Lý thuyết về Triết học hiến pháp học phần Triết học Mac-Lênin
Lý thuyết về Triết học hiến pháp học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948
PHẦN 01: ĐẶT VẤN ĐỀ
Quyền được lãng quên (right to be forgotten) là một khái niệm quyền mới nổi lên
và được nhắc đến thường xuyên hơn trong khoảng hơn một thập kỷ gần đây với
tư cách một quyền cho phép con người "quên đi" quá khứ của mình. Theo Fleisher,
Luật sư cố vấn bảo mật toàn cầu của Google, ông đưa ra ba cách giải thích về
quyền được lãng quên: (1) quyền được lãng quên có nghĩa là một người có quyền
xóa thông tin mà người đó đã đăng trực tuyến; (2) quyền được lãng quên là việc
một người có quyền xóa bất kỳ thông tin nào về bản thân mà người đó đã đăng
trực tuyến, bao gồm cả thông tin mà người khác đã đăng lại; (3) quyền này cũng
có thể hiểu rằng, một người có quyền loại bỏ bất kỳ thông tin nào có sẵn trên
mạng về bản thân, bất kể nguồn gốc của thông tin đó.
Trên thực tế, quyền được lãng quên đã được công nhận trong một mức độ nhất
định ở một số quốc gia là thành viên Liên minh Châu Âu như Pháp dưới dạng cho
phép xóa dữ liệu cá nhân và hủy kết quả tìm kiếm trên Internet . Hoa Kì và Nhật
Bản cũng cho phép xóa dữ liệu cá nhân nhưng còn bỏ ngỏ việc cho phép hủy kết
quả tìm kiếm trên Internet. Trung Quốc và Singapore không công nhận cả quyền
được lãng quên lẫn các quy định liên quan đến quyền này. Lý do cho sự khác biệt
trong chính sách của các quốc gia, khu vực trong vấn đề công nhận quyền được
lãng quên này là vì các nhà lập pháp vẫn còn ngập ngừng, e ngại.
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về quyền được lãng quên, tuy
nhiên, theo xu hướng của thế giới, nước ta cũng đã đem vấn đề này ra thảo luận
và có dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó có quy định người
dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa những
thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet. Tất nhiên, "dự định" đồng
nghĩa với chưa thể ban hành ngay trong một tương lai gần và vẫn cần thêm những sự xem xét, cân nhắc.
Một mặt, quy định này giải quyết vấn đề quyền của cá nhân đối với thông tin của
bản thân. Theo một khảo sát của VNETWORK cho thấy có 77,93 triệu người
dùng Internet ở Việt Nam vào đầu năm 2023, tương đương 79,1% tổng dân số -
và nếu quy định này được ban hành một mặt đáp ứng nhu cầu của cá nhân, mặt
khác lại làm một lượng lớn thông tin bị mất đi, tác động một cách tiêu cực đến lợi
ích của cộng đồng, hạn chế các quyền của các cá nhân, tổ chức khác. Hơn nữa
quy định này còn tiềm ẩn nguy cơ vi hiến vì xâm phạm tới các quyền con người,
quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam như: quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền được tiếp
cận thông tin,…, đồng thời không đảm bảo hiệu quả thực hiện khi được ban hành,
thậm chí còn gây ra những hệ lụy trong thực tiễn.
Vì vậy đứng trên lập trường quan điểm của nhóm chúng tôi, chúng tôi phản đối
quy định: “Người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lOMoARc PSD|36517948
lưu trữ xóa những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet” bởi những lý do sau: -
Quyền được lãng quên chưa được công nhận là một quyền con người,
quyềncông dân trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -
Quyền này xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông
tin,quyền tự do báo chí – những quyền con người, quyền công dân đã được công
nhận trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -
Quy định nằm trong phạm vi luật về quyền được lãng quên chưa rõ ràng,
đặt ranhững câu hỏi, thắc mắc về tính hiệu quả sau khi ban hành.
