Lý thuyết luật hành chính | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1.1.1.Một số k/n cơ bản- Quản lý: Là điều khiển, chỉ đạo 1 hệ thống hay 1 quá trình căn cứ vàonhững quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quátrình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
1.1. Luật hành chính-ngành luật về qlnn
1.1.1.Một số k/n cơ bản -
Quản lý: Là điều khiển, chỉ đạo 1 hệ thống hay 1 quá trình căn cứ
vàonhững quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá
trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định. -
Quản lý Nhà nước: Là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực
lậppháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. - Đặc điểm:
+ Là hoạt động diễn ra trên 3 lĩnh vực : Lập pháp, hành pháp, tư pháp.
+ Chủ thể quyền lực Nhà nước: CQNN, cán bộ, công chức trong CQNN,
các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền.
+ Đối tượng quản lý: CQ, TC, CN chịu sự tác động của chủ thể quản lý.
+ Phương tiện chủ yếu để qlnn là pháp luật. -
QLHCNN: là 1 hình thức hoạt động của NN, được thực hiện chủ
yếubởi các cơ quan hành chính nhà nước trong việc đảm bảo chấp hành luật,
pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực NN, nhằm tổ chức và chỉ đạo trực
tiếp, thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa- xã hội.
+ Tính chấp hành thể hiện: thực hiện trên thực tế các Luật và các văn bản
mang tính chất Luật của NN ( Pháp lệnh, Nghị quyết của QH).
+ Tính chất điều hành: Là hoạt động dựa trên cơ sở Luật để chỉ đạo trực
tiếp hoạt động của đối phương quản lý.
1.1.2. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính: Là những quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước. Quan hệ XH:
+ Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
NN thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. lOMoAR cPSD| 45734214
+ Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan Nhà nước
xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ
chức để hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức
được Nhà nước trao truyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước
trong 1 số trường hợp củ thể do Nhà nước quy định. Quan hệ dọc:
+ Quan hệ hình thành giữa cơ quan hcnn cấp trên với CQHCNN cấp dưới theo hệ thống lọc.
+ Quan hệ hình thành giữa CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cấp
trên với CQHCNN có thẩm quyền chung cấp dưới nhằm thực hiện chức năng
theo quy định của pháp luật.
+ Quan hệ giữa CQHCNN với các đơn vị, cơ sở trực thuộc. Quan hệ ngang:
+ Quan hệ hình thành giữa CQHCNN có thẩm quyền chung với
CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
+ Quan hệ hình thành giữa CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
+ Quan hệ giữa CQHCNN ở địa phương với các đơn vị cơ sở trực thuộc
Trung ương đóng tại địa phương đó.
+ Quan hệ giữa CQHCNN với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, các
đơn vị kinh tế ngoài công lập.
+ Quan hệ giữa CQHCNN với tổ chức xã hội.
- Phương pháp điều chỉnh luật hành chính: là pp mệnh lệnh thể hiện sự
không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
Sự không bình đẳng thể hiện rõ nét ở những điểm sau: lOMoAR cPSD| 45734214
+Chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình
lên đối tượng quản lý.
+ Một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng
quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
+ Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính
nhà nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của quyết định hành chính.
1.2. Mối quan hệ giữa Luật Hành chính với một số ngành luật khác - Luật Hiến Pháp:
+ Điều chỉnh quan hệ XH quan trọng găn liền với việc xác định chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc
phòng, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. + Quy phạm 1.4. Nguồn của Luật HC
Nguồn của Luật HC: là những vbqppl do cơ quan NN có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các qppl hc,
có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được đảm
bảo thực hiện bằng cưỡng chế NN.
