh ác liệt, cơ sở vật chất bị tàn phá hết sức nặng nề, nên năng suất
lao động còn ở mức thấp. Vậy nên, nước ta phải tiếp cận với các thành tựu khoa
học, cải tiến kỹ thuật, nâng cao kết cấu cơ sở hạ tầng, hợp lí hóa trong sản xuất
góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lao
động sống cũng là một trong những yếu tố quan trong cấu thành lượng giá trị
hàng hóa. Ở nước ta mỗi năm số lượng lao động là không ngừng được bổ sung
(Quý I/ 2021 ước tính là 51 triệu người, trong đó số lao động đang làm việc là
49,9 triệu người). Họ đều không ngừng được nâng cao trình độ văn hóa, tay
nghề, thông minh, khéo léo, có sự tiếp thu và tiếp cận được với các thành tựu
khoa học, tuy nhiên vẫn còn đặt ra những yêu cầu cần được giải quyết đó là
không đồng đều, bằng cấp chưa tương xứng với trình độ. Qua lí thuyết về giá trị
lao động của C.Mác đặt ra một yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao trình độ
chuyên môn cũng như chính trị cho lao động . Cần đạt được sự phù hợp trong cơ
cấu phân bố giữa các ngành nghề phù hợp với kết cấu của tổng lượng hàng hóa
được tạo ra. Lao động chất xám và lao động chân tay cũng cần được dịch chuyển
theo một tỉ trọng hợp lí. Cần đào tạo ra đội ngũ cán bộ quản lí giỏi thì mới biến
những yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất thành hiện thực tạo ra nhiều của cải
vật chất. Thêm vào đó, để giảm chi phí sản xuất, chúng ta cũng nên tiến hành mở
rộng thị trường, hoàn chỉnh hệ thống thị trường đồng bộ. Tiến hành phát triển
mạng lưới giao thông vận tải để tiến hành giao thương, vận chuyển. Đặc biệt,
trong thời kì Covid- 19 như hiện nay việc lựa chọn thị trường và phương tiện
giao thông tiện lợi nhất để di chuyển hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng. Mặt
khác, chúng ta cũng cần phải đảm bảo những quyền lợi chính đáng của cả người
lao động và người sử dụng lao động, có các chế tài cụ thể mới đảm bảo công
khai, minh bạch và bền vững. Bên cạnh đó, quy luật giá trị cũng phân chia xã hội
thành hai cực giàu có-nghèo khổ. Vì vậy bên cạnh việc phát triển thúc đẩy hàng
hóa phát triển thì nhà nước cũng nên có những biện pháp để ngăn ngừa những
mặt tiêu cực của vấn đề này. lOMoARc PSD|36215725 KẾT LUẬN
Từ những phân tích và đi vào tìm hiểu ta có thể thấy rõ, quan điểm của C.Mác
trong lý thuyết về giá trị vẫn có một vai trò nhất định trong công cuộc xây dựng
nền kinh tế của nước ta hiện nay. Nhờ những lí luận về giá trị ấy mà ta có những
cơ sở lý luận và căn cứ khoa học để hình thành đường lối chính sách của Đảng và
nhà nước trong giai đoạn đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để từng bước
góp phần đưa đất nước nhanh chóng bước lên con đường văn minh và tốt đẹp hơn.
Sự vận dụng một các linh hoạt, hợp lí những quan điểm lí luận của C.Mác cùng
với sự lãnh đạo chỉ của của Đảng, Nhà nước sẽ trở thành “chiếc tên lửa” mạnh mẽ
đi chinh phục những đỉnh cao, từ đó có thể đưa đất nước từng bước khẳng định
vị thế của mình trên trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế , Slide bài giảng và vở viết trên lớp
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (dành cho bậc Đại học - không chuyên lý luận chính trị)
( Tiểu luận của em khó có thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô để những lần sau đó có thể làm bài hoàn
chỉnh và tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!) lOMoARc PSD|36215725