PHẦN 02: CÁC LUẬN ĐIỂM PHẢN ĐỐI
Quy định: “Người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm,
lưu trữ xóa những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet” không nên được ban hành vì:
Luận điểm 01: Quy định này có dấu hiệu vi hiến. -
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
ViệtNam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” -
Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp 2013: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước
Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản
pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
Trong số các quyền con người, quyền công dân được nêu trong Hiến pháp
2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không nhắc đến quyền được
lãng quên, đồng nghĩa với việc, quyền này chưa được công nhận là một quyền
con người, quyền công dân ở Việt Nam nói riêng. Cũng có thể cho rằng quyền
được lãng quên không có cơ sở pháp lý nào để buộc các cá nhân, tổ chức phải tôn
trọng; để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm.
Như đã nói, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất và mọi
văn bản dưới Hiến pháp đều phải phù hợp với Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng, nếu
luật về quyền được lãng quên cũng như quy định đang bàn đến, được ban hành
dưới dạng thành văn sẽ là vi hiến. Bởi: lOMoARc PSD|36517948 -
Một văn bản dưới Hiến pháp lại quy định (thể hiện sự công nhận) một
quyềnchưa được Hiến pháp công nhận. -
Quyền được lãng quên – một quyền chưa được công nhận lại xâm phạm
đếncác quyền con người, quyền công dân đã được công nhận trong Hiến pháp
2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vậy nên cho dù được ban hành, luật về quyền được lãng quên cũng như qui định
thuộc luật đó cũng sẽ bị xử lý.
Luận điểm 02: Quy định này xâm phạm đến các quyền con người, quyền
công dân đã được công nhận trong Hiến pháp. Cơ sở pháp lý: -
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tựdo báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”. -
Thứ nhất, quyền được lãng quên xâm phạm chủ yếu đến quyền tiếp cận
thôngtin, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Bởi lẽ, theo điều 25 Hiến Pháp
2013 quyền tiếp cận thông tin hay quyền được tự do báo chí, tự do ngôn luận cho
phép người dân truy cập, tìm hiểu hay tiếp cận những dữ liệu mang tính chất cộng
đồng hay của toàn xã hội và được lên tiếng nói quan điểm của chính mình về cuộc
sống,...Trong khi đó quyền được lãng quên tập trung giải quyết vấn đề quyền của
cá nhân với thông tin của mình trên Internet (mang tính chất cá nhân). Điều này
là dễ hiểu vì nội hàm của quyền được lãng quên và các quyền này là đối lập nhau.
Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi rất nhiều kể từ khi quyền được lãng quên được
Liên minh Châu Âu - cái nôi của quyền được lãng quên, công nhận qua một phán
quyết của CJEU (Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu) năm 2014. -
Thứ hai, khi ban hành quyền lãng quên là quyền mới thì cần phải sửa
đổinhững quyền có liên quan đến như tự do ngôn luận, tự do báo chí,...để tránh
gây ra tranh cãi sai sót giúp cân bằng hài hòa giữa các quyền với nhau. Nếu làm
như thế thì sẽ yêu cầu về nguồn nhân lực cao, ngân sách và chi phí lớn và tốn thời
gian khá nhiều. Bởi lẽ trước đó chúng ta cũng đã có thể xóa những thông tin dữ
liệu do chủ thể đăng lên ở trên các ứng dụng như fb, zl, tik tok,ig,...Vì vậy dù
nước ta chưa có một luật nào dành riêng để nói về quyền được lãng quên nhưng
quyền được xóa dữ liệu cá nhân đang được quy định tại một số điều luật trải rộng
ở một số văn bản pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành tại Việt Nam (Theo
Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP) nhưng không được tồn tại qua thuật ngữ “quyền lãng quên”.
Người dân – chủ thể của quyền, khi bị bên thứ ba sử dụng những thông tin
mang tính nhạy cảm của mình, yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lOMoARc PSD|36517948
lưu trữ xóa những thông tin đó. Điều này cũng đặt các tổ chức được yêu cầu rơi
vào thế khó. Nếu xóa toàn bộ những thông tin đó bất kể nguồn gốc thì chính là
triệt tiêu quyền tự do thông tin vì nó khiến việc tìm kiếm, tiếp nhận thông tin trực
tuyến trở nên khó khăn hơn; từ đó khiến việc đưa ra ý kiến không còn được đảm
bảo tính “tự do”, xã hội cũng không được hưởng lợi từ việc này.