Điều 2 Luật ban hành vbqppl 2015:
“ Vbqppl là văn bản có chứa qppl, được ban hành theo đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. VB có chứa quy CHƯƠNG 2:
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
2.1 Khái niệm và đặc điểm 2.1.1. KN
Theo giáo trình Luật Hành chính; “ Dưới góc độ của luật hành chính,
nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp
luật hành chính có nội dung đề cập tới những lOMoAR cPSD| 45734214 2.1.2. Đặc điểm
2.2. Các nguyên tắc
2.2.1. Các nguyên tắc chính trị xã hội
2.2.1.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
- Cơ sở pháp lý: Điều 4 - Hiến pháp 2013 quy định: 1.
Đảng Cộng sản VN - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
làđội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2.
ĐCS VN gắn bó mật thiết với ND, phục vụ ND, chịu sự giám sát của
ND,chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3.
Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCS VN hoạt động trong khuôn
khổHiến pháp và pháp luật.
- Hình thức và pp hoạt động của tổ chức Đảng:
+ Đảng lãnh đạo trong QLHCNN bằng việc đưa ra đường lồi, chủ trương,
chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của QLHCNN.
+ Vai trò của Đảng trong QLHCNN thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ.
+ Đảng lãnh đạo trong QLHCNN không chỉ bằng đường lối, chủ trương,
chính sách, bằng công tác tổ chức cán bộ mà còn bằng hình thức kiểm tra.
2.2.1.2. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước
- Cơ sở pháp lý: Điều 2 - Hiến pháp 2013 nêu rõ: 1.
Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước pháp quyền XHCN của
Nhândân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2.
Nước CHXHCN VN do ND làm chủ: tất cả quyền lực nhà nước
thuộcvề ND mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ tri thức. lOMoAR cPSD| 45734214 3.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểmsoát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. -
Hình thức tham gia vào QLHCNN của ND:
+ Tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước
+ Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
+ Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
+ Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân
2.2.1.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ -
Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của
nhà nước tanên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. -
Điều 8 - Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước được tổ chức
và hoạtđộng theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp
và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. - Nội dung:
+ Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
+ Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương.
+ Việc phân cấp quản lý + Hướng về sơ sở
+ Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2.2.1.4. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc -
Cơ sở pháp lý: Điều 5 - Hiến pháp 2013 ghi nhận:
1.Nước CHXHCN VN là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên đất nước VN
2.Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau phát triển,
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc lOMoAR cPSD| 45734214
3.Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thông và
văn hóa tốt đẹp của mình.
4.Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nỗ lực, cùng phát triển với đất nước. - Nội dung:
+ Trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ
+ Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.
2.2.1.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa - Cơ sở pháp lý:
Điều 8 - Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Quy định này đã đặt nền móng pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta. - Nội dung:
* Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật:
+ Các vb pháp luật trong QLHCNN phải được ban hành đúng thẩm quyền
+ Các vb pháp luật trong QLHCNN phải có nội dung hợp pháp và thống nhất
+ Các vbpl trong QLHCNN phải ban hành đúng tên gọi và hình thức được pháp luật quy định
+ Các vbpl trong QLHCNN phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
* Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật:
+ Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung văn bản
+ Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong lOMoAR cPSD| 45734214 QLHCNN
+ Phải xử lý nghiêm mình, kịp thời, đúng luật các hành vi vi phạm pháp luật trong QLHCNN
2.2.2. Các nguyên tắc Tổ chức - kỹ thuật
2.2.2.1. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ -
Ngành: Là KN chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất -
kinhdoanh có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động
với mục đích giống nhau. -
Quản lý theo ngành: Là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh
tế,văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích
giống nhau nhằm làm cho hoạt động của tổ chức, đơn vị này phát triển một cách
đồng bộ, nhịp nhàng đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội. -
Quản lý theo chức năng: Là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên
mônnhất định của quản lý hành chính nhà nước như kế hoạch, tài chính, giá cả,
khoa học, công nghệ, lao động, nội vụ, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức và công cụ.
