Lý thuyết Thanh toán nhờ thu
Lý thuyết Thanh toán nhờ thu
Preview text:
I. Các điều khoản khác về thanh toán nhờ thu
Quy tắc thống nhất về nhờ thu số 522 của ICC, bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1/1/1996 (Uniform Rules for the collection, 1995 Revision No. 522, ICC). Văn bản này bao gồm 26 điều, chia làm 7 phần như sau:
A. Những quy định chung và các định nghĩa (điều 1-3). Điều 1:
Áp dụng các quy tắc thống nhất về nhờ thu:
- Ngân hàng không có nghĩa vụ tiến hành nhờ thu hoặc bất cứ chỉ thị nhờ thu nào.
- Nếu không chấp nhận nhờ thu hoặc chỉ thị nhờ thu, phải thông báo ngay cho bênchỉ thị nhờ thu, không chậm trễ.
* Điều 2: Định nghĩa nhờ thu:
- Định nghĩa nhờ thu và các chức năng của nhờ thu.
- Các loại chứng từ: bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc,...) và chứng từ thương mại (hóa đơn, chứng từ vận tải, chứng từ về quyền sở hữu,...).
- Hai loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
* Điều 3: Các bên tham gia trong nhờ thu:
- Các đối tượng tham gia nhờ thu và định nghĩa: người nhờ thu, ngân hàng chuyển, ngân hàng thu, ngân hàng xuất trình, người trả tiền.
- Hình thức và nội dung của nhờ thu (điều 4).
- Điều 4: Chỉ thị nhờ thu
- Mọi chứng từ nhờ thu phải kèm theo chỉ thị nhờ thu tuân theo URC 522.
- Yêu cầu đối với một chỉ thị nhờ thu: chi tiết về ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu, người nhờ thu, người trả tiền và ngân hàng xuất trình (nếu có), danh sách chứng từ đi kèm.
- Các thông tin như: số tiền, loại tiền tệ được sử dụng, các chứng từ gửi kèm, hìnhthức thanh toán (thanh toán và/ hoặc chấp nhận thanh toán), các điều kiện khác được thực hiện, tiền lãi (nếu có, bao gồm lãi suất, thời gian tính lãi, cơ sở tính toán), phương thức thanh toán và hình thức thông báo thanh toán.
- Yêu cầu chỉ dẫn nhờ thu phải ghi đầy đủ các thông tin được yêu cầu, ngân hàng thu sẽ không có trách nhiệm đối với bất cứ sai sót nào về địa chỉ cung cấp gây ra.
B. Hình thức xuất trình (điều 5 - 8) * Điều 5: Xuất trình chứng từ:
- Các yêu cầu và lưu ý về thời gian trong chỉ thị nhờ thu và sau khi xuất trình chứng từ.
- Trách nhiệm của người nhờ thu và ngân hàng thu trong quát trình xuất trình chứng từ.
* Điều 6: Trả ngay/ chấp nhận:
- Các quy định trong hai phương thức thanh toán: trả ngay và chấp nhận thanh toán.
* Điều 7: Trao các chứng từ thương mại:
- D/A: Documents against acceptance - điều kiện thanh toán tiền trả ngay khi chứng từ được xuất trình.
- D/P: Documents against payment - điều kiện chấp nhận thanh toán đối chứng từ,ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán nhờ thu.
* Điều 8: Việc tạo lập chứng từ:
- Quy định về trách nhiệm của người tạo lập chứng từ (có thể là ngân hàng thu hoặc người trả tiền).
C. Nghĩa vụ và trách nhiệm (điều 9-15):
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của của ngân hàng về các chứng từ đối với hàng hóa/ dịch vụ/ các thực hiện (Điều 9, Điều 10).
- Các trường hợp miễn trách của ngân hàng trong mối quan hệ giữa các chủ thể hoặc với các đối tượng chứng từ.
+ Miễn trách đối với hành động của một bên chỉ thị. (Điều 11).
+ Miễn trách đối với chứng từ nhận được. (Điều 12).
+ Miễn trách về hiệu lực của các chứng từ. (Điều 13).
+ Sự miễn trách về việc chậm trễ, mất mát trong vận chuyển và dịch thuật. (Điều 14).
