Lý thuyết luật dân sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền yêu cầu, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46892935
LUẬT DÂN SỰ 2 LÝ THUYẾT
14/8/23
VẤN ĐỀ 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ
1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự
Điều 274 BLDS 2015 đề cập đến nghĩa vụ (BLDS 2005 đề cập đến khái niệm nghĩa vụ dân sự)
- Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền yêu cầu, trả tiền
hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác.
2. Đặc điểm
- Là 1 quan hệ dân sự bao gồm chủ thể, khách thể, nội dung
- Là một quan hệ tương đối nếu kiện thì kiện đúng người có quyền, nghĩa vụ đối với mình
VD: A hợp đồng với B, 2 bên hợp đồng mua bán, thỏa thuận 8h ngày 14/8, B phải chuyển giao hàng cho A,
bên nào vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường. B kí với bên vận tải để giao hàng đến đúng giờ nhưng trong quá trình
vận chuyển, xe ô tô vận tải bị tai nạn A phải khởi kiện B vì Ahợp đồng với B (người có nghĩa vụ đối với A).
- Quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau: Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia
(Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền – quyền của bên có quyền chỉ được đảm bảo thông qua hành vi của bên
có nghĩa vụ (quyền đối nhân). VD: A cho B vay tiền, quyền của A chỉ được thỏa mãn khi B trả nợ.) 3. Đối
tượng của nghĩa vụ
Điều 276 BLDS 2015 - 2 đối tượng:
- Tài sản: Đ105
? Mọi loại tài sản đều là đối tượng của nghĩa vụ. Sai vì quy chế pháp lý gồm 3 loại: tự do, hạn chế, cấm lưu
thông Có những tài sản sẽ bị cấm lưu thông.
- Công việc: phải thực hiện (trả tiền trong hợp đồng cho vay, trả tiền và giao hàng trong hợp đồng mua bán…)
và không được thực hiện (không để lộ thông tin của công ty, không được chuyển nhượng trong bán kính 1km
theo hợp đồng – Highlands,…)
4. Điều kiện của đối tượng nghĩa vụ
- Phải đáp ứng lợi ích vật chất
- Phải được xác định cụ thể
- Phải thực hiện được
5. Phân loại NVDS
a. Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể
- NVDS riêng rẽ: Đ287 – nghĩa vụ của nhiều người nhưng mỗi người có nghĩa vụ của riêng mình
lOMoARcPSD| 46892935
VD: A, B và C cùng hợp tác làm ăn nhưng không đủ tiền để kinh doanh. A vay tiền D, kí hợp đồng 3 thằng cùng
vay 300tr trong đó quy định nghĩa vụ của mỗi người riêng rẽ nhau. Đến hạn, A có tiền, B và C không có A
không có nghĩa vụ phải trả cho B và C vì nghĩa vụ riêng rẽ, không liên quan đến nhau.
- NVDS liên đới (Đ289)
VD: A, B và C cùng hợp tác làm ăn nhưng không đủ tiền để kinh doanh. A vay tiền D, kí hợp đồng 3 thằng cùng
vay 300tr trong đó quy định A, B, C phải chịu trách nhiệm liên đới, đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, D
có quyền yêu cầu A phải đứng ra trả toàn bộ nghĩa vụ.
D miễn A không phải thực hiện nữa chỉ định A nên miễn toàn bộ nghĩa vụ
- Nghĩa vụ theo phần (Đ290): Là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực
hiện.
VD:
- Nghĩa vụ hoàn lại: trong đó bên có quyền có quyền yêu cầu bên kia (người có nghĩa vụ thanh toán lại khoản
tiền và lợi ích vật chất khác mà người có quyền đã thay người có nv…
VD: A có nghĩa vụ với B, B
+ Đặc điểm
- Nghĩa vụ bổ sung: phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ chính nhằm hoàn thiện cho nghĩa vụ chính trong trường hợp
người có nghĩa vụ chính không thực hiện, VD:
VẤN ĐỀ 2: PHÁT SINH THỰC HIỆN, CHẤM DỨT NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
a. Hợp đồng
Căn cứ phát sinh
nv hoàn lại
Từ NVDS liên
đới
Khi 1 trong số
những người có
nv đã thực hiện
Khi
Các trường hợp
khác
lOMoARcPSD| 46892935
- Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. -
Nghĩa vụ chỉ phát sinh nếu hợp đồng tuân thủ các điều kiện có hiệu lực tại điều 117 BLDS 2015.
b. Hành vi pháp lý đơn phương
VD1: Lập di chúc – định đoạt tài sản cho người thừa kế chỉ thể hiện ý chí của người để lại di sản
VD2: Hứa thưởng làm rơi ví, ai nhặt được thì trả 10tr nghĩa vụ trả thưởng phát sinh khi có người trả ví -
Điều kiện:
Ý chí thể hiện ở trong đó phải là ý chí hợp pháp, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức
xã hội.
Nếu sự thể ý chí có kèm theo 1 số điều kiện nhất định (không gian, thời gian) thì chỉ khi nào những
người khác thực hiện đúng các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.
c. Thực hiện công việc không có ủy quyền
VD: A nhờ B trông nhà hộ. Trong thời gian A về quê, B phát hiện vườn cam đến lúc thu hoạch nhưng không liên
lạc được A B quyết định thu hoạch và đem ra chợ bán mà không bảo bà A.
- Điều kiện
Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc
Người thực hiện công việc hoàn toàn tự nguyện thực hiện vì lợi ích của người có công việc
Người thực hiện công việc như thực hiện công việc của chính mình hoặc theo ý muốn của người có
công việc (nếu có).
Nếu không thực hiện công việc thì người có công việc sẽ bị thiệt hại.
- Nghĩa vụ:
Trong trường hợp phát sinh chi phí thì sẽ được thanh toán (VD: chi phí thuê người hái cam) Có thể
yêu cầu trả thù lao
d. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
VD: Nhân viên ngân hàng sai sót, bỗng dưng khách hàng nhận được 4 tỷ
VD2: A cho B mượn xe máy, B bán xe máy cho C
C chiếm hữu không có căn cứ pháp luật vì B không có tư cách chủ sở hữu, có xe thông qua 1 giao dịch không
hợp pháp.
Trong 2 VD trên, phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản. e.
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
- Khái niệm: Điều 584 BLDS 2015
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Có thiệt hại xảy ra Có hành vi trái PL
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu
quả xảy ra
lOMoARcPSD| 46892935
f. Căn cứ khác do pháp luật quy định
- Nghĩa vụ phát sinh từ quyết định của CQNN có thẩm quyền, quyết định của tòa án… buộc một chủ thể nào đó
phải thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Thực hiện nghĩa vụ
a. Khái niệm và nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ
- Khái niệm: Thực hiện NV là việc người có NV phải chuyển giao một tài sản, làm hoặc không được làm một
công việc theo một thời hạn nhất định đã được xác định trong nội dung của quan hệ NV, qua đó thỏa mãn
quyền dân sự tương ứng của bên kia.
- Nguyên tắc thực hiện:
b. Nội dung thực hiện nghĩa vụ
* Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn
Trung
thực
Hợp tác
Đúng
cam kết
Hợp
pháp
Không
vi phạm
đạo đức
Nội dung
thực hiện
NV
Đúng địa
điểm
Đúng thời
hạn
Đúng đối
tượng
Thực hiện
NV thông
qua người
thứ 3
Thực hiện
NV
điều kiện
lOMoARcPSD| 46892935
- Khái niệm: Thời hạn thực hiện NV là một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định trong đó bên có NV
phải hoàn thành NV của mình trước bên có quyền. - Cách xác định
Do các bên thỏa thuận
Nếu không có thỏa thuận thì NV có thể thực hiện bất cứ lúc nào khi một trong hai bên có yêu cầu nhưng
phải báo cho nhau trước một khoảng thời hợp lý.
NV cũng có thể được coi là thực hiện đúng thời hạn nếu thực hiện trước thời hạn hoặc trong thời hạn
hoãn thực hiện nếu được bên có quyền đồng ý. - Ý nghĩa
Là căn cứ xác định có sự vi phạm dân sự hay không, từ đó xác định trách nhiệm dân sự đối với người vi
phạm
Cột mốc thời gian xác định thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp
* Thực hiện đúng địa điểm
- Là nơi người có NV phải thực hiện NV của mình trước bên có quyền
- Cách xác định
Do các bên thỏa thuận căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh các bên
Nếu không có thỏa thuận thì là nơi có BĐS nếu đối tượng NV là BĐS
Là nơi cứ trú hoặc trụ sở của người có quyền nếu đối tượng của NV không phải là BĐS - Ý nghĩa:
Là căn cứ để xác định có vi phạm NV hay không
Là cơ sở để xác định ai phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cứ trú hoặc trụ sở của bên có
quyền
* Thực hiện đúng đối tượng
- Là thực hiện nghĩa vụ đúng với những công việc các bên thỏa thuận với nhau hoặc pháp luật quy định
- Cách xác định:
+ Nghĩa vụ giao vật:
Vật cùng loại: giao đúng số lượng, chất lượng theo thỏa thuận, không thỏa thuận thì có chất lượng trung bình
trên thị trường.
Vật đặc định: giao đúng vật đó và tình trạng như cam kết
Vật đồng bộ: giao tất cả các bộ phận hợp thành
+ Nghĩa vụ trả tiền:
Phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, địa điểm thỏa thuận. Tiền thanh toán là tiền đồng VN, trừ trường hợp luật
quy định khác.
Bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ khi có thỏa thuận khác.
+ Nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện công việc: phải thực hiện theo đúng cam kết *
Thực hiện nghĩa vụ thông qua người t3:
lOMoARcPSD| 46892935
- Là việc bên có nv ủy quyền cho người t3 thực hiện nv nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên
có quyền nếu ng t3 ko thực hiện đúng nv - Cách xác định:
+ Nếu NV là chuyển giao TS => Có thể thực hiện thông qua ng t3 mà ko cần sự động ý của ng có quyền
+ Nếu NV là công việc phải thực hiện => Chỉ được thực hiện thông qua người t3 nếu bên có quyền
đồng ý
+ Nếu NV là công việc ko được thực hiện thì ko thể thực hiện thông qua người t3
* Thực hiện nvu có điều kiện:
- Các bên có thể thỏa thuận về điều kiện và khi xuất hiện điều kiện đó thì người có nv phải thực hiện
trước người có quyền - ĐK:
+ Phải là sự kiện trong tương lai
+ Sự kiện đó phải có thể xảy ra
+ Ko được vi phạm điều cấm PL, ko trái đạo đức XH
VD: Mua sổ xố, tờ vé số của A trúng giải, phát sinh nv trả thưởng của bên phát hành sổ xố
VD: Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
3. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
- Nghĩa vụ được hoàn thành:
+ Bên có nv thực hiện toàn bộ
nv
+ Bên có nv chỉ thực hiện 1 phần nv và phần còn lại được bên có quyền miễn thực hiện
- Theo thỏa thuận các bên:
+ Xuất phát từ nguyên tắc của điều 3 BLDS
+ Sau khi xác lập nv dù thực hiện hay chưa nếu các bên muốn,miễn việc chấm dứt hợp pháp, việc chấm
dứt ko xâm hại lợi ích công, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác - Bên có quyền miễn thực hiện nghĩa
vụ:
+ Do ý chí của bên có quyền
+ QH nv sẽ chấm dứt kể từ thời điểm người có quyền miễn thực hiện nv +
Ko được xâm phạm đến lợi ích công, lợi ích xh hoặc lợi ích của người khác - Nghĩa
vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác:
+ Là căn cứ chấm dứt nv ban đầu nhưng làm phát sinh nv mới
+ Đối với nv cấp dưỡng, BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các nv khác
gắn liền với nhân thân thì ko đc thay thế
4. Trách nhiệm dân sự
lOMoARcPSD| 46892935
- Là 1 loại trách nhiệm PL, mang tính cưỡng chế NN được áp dụng đối với người có nv khi họ vi phạm nv
trướcngười có quyền
- Đặc điểm:
+ Phát sinh khi có hành vi ko thực hiện, thực hiện ko đúng, ko đầy đủ nv
+ Luôn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với TS
+ Đc áp dụng cho người có hvi vi phạm hoặc với ng khác
+ Hậu quả pháp lý là người vi phạm nv phải tiếp tục thực hiện hoặc bồi thường thiệt hại
6. Chấm dứt nghĩa vụ
CCPL: Điều 372 11 căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ phân tích và lấy VD
- Nghĩa vụ chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành
- Nghĩa vụ chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
- Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ
- Nghĩa vụ chấm dứt khi được thay thế bằng nghĩa vụ khác
lOMoARcPSD| 46892935
21/8 - VẤN ĐỀ 3: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
1. Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
1.1. Khái niệm (quan hệ nghĩa vụ mang tính đối nhân, phụ thuộc vào hành vi của chủ thể khác)
- Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Là các biện pháp bảo đảm (9 biện pháp ở điều 292) được thể hiện dưới dạng các GDDS (đa
phần thể hiện dưới dạng hợp đồng – hợp đồng cầm cố, thế chấp, đặt cọc…)
Nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Khi nghĩa vụ bị vi phạm thì đối tượng của các BPBĐ được xử lý để khấu trừ vào giá trị NV
VD: Thế chấp nhà cho ngân hàng để vay tiền Không trả tiền thì ngân hàng bán nhà để trừ vào giá trị
của khoản vay đó.
1.2. Đặc điểm
- Mang tính chất bổ sung cho NV chính (hoàn thiện cho nghĩa vụ chính)
Các BPBĐ không tồn tại độc lập, chỉ khi nào tồn tại quan hệ NV chính thì các bên mới thiết lập BPBĐ
Trong trường hợp nghĩa vụ chính bị vi phạm thì sẽ có nghĩa vụ bổ sung.
Trong trường hợp NV chính vô hiệu thì các NV phụ cũng vô hiệu theo, trừ trường hợp đối với các
BPBĐ (K2 Điều 407)
VD: Hợp đồng vay (chính) và hợp đồng thế chấp (phụ)
VD2: A cho B vay 1 tỷ thời hạn 2 năm – hợp đồng vay là hợp đồng (1), thêm 1 hợp đồng nữa là hợp đồng
thế chấp ngôi nhà, B thế chấp căn nhà (giao giấy tờ liên quan đến tài sản của mình đưa cho người khác,
trong trường hợp này là giấy tờ quyền sở hữu nhà đất , giấy tờ bàn giao khác liên quan nhà đất còn căn nhà
vẫn có thể ở, sử dụng, cho thuê bình thường) trị giá 2 tỷ - hợp đồng thế chấp là hợp đồng (2)
Hợp đồng vay là hđ chính không phụ thuộc vào hiệu lực của bất cứ hợp đồng nào, đứng độc lập được.
Trong trường hợp này hợp đồng vay là hợp đồng chính. Nếu trong trường hợp vay không có bảo đảm (cho
vay mà không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào) thì vẫn có thể đứng độc lập được.
Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính, không thể đứng độc lập
(phải có hợp đồng vay mới có hợp đồng thế chấp, phải bảo đảm cho một cái gì đó)
Theo K2 Điều 407: Nếu hợp đồng (1) vô hiệu B trả cho A 1 tỷ vay (theo hậu quả của hợp đồng vô hiệu)
Chứng minh hợp đồng bảo đảm phải có hiệu lực (mặc dù là hợp đồng phụ) khi hợp đồng chính vô
hiệu (K2 Điều 407)
Giả sử hợp đồng (2) vô hiệu A trả B giấy tờ thế chấp nhà Không có gì ràng buộc cho nghĩa vụ trả nợ của
B (A trả cho B giấy tờ thế chấp nhà nhưng chưa chắc B đã trả được tiền cho A bên bị bất lợi là A)
Để giải quyết mâu thuẫn thì buộc hợp đồng bảo đảm vẫn phải có hiệu lực vì khi nó có hiệu lực thì A mới
được giữ giấy tờ thế chấp nhà và tạo sức ép lên B.
lOMoARcPSD| 46892935
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chủ yếu là lợi ích vật chất (cái mà nó bảo đảm cho hay giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm luôn là lợi ích vật chất – VD: A vay tiền B thì nghĩa vụ bảo đảm là A trả tiền B lợi ích vật chất
để bảo đảm cho vật chất thì phải sử dụng một vật chất khác vì chỉ có vật chất mới bù đắp được cho vật chất)
Do giá trị NV được bảo đảm là các lợi ích vật chất, do vậy chỉ có thể đảm bảo 1 lợi ích vật chất bằng các
lợi ích vật chất.
Ngoại lệ: (có 9 biện pháp) Biện pháp tín chấp có đối tượng là uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội
(VD: một tổ chức dùng uy tín để bảo đảm cho các thành viên ở trong tổ chức đó được vay tiền trong các
ngân hàng chính sách) Mục đích để thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Dùng giá trị nhân thân để bảo đảm cho lợi ích vật chất (không tương đương).
- Phạm vi bảo đảm có thể là toàn bộ hoặc một phần
VD: A vay B 1 tỷ, thế chấp một căn nhà Phạm vi bảo đảm là cái chúng ta bảo đảm cho khả năng trả nợ
Do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận, PL không quy định thì sẽ hiểu là bảo đảm toàn bộ (tất
cả những lợi ích vật chất phát sinh trong phạm vi hợp đồng đó – phát sinh từ hợp đồng chính).
VD: A vay của B 1 tỷ nhưng 1 tỷ đó mới là tiền gốc, chưa kể tiền lãi, tiền phạt vi phạm hợp đồng, tiền bồi
thường thiệt hại,… Tất cả những khoản đó cộng lại là bảo đảm toàn bộ.
VD2: A vay của B 1 tỷ nhưng thỏa thuận – A thế chấp căn nhà nhưng chỉ bảo đảm trong phạm vi 500 triệu
Bảo đảm một phần
Một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên nhưng trong trường hợp các bên không có
thỏa thuận khác thì mặc nhiên là bảo đảm toàn bộ (theo hướng có lợi cho bên có quyền).
Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi NV được bảo đảm
VD: A vay B 1 tỷ, thế chấp nhà 3 tỷ Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm là 1 tỷ (tất cả những lợi ích phát sinh
từ hợp đồng là 1 tỷ) nhưng phạm vi bảo đảm là 3 tỷ Giả sử đến hạn A không trả nợ, B bán căn nhà được 3
tỷ thì phải hoàn trả cho A 1 tỷ vì giá trị khoản vay chỉ có 1 tỷ (chỉ được giữ lại phần giá trị nghĩa vụ được
bảo đảm)
- Phát sinh dựa trên thỏa thuận hoặc dựa trên PL quy định
Tôn trọng thỏa thuận của các bên
Nếu trong trường hợp các bên thỏa thuận có phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm hoặc không cần thiết phải có
BPBĐ tôn trọng
VD: A cho B vay tiền nếu tin tưởng lẫn nhau, mối quan hệ thân quen cho vay nhưng không cần B đưa cho
tài sản gì (không có BPBĐ).
1 số BPBĐ phát sinh trong trường hợp PL quy định, tức kể cả khi các bên không thỏa thuận thì vẫn phát
sinh
VD: Các quan hệ vay tín dụng (vay tiền của tổ chức tín dụng, nhiều TH luật quy định phải có tài sản để thế
chấp), biện pháp cầm giữ tài sản (A có ô tô, mang đến gara của B để bảo dưỡng – hết 100 triệu, A không có
tiền trả Luật cho phép B được giữ lại ô tô đó nhưng sở hữu vẫn thuộc về A)…
lOMoARcPSD| 46892935
- Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của một hoặc các bên trong quan hệ nghĩa vụ
VD: Biện pháp đặc cọc ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng
- Các BPBĐ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ
2. Chủ thể, đối tượng của biện pháp bảo đảm
2.1. Chủ thể
a. Chủ thể quan hệ bảo đảm- Bên bảo đảm
Bên có nghĩa vụ (phần lớn các trường hợp)
VD: A cho B vay, B thế chấp nhà B là bên bảo đảm
Trong 1 số trường hợp, người thứ ba cam kết đảm bảo thực hiện NV
VD: Trong biện pháp bảo lãnh, có bên thứ 3 đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ
VD2: Bên bảo lãnh, tổ chức chính trị xã hội trong biện pháp tín chấp
- Bên nhận bảo đảm
Bên có quyền trong quan hệ dân sự
b. Chủ thể liên quan đến quan hệ bảo đảm
- Người được bảo đảm
- Người giữ tài sản thế chấp
- Người giữ tài sản ký quỹ
2.2. Đối tượng (chủ yếu là các lợi ích vật chất)
a. Tài sản
* Điều kiện của tài sản bảo đảm
Đối
tượng
Tài
sản
Uy
tín
Công
việc
lOMoARcPSD| 46892935
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp bảo lưu quyền sở hữu và
cầm giữ tài sản. (Khoản 1 Điều 295) Quan trọng vì nếu tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
thì nguy cơ có thể hợp đồng đó bị tuyên vô hiệu (lưu ý về hiệu lực của hợp đồng).