CHƯƠNG 3 Quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm 3.1.1.1. Khái niệm
Theo Giáo trình Luật Hành chính: Qpplhc là 1 dạng cụ thể của quy phạm
pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình quản lý hành chính nhà nước theo pp mệnh lệnh - đơn phương. 3.1.1.2. Đặc điểm -
Các qpplhc chủ byếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành -
Các qpplhc có số lượng lớn và hiệu lực pháp lý khác nhau -
Các qpplhc hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lýnhất định 3.1.2. Cấu trúc lOMoAR cPSD| 45734214 -
Giả định: Là phần quy phạm nêu rõ những điều kiện thực
tế mà nếu cóchúng thì mới có thể thực hiện được. Nó trả lời cho câu hỏi:
Ai? Khi nào? Trong những điều kiện, hoàn cành nào? -
Quy định: Là phần đặt ra quy tắc, hành vi tức là nội dung
quyền vànghĩa vụ, trình tự thự hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Nó trả lời
cho câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Làm như thế nào? -
Chế tài: Là phần chỉ rõ các biện pháp tác động của Nhà
nước đối vớichủ thể vi phạm phần quy định của quy phạm. Nó trả lời cho
câu hỏi hậu quả, phải làm gì 3.1.3. Phân loại
Căn cứ vào chủ thể ban hành: -
QPPLHC do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành -
QPPLHC do Chủ tịch nước ban hành -
QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người vó
thẩm quyềntrong cơ quan hành chính nhà nước ban hành - QPPLHC do
TANDTC,VKSNDTC ban hành Căn cứ vào cách thức ban hành: -
QPPLHC do 1 cơ quan hay người có thẩm quyền ban hành - QPPLHC liên tịch
Căn cứ vào tính chất của những quan hệ được điều chỉnh: -
Quy phạm nội dung : Là QP quy định quyền và nghĩa vụ -
Quy phạm thủ tục: Là QP ban hành để quy định những thủ
tục mà màcác bên tham gia QHPLHC phải tuân theo
Căn cứ vào thời gian áp dụng -
QP áp dụng lâu dài: Là loại QPL trong vb ban hành không ghi thời gian áp dụng -
QP áp dụng có thời hạn: Là loại QP ban hành tròng tình
huống đặc biệthoặc chỉ tồn tại trong thời gian nhất định -
QP tạm thời: là loại QP ban hành trên 1 phạm vi, trong
khoảng thờigian nhất định
Căn cứ vào hiệu lực pháp lý về không gian lOMoAR cPSD| 45734214 -
QPPLHC có hiệu lực trên phạm vi cả nước -
QPPLHC có hiệu lực pháp lý ở từng địa phương
3.1.4. Hiệu lực của QPPLHC và thực hiện QPPLHC
3.1.4.2. Thực hiện qpplhc -
Sử dụng qpplhc: hình thức trong đó CQ, TC, CN thực hiện
những hànhvi được pháp luật cho phép -
Tuân thủ qpplhc: Là hình thức trong đó CQ, TC,CN kiềm
chế khôngthực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm -
Áp dụng qpplhc: Là hình thức trong đó CQ, TC, CN có
thẩm quyềncăn cứ vào QPPLHC để giải quyết những công việc phát sinh trong QLHCNN. -
Chấp hành QPPLHC: là hình thức trong đó CQ, TC, CN
thực hiệnnhững hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện.