- Các trường hợp bất khả kháng. (Điều 15).
D. Thanh toán (điều 16-19):
Yêu cầu về thanh toán và nội dung các hình thức thanh toán:
- Yêu cầu về thanh toán: Thanh toán không chậm trễ (Điều 16).Các hình thức thanh toán:+ Thanh toán bằng tiền địa phương (Điều 17).+ Thanh toán bằng ngoại tệ (Điều 18).+ Thanh toán từng phần (Điều 19). E. Tiền lãi, lệ phí và các chi phí (điều 20-21).
- Phương thức thực hiện thu tiền lãi, các lưu ý, quy định khi thu tiền lãi và trách nhiệm của các bên về việc thu tiền lãi và các phát sinh sau đó. (Điều 20).
- Trách nhiệm của các bên trong việc thu các chi phí và lệ phí (Điều 21).
Các điều khoản khác (điều 22-26).
Điều 22: Chấp nhận thanh toán:
Trách nhiệm và miễn trách của ngân hàng nhờ thu.
* Điều 23: Kỳ phiếu và các phương tiện khác:
- Miễn trách của ngân hàng nhờ thu.
* Điều 24: Kháng nghị:
- Những lưu ý về kháng nghị khi tạo chi thị cụ thể và trách nhiệm của các bên đối với kháng nghị.
- Điều 25: Người đại diện khi cần thiết:Cần ghi rõ người đại diện trong bản chỉ định nhờ thu trong trường hợp không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán.
- Điều 26: Thông báo:
- Các hình thức thông báo, phương thức thông báo, thông báo thanh toán, thông báo việc chấp nhận thanh toán, thông báo việc không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán.
II. CÁC RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
- RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU TRƠN
1.1 Đối với nhà xuất khẩu
a. Rủi ro
Ngân hàng chỉ là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng. Ngân hàng không giám sát và kiểm tra quá trình và thời gian người mua trả tiền và không đôn đốc người mua trả tiền. Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về việc người bán có thu được hay không, đúng thời hạn và đủ tiền hay không. Ngân hàng không thể khống chế được nhà nhập khẩu. Vì vậy sự trả tiền và nhận hàng tách rời nhau. Người nhập khẩu có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc trì hoãn trả tiền, điều này không đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khấu:
- Nhà xuất khẩu có thể không nhận được tiền khi nhà nhập khẩu không có năng lựctrả tiền, ví dụ như bị vỡ nợ.
- Khi năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu, hoặc nhà nhập khẩu chưa có thể thanh toán thì việc thanh toán có thể dây dưa và kéo dài.
- Nhà nhập khẩu vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán, lúc này nhà nhập khẩu có chủ tâm lừa đảo, nhà xuất khẩu có khả năng sẽ mất cả tiền lẫn hàng.
- Nếu nhà xuất khẩu lựa chọn kiện ra tòa thì cũng tốn khá nhiều chi phí và thời gian, cũng không đảm bảo việc sẽ nhận lại được tiền
- Nhà nhập khẩu không nhận hàng, không trả tiền, nhà xuất khẩu phải đi nhận lại hàng, gây tốn chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa trở về nước nhập khẩu.
- Ngân hàng không thể khống chế được nhà nhập khẩu, thu được tiền hay không thì ngân hàng đều thu phí. Trường hợp nếu không thu được, 9 nhà xuất khẩu vẫn phải thanh toán chi phí cho cả 2 ngân hàng và chịu thêm phí lưu kho cũng như rủi ro cháy nố hàng hóa b. Ví dụ
Công ty A xuất khẩu một lô hàng bán cho công ty B và gửi trực tiếp chứng từ cho công ty B, hoạt động này diễn ra trước thời điêm thanh toán nên đây là một bất lợi cho công ty A vì công ty B chưa thanh toán tiền nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở vì vậy dễ xảy ra những trường hợp cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Rủi ro này bên công ty A phải hoàn toàn tự gánh chịu, bên cạnh đó ngân hàng chỉ là một tô chức trung gian thu hộ.