VD: Trong hợp đồng thế chấp phải xem tài sản đó là căn nhà có phải đang thuộc quyền sở hữu của B (bên bảo
đảm) không vì nếu không thuộc quyền sở hữu, khả năng cao hợp đồng đó bị tuyên vô hiệu.
- Có thể là tài sản hiện có (K1 Điều 108 – đã hình thành rồi, tồn tại xung quanh ta) nhưng cũng có thể là
tài sản hình thành trong tương lai.
VD1: Tài sản hiện có – Cầm máy tính đưa cho người khác để vay 5 triệu
Tài sản hình thành trong tương lai – có 2 dạng:
Chưa tồn tại về mặt vật lý nhưng có cơ sở chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai
VD: Dự án BĐS – tòa nhà chung cư chưa được xây dựng, mới nằm trên giấy tờ hoặc đang được xây dựng
nhưng chưa được nghiệm thu Chưa tồn tại ở thời điểm hiện tại nhưng dựa vào quyết định xây dựng, phê
duyệt dự án thì có cơ sở để khẳng định chắc chắn sẽ có chung cư ở đó.
Đã hình thành, tồn tại về mặt vật lý nhưng chưa tồn tại về mặt pháp lý, chưa thuộc quyền sở hữu của bên
còn lại
VD: A với B thực hiện hợp đồng mua bán ô tô, A trả tiền đầy đủ, B đã giao xe nhưng A chưa làm thủ tục
đăng kí quyền sở hữu ô tô đó ô tô đó là tài sản hình thành trong tương lai.
VD2: Kí hợp đồng với ngân hàng để vay tiền mua tàu thủy Tàu đó đã hình thành rồi Tàu sẽ trở thành tài
sản thế chấp hình thành dựa trên hợp đồng mua bán. (Đưa hợp đồng mua bán cho ngân hàng để vay tiền thế
chấp con tàu)
- Tài sản đó phải không có tranh chấp (nếu là tài sản có tranh chấp thì rất rủi ro vì chưa rõ quyền và nghĩa
vụ sẽ như thế nào).
- Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau.VD: A vay tiền của B, A thế chấp căn nhà
thuộc sở hữu của A
b. Công việc (chỉ có thể là đối tượng của biện pháp bảo lãnh)
- Công việc thực tế: Phải cùng tính chất với công việc vốn là đối tượng của nghĩa vụ được bảo đảm. Bên bảo
đảm phải là người có khả năng thực hiện công việc đó. Đồng thời phải là công việc có thể thực hiện được về
mặt thực tế và không bị PL cấm, không trái đạo đức xã hội.
- Có tính lợi ích: Khi công việc được thực hiện phải đem lại cho bên nhận bảo đảm một lợi ích nhất định.
VD: A thuê B thự chiện cho mình một công việc là hoàn thành một bức tượng nghệ thuật, C là người bảo lãnh
cho B trước A. Trong quan hệ bảo lãnh c. Uy tín
3. Hình thức và điều kiện của giao dịch bảo đảm
3.1. Hình thức
- Bằng lời nói
lOMoARcPSD| 46892935
- Bằng văn bản: cơ sở ghi lại những gì các bên đã trao đổi với nhau
VD: Giấy viết tay, đánh máy, văn bản bằng dữ liệu điện tử
- Bằng văn bản có công chứng (xác nhận về mặt nội dung), chứng thực (xác nhận về mặt hình thức) 3.2. Hiệu
lực
- Hiệu lực phát sinh giao dịch bảo đảm (bất kỳ giao dịch nào cũng có)
Thời điểm do PL quy định
Thời điểm do các bên thỏa thuận
Thời điểm giao kết: thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản đó
- Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 (riêng hợp đồng bảo đảm mới có) – mình có quyền ưu tiên, vượt trội so
với người thứ 3 khi có xung đột lợi ích với nhau. Bao gồm: Quyền ưu tiên thanh toán và Quyền truy đòi tài
sản
Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm
Thời điểm nắm giữ tài sản
4. Xử lý tài sản bảo đảm
4.1. Căn cứ xử lý
- Bên có NV không thực hiện hoặc thực hiện không đúng NV khi đến hạn
- Bên có NV phải thực hiện NV trước thời hạn do vi phạm NV theo thỏa thuận hoặc theo quy định của PL
- Các trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc luật định (Khoản 3 Điều 296 BLDS 2015)
4.2. Phương thức xử lý
- Bán tài sản bảo đảm
- Bên có quyền nhận chính tài sản bảo đảm và thanh toán giá trị chênh lệch
- Bán đấu giá tài sản
4.3. Thứ tự ưu tiên thanh toán
A B (1)
C (2)
D (3)E (4)
A dùng chiếc xe ô tô trị giá 2 tỷ làm tài sản bảo đảm để vay tiền lần lượt B, C, D, E.
Giả sử:
- C là người nắm giữ tài sản
- D có đăng ký giao dịch bảo đảm
C và D tạo hiệu lực đối kháng với B và E.
lOMoARcPSD| 46892935
Ngoài ra: nếu thời điểm nắm giữ tài sản của C xảy ra trước thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm của D
C > D
Mặt khác: B và E cùng không có hiệu lực đối kháng nên xét thấy B xác lập giao dịch trước E.
B > E
C D B E
4.4. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
- Chỉ được xử lý tài sản khi có một trong những căn cứ sau đây
Thứ nhất, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ. Bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản BĐ khi đến thời hạn.
Thứ hai, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, trong TH do PL quy định tài sản BĐ phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận các bên
Nếu không có thỏa thuận thì tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trong trường hợp, bên bảo đảm dùng nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì khi xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay, bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo
đảm. Xử lý quá gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm
Do các bên thỏa thuận Nếu không có thỏa thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý
nhưng:
+ Không được trước 7 ngày đối với động sản, 15 ngày đối với BĐS kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản
bảo đảm.
+ Trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá,
thẻ tiết kiện, vận đơn.
+ TH tài sản được dùng để cầm cố có nhiều loại thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý bên
nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết.
Biện pháp ký cược chỉ để bảo đảm cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thuê tài sản và động sản
lOMoARcPSD| 46892935
23/8 – THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3
1. Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản có phải chịu trách nhiệm với bên có quyền không?
2. Các biện pháp bảo đảm có phải một loại chế tài trong nghĩa vụ dân sự không?
3. Phạt vi phạm hợp đồng có phải biện pháp bảo đảm hay không?
Theo điều 292 có 9 biện pháp Không phải biện pháp bảo đảm
4. Nếu A vay của B 2 tỷ, thế chấp căn nhà tại thời điểm đó có giá trị 3 tỷ, tuy nhiên đến hạn trả nợ A
không trả, B khi rao bán căn nhà giá trị căn nhà chỉ còn giá trị 1,5 tỷ thì A có phải trả 500 triệu còn lại
không?
Vẫn phải trả nhưng không có bảo đảm việc trả 500 triệu của A (Nếu A không trả, có thể kiện để truy đòi tài
sản Đọc thêm nghị định 99/2022).
Định giá tài sản – VD: Mảnh đất giá có thể lên xuống nhưng chiếc ô tô thì thường sẽ giảm
5.
Hiệu lực của BPBĐ: Thuê nhà có đặt cọc
Hiệu lực đối kháng với người thứ 3: hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi c lập giao dịch đảm bảo,
quyền nghĩa vụ các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên trong giao dịch, trong một strường hợp
còn phát sinh với bên thứ 3 chiếm giữ tài sản.
Ví d: Trong trường hợp Abên vay thể chấp tài sản quyền sử dụng đất cho ngân hàng B nhưng lại giao
mảnh đất cho C sử dụng, thì trong trường hợp A không đủ khả năng thanh toán xử tài sản đảm bảo ngân
hàng B có quyền yêu cầu C không tiếp tục sử dụng mảnh đất để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo.
6. Điều kiện của tài sản bảo đảm
Khi xác lập các BPBĐ thì thường thể hiện dưới dạng hợp đồng Phát sinh hiệu lực giữa các bên trong hợp
đồng trên thực tế khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 117.
lOMoARcPSD| 46892935
25/8 – THẢO LUẬN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
1. Biện pháp nào xuất hiện ngay cả khi các bên không cần thỏa thuận trước đó
Cầm giữ phát sinh theo quy định của luật
2.. Biện pháp nào
Điều 329
Phân loại các biện pháp bảo đảm, ý nghĩa của việc phân loại
Căn cứ đối tượng: tài sản, công việc, uy tín
Căn cứ nguồn gốc phát sinh BPBĐ: Thỏa thuận và quy định của luật (cầm giữ tài sản)
Căn cứ cách thức thực hiện quyền
3. Phân biệt giữa đặt cọc và ký cược
Tiêu chí
Đặt cọc
Ký cược
Khái niệm
Điều 328
Điều 329
Chủ thể
Bất kì ai
Bên cho thuê và bên đi
thuê động sản
Nghĩa vụ được đảm bảo
Giao kết hợp đồng
Trả tiền thuê và trả lại TS
thuê
Tính dự phạt 2 chiều
(Mức xử lý TS bảo đảm)
Có thể lớn hơn, nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị TS đặt
cọc (cả 2 bên đều có khả
năng phải chịu phạt cọc
K2 Đ328)
Lớn hơn giá trị TS ký cược
(1 chiều)
4. \\Phân biệt cầm cố và thế chấp
Tiêu chí
Cầm cố TS
Thế chấp TS
Khái niệm
Là việc 1 bên giao TS thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên
kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
(309-316)
Là việc 1 bên dùng TS thuộc sở
hữu của mình để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ mà ko giao TS
cho bên kia (317)
Cơ sở PL
Điều 309-316
Điều 317-327
Bên bảo đảm
Bên cầm cố
Bên thế chấp
Sự kiện chuyển
giao TS bảo đảm
Bắt buộc phải chuyển giao TS bảo
đảm
Không bắt buộc phải chuyển giao
TS bảo đảm
Quyền và nghĩa
vụ của các bên
chủ thể
- Nghĩa vụ:
+ Bên cầm cố: chuyển giao TS
Có quyền khai thác TSBĐ + Bên
nhận cầm cố: bảo quản TS
- Quyền:
+ Bên cầm cố
- Nghĩa vụ:
+ Bên thế chấp: ko có nghĩa vụ
phải chuyển giao
+ Bên nhận thế chấp: không có
nghĩa vụ bảo quản tài sản.