3.2. Quan hệ pháp luật HC 3.2.1. Khái niệm
“Quan hệ PLHC là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình QLHCNN,
được điều chỉnh bởi các QPPLHC giữa các cơ quan, tổ chức, các nhân mang
quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC”. (Giáo trình Luật Hành
chính, Trường ĐH Luật HN). - Đặc điểm QHPLHC:
+ QHPLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý
hay đối tượng quản lý hành chính nhà nước
+ Một bên tham gia QHPLHC phải được sử dụng quyền lực nhà nước
+ Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ pháp
lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó
+ Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo thủ tục hành chính 3.2.2. Thành phần lOMoAR cPSD| 45734214 -
Chủ thể: Là các cơ quan, tổ chức, các nhân có năng lực chủ
thể thamgia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ
đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. - Năng lực chủ thể:
+ Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước
+ Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức
+ Năng lực chủ thể của các tổ chức
+ Năng lực chủ thể của các cá nhân -
Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của chủ thể
+ Quyền: thực hiện những những hành động nhất định, yêu cầu bên kia
thực hiện hành vi nhất định, có thể yêu cầu CQNN, cái nhân có thẩm quyền bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Nghĩa vụ: phải tiến hành 1 số hoạt động nhất định, phải kiềm chế không
thực hiện 1 số hoạt động nhất định, chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không
đúng với những quy định của pháp luật. -
Khách thể: Là các trật tự quản lý hành chính NN trong các lĩnh vực:
Giao thông đường bộ, tài chính... -
Cơ sở làm phát sinh , thay đổi, chấm dứt QHPLHC + QPPLHC + Sự kiện pháp lý
+ Năng lực chủ thể của CQ, TC, CN liên quan 3.2.3. Phân loại -
Căn cứ vào tính chất mqh giữa các chủ thể: + QHPLHC nội bộ + QHPLHC liên hệ -
Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của chủ thể: + Quan hệ nội dung + Quan hệ thủ tục -
Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ: Y tế, văn hóa, xây dựng, giaothông,... lOMoAR cPSD| 45734214
Chương 4 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
4.1. KN, đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước 4.1.1. KN
-Cơ quan hành chính NN là bộ phận hợp thành của bộ máy NN được
thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính NN. 4.1.2. Đặc điểm * Đặc điểm chung -
Có quyền nhân danh NN khi tham gia vào các QHPL nhằm thực
hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý hướng tới lợi ích công. -
Hệ thống CQHCNN có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng,
nhiệmvụ, quyền hạn dó pháp luật quy định. -
Được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật, có chức
năng,nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mqh phối hợp trong thực thi công việc được giao. -
Nguồn nhân sự chính của CQHCNN là đội ngũ cán bộ, công chức
được hình thành từ tuyển dụng hoặc bầu cử theo Luật Cán bộ, công chức. * Đặc điểm riêng -
CQHCNN là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước -
Hệ thống các CQHCNN được thành lập từ trung ương đến cơ sở -
Thẩm quyền của các CQHCNN được pháp luật quy định trên cơ
sởlãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp -
CQHCNN đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực
NNcùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo trước CQQLNN -
Các cơ quan hành chính NN có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc
4.2. Phân loại cơ quan hành chính NN -
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: + CQHCNN ở trung ương
+ CQHCNN ở địa phương -
Căn cứ vào thẩm quyền:
+ CQHCNN có thẩm quyền chung
+ CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn lOMoAR cPSD| 45734214 -
Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc:
+ CQHCNN tổ chức và hành động theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
+ CQHCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng 1 người.
(1) Vị trí pháp lý Chính phủ -
Thứ nhất, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp
+ Hoạch định chính sách phát triển quốc gia
+ Thống nhất quản lý các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nưics
+ Bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật
+ Thống nhất lãnh đạo hệ thống bộ máy hành chính từ Trung ương đến
địa phướng, bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