Cơ sở thực tiễn:
Trong thời kỳ COVID-19, thời gian đầu dịch lây lan ở nước ta, việc tên
tuổi, địa chỉ của người dương tính với COVID-19, người là F1, F2 được chia sẻ
rộng rãi trên Internet. Điều này ảnh hưởng đến quyền riêng tư, ảnh hưởng đến đời
sống cá nhân của người bệnh. Họ yêu cầu các tổ chức không công khai tên tuổi,
địa chỉ, lộ trình những nơi họ đi qua vì những thông tin này xâm phạm rất rõ đến
các quyền con người, quyền công dân của họ.
Đặt trong trường hợp dịch vẫn đang diễn biến phức tạp thì đây chính là một
yêu cầu không thể đáp ứng. Bởi nếu được đáp ứng, tức là những thông tin được
cho là “thông tin mang tính nhạy cảm” đều phải bị xóa. Hãy ví định rằng vì lợi
ích của cá nhân mà nhà nước không công khai thông tin về lịch trình, lộ trình
những nơi mà họ đi qua thì số lượng người không đi khai báo để rồi ủ bệnh và
phát tán bệnh sẽ lớn đến mức nào. Rất khó để thực hiện chống dịch hiệu quả nếu
không có những thông tin như vậy. Việc công khai thông tin để cơ quan chức
năng, cộng đồng biết được lịch trình di chuyển, từ đó phòng tránh, truy vết,
khoanh vùng kịp thời là rất cần thiết để không phát sinh thêm các ca bệnh mới,
tránh lây lan cho xã hội. Điều này có thể tiết kiệm được chi phí cũng như sức lực
cho công tác phòng, chống dịch. Nếu không công khai thông tin, hoặc thực hiện
đúng như quy định liên quan đến quyền được lãng quên, xóa đi những thông tin
này thì các cơ quan khó mà nắm bắt, kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả. Như
vậy ta thấy rất rõ được rằng việc không được tiếp cận thông tin theo đúng quyền
“tiếp cận thông tin” hay “tự do báo chí” để cập nhật kịp thời số lượng người mắc,
thông tin những người liên quan có rủi ro lớn đến nhường nào trong thời kỳ dịch
bệnh đang diễn ra căng thẳng. Chỉ cần một cá nhân không khai báo hay một cá
nhân yêu cầu các tổ chức nền tảng Internet xóa những thông tin về mình có thể đe
dọa nguy cơ gia tăng cũng như bùng nổ hơn nữa tình trạng dịch. Việc một cá nhân
tiềm ẩn nguy cơ cho cả một cộng đồng như vậy thì chắc chắn bị hạn chế theo đúng
quy định được nêu ở khoản 2 điều 14 Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết
vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng.” lOMoARc PSD|36517948
Luận điểm 03: Vấn đề ở quy định: “Người dân có quyền yêu cầu các tổ chức
cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa những thông tin mang tính nhạy cảm
của mình trên Internet.” đặt ra nhiều thắc mắc( bất cập). -
Dù được CJEU( toà án liên minh châu âu) công nhận nhưng quyền nàyvẫn
chưa thống nhất được các tiêu chí chung như là sắp xếp mức độ loại thông tin
được đề cập, mức độ nhạy cảm của thông tin đó đối với đời sống riêng tư của cá
nhân và lợi ích của công chúng nên khó có thể giải quyết một cách có tổ chức,
đồng thời thẩm quyền và quyền quyết định hiện nay đang đã được giao cho các
công cụ tìm kiếm, chịu trách nhiệm chính trong việc xác minh yêu cầu của chủ
thể dữ liệu . Do đó, các công ty tư nhân này đã được bổ nhiệm làm “thẩm phán,
bồi thẩm đoàn và đao phủ” của quyền này => bị kiểm duyệt bởi một bên tư nhân
=> khó giám sát, thiếu tính minh bạch thậm chí là lạm dụng quyền lực. -
Việc xoá dữ liệu người dùng hiện nay phổ biến nhất được sử dụng ởliên
minh châu âu vẫn là sử dụng phương pháp huỷ niêm yết, tức là cho phép một cá
nhân yêu cầu người điều hành công cụ tìm kiếm xóa một số kết quả tìm kiếm
được tìm dựa trên tên của chủ thể dữ liệu tuy nhiên chúng vẫn có thể được tìm
thấy bằng cách sử dụng các từ khóa khác. Và công cụ tìm kiếm chỉ xóa các liên
kết tranh chấp khỏi tất cả các tên miền Châu Âu, thông tin vẫn có sẵn và có thể
được truy xuất thông qua google.com hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác. Khi
đó, dù không muốn nhưng lượng thông tin vẫn còn trên không gian mạng và mọi
người vẫn có thể truy cập.
