Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Lịch sử phát triển xã hội học truyền thông đại chúng. Đối tượng của xã hội học truyền thông đại chúng. Nghiên cứu công chúng trong xã hội học truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng (mass communication hay mass media) là quá trình phân phối thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 1 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Lịch sử phát triển xã hội học truyền thông đại chúng. Đối tượng của xã hội học truyền thông đại chúng. Nghiên cứu công chúng trong xã hội học truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng (mass communication hay mass media) là quá trình phân phối thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

10 5 lượt tải Tải xuống
Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng
1. Lịch sử phát triển xã hội học truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng (mass communication hay mass media) là quá trình phân
phối thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật như sách, báo in, phát thanh,
truyền hình, internet,... đến với đông đảo công chúng.
Dựa trên nghiên cứu mô hình truyền thông, lịch sử phát triển xã hội học truyền
thông đại chúng được chia như sau:
- Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1930: trong giai đoạn này, việc nghiên cứu mô hình
truyền thông có tính chất một chiều. Hậu quả là nó trở thành công cụ làm tha hóa
người dân.
- Giai đoạn đầu những năm 1940 đến đầu những năm 1960: giai đoạn này các nhà
nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng, trong một số trường hợp truyền thông đại
chúng không tác động trực tiếp đến thái độ và ứng xử của người dân.
- Giai đoạn đầu những năm 1960 đến nay: xuất hiện nhiều khuynh hướng nghiên
cứu khác nhau: nghiên cứu về công chúng, về nội dung công nghiệp quá trình sản
xuất các chương trình, từ đó xác định các mô hình truyền thông 2 chiều, 3 chiều,...
2. Đối tượng của xã hội học truyền thông đại chúng
Xã hội học truyền thông đại chúng có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích mối liên
hệ giữa truyền thông đại chúng và xã hội.
Dưới góc độ của xã hội học, truyền thông đại chúng được coi như một quá trình xã
hội, các phương tiện truyền thông đại chúng được khảo sát và phân tích dưới góc
độ định chế xã hội. Trong đó, quá trình xã hội diễn ra với tác động của truyền
thông đại chúng bằng sự liên kết của các yếu tố như: nguồn tin, thông điệp, người
nhận và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Từ năm 1910, M.Weber đã chỉ rõ tác động của báo chí trong việc hình thành ý
thức quần chúng, dư luận xã hội và vạch ra mối liên hệ của nhân tố này với hành
động xã hội của các cá nhân, các tầng lớp xã hội.
Đối tượng tác động của báo chí là ý thức quần chúng. Ý thức quần chúng là một
trạng thái tinh thần thực tế của ý thức xã hội, tồn tại, hiện diện và biến động hàng
ngày trong cộng đồng dân cư. Trong ý thức quần chúng lại có ý thức của các nhóm
công chúng xã hội khác nhau, như nhóm công chúng thanh niên, nhóm công chúng
phụ nữ,... Mỗi nhóm công chúng cụ thể ngoài những điểm chung, lại có những đặc
thù khác nhau về kho tàng tri thức lịch sử - văn hóa, khác nhau về thế giới quan,
nhân sinh quan và do đó biểu hiện nhận thức, thái độ và hành vi, nhu cầu và sở
thích,... đối với các hiện tượng xã hội không giống nhau.
Ví dụ như, cùng một hiện tượng xã hội nhưng nhóm công chúng sinh viên hay giới
tri thức sẽ có những suy nghĩ, nhận thức, phản ứng khác so với nhóm công chúng
công nhân, nông dân.
3. Nghiên cứu công chúng trong xã hội học truyền thông đại chúng
Trong xã hội học truyền thông đại chúng, ngoài những nghiên cứu về bản thân
thiết chế truyền thông đại chúng, về cơ chế tác động của truyền thông đại chúng,
về tổ chức hoạt động truyền thông đại chúng,... còn có nghiên cứu về công chúng.
Đây đang là một trong những hướng nghiên cứu chính hiện nay. Trong đó, có thể
phân biệt một số lĩnh vực: nghiên cứu về công chúng của các phương tiện truyền
thông đại chúng (khảo sát đặc điểm, hành vi, nhu cầu của công chúng), nghiên cứu
về các tổ chức truyền thông và hoạt động của các nhà truyền thông, phân tích nội
dung các thông điệp truyền thông (bao gồm 2 phương pháp chính là phân tích thực
nghiệm và phân tích tín hiệu học), nghiên cứu về ảnh hưởng hay tác động xã hội
của các phương tiện truyền thông đại chúng (nghiên cứu về effect).
Công chúng là tập hợp người trong xã hội rộng lớn, được cấu thành một cách phức
tạp thuộc nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Họ có
những sở thích khác nhau và thông tin tác động đến họ cũng không giống nhau.