+ Bảo đảm đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân -
Thứ hai, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
+ Chính phủ do Quốc hội thành lập và bãi miễn
+ Chính phủ có trách nhiệm triển khai thực hiện các vb của Quốc hội và
các cơ quan của Quốc hội
+ Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội,
báo cáo trước UBTVQH (2) Cơ cấu tổ chức Chính phủ
Theo Hiến pháp 2013 (Điều 95) và Luật Tổ chức chính phủ 2015 (Điều 2) -
Về cơ cấu tổ chức: Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các
Phóthủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Thành lập Chính phủ
+ Cơ cấu thành viên của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định
+ Việc bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định -
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc
hộitheo đề nghị của Chủ tịch nước (Khoản 1, Điều 4, Luật Tổ chức Chính phủ) lOMoAR cPSD| 45734214
*Như vậy, điều kiện TTCP phải là đại biểu Quốc Hội còn Phó thủ tướng
và các thành viên khác thì không nhất thiết
(3) Hình thức hoạt động của chính phủ CP Điều 44 – Điều 46 LTCCP 2015
Thông qua tập thể chính phủ Thông qua TTCP
Thông qua các thành viên khác của CP
* Thông qua tập thể chính phủ
- Họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc đột xuất
+ QĐ của TTCP hoặc đề nghị của CTN
+ Yêu cầu của 1/3 thành viên CP
- Họp định kỳ: Mỗi tháng một phiên
• Chế độ làm việc của CP và từng thành viên Cp được thực
hiện kết hợpgiữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thểCP với quyền
hạn, trách nhiệm cá nhân cuả TTCP và cá nhân từng thành viên CP
• Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hặc họp
Chuyên đềhoặc họp để giải quyết công việc đột xuất theo quyết định
của TTCP, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần
ba trong tổng số thành viên của CP
• Trong trường hợp CP không họp, TTCP quyết định gửi lấy
ý kiến cácthành viên CP bằng văn bản
• Phiên họp của CP chỉ được tién hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thànhviên CP tham dự
* Trách nhiệm của CP •
CP chịu trách nhiệm trước QH •
Báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, Chủ tịch nước •
Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của QH, UBTVQH, CTN •
Báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng của
thuộc thẩmquyền của CP (TTCP thay mặt báo cáo)
* Hoạt động lãnh dạo, điều hành của TTCP lOMoAR cPSD| 45734214
• TTCP là người đứng đầu CP và hệ thống hành chính NN
nên TTCPhoạt động thông qua việc lãnh đạo, điều hành hoạt động
của CP và nền hành chính quốc gia
• TTCP báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN và trước
nhân dân,chịu trách nhiệm trước QH về nhiệm vụ quyền hạn được giao
* Hoạt động của các thành viên khác của CP (các Phó TTCP)
• Làm theo sự phân công của TTCP và chịu trách nhiệm trước Thủtướng
• Khi TTCP vắng mặt, Phó TTCP sẽ lãnh đạo, điều hành công tác của
CP khi được TTCP uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước TTCP
(4) Nhiệm vụ quyền hạn
Điều 6 – Điều 27 Luật TCCP 2015
Trong cá nhiệm vụ quyền hạn thì những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây của
CP được xem là quan trọng trên tất cả các lĩnh vực
* Đối với Chính phủ
- Tổ chức triển khai thi hành pháp luật, đảm bảo tính thống
nhất, chấphành Hiến pháp và pháp lật từ TW đến địa phương (thể
hiện qua thẩm quyền lập quy)
- Hoạch định chính sách, tham gia ban hành Luật, Pháp lệnh
(Trình QH,UBTVQH, dự thảo Nghị quyết; Ban hành các Nghị quyết,
đưa ra các chương trình, chiến lược; Trình dự án Luật trước QH,
UBTVQH, dự án Pháp lệnh trước QH) * Đối với TTCP
TTCP có nhiều quyền hạn quan trọng với vai trò quan trọng vừa là người
đúng đầu CP vừa là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước -
Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của CP -
Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống
hành chínhnhà nước từ TW đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất,
thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia lOMoAR cPSD| 45734214 -
Ban hành quy định quy phạm thực hiện thẩm quyền cá nhân -
Xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền
4.3. Hệ thống hành chính nhà nước
4.3.1. Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương
* Bộ cơ quan ngang bộ (giáo trình)
4.3.2. Các cơ quan HCNN ở địa phương
Theo hiến pháp 2013, các cơ quan HCNN ở địa phương được chia thành 3 cấp: -
