-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết về khoa học và công nghệ
Lý thuyết về khoa học và công nghệ
Preview text:
lOMoARcPSD| 36207943
KHÁI NIỆ ỀM V KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự
vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có kèm theo hoặc không
kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch
vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác
nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
Nội dung của khoa học và công nghệ tuy khác biệt khác nhau nhưng chúng có
mối liên hệ mật thiết. Khoa học sẽ tác động tới công nghệ, kéo theo sự phát
triển của công nghệ. Từ đó chúng có những tác động mạnh mẽ và trực tiếp
nhất tới hoạt động sản xuất của con người. Khoa học và công nghệ hình thành
do sự vận dụng tri thức con người sáng tạo nên các công cụ, phương tiện phục
vụ sản xuất cũng như các hoạt động khác trong đời sống con người.
Theo dòng lịch sử, mối quan hệ khoa học – công nghệ thể hiện qua những giai đoạn khác nhau như:
- Thế kỷ 17-18: khoa học công nghệ bắt đầu phát triển mạnh. Lúc này
công nghệ được nhận định là đi trước khoa học.
- Thế kỷ 19: giai đoạn này chứng kiến khoa học công nghệ có sự tiếp cận
mới. Công nghệ giúp nghiên cứu khoa học phát triển và ngược lại các
phát minh khoa học hiện đại tạo điều kiện để con người nghiên cứu.
- Sang thế kỷ 20: khoa học dẫn dắt công nghệ. Công nghệ đổi mới giúp
nghiên cứu khoa học được hoàn thiện và tiếp tục phát triển.
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Thứ nhất, khoa học công nghệ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Sự ra đời của công nghệ mới kéo theo sự phát triển kinh tế theo chiều sau.
Việc tăng trưởng kinh tế này dựa trên hiệu quả sản xuất. Khoa học công nghệ
chính là công cụ hữu hiệu giúp chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế nông
nghiệp sang công nghiệp. Phát triển các ngành công nghệ cao với việc sử dụng
phần lớn các lao động tri thức. lOMoARcPSD| 36207943
Thứ hai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khoa học công nghệ phát triển giúp các ngành phát triển nhanh kéo theo phân
công xã hội ngày càng đa dạng. Các ngành kinh tế được chia thành những
ngành nhỏ với các lĩnh vực kinh tế mới. Điều này dẫn tới sự chuyển dịch kinh tế
theo hướng hiện đại, tích cực.
Tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng ngành
nông nghiệp có xu hướng giảm.
Cơ cấu kinh tế từng ngành có sự thay đổi theo hướng mở rộng các ngành công
nghệ cao, lượng lao động có trình độ và tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn.
Thứ ba, thúc đẩy nâng cao chất lượng, sự cạnh tranh của hàng hóa
Áp dụng công nghệ hiện đại là yếu tố giúp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, hàng hóa. Công nghệ khoa học hiện đại đã tác động tới nguồn
nguyên vật liệu sản xuất thêm đồng bộ, cải tiến. Quy mô sản xuất cũng được
mở rộng thêm với sự ra đời, phát triển của các loại hình doanh nghiệp mới.
Trước sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp buộc có chiến lược kinh doanh mới.
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
a. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ
Kinh nghiệm cho thấy, các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức
cạnh tranh mạnh mẽ là nhờ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử
dụng được những thành tựu của khoa học và công nghệ.
Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tại Hoa Kỳ, Luật cơ hội sáng tạo
nhằm thúc đẩy sự xuất sắc trong công nghệ, giáo dục và khoa học, được ban hành vào tháng
8/2007, nhận định đổi mới sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của Hoa
Kỳ. Luật này đánh dấu một kỷ nguyên mới bao quát một cách toàn diện, nhằm tạo ra sự đổi
mới sáng tạo hướng theo NC&PT và đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, với ngân sách
chính phủ tăng dần một cách cơ bản cho các mục đích nhằm đảm bảo duy trì lợi thế cạnh
tranh của Hoa kỳ trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt từ các nền kinh tế
phát triển nhanh như Trung Quốc… lOMoARcPSD| 36207943
Từ một nền kinh tế kém phát triển đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong bối cảnh kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, nước ta coi
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
Để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ: giải đáp kịp thời những vấn đề lý
luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra; cung cấp luận cứ khoa học cho việc
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đổi mới
và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; nâng cao
trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ
- Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm
năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lý luận. Nhà nước đầu tư ngân
sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế
giới; huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công
nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. Để có thị trường khoa học và
công nghệ, nước ta phải tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc
đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, hoàn
thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí
tuệ, trọng dụng nhân tài.