Khi nghiên cứu công chúng trên phương tiện truyền thông đại chúng, cần đặt công
chúng vào trong từng hoàn cảnh sống cũng như các mối quan hệ xã hội của họ.
Mục tiêu của xã hội học nghiên cứu về công chúng là khảo sát, điều tra tìm hiểu
xem công chúng họ là ai? Thuộc những tầng lớp xã hội nào? Họ theo dõi vào thời
điểm nào? Dành bao nhiêu thời gian để theo dõi và mục đích theo dõi của họ là gì?
Họ theo dõi phương tiện truyền thông đại chúng nào nhiều nhất? Mức độ tập trung
và mức độ yêu thích các chương trình, kênh... Ý kiến đánh giá, phản ứng của họ
đối với từng chương trình cụ thể.
Việc nghiên cứu công chúng được thực hiện trên nhiều khía cạnh. Trước hết,
thường khảo sát nhằm chỉ ra được công chúng của mỗi loại phương tiện truyền
thông đại chúng có những đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, điều kiện kinh tế, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, quan hệ gia đình, quan hệ
xã hội) như thế nào. Trong số các đặc điểm nhân khẩu học xã hội của công chúng,
yếu tố trình độ học vấn có tác động lớn tới hành vi và cách thức sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ như người có trình độ học vấn cao
thường có xu hướng theo dõi và quan tâm tin tức nhiều hơn người có trình độ học
vấn thấp.
Việc nắm bắt các đặc điểm của công chúng là yêu cầu cần thiết đối với bất cứ cơ
quan truyền thông nào. Việc này nhằm giúp các nhà truyền thông đưa ra các giải
pháp, xác định được xu hướng phát triển hoặc cải tiến nội dung, hình thức thể hiện
cho thích hợp với công chúng.
Một báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam và UNICEF Việt Nam đã đưa ra
những con số về tiếp cận truyền thông, sử dụng điện thoại di động, sử dụng máy
tính và internet tại Việt Nam.
(Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/infographics-tinh-trang-nguoi-dan-tiep-can-
truyen-thong-o-viet-nam-post814814.vnp)
Hiện nay, các đài phát thanh, truyền hình của Việt Nam đặc biệt chú trọng điều tra,
khảo sát công chúng để đánh giá và thay đổi chiến lược phát triển phù hợp. Với mô
hình phân phối nội dung của Đài truyền hình Việt Nam bao gồm cả truyền hình
truyền thống và các nền tảng số, ngoài sóng truyền hình với các kênh quốc gia thì
nội dung của Đài truyền hình Việt Nam còn được chuyển tới khán giả qua các nền
tảng số bao gồm ứng dụng VTVGo, báo điện tử, các OTT và các mạng xã hội phổ
biến. Thế nên, Giờ đây khán giả xem các chương trình của VTV không chỉ qua
truyền hình truyền thống, truyền hình cáp, mà còn xem trên hạ tầng số. Cùng một
nội dung, một chương trình nhưng có người xem qua tín hiệu cáp, có người xem
qua Internet. Cùng là xem qua màn hình tivi nhưng nguồn cấp tín hiệu là khác
nhau. Chưa kể nếu xem trên các thiết bị di động, thiết bị thông minh khác... Theo
khảo sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, 85% người dùng cho biết là họ vẫn
duy trì thói quen xem các chương trình truyền hình, tuy nhiên có tới 30% cho biết
họ xem qua internet và trên thiết bị cá nhân. Như vâỵ người dùng đã có sự dịch
chuyển lớn về cách xem các nội dung truyền hình.
(Nguồn: https://vtv.vn/xa-hoi/tinh-dung-du-ve-chi-so-nguoi-xem-truyen-hinh-
rating-20231111093338813.htm)
Bên cạnh đó, cần xác định mức độ tiếp cận của công chúng và thị phần của các
phương tiện truyền thông đại chúng, các đài phát thanh, truyền hình... Ví dụ như ai
xem được đài truyền hình/phát thanh/sách, họ có các loại phương tiện này không,
có những khó khăn nào trong việc tiếp cận với các phương tiện này...
Khi nghiên cứu công chúng, người ta cũng thường khảo sát về cách sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng, mục đích của việc sử dụng các phương tiện
đó, cách thức mà họ chọn lọc và hưởng thụ các sản phẩm truyền thông đại chúng.
Theo khảo sát, năm 2022, 72,1 triệu người Việt Nam dùng internet. Số người dùng
internet truy cập bằng điện thoại thông minh là 95,8%. Thời gian sử dụng internet
hằng ngày trung bình là 6 giờ 38 phút, trong đó sử dụng mạng xã hội hơn 2 giờ.