1.2
Đối với nhà nhập khẩu
a. Rủi ro
- Rủi ro có thể phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa. Lúc này, người mua/người nhập khẩu phải ký chấp nhận hối phiếu cũng như các điều khoản khác trong hợp đồng và thực hiện đúng nghĩa vụ trong khi hàng hóa có thể chưa được gửi đi, hoặc đã gửi nhưng chưa đến. Không có sự chắc chắn khi nhận hàng hóa.
- Có thể hàng hóa được gửi đến sẽ không đảm bảo đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người bán không giao hàng đúng chất lượng, chủng loại, thời gian khiến người mua lỡ mất cơ hội tiêu thụ, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, dẫn đến thua thiệt. Hàng đi trên đường có thế gặp nạn, hư hỏng, tôn thất.
Không có gì đảm bảo cho những rủi ro này sẽ không xảy ra. Điều này có thế gây ảnh hưởng quyền lợi và tổn thất chi phí đàm phán ký kết hợp đồng giữa hai bên. b. Ví dụ
Công ty A xuất một lô hàng cho công ty B. Trong trường hợp lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa, bắc buộc phía bên công ty B phải ký chấp nhận hối phiếu cũng như các điều khoản khác trong hợp đồng và thực hiện đúng nghĩa vụ trong khi hàng hóa có thế chưa được gửi đi, hoặc đã gửi nhưng chưa đến. Sau khi hàng đến và được kiếm định từ phía công ty B thì phát hiện lô hàng bị hỏng gần 10% tổng số lượng hàng, vì bên công ty B đã kế chấp nhận hối phiếu nên phần rủi ro này phía bên công ty B sẽ phải tự chịu hoàn toàn.
1.3 Biện pháp phòng tránh rủi ro
- Để hạn chế rủi ro, trước hết cần tìm hiểu kỹ về đối tác của mình và những quy định về thương mại, ngoại hồi của các quốc gia liên quan , lập lệnh nhờ thu và dẫn chiếu
URC, nếu có tranh chấp xảy ra thì có cơ sở để giải quyết.
Tổ chức nhập khẩu là người trả tiền chứ không phải ngân hàng, vì vậy khi lập hồi phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu, thì hồi phiếu phải ghi tên người trả tiền là nhà nhập khấu với đầy đủ tên, địa chỉ,
- Hai bên cần thỏa thuận thời hạn cụ thế phải trả tiền hoặc phải chấp nhận thanh toán ngay sau khi ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán ngay trong hợp đồng.
Nếu trả chậm thì bị phạt lãi trả chậm.
- Trong chỉ thị nhờ thu cũng phải quy định điều khoản chế tài tương tự khác như người trả tiền, thanh toán không đủ số lượng, đưa ra những lý do không hợp pháp hoặc không hợp lý để từ chối thanh toán,
Trong trường hợp người mua từ chối thanh toán hoặc không nhận hàng thì cách giải quyết lô hàng đó thực hiện như sau:
- Giảm giá hàng bán cho người nhập khấu.
- Nhờ ngân hàng thu chào bán lô hàng cho người khác.o Chuyên hàng về nước xuất khâu, nếu là hàng quý giá.
- Bán đấu giá công khai cho các tổ chức nhập khẩu khác có nhu cầu.
Chỉ nên sử dụng phương thức thu trơn trong trường hợp các bên có quan hệ lâu đời, giữa công ty mẹ với công ty con hoặc có sự tín nhiệm đối với người nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, hoặc để thăm dò thị trường hay là hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ, ...
RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU KÈM
CHỨNG TỪ
2.1 Đối với nhà xuất khẩu
a. Rui ro
- Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không đủ quyền hay chưa được đăng ký mẫu chữ ký.
- NH thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậu quả đều do ngườiXK tự gánh chịu.
- NH thu hộ không thể hoặc chậm trễ thanh toán do các biện pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài quốc gia hoặc do ảnh hưởng từ chính trị, do đó thời gian thu tiền về diễn ra còn chậm trễ làm cho vốn của nhà XK dễ bị ứ đọng.
- Nhà NK không nhận hàng, khước từ thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toántrong khi hàng hóa đã gửi đi từ trước. Nhà XK có thể kiện nhưng sẽ tốn nhiều thời gian.
- Nhà XK còn phải trả thêm phí lưu kho, cũng như các rủi ro về cháy nổ hàng hóa.