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản
định hướng ứng dụng. Nhà nước coi trọng việc nâng cao chất lượng, tăng
thêm số lượng ảnh đội ngũ cán bộ khoa học; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ
thuật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực
khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và
công nghệ vật liệu mới.
Thực hiện những phương hướng cơ bản trên xe nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động khoa học và công nghệ nước ta, đồng thời đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này. lOMoARcPSD| 36207943
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆỞ ƯỚ N C TA 1. Thành tựu
Có thể khẳng định, KH&CN đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và
sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch mô hình tăng
trưởng và thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam gần đây đang giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên,
xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Bằng chứng là tốc độ tăng năng
suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm và tăng lên
5,8% giai đoạn 2016-2018. KH&CN đã đóng góp trên 30% tổng giá trị
gia tăng trong nông nghiệp. Với lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản phẩm
công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tăng từ 26% năm 2010 lên trên
40% năm 2019. 3 khu công nghệ cao là Hòa Lạc, TP.HCM và Đà Nẵng
đã thu hút tổng số vốn đăng ký hàng chục tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động.
Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 Hội nghị lần thứ tư BCH
Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn
nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng
tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa
ra mục tiêu: “Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%”. Thực
tế, chỉ số TFP tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên
45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt
39,0% (vượt mục tiêu 35%). Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công
nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm
2010 lên khoảng 50% năm 2020; Tốc độ tăng năng suất lao động bình
quân giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm (cao hơn nhiều mức
4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015).
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam (GII) liên tục tăng
vượt bậc, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ
3 trong ASEAN, năm 2020, xếp thứ 42/131 quốc gia.
Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Việt Nam bắt đầu được hình thành và
phát triển mạnh mẽ. Nguồn vốn đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST tăng
nhanh. Hiện có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
tại Việt Nam (Thống kê ước tính từ Topica Founder Institute
20122019). 2 năm gần đây, số lượng vốn được công bố đầu tư vào
các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng trưởng cao, đạt xấp xỉ 1 lOMoARcPSD| 36207943
tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2017, đưa Việt Nam trở thành quốc gia
năng động thứ 3 Đông Nam Á về khởi nghiệp sáng tạo (Theo báo cáo của ESP Capital năm 2019).
Số lượng bài báo ISI (Thống kê trên ISIKNOWLEDGE) của Việt Nam
tăng đều hàng năm. Một số lĩnh vực khoa học tự nhiên như Toán
học, Vật lý, Hóa học tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN.
Tốc độ tăng trưởng bình quân công bố quốc tế của Việt Nam trong
giai đoạn 2016-2020 là 25,68%/năm. Tại Đông Nam Á, giai đoạn này,
số lượng công bố quốc tế của Việt Nam đứng thứ 5
với tổng số 48.366 công bố, xếp sau Thái Lan với 87.971 công bố.
Trong năm 2020 công bố quốc tế của Việt Nam có xu hướng tăng
mạnh, khi số lượng công bố của 10 tháng đầu năm đã vượt 16% so với năm 2019.
Sau khi Luật CGCN có hiệu lực thi hành (01/7/2018) với quy định các
hợp đồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam phải thực hiện đăng ký
CGCN, số lượng các hợp đồng CGCN được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký tăng mạnh so với giai đoạn trước (105 hợp đồng với tổng giá trị
khoảng 19.000 tỷ đồng, trung bình khoảng 181 tỷ đồng/hợp đồng).
Các hợp đồng CGCN chủ yếu là chuyển giao từ nước ngoài vào cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các
lĩnh vực về ô tô, xe máy, điện tử, hóa chất, thiết bị y tế, sản xuất
thuốc, chế biến thực phẩm.