Mục đích sử dụng internet là dùng để liên hệ kết nối với bạn bè người thân chiếm
71,4%; tìm kiếm thông tin 69%; theo dõi tin tức và sự kiện 68,4%; xem các đoạn
video, chương trình truyền hình, phim ảnh là 59,6%; nghe nhạc 53,5%; giáo dục và
học tập 46,4%, kết bạn mới là 43%, chơi game 39,4%.
(Nguồn: https://plo.vn/gan-90-tre-em-viet-nam-truy-cap-va-su-dung-internet-
post719782.html#:~:text=M%E1%BB%A5c%20%C4%91%C3%ADch%20s
%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng%20internet,ch%C6%A1i%20game
%2039%2C4%25.)
Ngoài ra, xác định các đặc điểm nhân khẩu học của công chúng đối với phương
tiện truyền thông đại chúng nói chung và đối với từng loại phương tiện truyền
thông đại chúng có vai trò quan trọng. Phải qua các điều tra có tính chất định lượng
để xác định các đặc điểm nhân khẩu học của công chúng đối với từng loại phương
tiện truyền thông đại chúng, xem: Họ là ai? Nam/Nữ bao nhiêu? Bao nhiêu người ở
nông thôn/đô thị?...
Việc xác định tiềm năng của công chúng cũng là một trong những hướng nghiên
cứu của xã hội học truyền thông đại chúng. Cần xác định trong thời gian tới công
chúng đối với từng loại báo sẽ tăng lên hay giảm xuống. Từ đó triển khai các dự
định thay đổi, đổi mới nội dung, hình thức... của các đài.
Trên cơ sở những thông tin thu được về công chúng có thể giúp cho các cơ quan
báo, đài xây dựng những nội dung, kế hoạch, chiến lược cần phát triển của mình để
có thể thu hút công chúng.
* Thuyết chức năng của B.Maliowski và thuyết chức năng – cấu trúc của
A.R.Brown quan niệm xã hội như một tổng thể một cơ thể con người, mỗi bộ phận,
mỗi thiết chế xã hội, trong đó các thiết chế văn hóa đều có những chức năng xã hội
khác nhau, song lại phụ thuộc nhau, luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau trong
một cấu trúc xã hội ổn định, đảm bảo cho xã hội cân bằng trong hoạt động.
Phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một bộ phận của xã hội, có chức năng
riêng biệt. Lý thuyết tập trung nhấn mạnh vào các nhu cầu của xã hội và truyền
thông đại chúng được xem như là một thiết chế xã hội để đáp ứng nhu cầu trong xã
hội. Nói cách khác, các phương tiện truyền thông đại chúng được coi là một thành
tố trong tổng thể, có nhiệm vụ sản xuất thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận
thông tin từ công chúng để duy trì sự ổn định của xã hội và khả năng hội nhập của
các cá nhân trong xã hội.
*Chức năng dự báo của xã hội học xuất phát từ chức năng thực tiễn, tìm ra hiện
tượng xã hội vận động từ riêng đến chung, hướng đến tìm ra quy luật của sự vận
động đó, dự báo được tương lai, làm rõ những bước phát triển tiếp theo của xã hội
trong tương lai gần cũng như xa. Tính chất dự báo trên cơ sở nắm bắt chính xác
các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội là tiền đề, là điều kiện để kế hoạch
hóa và quản lý xã hội một cách khoa học.
Tính chất dự báo này là điểm quan trọng nhất khi vận dụng các lý thuyết xã hội
học TTĐC ở trên để tìm ra các xu hướng tiếp nhận báo chí của công chúng, căn cứ
trên các chỉ báo về thực trạng, từ các quy luật tiếp nhận, từ xu thế vận động của
chiều quá khứ - hiện tại, hiện tại – tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phạm Hương Trà, Xã hội học truyền thông đại chúng, Nxb Thông tin
và Truyền thông, 2023
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Dững, , Nxb Lao động, 2012.Cơ sở lý luận báo chí
| 1/6

Preview text:

Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng
1. Lịch sử phát triển xã hội học truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng (mass communication hay mass media) là quá trình phân
phối thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật như sách, báo in, phát thanh,
truyền hình, internet,... đến với đông đảo công chúng.
Dựa trên nghiên cứu mô hình truyền thông, lịch sử phát triển xã hội học truyền
thông đại chúng được chia như sau:
- Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1930: trong giai đoạn này, việc nghiên cứu mô hình
truyền thông có tính chất một chiều. Hậu quả là nó trở thành công cụ làm tha hóa người dân.
- Giai đoạn đầu những năm 1940 đến đầu những năm 1960: giai đoạn này các nhà
nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng, trong một số trường hợp truyền thông đại
chúng không tác động trực tiếp đến thái độ và ứng xử của người dân.