Cơ quan HCNN cấp tỉnh: tỉnh, tp trực thuộc tw; -
Cơ quan HCNN cấp huyện: huyện, quận, thị xã, tp
trực thuộc tỉnh; (sauđây gọi chung là cấp huyện) -
Cơ quan HCNN cấp xã: xã, phường, thị trấn * UBND
UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, nó là cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng và nhiệm vụ chấp hành
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp -
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND được quy định
cụ thể trong Hiếnpháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 -
UBND là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chung. Nhiệmkỳ của UBND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. -
UBND gồm có một chủ tịch, một hay nhiều phó Chủ
tịch và các uỷviên.., do HĐND cùng cấp bầu ra và được Chủ tịch
UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (nếu là cấp Tỉnh thì phải được TTCP phê chuẩn)
(1) Vị trí pháp lý
Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực NN cùng cấp -
Do HĐND cùng cấp bầu và bãi miễn lOMoAR cPSD| 45734214 -
Có nhiệm vụ triển khai thực hiện các văn bản của HĐND -
Chịu sự giám sát của HĐND -
HĐND có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm các thành
viên của UBNDUBND là cơ quan hành chính NN ở địa phương -
Quản lí NN ở các ngành, lĩnh vực trong phạm vi địa phương -
Đảm bảo việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương -
Góp phần đảm bảo tính thống nhất của bộ máy hành
chính từ TW đếnđịa phương -
Chăm lo đời số vật chất và văn hoá cho nhân dân địa phương
(2) Thành phần cơ cấu - Chủ tịch - Các phó chủ tịch -
Các uỷ viên UBND do HĐND cùng cấp bầu ra và
được chủ tịchUBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (nếu là cấp tỉnh
thì phải được TTCP phê chuẩn)
(3) Nhiệm vụ, quyền hạn -
UBND có quyền banh hành văn bản quy phạm pháp luật -
Chủ tịch UBND có quyền điều động, miễn nhiệm,
cách chức Chủ tịch,Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp -
Chủ tịch UBND có quyền đình chỉ và bãi bỏ văn bản
trái quy định củapháp luật Cơ quan chuyên môn thuộc UBND Sở
-> UBND cấp tỉnh Phòng -> UBND cấp huyện Công chức chuyên
môn -> Xã Chức năng của các cơ quan chuyên môn -
Tham mưu giúp UBND quản lí ngành, lĩnh vực ở địa phương -
Thực hiện tốt nhiệm vuh, quyền hạn theo sự phân
công, uỷ quyền củaUBND, chủ tịch UBND Nguyên tắc tổ chức lOMoAR cPSD| 45734214
Các cơ quan chuyên môn tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực
thuộc (chiều ngang trực thuộc UBND, chiều dọc trực thuộc CQCM có thẩm quyền). CHƯƠNG 5 * Cán bộ: - Đặc điểm
+ Là công dân Việt Nam
+ Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
+ Giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
+ Làm việc trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan NN
(không bao gồm những người giữ chức vụ nhưng làm việc tại doanh nghiệp NN)
+ Trong biên chế và hường từ ngân sách NN. * Cán bộ cấp xã:
Khoản 3, Điều 4, Luật Cán bộ công chức:
Cán bộ xã, phường, thị trấn (tức cán bộ cấp xã) là công dân VN, được bầu
cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội. * Công chức
Khoản 1, Điều 1, Luật Sửa đổi bổ sung 1 số điều LCBCC, LVC 2019:
Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản
VN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách NN.
- Theo Khoản 2, Điều 4, Luật CBCC năm 2008: Người đứng đầu lOMoAR cPSD| 45734214 ĐVSNCL là công chức
- Theo Luật sửa dổi bổ sung một số điều của LCBCC và Luật Viên chức
2019: Người đứng đầu ĐVSNCL không phải công chức
* Công chức cấp xã ( Khoản 3, Điều 4, Luật Cán bộ công chức 2008)
Là công dân VN được tuyển dụng giữu một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN. - Đặc điểm: + Là CD VN
+ Được tuyển dụng, giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nhất định
+ Làm việc tại UBND cấp xã
+ Làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN -
Lưu ý: Trưởng CA xã bao gồm: Trưởng CA xã, phường, thị trấn
+ Trưởng CA phường và Trưởng CA thị trấn: là sĩ quan CAND, có cấp
bậc hàm cao nhất là Trung tá ( Điều 25, Luật CAND 2018)
+ Trưởng CA xã: là sỹ quan CAND ( ở những nơi đã tổ chức lực lượng
CAND chính quy); là công chức cấp xã ( ở những nơi chưa tổ chức lực lượng
CA chính quy) ( Khoản 2, Điều 46, Luật CAND 2018). - Lưu ý:
+ Cán bộ, công chức cấp xã gồm cả CB,CC được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã
+ CB cấp xã và CC cấp xã là hai khái niệm độc lập với khái niệm CB, CC.