- Nhà NK từ chối thanh toán chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất mà nhà NK phải chịu.
- Rui ro ty giá.b. Ví dụ
Công ty A xuất một lô hàng cho công ty B, khi hàng đã được gửi đi và bắt buộc bên công ty B phải ký kết chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, trong trường chữ ký chấp nhận thanh toán từ phía công ty B là giả mạo, thì lô hàng bên công ty B vẫn nhận được nhưng phía bên công ty không được thanh toán, thiệt hại này phía bên công ty A sẽ phải tự gánh chịu.
2.2
Đối với nhà nhập khẩu a. Rui ro
- Bộ chứng từ giả, có sai xót, hay cố tình gian lận thương mại.
- Hàng hóa có thể không được kiểm định, chưa được bảo hiểm đầy đủ, hay không phù hợp với hợp đồng hoặc chứng từ ( như không đảm bảo số lượng, chất lượng,...). - Rủi ro tỷ giá. b. Ví dụ
Công ty A xuất một lô hàng cho công ty B. Trong trường hợp lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa, bắc buộc phía bên công ty B phai ký nhận thanh toán nhưng chưa được kiểm định, sau khi hàng được gửi đến thì công ty B phát hiện trong lô hàng bị thiếu 20% so với số lượng hàng in trong chứng từ, vì đã thanh toán nên thiệt hại này phía bên công ty B sẽ phải tự gánh chịu.
2.3
Biện pháp phòng tránh rủi ro
• Đối với nhà xuất khẩu:
- Xem xét kỹ trong việc lựa chọn ngân hàng thu hộ, nên được ghi rõ trong hợp đồng.
- Phân chia chi tiết các rủi ro và chi phí mà hai bên phải chịu trong quá trình thanh toán.
- Thực hiện các phân tích để dự báo tỷ giá chính xác hơn và thận trọng trong việc lựa chọn ngoại tệ thanh toán.
- Tìm hiểu kỹ các thông tin về đối tác của mình cũng như các thông tin, chính sách của nước nhập khẩu, dự phòng các phương án rủi ro khi thực hiện giao dịch với một đối tác mới hoặc chưa có nhiều thông tin. Vì vậy, nhà XK nên lựa chọn những đối tác đáng tin cậy và đã từng làm việc lâu dài trước đây.
• Đối với nhà nhập khẩu:
- Mời những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia đến kiểm tra giấy tờ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
- Quy định chặt chẽ hơn các điều khoản trong hợp đồng về số lượng, chất lượng hàng hóa, các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến các vấn đề giao hàng không đúng theo hợp đồng, ...
- Tìm hiêu kỹ các thông tin về đối tác của mình, dự phòng các phương án rủi ro khithực hiện giao dịch với một đối tác mới hoặc chưa có nhiều thông tin.
- Thực hiện các phân tích để dự báo tỷ giá chính xác hơn và thận trọng trong việc lựa chọn ngoại tệ thanh toán.
- Liên quan đến vấn đề thanh toán xuất khấu, ta nên đề nghị đối tác sử dụng phương thức Thư tín dụng L/C không hủy ngang tại các ngân hàng uy tín và cũng nên hạn chế khách hàng mua hàng chậm thanh toán. Hạn chế sử dụng hình thức D/A vì áp dụng hình thức này doanh nghiệp xuất khẩu dễ bị mất tiền và hàng hóa.
- Khi thanh toán hàng nhập khẩu: doanh nghiệp Việt Nam nên đàm phán với đối tác để không phải đặt cọc tiền hoặc nếu có chỉ phải đặt cọc với mức tối thiểu.
Đối với những đơn hàng đầu tiên, chỉ nên mua với số lượng vừa phải.
Nguồn tham khảo
I. Các điều khoản khác về thanh toán nhờ thu
(THÁNG 4 năm 2022)
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-da-nang/giao-dichthuong-mai-quoc-te/rui-ro-trong-phuong-thuc-nho-thu/52822755 ( Truy cập ngày 19/10/2023)
II. CÁC RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
https://vinatrain.edu.vn/phuong-thuc-thanh-toan-nho-thu-la-gi/ ( Truy cập ngày 19/10/2023)