Đầu tư cho KH&CN những năm qua đánh dấu sự chuyển biến mạnh
mẽ trong đóng góp của xã hội, nhất là từ khu vực doanh nghiệp. Nếu
như khoảng 10 năm trước đây, kinh phí hoạt động KH&CN chủ yếu
dựa vào ngân sách nhà nước (NSNN) (khoảng 70% tổng đầu tư cho
KH&CN), thì đến nay đầu tư cho KH&CN từ NSNN và từ doanh nghiệp
đã tương đối cân bằng với tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%.
KH&CN đã góp phần giải quyết những thách thức, vấn đề cuộc sống
đặt ra. Bằng chứng là rất nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển
giao và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống xã
hội. Đầu năm 2020, Bộ KH&CN đã huy động lực lượng các chuyên gia,
nhà khoa học, doanh nghiệp triển khai theo quy trình đặc biệt thực
hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ công tác phòng, chống dịch
COVID-19, cụ thể: Nghiên cứu chế tạo thành công bộ sinh phẩm RT-
PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của vi rút corona 2019
(SARS-CoV-2); Nuôi cấy và phân lập thành công virus SARS-CoV-2; Thu lOMoARcPSD| 36207943
thập, tổng hợp các công bố khoa học quốc tế mới nhất về SARS-CoV-
2 để cung cấp cho các nhóm nghiên cứu tham khảo và hỗ trợ đặt
hàng các nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết phục vụ phòng chống dịch;
Nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công sản phẩm robot
gồm: VIBOT-1a hỗ trợ y tế và chế tạo, thử nghiệm thành công robot NaRoVid11a.
Về ghép tạng, chỉ có 6 tạng: thận, gan, tim, tụy, phổi và ruột. Chúng
ta đi sau thế giới khoảng 40-50 năm nhưng tính đến nay, Việt Nam đã
ghép thành công cả 6 tạng gồm thận, gan, tim, ghép khối tụy – thận,
phổi và tháng 10 năm 2020 đã thực hiện thành công ca ghép ruột
đầu tiên. Những thành tựu này là bước tiến của nền y học Việt Nam,
đồng thời khẳng định hiệu quả đầu tư cho KH&CN thời gian qua.
Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã coi phát triển nhanh và bền
vững dựa chủ yếu vào KHCN&ĐMST và chuyển đổi số là một trong
các đột phá chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn tới, tạo bứt
phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó,
cần “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng
dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ
một số công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự
chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh
nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới
sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”. 2. Hạn chế
Mặc dù đã có những cải thiện nhất định về tiềm lực KHCN, song đến
nay hoạt động KHCN nước ta còn nhiều hạn chế, thách thức. Trong đó,
mặc dù hiện các sản phẩm KHCN của Việt Nam đã được cải tiến và đổi
mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu.
Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung vẫn còn chậm.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát
triển mạnh mẽ, năng lực tiếp cận thị trường KHCN của Việt Nam còn
khá chậm so với các nước trên thế giới. Trình độ công nghệ của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn lạc hậu. lOMoARcPSD| 36207943
Thực tế cho thấy, thị trường KHCN ở nước ta phát triển còn chậm, còn
ít các tổ chức trung gian có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động kết nối
cung - cầu. Nguồn cung công nghệ của thị trường hạn chế, đổi mới
công nghệ chưa trở thành nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp.
Đầu tư của xã hội, nhất là của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ
vẫn thấp so với tiềm năng; năng lực hấp thụ công nghệ, đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp trong nước chưa cao.
Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam có quy mô nhân lực đông, có sức khoẻ
song lại thiếu kỹ năng và năng lực đổi mới sáng tạo. Đây là điểm bất lợi
của lao động Việt Nam để hội nhập với lao động thế giới. Theo đánh
giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, kỹ năng kỹ thuật số
của người Việt Nam được đánh giá ở mức điểm 3,8 trên thang điểm 7
(xếp hạng 97), kỹ năng phản biện trong giảng dạy chỉ ở mức 3 điểm
trên thang điểm 7 (xếp hạng 106 trên 141 nền kinh tế).
Đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học
đầu ngành còn thiếu và thiếu các trung tâm khoa học lớn; hiệu quả sử
dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả hoạt động
của các khu công nghệ cao còn thấp. Thiếu cơ chế quản lý khoa học
nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân
tài còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, việc nâng cao số lượng và chất
lượng đội ngũ làm công tác khoa học không thể thực hiện trong thời
gian ngắn mà đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức cũng là những thách
thức không nhỏ cho việc phát triển nền KHCN nước nhà.
Số doanh nghiệp tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực KHCN hiện nay
chiếm tỷ trọng gần 9%, tỷ trọng này có khuynh hướng gia tăng, tuy
nhiên tỷ trọng doanh nghiệp làm việc trực tiếp liên quan đến nghiên
cứu khoa học và phát triển lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với quy mô
trên trên 610,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh
doanh tại Việt Nam hiện nay (Theo Sách Trắng Doanh nghiệp 2020 của
Tổng cục Thống kê tại thời điểm 31/12/2018, cả nước có 610.637
doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh).
Bức tranh đổi mới sáng tạo của Việt Nam khá mờ nhạt so với các nước
trong khu vực khi số bằng phát minh sáng chế, số sáng chế áp dụng để
thương mại hoá ở Việt Nam đều ở khoảng cách khá xa so với các nước.
Trong đó phải kể đến việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D) của Việt Nam còn khá hạn chế. Theo tính toán chi cho hoạt
động R&D của Việt Nam năm 2018 chỉ khoảng 0,4% GDP so với con số lOMoARcPSD| 36207943
3,3% GDP của Nhật Bản, 2,2% GDP của Singapore, 2,1% GDP của Trung
Quốc. Tại Hàn Quốc, chi cho hoạt động R&D hiện nay chiếm đến 4,2%
GDP, số bằng sáng chế được áp dụng thương hiệu vượt cả Nhật Bản
với 4378 sáng chế/ triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 29.891 USD (năm 2018).
Nguồn vốn đầu tư cho KHCN hiện chưa được chú trọng nhiều. Đầu tư
của doanh nghiệp Việt Nam cho nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ còn khá thấp, chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Hoạt động
KHCN phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước với mức kinh phí
vào khoảng 1,4 - 1,8% tổng chi NSNN hàng năm (không tính phần chi
dự phòng an ninh, quốc phòng).
Các chuyên gia cho rằng, KHCN chính là yếu tố quyết định cho tăng
trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để Việt Nam vượt qua trạng thái
dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình, đạt tăng trưởng kinh tế cao, vươn
lên sự thịnh vượng của quốc gia, của dân tộc… Do vậy, để tạo động lực
cho phát triển KHCN, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, một
trong những giải pháp cần chú trọng ưu tiên thực hiện là xã hội hóa
các nguồn lực đầu tư cho KHCN, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp, coi
đây là nguồn lực chính. Đồng thời, cần chủ động xây dựng, hoàn thiện,
bổ sung và phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan trực tiếp
nhằm đồng bộ hóa thể chế tài chính đối với KHCN, nhất là trong điều
kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay; rà soát lại hệ thống văn bản
pháp luật, chính sách về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh
tranh; tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường KHCN tiếp cận
được các nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp; hoàn thiện chính sách
nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ đây khuyến khích
chuyển giao các công nghệ tiên tiến và hạn chế những công nghệ cũ,
lạc hậu từ nước ngoài vào Việt Nam… Có như vậy, KHCN ở nước ta mới
thực sự trở thành lực lượng sản xuất hiện đại, là nền tảng của nền kinh
tế tri thức của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất phát triển và trở thành động lực
mạnh mẽ để phát triển kinh tế đất nước. lOMoARcPSD| 36207943 TRÁCH NHIỆ ỦM C
A CÔNG DÂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ -
Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sáchcủa
Đảng và Nhà nước về giáo dục khoa học và công nghệ. -
Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp
thu các thành tựu về khoa học và công nghệ của nhân loại. -
Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức
khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. LỜ ẾI K T
Tất cả chúng ta hãy cùng Đảng và Nhà nước thhực hiện tốt các
chính sách về khoa học và công nghệ để tiến hành quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước một cách nhanh chóng, hiệu
quả; đưa Việt Nam ta tiến xa hơn trên con đường phát triển.