- Quyền:
+ Bên thế chấp
lOMoARcPSD| 46892935
Không thể khai thác vì đã chuyển
giao
+ Bên nhận cầm cố:
Yêu cầu chuyển giao TS
Khai thác công dụng tài sản
Khai thác công dụng TS
+ Bên nhận thế chấp
Không quyền yêu cầu chuyển
giao TS
Không được khai thác công dụng
TS
Thời điểm phát
sinh hiệu lực
Thời điểm giao kết, thỏa
thuận hoặc công chứng.
(Khoản 1 Điều 310)
(Khoản 1 điều 319) giao kết,
đăng kí
Thời điểm phát
sinh hiệu lực đối
kháng với người t3
Thời điểm đăng ký hoặc khi bên
nhận cầm cố thực tế nắm giữ tài
sản cầm cố.
(Khoản 2 Điều 310)
Thời điểm đăng kí (Khoản 2 điều
319)
Hiệu lực bảo đảm và hiệu lực
đối kháng có thể phát sinh cùng 1
thời điểm (VD: quyền sử dụng
đất)
Phương thức thực
hiện BPBĐ
Đặc trưng tính vật quyền nắm
giữ tài sản, chủ động xử lý tài sản
khi vi phạm nghĩa vụ. (không phụ
thuộc vào ý chí hay thiện chí có
giao TSBĐ hay không)
Vừa vật quyền, vừa trái quyền
(phải yêu cầu chuyển giao TSBĐ
để xử lý)
Ví dụ minh họa
5. Phân biệt cầm cố và cầm giữ
Tiêu chí
Cầm cố
Cầm giữ
Khái niệm
Đ309
Đ306
Cơ sở PL
Đ309 - 316
346 - 350
Căn cứ xác lập
Thỏa thuận
Theo quy định của PL
Chủ thể
Bất kì ai (có thể có người thứ 3)
Bên cầm cố và bên nhận cầm cố
Bên cầm giữ và bên nhận cầm giữ
tham gia vào hợp đồng song vụ có
đối tượng là TS (hợp đồng phát
sinh nghĩa vụ được bảo đảm)
Đối tượng của
BPBĐ
Mọi TS theo quy định tại điều 105
TS cầm cố phải thuộc sở hữu của
bên cầm cố (bên bảo đảm)
(Khoản
1 Điều 295)
TS nhưng phải là đối tượng
của hợp đồng song vụ
Không bắt buộc phải là TS thuộc
sở hữu của bên bị cầm giữ (Khoản
1 Điều 295)
Nghĩa vụ được bảo
đảm
Mọi nghĩa vụ hợp pháp, được xác
định cụ thể và khả thi (Đ309)
Đảm bảo nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng song vụ được thực hiện
(A cho B thuê tài sản, nghĩa vụ
sửa chữa thuộc về A nhưng thỏa
thuận B sửa chữa sau đó khi trả tài
lOMoARcPSD| 46892935
sản thuê A sẽ thanh toán A
không chịu thanh toán thì B được
quyền giữ ô tô cho đến khi A
thanh toán).
Quyền xử lý TS
bảo đảm
Bên nhận cầm cố được quyền xử
lý TS bảo đảm (K4 Đ312)
Không được tự ý xử lý TS bảo
đảm
Thời điểm phát
sinh hiệu lực
Thời điểm giao kết, thỏa thuận
hoặc công chứng. (Khoản 1
Điều 310)
Thời điểm hợp đồng song vụ có
đối tượng là TS bị vi phạm nghĩa
vụ (Đ346)
Thời điểm phát
sinh hiệu lực đối
kháng với người T3
Thời điểm đăng ký hoặc khi bên
nhận cầm cố thực tế nắm giữ tài
sản cầm cố.
(Khoản 2 Điều 310)
Thời điểm chiếm giữ TS (K2
Đ347)
VD minh họa
Nắm giữ và chiếm giữ khác gì nhau?
lOMoARcPSD| 46892935
30/8 – THẢO LUẬN
1. Những tổ chức tín dụng cho vay lãi suất trên 20%/năm có phải phạm pháp không?
Điều 468 BLDS 2015
Luật tổ chức tín dụng không có quy định về mức lãi sất trong hợp đồng tín dụng
2. Khi việc hủy bỏ hợp đồng do lỗi của cả 2 bên, ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Điều 423 đến Điều 427
Hủy bỏ khác vô hiệu
Vi phạm 1 trong những điều kiện tại điều 117 thì hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng bị hủy bỏ là hợp đồng đã đủ điều kiện có hiệu lực, là hợp đồng hợp pháp, phải xác định điều kiện
nhất định (theo quy định của luật, theo thỏa thuận, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ - điều 423 quy định 3
nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp đồng) và phải thông báo.
3. Hợp đồng vì lợi ích người thứ 3 thì xác định chủ thể là ai, hợp đồng đem lại lợi ích cho ai Người thứ 3
không liên quan đến hợp đồng nhưng vẫn có thể thụ hưởng lợi ích từ hợp đồng đó.
4. Tình huống:A có 1 đứa con ko ở cùng, có 1 người hàng xóm B làm 1 hợp đồng cho B căn nhà nhưng
không có công chứng. A chết, người con khai nhận di sản thừa kế, bđs thuộc sở hữu người con, B có lợi ích
gì liên quan đến miếng đất không?
Điều 459 Hợp đồng tặng cho chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm đăng ký Hợp đồng giữa A và B chưa công
chứng, đăng ký nên không có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục công chức khác thủ tục đăng ký sang tên
5. Điều 420 Lấy VD hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 1) Khi xảy ra sự kiện đó, một bên trong hợp đồng có
khả năng thực hiện hợp đồng đó nhưng việc thực hiện ảnh hưởng nghiêm trọng lợi ích của họ cân bằng lợi
ích giữa các bên trong hợp đồng.
Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng rồi thì đó là căn cứ để miễn trừ nghĩa vũ đó hay toàn bộ nghĩa vụ
VD: Covid nhưng hợp đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như hợp đồng vận chuyển, mua bán tài sản, hợp đồng
thuê nhà với mục đích kinh doanh. Xét hợp đồng thuê nha với mục đích lưu trú khách sạn thời covid xác định
đây là sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi.
7. Tình huống 2: A đi mua đất, thanh toán 1 phần tiền, phát hiện 2 nhà hàng xóm lấn sang đất mình, có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
8. Vay theo hình thức cấp tín dụng
Các loại hợp đồng vay
Căn cứ theo lãi suất: có lãi và không có lãi
Căn cứ theo kỳ hạn: có và không có kỳ hạn
9. Tình huống 3: Ngày 1/1/2021, A cho B vay 100tr, lãi suất 15%/năm, thời hạn vay 1 năm. Hết thời hạn hợp
đồng, B không trả được cả gốc và lãi. Xác định nghĩa vụ trả nợ của B khi quá hạn 1 năm.
lOMoARcPSD| 46892935
lOMoARcPSD| 46892935
VẤN ĐỀ 5: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
5.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng
Điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.”
Đặc điểm (4)
- Được hình thành từ hành vi của nhiều bên chủ thể
Phải có sự kết hợp giữa các hành vi của các bên chủ thể thì mới có thể hình thành hợp đồng Khác với hành vi
pháp lý đơn phương.
- Sự thỏa thuận của các bên cùng hướng tới một mục đích, hậu quả pháp lý của mỗi bên nhằm đạt
đượclợi ích khác nhau
VD: Hợp đồng mua bán ô tô
Cùng hướng tới mục đích là đạt được lợi ích về vật chất
Lợi ích khác nhau: Bên mua hướng tới chiếc ô tô sẽ thuộc quyền sở hữu của mình, bên bán hướng tớ sẽ có
một khoản tiền do đã chuyển quyền sở hữu ô tô.
Hậu quả pháp sự định hướng cho các chủ thể trong việc thỏa thuận xác lập hợp đồng. Tùy theo nhu cầu
đích đến cuối cùng của mình, các bên hướng tới một trong ba hậu quả pháp lý: Chuyển giao quyền sở hữu tài
sản, chuyển giao quyền sử dụng tài sản (hợp đồng thuê), thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định.
Sự thỏa thuận của các bên hướng tới một trong ba mục đích: xác lập (HĐ mua bán), thay đổi (Mua ô tô nhưng
chưa trả tiền được nên các bên thỏa thuận xác lập một hợp đồng vay chấm dứt nghĩa vụ trả tiền, phát sinh nghĩa
vụ trả nợ và lãi), chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Là sự bày tỏ và thống nhất ý chí của các chủ thể về những vấn đề nhất định
Quá trình trao đổi, đàm phán để đạt được sự thỏa thuận giữa các bên
VD: A muốn mua tài sản của B thì đầu tiên, A phải thể hiện rằng muốn mua bằng cách hỏi người đó hoặc đăng
tìm trên các trang mạng và B phải biết được ý định đó của A.
Hợp đồng mua bán tài sản chỉ có thể xác lập khi các bên đạt được sự thỏa thuận về giá bán và các vấn đề quan
trọng khác liên quan đến hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng là ý chí của các bên tham gia hợp đồng thể hiện thông qua hình thức nhất định:
lời nói, hành vi, văn bản,…
Nhằm chứng minh quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự của các bên khi vi phạm.