Việc đặt ra yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông
tin mang tính nhạy cảm trên internet có thể đặt ra một thắc mắc rằng thông tin như
thế nào là nhạy cảm và làm thế nào để xác định được tính nhạy cảm của dữ liệu.
Khi người dân yêu cầu xóa dữ liệu nhạy cảm của mình trên internet, các tổ chức
cung cấp dịch vụ tìm kiếm sẽ rất khó khăn trong việc xác định tính nhạy cảm của
thông tin được yêu cầu gỡ bỏ. Đồng thời, không loại trừ khả năng có rất nhiều
người giả mạo, giả danh, sử dụng thông tin của người khác để yêu cầu xóa những
thông tin không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Khi
đó sẽ đặt ra một nguy cơ là có thể xóa nhầm những thông tin quan trọng, gây ảnh
hưởng đến quyền tự do tiếp cận thông tin của công dân như đã quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013.
Ngoài ra, việc yêu cầu xóa dữ liệu còn đặt ra một vấn đề quan trọng khác về nguồn
lưu trữ dữ liệu. Trong thời đại không gian mạng không có rào cản về phạm vi địa
vị và ngôn ngữ, hay còn gọi là Internet vạn vật (Internet of thing) kết nối mọi thứ
với nhau bao gồm cả con người, rất khó để kiểm soát nguồn thông tin. Từ một bài
đăng gốc có thể sẽ được sao chép và đăng lại nhiều lần, tạo nên rất nhiều bài đăng
khác có nội dung như vậy, được gọi là nguồn thông tin thứ cấp. Và những thông
tin đó hoàn toàn có thể được lan rộng ra ngoài phạm vi quản lý của Nhà nước. Từ
đó có thể thấy rằng việc việc kiểm soát thông tin và xác định xem liệu đó có phải lOMoARc PSD|36517948
là dữ liệu nhạy cảm không là vô cùng khó khăn. Không chỉ vậy, việc yêu cầu xóa
dữ liệu còn đặt ra thách thức trong việc thực hiện và tuân thủ.
PHẦN 03: KẾT LUẬN
Quyền được lãng quên vẫn còn là một khái niệm mới mẻ với nhiều người và mới
chỉ được áp dụng ở một vài nước, thế nên việc áp dụng một quyền trái ngược lại
với những quyền đã được thừa nhận từ rất lâu là điều khá là khó thực hiện, trong
khi trước đó quyền được xóa dữ liệu cá nhân đang được quy định tại một số điều
luật trải rộng ở một số văn bản pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành tại Việt
Nam( Theo Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP) nhưng không được tồn tại qua thuật
ngữ “quyền lãng quên” vì thế việc ban hành một luật riêng rẽ là chưa cần thiết.
Đây cũng là khái niệm còn mới ở Việt Nam nên nước ta cũng chưa có đầy đủ công
cụ, cơ sở vững chắc để thực hiện quyền này. Ngoài ra quyền được lãng quên còn
có xung đột với các quyền được nêu trong Hiến pháp. Đồng thời quyền được lãng
quên cũng ảnh hưởng tới lợi ích của các bên cung cấp dữ liệu và chưa có đầy đủ
các quy định, chế tài về việc xử lý việc vi phạm quyền này nên nó vẫn đang rất
khó khăn trong việc phổ biến và gây ra nhiều tranh cãi. Do đó, các chủ thể có
thẩm quyền ban hành luật này cần có cái nhìn thấu đáo toàn diện, một cái nhìn
khách quan để tránh đem lại những sự bất tiện.