Lý thuyết về Đấu tranh giai cấp học phần Triết học Mac-Lênin

Lý thuyết về Đấu tranh giai cấp học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

Giai cấp là gì?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một cách
khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.
Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", Lê Nin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như
sau:
“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm nhng người khác nhau về
địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau
về quan hệ của họ (thường thì những quan hnày được pp luật quy định và thừa
nhận) đối với những tư liệu sản xuất, vvai trò của h trong nhng tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần ca cải
xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là nhng tập đoàn người mà tập
đoàn y thì có thể chiếm đoạt lao động ca tập đoàn khác, do ch các tập đoàn đó
có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”
Đặc trưng:
- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vkinh tế- xã hội khác nhau.
- Dấu hiu chủ yếu quy định địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp là các mối
quan hệ kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản
xuất.
- Thực chất ca quan hệ giai cấp là tập đoàn ngườiy chiếm đoạt lao động
của tập đoàn người khác do đối lập về địa vị trong một chế độ kinh tế xã hội
nhất đnh.
- Là một phạm trù kinh tế - hội có tính lịch sử. II. Nguồn gốc và kết cấu
giai cấp.
1. Nguồn gốc giai cấp.
- Trong xã hội có nhiều nhóm người, tập đoàn người đưc phân biệt bằng
nhng đặc trưng khác nhau: tuổi tác, giới tính, dân tộc, chưng tộc, quốc gia,
nghề nghiệp… Trong những sự khác nhau đó, có một số là do nguyên nhân
tự nhiên, một s khác là do nguyên nhân xã hội. Những sự khác biệt đó tự nó
không sản sinh ra sự đối lập về xã hội. Chỉ trong những điều kiện xã hội nhất
định mới dn đến sự phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau. Ch
nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự pn chia xã hội thành giai cấp là do
nguyên nhân kinh tế.
- Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đưng:
+ Thứ nhất, sự phân hoá bên trong nội bộ ng xã thành kẻ bóc lột vàngười bị bóc
lột.
+ Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc khôngbị giết như
trước mà bị biến thành nô lệ.
Chế độ có giai cấp đu tn trong lịch sử xã hội loài người là chế đchiếm hữu
lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến, chế độ tư bản ch nghĩa là bước phát triển cuối
cùng và cao nhất ca xã hội có giai cấp.
2. Kết cấu xã hội - giai cấp.
- Khái niệm: Kết cấu xã hi – giai cấp là tổng thể các giai cấpmối quan h
giữa các giai cấp, tn tại trong một gia đoạn lịch sử nhất định
- Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hi đu có một kết cấu
giai cấp nhất định. Khi hình thái kinh tế - xã hội này thay thế hình thái kinh
tế - xã hội khác, kết cấu giai cấp cũng thay đổi.
Phân tích kết cấu giai cấp và sự biến đổi của nó giúp ta hiểu địa vị, vai trò
thái độ chính trị của mỗi giai cấp đi với mi cuộc vận động lịch sử, đặc biệt
là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay. III. Đấu tranh giai cấp:
1. Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp:
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đi lập về lợi ích căn bản, không thể điều
a được giữa các giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn ngưi to lớn, có lợi ích
căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.
- Thực chất ca đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động
bị áp bức, bóc lột, chng lại giai cấp áp bức, bóc lột, nhằm lật đổ ách thống
trị của chúng.
2. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai
cấp: - Đấu tranh giai cấp là đng lực phát triển ca xã hội.
- Nhưng không phải là động lực sâu xa và đng lực duy nhất mà là động lực
trực tiếp và quan trọng.
Vì vy trong đấu tranh cách mạng cần phải xác định hệ thống các động lực
của xã hội, có nghệ thuật sử dụng nhng đng lực đó để giải png gia cấp
và thúc đy xã hội phát triển.
| 1/2

Preview text:

Giai cấp là gì?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một cách
khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.
Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", Lê Nin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:
“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về
địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau
về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa
nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải
xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập
đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó
có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.” Đặc trưng:
- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế- xã hội khác nhau.
- Dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp là các mối
quan hệ kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản xuất.
- Thực chất của quan hệ giai cấp là tập đoàn người này chiếm đoạt lao động
của tập đoàn người khác do đối lập về địa vị trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.
- Là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử. II. Nguồn gốc và kết cấu giai cấp. 1. Nguồn gốc giai cấp.
- Trong xã hội có nhiều nhóm người, tập đoàn người được phân biệt bằng
những đặc trưng khác nhau: tuổi tác, giới tính, dân tộc, chưng tộc, quốc gia,
nghề nghiệp… Trong những sự khác nhau đó, có một số là do nguyên nhân
tự nhiên, một số khác là do nguyên nhân xã hội. Những sự khác biệt đó tự nó
không sản sinh ra sự đối lập về xã hội. Chỉ trong những điều kiện xã hội nhất
định mới dẫn đến sự phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế.
- Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đường:
+ Thứ nhất, sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ bóc lột vàngười bị bóc lột.
+ Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc khôngbị giết như
trước mà bị biến thành nô lệ.
Chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người là chế độ chiếm hữu nô
lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa là bước phát triển cuối
cùng và cao nhất của xã hội có giai cấp. 2.
Kết cấu xã hội - giai cấp.
- Khái niệm: Kết cấu xã hội – giai cấp là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ
giữa các giai cấp, tồn tại trong một gia đoạn lịch sử nhất định
- Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kết cấu
giai cấp nhất định. Khi hình thái kinh tế - xã hội này thay thế hình thái kinh
tế - xã hội khác, kết cấu giai cấp cũng thay đổi.
Phân tích kết cấu giai cấp và sự biến đổi của nó giúp ta hiểu địa vị, vai trò và
thái độ chính trị của mỗi giai cấp đối với mỗi cuộc vận động lịch sử, đặc biệt
là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay. III. Đấu tranh giai cấp:
1. Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp:
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản, không thể điều
hòa được giữa các giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn, có lợi ích
căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.
- Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động
bị áp bức, bóc lột, chống lại giai cấp áp bức, bóc lột, nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.
2. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai
cấp: - Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội.
- Nhưng không phải là động lực sâu xa và động lực duy nhất mà là động lực
trực tiếp và quan trọng.
Vì vậy trong đấu tranh cách mạng cần phải xác định hệ thống các động lực
của xã hội, có nghệ thuật sử dụng những động lực đó để giải phóng gia cấp
và thúc đẩy xã hội phát triển.