5.2. Phân loại hợp đồng
- Dựa vào mối liên quan về hiệu lực giữa các hợp đồng
Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia. Nói ngược lại thì sự vô hiệu của
hợp đồng kia không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng này.
| 1/53

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46892935
LUẬT DÂN SỰ 2 LÝ THUYẾT 14/8/23
VẤN ĐỀ 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ
1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự
Điều 274 BLDS 2015 đề cập đến nghĩa vụ (BLDS 2005 đề cập đến khái niệm nghĩa vụ dân sự)
- Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền yêu cầu, trả tiền
hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. 2. Đặc điểm
- Là 1 quan hệ dân sự bao gồm chủ thể, khách thể, nội dung
- Là một quan hệ tương đối nếu kiện thì kiện đúng người có quyền, nghĩa vụ đối với mình
VD: A hợp đồng với B, 2 bên ký hợp đồng mua bán, thỏa thuận 8h ngày 14/8, B phải chuyển giao hàng cho A,
bên nào vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường. B kí với bên vận tải để giao hàng đến đúng giờ nhưng trong quá trình
vận chuyển, xe ô tô vận tải bị tai nạn A phải khởi kiện B vì A kí hợp đồng với B (người có nghĩa vụ đối với A).
- Quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau: Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia
(Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền – quyền của bên có quyền chỉ được đảm bảo thông qua hành vi của bên
có nghĩa vụ (quyền đối nhân). VD: A cho B vay tiền, quyền của A chỉ được thỏa mãn khi B trả nợ.) 3. Đối
tượng của nghĩa vụ

Điều 276 BLDS 2015 - 2 đối tượng: - Tài sản: Đ105
? Mọi loại tài sản đều là đối tượng của nghĩa vụ. Sai vì quy chế pháp lý gồm 3 loại: tự do, hạn chế, cấm lưu
thông Có những tài sản sẽ bị cấm lưu thông.
- Công việc: phải thực hiện (trả tiền trong hợp đồng cho vay, trả tiền và giao hàng trong hợp đồng mua bán…)
và không được thực hiện (không để lộ thông tin của công ty, không được chuyển nhượng trong bán kính 1km
theo hợp đồng – Highlands,…)
4. Điều kiện của đối tượng nghĩa vụ
- Phải đáp ứng lợi ích vật chất
- Phải được xác định cụ thể
- Phải thực hiện được 5. Phân loại NVDS
a. Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể
- NVDS riêng rẽ: Đ287 – nghĩa vụ của nhiều người nhưng mỗi người có nghĩa vụ của riêng mình lOMoAR cPSD| 46892935
VD: A, B và C cùng hợp tác làm ăn nhưng không đủ tiền để kinh doanh. A vay tiền D, kí hợp đồng 3 thằng cùng
vay 300tr trong đó quy định nghĩa vụ của mỗi người riêng rẽ nhau. Đến hạn, A có tiền, B và C không có A
không có nghĩa vụ phải trả cho B và C vì nghĩa vụ riêng rẽ, không liên quan đến nhau. - NVDS liên đới (Đ289)
VD: A, B và C cùng hợp tác làm ăn nhưng không đủ tiền để kinh doanh. A vay tiền D, kí hợp đồng 3 thằng cùng
vay 300tr trong đó quy định A, B, C phải chịu trách nhiệm liên đới, đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, D
có quyền yêu cầu A phải đứng ra trả toàn bộ nghĩa vụ.
D miễn A không phải thực hiện nữa chỉ định A nên miễn toàn bộ nghĩa vụ
- Nghĩa vụ theo phần (Đ290): Là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện. VD:
- Nghĩa vụ hoàn lại: trong đó bên có quyền có quyền yêu cầu bên kia (người có nghĩa vụ thanh toán lại khoản
tiền và lợi ích vật chất khác mà người có quyền đã thay người có nv…
VD: A có nghĩa vụ với B, B Căn cứ phát sinh nv hoàn lại Từ NVDS liên Các trường hợp đới khác Khi 1 trong số những người có nv đã thực hiện Khi toàn bộ nv + Đặc điểm
- Nghĩa vụ bổ sung: phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ chính nhằm hoàn thiện cho nghĩa vụ chính trong trường hợp
người có nghĩa vụ chính không thực hiện, VD:
VẤN ĐỀ 2: PHÁT SINH THỰC HIỆN, CHẤM DỨT NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ a. Hợp đồng lOMoAR cPSD| 46892935
- Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. -
Nghĩa vụ chỉ phát sinh nếu hợp đồng tuân thủ các điều kiện có hiệu lực tại điều 117 BLDS 2015.
b. Hành vi pháp lý đơn phương
VD1: Lập di chúc – định đoạt tài sản cho người thừa kế chỉ thể hiện ý chí của người để lại di sản
VD2: Hứa thưởng làm rơi ví, ai nhặt được thì trả 10tr nghĩa vụ trả thưởng phát sinh khi có người trả ví - Điều kiện:
• Ý chí thể hiện ở trong đó phải là ý chí hợp pháp, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
• Nếu sự thể ý chí có kèm theo 1 số điều kiện nhất định (không gian, thời gian) thì chỉ khi nào những
người khác thực hiện đúng các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.
c. Thực hiện công việc không có ủy quyền
VD: A nhờ B trông nhà hộ. Trong thời gian A về quê, B phát hiện vườn cam đến lúc thu hoạch nhưng không liên
lạc được A B quyết định thu hoạch và đem ra chợ bán mà không bảo bà A. - Điều kiện
• Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc
• Người thực hiện công việc hoàn toàn tự nguyện thực hiện vì lợi ích của người có công việc
• Người thực hiện công việc như thực hiện công việc của chính mình hoặc theo ý muốn của người có công việc (nếu có).
• Nếu không thực hiện công việc thì người có công việc sẽ bị thiệt hại. - Nghĩa vụ:
• Trong trường hợp phát sinh chi phí thì sẽ được thanh toán (VD: chi phí thuê người hái cam) Có thể yêu cầu trả thù lao
d. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
VD: Nhân viên ngân hàng sai sót, bỗng dưng khách hàng nhận được 4 tỷ
VD2: A cho B mượn xe máy, B bán xe máy cho C
C chiếm hữu không có căn cứ pháp luật vì B không có tư cách chủ sở hữu, có xe thông qua 1 giao dịch không hợp pháp.
Trong 2 VD trên, phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản. e.
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
- Khái niệm: Điều 584 BLDS 2015
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
• Có thiệt hại xảy ra Có hành vi trái PL
• Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra lOMoAR cPSD| 46892935
f. Căn cứ khác do pháp luật quy định
- Nghĩa vụ phát sinh từ quyết định của CQNN có thẩm quyền, quyết định của tòa án… buộc một chủ thể nào đó
phải thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Thực hiện nghĩa vụ
a. Khái niệm và nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ
- Khái niệm: Thực hiện NV là việc người có NV phải chuyển giao một tài sản, làm hoặc không được làm một
công việc theo một thời hạn nhất định đã được xác định trong nội dung của quan hệ NV, qua đó thỏa mãn
quyền dân sự tương ứng của bên kia.
- Nguyên tắc thực hiện: Trung thực Không vi phạm Hợp tác đạo đức Hợp Đúng pháp cam kết
b. Nội dung thực hiện nghĩa vụ Đúng địa điểm Đúng thời hạn Nội dung thực hiện NV Thực hiện Đúng đối NV có tượng điều kiện Thực hiện NV thông qua người thứ 3
* Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn lOMoAR cPSD| 46892935
- Khái niệm: Thời hạn thực hiện NV là một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định trong đó bên có NV
phải hoàn thành NV của mình trước bên có quyền. - Cách xác định
• Do các bên thỏa thuận
• Nếu không có thỏa thuận thì NV có thể thực hiện bất cứ lúc nào khi một trong hai bên có yêu cầu nhưng
phải báo cho nhau trước một khoảng thời hợp lý.
• NV cũng có thể được coi là thực hiện đúng thời hạn nếu thực hiện trước thời hạn hoặc trong thời hạn
hoãn thực hiện nếu được bên có quyền đồng ý. - Ý nghĩa
• Là căn cứ xác định có sự vi phạm dân sự hay không, từ đó xác định trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm
• Cột mốc thời gian xác định thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp
* Thực hiện đúng địa điểm
- Là nơi người có NV phải thực hiện NV của mình trước bên có quyền - Cách xác định
• Do các bên thỏa thuận căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh các bên
• Nếu không có thỏa thuận thì là nơi có BĐS nếu đối tượng NV là BĐS
• Là nơi cứ trú hoặc trụ sở của người có quyền nếu đối tượng của NV không phải là BĐS - Ý nghĩa:
• Là căn cứ để xác định có vi phạm NV hay không
• Là cơ sở để xác định ai phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cứ trú hoặc trụ sở của bên có quyền
* Thực hiện đúng đối tượng
- Là thực hiện nghĩa vụ đúng với những công việc các bên thỏa thuận với nhau hoặc pháp luật quy định - Cách xác định:
+ Nghĩa vụ giao vật:
Vật cùng loại: giao đúng số lượng, chất lượng theo thỏa thuận, không thỏa thuận thì có chất lượng trung bình trên thị trường.
Vật đặc định: giao đúng vật đó và tình trạng như cam kết
Vật đồng bộ: giao tất cả các bộ phận hợp thành
+ Nghĩa vụ trả tiền:
Phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, địa điểm thỏa thuận. Tiền thanh toán là tiền đồng VN, trừ trường hợp luật quy định khác.
Bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ khi có thỏa thuận khác.
+ Nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện công việc: phải thực hiện theo đúng cam kết *
Thực hiện nghĩa vụ thông qua người t3: lOMoAR cPSD| 46892935 -
Là việc bên có nv ủy quyền cho người t3 thực hiện nv nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên
có quyền nếu ng t3 ko thực hiện đúng nv - Cách xác định:
+ Nếu NV là chuyển giao TS => Có thể thực hiện thông qua ng t3 mà ko cần sự động ý của ng có quyền
+ Nếu NV là công việc phải thực hiện => Chỉ được thực hiện thông qua người t3 nếu bên có quyền đồng ý
+ Nếu NV là công việc ko được thực hiện thì ko thể thực hiện thông qua người t3
* Thực hiện nvu có điều kiện: -
Các bên có thể thỏa thuận về điều kiện và khi xuất hiện điều kiện đó thì người có nv phải thực hiện
trước người có quyền - ĐK:
+ Phải là sự kiện trong tương lai
+ Sự kiện đó phải có thể xảy ra
+ Ko được vi phạm điều cấm PL, ko trái đạo đức XH
VD: Mua sổ xố, tờ vé số của A trúng giải, phát sinh nv trả thưởng của bên phát hành sổ xố
VD: Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
3. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
- Nghĩa vụ được hoàn thành:
+ Bên có nv thực hiện toàn bộ nv
+ Bên có nv chỉ thực hiện 1 phần nv và phần còn lại được bên có quyền miễn thực hiện
- Theo thỏa thuận các bên:
+ Xuất phát từ nguyên tắc của điều 3 BLDS
+ Sau khi xác lập nv dù thực hiện hay chưa nếu các bên muốn,miễn việc chấm dứt hợp pháp, việc chấm
dứt ko xâm hại lợi ích công, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác - Bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ:
+ Do ý chí của bên có quyền
+ QH nv sẽ chấm dứt kể từ thời điểm người có quyền miễn thực hiện nv +
Ko được xâm phạm đến lợi ích công, lợi ích xh hoặc lợi ích của người khác - Nghĩa
vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác:
+ Là căn cứ chấm dứt nv ban đầu nhưng làm phát sinh nv mới
+ Đối với nv cấp dưỡng, BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các nv khác
gắn liền với nhân thân thì ko đc thay thế
4. Trách nhiệm dân sự lOMoAR cPSD| 46892935
- Là 1 loại trách nhiệm PL, mang tính cưỡng chế NN được áp dụng đối với người có nv khi họ vi phạm nv trướcngười có quyền
- Đặc điểm:
+ Phát sinh khi có hành vi ko thực hiện, thực hiện ko đúng, ko đầy đủ nv
+ Luôn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với TS
+ Đc áp dụng cho người có hvi vi phạm hoặc với ng khác
+ Hậu quả pháp lý là người vi phạm nv phải tiếp tục thực hiện hoặc bồi thường thiệt hại
6. Chấm dứt nghĩa vụ
CCPL: Điều 372 11 căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ phân tích và lấy VD
- Nghĩa vụ chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành
- Nghĩa vụ chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
- Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ
- Nghĩa vụ chấm dứt khi được thay thế bằng nghĩa vụ khác lOMoAR cPSD| 46892935
21/8 - VẤN ĐỀ 3: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
1. Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
1.1. Khái niệm (quan hệ nghĩa vụ mang tính đối nhân, phụ thuộc vào hành vi của chủ thể khác)
- Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
• Là các biện pháp bảo đảm (9 biện pháp ở điều 292) được thể hiện dưới dạng các GDDS (đa
phần thể hiện dưới dạng hợp đồng – hợp đồng cầm cố, thế chấp, đặt cọc…)
• Nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
• Khi nghĩa vụ bị vi phạm thì đối tượng của các BPBĐ được xử lý để khấu trừ vào giá trị NV
VD: Thế chấp nhà cho ngân hàng để vay tiền Không trả tiền thì ngân hàng bán nhà để trừ vào giá trị của khoản vay đó. 1.2. Đặc điểm
- Mang tính chất bổ sung cho NV chính (hoàn thiện cho nghĩa vụ chính)
• Các BPBĐ không tồn tại độc lập, chỉ khi nào tồn tại quan hệ NV chính thì các bên mới thiết lập BPBĐ
Trong trường hợp nghĩa vụ chính bị vi phạm thì sẽ có nghĩa vụ bổ sung.
• Trong trường hợp NV chính vô hiệu thì các NV phụ cũng vô hiệu theo, trừ trường hợp đối với các BPBĐ (K2 Điều 407)
VD: Hợp đồng vay (chính) và hợp đồng thế chấp (phụ)
VD2: A cho B vay 1 tỷ thời hạn 2 năm – hợp đồng vay là hợp đồng (1), thêm 1 hợp đồng nữa là hợp đồng
thế chấp ngôi nhà, B thế chấp căn nhà (giao giấy tờ liên quan đến tài sản của mình đưa cho người khác,
trong trường hợp này là giấy tờ quyền sở hữu nhà đất , giấy tờ bàn giao khác liên quan nhà đất còn căn nhà
vẫn có thể ở, sử dụng, cho thuê bình thường) trị giá 2 tỷ - hợp đồng thế chấp là hợp đồng (2)
Hợp đồng vay là hđ chính không phụ thuộc vào hiệu lực của bất cứ hợp đồng nào, đứng độc lập được.
Trong trường hợp này hợp đồng vay là hợp đồng chính. Nếu trong trường hợp vay không có bảo đảm (cho
vay mà không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào) thì vẫn có thể đứng độc lập được.
Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính, không thể đứng độc lập
(phải có hợp đồng vay mới có hợp đồng thế chấp, phải bảo đảm cho một cái gì đó)
Theo K2 Điều 407: Nếu hợp đồng (1) vô hiệu B trả cho A 1 tỷ vay (theo hậu quả của hợp đồng vô hiệu)
Chứng minh hợp đồng bảo đảm phải có hiệu lực (mặc dù là hợp đồng phụ) khi hợp đồng chính vô
hiệu (K2 Điều 407)
Giả sử hợp đồng (2) vô hiệu A trả B giấy tờ thế chấp nhà Không có gì ràng buộc cho nghĩa vụ trả nợ của
B (A trả cho B giấy tờ thế chấp nhà nhưng chưa chắc B đã trả được tiền cho A bên bị bất lợi là A)
Để giải quyết mâu thuẫn thì buộc hợp đồng bảo đảm vẫn phải có hiệu lực vì khi nó có hiệu lực thì A mới
được giữ giấy tờ thế chấp nhà và tạo sức ép lên B. lOMoAR cPSD| 46892935
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chủ yếu là lợi ích vật chất (cái mà nó bảo đảm cho hay giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm luôn là lợi ích vật chất – VD: A vay tiền B thì nghĩa vụ bảo đảm là A trả tiền B lợi ích vật chất
để bảo đảm cho vật chất thì phải sử dụng một vật chất khác vì chỉ có vật chất mới bù đắp được cho vật chất)
• Do giá trị NV được bảo đảm là các lợi ích vật chất, do vậy chỉ có thể đảm bảo 1 lợi ích vật chất bằng các lợi ích vật chất.
Ngoại lệ: (có 9 biện pháp) Biện pháp tín chấp có đối tượng là uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội
(VD: một tổ chức dùng uy tín để bảo đảm cho các thành viên ở trong tổ chức đó được vay tiền trong các
ngân hàng chính sách) Mục đích để thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Dùng giá trị nhân thân để bảo đảm cho lợi ích vật chất (không tương đương).
- Phạm vi bảo đảm có thể là toàn bộ hoặc một phần
VD: A vay B 1 tỷ, thế chấp một căn nhà Phạm vi bảo đảm là cái chúng ta bảo đảm cho khả năng trả nợ
• Do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận, PL không quy định thì sẽ hiểu là bảo đảm toàn bộ (tất
cả những lợi ích vật chất phát sinh trong phạm vi hợp đồng đó – phát sinh từ hợp đồng chính).
VD: A vay của B 1 tỷ nhưng 1 tỷ đó mới là tiền gốc, chưa kể tiền lãi, tiền phạt vi phạm hợp đồng, tiền bồi
thường thiệt hại,… Tất cả những khoản đó cộng lại là bảo đảm toàn bộ.
VD2: A vay của B 1 tỷ nhưng thỏa thuận – A thế chấp căn nhà nhưng chỉ bảo đảm trong phạm vi 500 triệu Bảo đảm một phần
Một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên nhưng trong trường hợp các bên không có
thỏa thuận khác thì mặc nhiên là bảo đảm toàn bộ (theo hướng có lợi cho bên có quyền).
• Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi NV được bảo đảm
VD: A vay B 1 tỷ, thế chấp nhà 3 tỷ Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm là 1 tỷ (tất cả những lợi ích phát sinh
từ hợp đồng là 1 tỷ) nhưng phạm vi bảo đảm là 3 tỷ Giả sử đến hạn A không trả nợ, B bán căn nhà được 3
tỷ thì phải hoàn trả cho A 1 tỷ vì giá trị khoản vay chỉ có 1 tỷ (chỉ được giữ lại phần giá trị nghĩa vụ được bảo đảm)
- Phát sinh dựa trên thỏa thuận hoặc dựa trên PL quy định
• Tôn trọng thỏa thuận của các bên
Nếu trong trường hợp các bên thỏa thuận có phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm hoặc không cần thiết phải có BPBĐ tôn trọng
VD: A cho B vay tiền nếu tin tưởng lẫn nhau, mối quan hệ thân quen cho vay nhưng không cần B đưa cho
tài sản gì (không có BPBĐ).
• 1 số BPBĐ phát sinh trong trường hợp PL quy định, tức kể cả khi các bên không thỏa thuận thì vẫn phát sinh
VD: Các quan hệ vay tín dụng (vay tiền của tổ chức tín dụng, nhiều TH luật quy định phải có tài sản để thế
chấp), biện pháp cầm giữ tài sản (A có ô tô, mang đến gara của B để bảo dưỡng – hết 100 triệu, A không có
tiền trả Luật cho phép B được giữ lại ô tô đó nhưng sở hữu vẫn thuộc về A)… lOMoAR cPSD| 46892935
- Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của một hoặc các bên trong quan hệ nghĩa vụ
VD: Biện pháp đặc cọc ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng
- Các BPBĐ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ
2. Chủ thể, đối tượng của biện pháp bảo đảm 2.1. Chủ thể
a. Chủ thể quan hệ bảo đảm- Bên bảo đảm
• Bên có nghĩa vụ (phần lớn các trường hợp)
VD: A cho B vay, B thế chấp nhà B là bên bảo đảm
• Trong 1 số trường hợp, người thứ ba cam kết đảm bảo thực hiện NV
VD: Trong biện pháp bảo lãnh, có bên thứ 3 đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ
VD2: Bên bảo lãnh, tổ chức chính trị xã hội trong biện pháp tín chấp - Bên nhận bảo đảm
• Bên có quyền trong quan hệ dân sự
b. Chủ thể liên quan đến quan hệ bảo đảm
- Người được bảo đảm
- Người giữ tài sản thế chấp
- Người giữ tài sản ký quỹ
2.2. Đối tượng (chủ yếu là các lợi ích vật chất) Tài sản Đối tượng Công Uy việc tín a. Tài sản
* Điều kiện của tài sản bảo đảm lOMoAR cPSD| 46892935 -
Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp bảo lưu quyền sở hữu và
cầm giữ tài sản. (Khoản 1 Điều 295) Quan trọng vì nếu tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
thì nguy cơ có thể hợp đồng đó bị tuyên vô hiệu (lưu ý về hiệu lực của hợp đồng).