5.2. Quy chế áp lý chung của cán bộ, công chức -
Quy chế quản lý của cán bộ, công chức là tổng thể các quyền và
nghĩa vụ và những bảo đảm để cán bộ, công chức thực quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
5.2.1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức -
Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân được quy định tại Điều 8,LCBCC 2008. -
Trong thi hành công vụ được quy định tại Điều 9, Luật CBCC 2008. lOMoAR cPSD| 45734214 -
Nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu được quy định tại Điều 10,Luật CBCC 2008.
*Những việc CB, CC không được làm -
Liên quan đến đạo đức công vụ, quy định tại Điều 18, Luật CBCC2008. -
Liên quan đến bí mật NN được quy định tại Điều 19, Luật CBCC2008. -
Những điều khác CB, CC không được làm tại Điều 20, Luật CBCC2008.
5.2.2. Quyền của cán bộ, công chức -
Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ được quy
địnhtại Điều 11, LCBCC 2008. -
Quyền được hưởng lương và các chế độ liên quan tới tiền lương
đượcquy định tại Điều 12, Luật CBCC 2008. -
Quyền nghỉ ngơi được quy định tại Điều 13, Luật CBCC 2008. -
Các quyền khác của CB, CC được quy định tại Điều 14, Luật CBCC2008.
5.3. quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức
5.3.1. Cách thức hình thành đội ngũ cán bộ,công chức -
Bầu cử: Là cách thức mà trong đó nhiều người hoặc 1 tập thể
ngườilựa chọn người được tín nhiệm để đảm nhận chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. -
Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ 1 chức
vụlãnh đạo, quản lý hoặc 1 ngạch theo quy định của pháp luật. -
Tuyển dụng: Là cách thức lựa chọn những người có đủ điều kiện
theoquy định của pháp luật để đảm nhận những chức vụ, vị trí làm việc phù hợp
trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ: + Yêu cầ nhiệm vụ + Vị trí việc làm + Chỉ tiêu biên chế lOMoAR cPSD| 45734214
(Điều 35, Luật CBCC 2008)
5.3.2. Phân loại đối với công chức -
Căn cứ vào ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức
đượcphân loại theo ngạch công chức tương ứng:
+ Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao
cấp hoặc tương đương.
+ Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
+ Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương
đương và ngạch nhân viên.
Ngạch khác theo quy định của chính phủ. -
Căn cứ vào vị trí công tác gồm có:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
5.3.3. Sử dụng cán bộ công chức *Ngạch
Khoản 4, điều 7, LCBCC 2008 -
Ngạch: Là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ
chuyênmôn, nghiệp vụ của công chức. -
Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù
hợpvới cơ cấu công chức của CQ sử dụng công chức, được thực hiện thông qua
thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
* Điều động, luân chuyển, biệt phái -
Điều động: Là việc cán bộ, công chức trong cơ quan có thẩm
quyềnquyết định chuyển từ CQ, TC, ĐV này đến làm việc tại CQ, TC, ĐV khác. -
Luân chuyển: Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được
cửhoặc bổ nhiệm giữ 1 chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất
định để tiếp tục bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. -
Biệt phái: Là việc công chức, viên chức của CQ, YC, ĐV này được
cửđến làm việc tại CQ, TC, ĐV khác theo yêu cầu, nhiệm vụ.