VD: Trong hợp đồng thế chấp phải xem tài sản đó là căn nhà có phải đang thuộc quyền sở hữu của B (bên bảo
đảm) không vì nếu không thuộc quyền sở hữu, khả năng cao hợp đồng đó bị tuyên vô hiệu. -
Có thể là tài sản hiện có (K1 Điều 108 – đã hình thành rồi, tồn tại xung quanh ta) nhưng cũng có thể là
tài sản hình thành trong tương lai.
VD1: Tài sản hiện có – Cầm máy tính đưa cho người khác để vay 5 triệu
Tài sản hình thành trong tương lai – có 2 dạng:
• Chưa tồn tại về mặt vật lý nhưng có cơ sở chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai
VD: Dự án BĐS – tòa nhà chung cư chưa được xây dựng, mới nằm trên giấy tờ hoặc đang được xây dựng
nhưng chưa được nghiệm thu Chưa tồn tại ở thời điểm hiện tại nhưng dựa vào quyết định xây dựng, phê
duyệt dự án thì có cơ sở để khẳng định chắc chắn sẽ có chung cư ở đó.
• Đã hình thành, tồn tại về mặt vật lý nhưng chưa tồn tại về mặt pháp lý, chưa thuộc quyền sở hữu của bên còn lại
VD: A với B thực hiện hợp đồng mua bán ô tô, A trả tiền đầy đủ, B đã giao xe nhưng A chưa làm thủ tục
đăng kí quyền sở hữu ô tô đó ô tô đó là tài sản hình thành trong tương lai.
VD2: Kí hợp đồng với ngân hàng để vay tiền mua tàu thủy Tàu đó đã hình thành rồi Tàu sẽ trở thành tài
sản thế chấp hình thành dựa trên hợp đồng mua bán. (Đưa hợp đồng mua bán cho ngân hàng để vay tiền thế chấp con tàu) -
Tài sản đó phải không có tranh chấp (nếu là tài sản có tranh chấp thì rất rủi ro vì chưa rõ quyền và nghĩa vụ sẽ như thế nào). -
Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau.VD: A vay tiền của B, A thế chấp căn nhà thuộc sở hữu của A
b. Công việc (chỉ có thể là đối tượng của biện pháp bảo lãnh)
- Công việc thực tế: Phải cùng tính chất với công việc vốn là đối tượng của nghĩa vụ được bảo đảm. Bên bảo
đảm phải là người có khả năng thực hiện công việc đó. Đồng thời phải là công việc có thể thực hiện được về
mặt thực tế và không bị PL cấm, không trái đạo đức xã hội.
- Có tính lợi ích: Khi công việc được thực hiện phải đem lại cho bên nhận bảo đảm một lợi ích nhất định.
VD: A thuê B thự chiện cho mình một công việc là hoàn thành một bức tượng nghệ thuật, C là người bảo lãnh
cho B trước A. Trong quan hệ bảo lãnh c. Uy tín
3. Hình thức và điều kiện của giao dịch bảo đảm 3.1. Hình thức - Bằng lời nói lOMoAR cPSD| 46892935
- Bằng văn bản: cơ sở ghi lại những gì các bên đã trao đổi với nhau
VD: Giấy viết tay, đánh máy, văn bản bằng dữ liệu điện tử
- Bằng văn bản có công chứng (xác nhận về mặt nội dung), chứng thực (xác nhận về mặt hình thức) 3.2. Hiệu lực
- Hiệu lực phát sinh giao dịch bảo đảm (bất kỳ giao dịch nào cũng có)
• Thời điểm do PL quy định
• Thời điểm do các bên thỏa thuận
• Thời điểm giao kết: thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản đó
- Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 (riêng hợp đồng bảo đảm mới có) – mình có quyền ưu tiên, vượt trội so
với người thứ 3 khi có xung đột lợi ích với nhau. Bao gồm: Quyền ưu tiên thanh toán và Quyền truy đòi tài sản
• Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm
• Thời điểm nắm giữ tài sản
4. Xử lý tài sản bảo đảm
4.1. Căn cứ xử lý
- Bên có NV không thực hiện hoặc thực hiện không đúng NV khi đến hạn
- Bên có NV phải thực hiện NV trước thời hạn do vi phạm NV theo thỏa thuận hoặc theo quy định của PL
- Các trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc luật định (Khoản 3 Điều 296 BLDS 2015)
4.2. Phương thức xử lý
- Bán tài sản bảo đảm
- Bên có quyền nhận chính tài sản bảo đảm và thanh toán giá trị chênh lệch - Bán đấu giá tài sản
4.3. Thứ tự ưu tiên thanh toán A B (1) C (2) D (3)E (4)
A dùng chiếc xe ô tô trị giá 2 tỷ làm tài sản bảo đảm để vay tiền lần lượt B, C, D, E. Giả sử:
- C là người nắm giữ tài sản
- D có đăng ký giao dịch bảo đảm
C và D tạo hiệu lực đối kháng với B và E. lOMoAR cPSD| 46892935
Ngoài ra: nếu thời điểm nắm giữ tài sản của C xảy ra trước thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm của D C > D
Mặt khác: B và E cùng không có hiệu lực đối kháng nên xét thấy B xác lập giao dịch trước E. B > E C D B E
4.4. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
- Chỉ được xử lý tài sản khi có một trong những căn cứ sau đây
Thứ nhất, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ. Bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản BĐ khi đến thời hạn.
Thứ hai, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, trong TH do PL quy định tài sản BĐ phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận các bên
Nếu không có thỏa thuận thì tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trong trường hợp, bên bảo đảm dùng nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì khi xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay, bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo
đảm. Xử lý quá gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm
Do các bên thỏa thuận Nếu không có thỏa thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý nhưng:
+ Không được trước 7 ngày đối với động sản, 15 ngày đối với BĐS kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.
+ Trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá,
thẻ tiết kiện, vận đơn.
+ TH tài sản được dùng để cầm cố có nhiều loại thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý bên
nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết.
Biện pháp ký cược chỉ để bảo đảm cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thuê tài sản và động sản lOMoAR cPSD| 46892935
23/8 – THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3
1. Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản có phải chịu trách nhiệm với bên có quyền không?
2. Các biện pháp bảo đảm có phải một loại chế tài trong nghĩa vụ dân sự không?
3. Phạt vi phạm hợp đồng có phải biện pháp bảo đảm hay không?
Theo điều 292 có 9 biện pháp Không phải biện pháp bảo đảm
4. Nếu A vay của B 2 tỷ, thế chấp căn nhà tại thời điểm đó có giá trị 3 tỷ, tuy nhiên đến hạn trả nợ A
không trả, B khi rao bán căn nhà giá trị căn nhà chỉ còn giá trị 1,5 tỷ thì A có phải trả 500 triệu còn lại không?
Vẫn phải trả nhưng không có bảo đảm việc trả 500 triệu của A (Nếu A không trả, có thể kiện để truy đòi tài
sản Đọc thêm nghị định 99/2022).
Định giá tài sản – VD: Mảnh đất giá có thể lên xuống nhưng chiếc ô tô thì thường sẽ giảm 5.
Hiệu lực của BPBĐ: Thuê nhà có đặt cọc
Hiệu lực đối kháng với người thứ 3: hiệu lực đối kháng với người thứ ba là khi xác lập giao dịch đảm bảo,
quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên trong giao dịch, trong một số trường hợp
còn phát sinh với bên thứ 3 chiếm giữ tài sản.
Ví dụ: Trong trường hợp A là bên vay có thể chấp tài sản là quyền sử dụng đất cho ngân hàng B nhưng lại giao
mảnh đất cho C sử dụng, thì trong trường hợp A không đủ khả năng thanh toán và xử lý tài sản đảm bảo ngân
hàng B có quyền yêu cầu C không tiếp tục sử dụng mảnh đất để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo.
6. Điều kiện của tài sản bảo đảm
Khi xác lập các BPBĐ thì thường thể hiện dưới dạng hợp đồng Phát sinh hiệu lực giữa các bên trong hợp
đồng trên thực tế khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 117. lOMoAR cPSD| 46892935
25/8 – THẢO LUẬN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
1. Biện pháp nào xuất hiện ngay cả khi các bên không cần thỏa thuận trước đó
Cầm giữ phát sinh theo quy định của luật 2.. Biện pháp nào Điều 329
Phân loại các biện pháp bảo đảm, ý nghĩa của việc phân loại
Căn cứ đối tượng: tài sản, công việc, uy tín
Căn cứ nguồn gốc phát sinh BPBĐ: Thỏa thuận và quy định của luật (cầm giữ tài sản)
Căn cứ cách thức thực hiện quyền
3. Phân biệt giữa đặt cọc và ký cược Tiêu chí Đặt cọc Ký cược Khái niệm Điều 328 Điều 329 Chủ thể Bất kì ai Bên cho thuê và bên đi thuê động sản
Nghĩa vụ được đảm bảo Giao kết hợp đồng
Trả tiền thuê và trả lại TS thuê Tính dự phạt 2 chiều
Có thể lớn hơn, nhỏ hơn
Lớn hơn giá trị TS ký cược
(Mức xử lý TS bảo đảm)
hoặc bằng giá trị TS đặt (1 chiều)
cọc (cả 2 bên đều có khả
năng phải chịu phạt cọc K2 Đ328)
4. \\Phân biệt cầm cố và thế chấp Tiêu chí Cầm cố TS Thế chấp TS Khái niệm
Là việc 1 bên giao TS thuộc
Là việc 1 bên dùng TS thuộc sở
quyền sở hữu của mình cho bên
hữu của mình để đảm bảo thực
kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hiện nghĩa vụ mà ko giao TS (309-316) cho bên kia (317) Cơ sở PL Điều 309-316 Điều 317-327 Bên bảo đảm Bên cầm cố Bên thế chấp Sự kiện chuyển
Bắt buộc phải chuyển giao TS bảo Không bắt buộc phải chuyển giao giao TS bảo đảm đảm TS bảo đảm Quyền và nghĩa - Nghĩa vụ: - Nghĩa vụ: vụ của các bên
+ Bên cầm cố: chuyển giao TS
+ Bên thế chấp: ko có nghĩa vụ chủ thể
Có quyền khai thác TSBĐ + Bên phải chuyển giao
nhận cầm cố: bảo quản TS
+ Bên nhận thế chấp: không có
nghĩa vụ bảo quản tài sản. - Quyền: - Quyền: + Bên cầm cố + Bên thế chấp lOMoAR cPSD| 46892935
Không thể khai thác vì đã chuyển Khai thác công dụng TS giao + Bên nhận cầm cố: + Bên nhận thế chấp Yêu cầu chuyển giao TS
Không có quyền yêu cầu chuyển giao TS
Khai thác công dụng tài sản
Không được khai thác công dụng TS Thời điểm phát
Thời điểm giao kết, thỏa
(Khoản 1 điều 319) giao kết, sinh hiệu lực thuận hoặc công chứng. đăng kí (Khoản 1 Điều 310) Thời điểm phát
Thời điểm đăng ký hoặc khi bên
Thời điểm đăng kí (Khoản 2 điều sinh hiệu lực đối
nhận cầm cố thực tế nắm giữ tài 319)
kháng với người t3 sản cầm cố.
Hiệu lực bảo đảm và hiệu lực (Khoản 2 Điều 310)
đối kháng có thể phát sinh cùng 1
thời điểm (VD: quyền sử dụng đất) Phương thức thực
Đặc trưng tính vật quyền nắm
Vừa vật quyền, vừa trái quyền hiện BPBĐ
giữ tài sản, chủ động xử lý tài sản (phải yêu cầu chuyển giao TSBĐ
khi vi phạm nghĩa vụ. (không phụ để xử lý)
thuộc vào ý chí hay thiện chí có giao TSBĐ hay không) Ví dụ minh họa
5. Phân biệt cầm cố và cầm giữ Tiêu chí Cầm cố Cầm giữ Khái niệm Đ309 Đ306 Cơ sở PL Đ309 - 316 346 - 350 Căn cứ xác lập Thỏa thuận Theo quy định của PL Chủ thể
Bất kì ai (có thể có người thứ 3)
Bên cầm giữ và bên nhận cầm giữ
Bên cầm cố và bên nhận cầm cố
tham gia vào hợp đồng song vụ có
đối tượng là TS (hợp đồng phát
sinh nghĩa vụ được bảo đảm) Đối tượng của
Mọi TS theo quy định tại điều 105 Là TS nhưng phải là đối tượng BPBĐ của hợp đồng song vụ
TS cầm cố phải thuộc sở hữu của
Không bắt buộc phải là TS thuộc
bên cầm cố (bên bảo đảm)
sở hữu của bên bị cầm giữ (Khoản (Khoản 1 Điều 295) 1 Điều 295)
Nghĩa vụ được bảo Mọi nghĩa vụ hợp pháp, được xác Đảm bảo nghĩa vụ phát sinh từ đảm
định cụ thể và khả thi (Đ309)
hợp đồng song vụ được thực hiện
(A cho B thuê tài sản, nghĩa vụ
sửa chữa thuộc về A nhưng thỏa
thuận B sửa chữa sau đó khi trả tài lOMoAR cPSD| 46892935
sản thuê A sẽ thanh toán A
không chịu thanh toán thì B được
quyền giữ ô tô cho đến khi A thanh toán). Quyền xử lý TS
Bên nhận cầm cố được quyền xử
Không được tự ý xử lý TS bảo bảo đảm
lý TS bảo đảm (K4 Đ312) đảm Thời điểm phát
Thời điểm giao kết, thỏa thuận
Thời điểm hợp đồng song vụ có sinh hiệu lực
hoặc công chứng. (Khoản 1
đối tượng là TS bị vi phạm nghĩa Điều 310) vụ (Đ346) Thời điểm phát
Thời điểm đăng ký hoặc khi bên
Thời điểm chiếm giữ TS (K2 sinh hiệu lực đối
nhận cầm cố thực tế nắm giữ tài Đ347)
kháng với người T3 sản cầm cố. (Khoản 2 Điều 310) VD minh họa
Nắm giữ và chiếm giữ khác gì nhau? lOMoAR cPSD| 46892935 30/8 – THẢO LUẬN
1. Những tổ chức tín dụng cho vay lãi suất trên 20%/năm có phải phạm pháp không? Điều 468 BLDS 2015
Luật tổ chức tín dụng không có quy định về mức lãi sất trong hợp đồng tín dụng
2. Khi việc hủy bỏ hợp đồng do lỗi của cả 2 bên, ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Điều 423 đến Điều 427 Hủy bỏ khác vô hiệu
Vi phạm 1 trong những điều kiện tại điều 117 thì hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng bị hủy bỏ là hợp đồng đã đủ điều kiện có hiệu lực, là hợp đồng hợp pháp, phải xác định điều kiện
nhất định (theo quy định của luật, theo thỏa thuận, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ - điều 423 quy định 3
nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp đồng) và phải thông báo.
3. Hợp đồng vì lợi ích người thứ 3 thì xác định chủ thể là ai, hợp đồng đem lại lợi ích cho ai Người thứ 3
không liên quan đến hợp đồng nhưng vẫn có thể thụ hưởng lợi ích từ hợp đồng đó.
4. Tình huống: Bà A có 1 đứa con ko ở cùng, có 1 người hàng xóm B làm 1 hợp đồng cho B căn nhà nhưng
không có công chứng. A chết, người con khai nhận di sản thừa kế, bđs thuộc sở hữu người con, B có lợi ích
gì liên quan đến miếng đất không?
Điều 459 Hợp đồng tặng cho chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm đăng ký Hợp đồng giữa A và B chưa công
chứng, đăng ký nên không có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục công chức khác thủ tục đăng ký sang tên
5. Điều 420 Lấy VD hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 1) Khi xảy ra sự kiện đó, một bên trong hợp đồng có
khả năng thực hiện hợp đồng đó nhưng việc thực hiện ảnh hưởng nghiêm trọng lợi ích của họ cân bằng lợi
ích giữa các bên trong hợp đồng.
Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng rồi thì đó là căn cứ để miễn trừ nghĩa vũ đó hay toàn bộ nghĩa vụ
VD: Covid nhưng hợp đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như hợp đồng vận chuyển, mua bán tài sản, hợp đồng
thuê nhà với mục đích kinh doanh. Xét hợp đồng thuê nha với mục đích lưu trú khách sạn thời covid xác định
đây là sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi.
7. Tình huống 2: A đi mua đất, thanh toán 1 phần tiền, phát hiện 2 nhà hàng xóm lấn sang đất mình, có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
8. Vay theo hình thức cấp tín dụng Các loại hợp đồng vay
Căn cứ theo lãi suất: có lãi và không có lãi
Căn cứ theo kỳ hạn: có và không có kỳ hạn
9. Tình huống 3: Ngày 1/1/2021, A cho B vay 100tr, lãi suất 15%/năm, thời hạn vay 1 năm. Hết thời hạn hợp
đồng, B không trả được cả gốc và lãi. Xác định nghĩa vụ trả nợ của B khi quá hạn 1 năm. lOMoAR cPSD| 46892935 lOMoAR cPSD| 46892935
VẤN ĐỀ 5: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
5.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng
Điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Đặc điểm (4)
- Được hình thành từ hành vi của nhiều bên chủ thể
Phải có sự kết hợp giữa các hành vi của các bên chủ thể thì mới có thể hình thành hợp đồng Khác với hành vi pháp lý đơn phương.
- Sự thỏa thuận của các bên cùng hướng tới một mục đích, hậu quả pháp lý của mỗi bên nhằm đạt
đượclợi ích khác nhau
VD: Hợp đồng mua bán ô tô
Cùng hướng tới mục đích là đạt được lợi ích về vật chất
Lợi ích khác nhau: Bên mua hướng tới chiếc ô tô sẽ thuộc quyền sở hữu của mình, bên bán hướng tớ sẽ có
một khoản tiền do đã chuyển quyền sở hữu ô tô.
Hậu quả pháp lý là sự định hướng cho các chủ thể trong việc thỏa thuận xác lập hợp đồng. Tùy theo nhu cầu và
đích đến cuối cùng của mình, các bên hướng tới một trong ba hậu quả pháp lý: Chuyển giao quyền sở hữu tài
sản, chuyển giao quyền sử dụng tài sản (hợp đồng thuê), thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định.
Sự thỏa thuận của các bên hướng tới một trong ba mục đích: xác lập (HĐ mua bán), thay đổi (Mua ô tô nhưng
chưa trả tiền được nên các bên thỏa thuận xác lập một hợp đồng vay chấm dứt nghĩa vụ trả tiền, phát sinh nghĩa
vụ trả nợ và lãi), chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Là sự bày tỏ và thống nhất ý chí của các chủ thể về những vấn đề nhất định
Quá trình trao đổi, đàm phán để đạt được sự thỏa thuận giữa các bên
VD: A muốn mua tài sản của B thì đầu tiên, A phải thể hiện rằng muốn mua bằng cách hỏi người đó hoặc đăng
tìm trên các trang mạng và B phải biết được ý định đó của A.
Hợp đồng mua bán tài sản chỉ có thể xác lập khi các bên đạt được sự thỏa thuận về giá bán và các vấn đề quan
trọng khác liên quan đến hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng là ý chí của các bên tham gia hợp đồng thể hiện thông qua hình thức nhất định:
lời nói, hành vi, văn bản,…
Nhằm chứng minh quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự của các bên khi vi phạm.
5.2. Phân loại hợp đồng
- Dựa vào mối liên quan về hiệu lực giữa các hợp đồng
Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia. Nói ngược lại thì sự vô hiệu của
hợp đồng kia không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng này.