- Giai đoạn đầu những năm 1960 đến nay: xuất hiện nhiều khuynh hướng nghiên
cứu khác nhau: nghiên cứu về công chúng, về nội dung công nghiệp quá trình sản
xuất các chương trình, từ đó xác định các mô hình truyền thông 2 chiều, 3 chiều,...
2. Đối tượng của xã hội học truyền thông đại chúng
Xã hội học truyền thông đại chúng có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích mối liên
hệ giữa truyền thông đại chúng và xã hội.
Dưới góc độ của xã hội học, truyền thông đại chúng được coi như một quá trình xã
hội, các phương tiện truyền thông đại chúng được khảo sát và phân tích dưới góc
độ định chế xã hội. Trong đó, quá trình xã hội diễn ra với tác động của truyền
thông đại chúng bằng sự liên kết của các yếu tố như: nguồn tin, thông điệp, người
nhận và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Từ năm 1910, M.Weber đã chỉ rõ tác động của báo chí trong việc hình thành ý
thức quần chúng, dư luận xã hội và vạch ra mối liên hệ của nhân tố này với hành
động xã hội của các cá nhân, các tầng lớp xã hội.
Đối tượng tác động của báo chí là ý thức quần chúng. Ý thức quần chúng là một
trạng thái tinh thần thực tế của ý thức xã hội, tồn tại, hiện diện và biến động hàng
ngày trong cộng đồng dân cư. Trong ý thức quần chúng lại có ý thức của các nhóm
công chúng xã hội khác nhau, như nhóm công chúng thanh niên, nhóm công chúng
phụ nữ,... Mỗi nhóm công chúng cụ thể ngoài những điểm chung, lại có những đặc
thù khác nhau về kho tàng tri thức lịch sử - văn hóa, khác nhau về thế giới quan,
nhân sinh quan và do đó biểu hiện nhận thức, thái độ và hành vi, nhu cầu và sở
thích,... đối với các hiện tượng xã hội không giống nhau.
Ví dụ như, cùng một hiện tượng xã hội nhưng nhóm công chúng sinh viên hay giới
tri thức sẽ có những suy nghĩ, nhận thức, phản ứng khác so với nhóm công chúng công nhân, nông dân.
3. Nghiên cứu công chúng trong xã hội học truyền thông đại chúng
Trong xã hội học truyền thông đại chúng, ngoài những nghiên cứu về bản thân
thiết chế truyền thông đại chúng, về cơ chế tác động của truyền thông đại chúng,
về tổ chức hoạt động truyền thông đại chúng,... còn có nghiên cứu về công chúng.
Đây đang là một trong những hướng nghiên cứu chính hiện nay. Trong đó, có thể
phân biệt một số lĩnh vực: nghiên cứu về công chúng của các phương tiện truyền
thông đại chúng (khảo sát đặc điểm, hành vi, nhu cầu của công chúng), nghiên cứu
về các tổ chức truyền thông và hoạt động của các nhà truyền thông, phân tích nội
dung các thông điệp truyền thông (bao gồm 2 phương pháp chính là phân tích thực
nghiệm và phân tích tín hiệu học), nghiên cứu về ảnh hưởng hay tác động xã hội
của các phương tiện truyền thông đại chúng (nghiên cứu về effect).
Công chúng là tập hợp người trong xã hội rộng lớn, được cấu thành một cách phức
tạp thuộc nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Họ có
những sở thích khác nhau và thông tin tác động đến họ cũng không giống nhau.
Khi nghiên cứu công chúng trên phương tiện truyền thông đại chúng, cần đặt công
chúng vào trong từng hoàn cảnh sống cũng như các mối quan hệ xã hội của họ.
Mục tiêu của xã hội học nghiên cứu về công chúng là khảo sát, điều tra tìm hiểu
xem công chúng họ là ai? Thuộc những tầng lớp xã hội nào? Họ theo dõi vào thời
điểm nào? Dành bao nhiêu thời gian để theo dõi và mục đích theo dõi của họ là gì?
Họ theo dõi phương tiện truyền thông đại chúng nào nhiều nhất? Mức độ tập trung
và mức độ yêu thích các chương trình, kênh... Ý kiến đánh giá, phản ứng của họ
đối với từng chương trình cụ thể.
Việc nghiên cứu công chúng được thực hiện trên nhiều khía cạnh. Trước hết,
thường khảo sát nhằm chỉ ra được công chúng của mỗi loại phương tiện truyền
thông đại chúng có những đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, điều kiện kinh tế, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, quan hệ gia đình, quan hệ
xã hội) như thế nào. Trong số các đặc điểm nhân khẩu học xã hội của công chúng,
yếu tố trình độ học vấn có tác động lớn tới hành vi và cách thức sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ như người có trình độ học vấn cao
thường có xu hướng theo dõi và quan tâm tin tức nhiều hơn người có trình độ học vấn thấp.
Việc nắm bắt các đặc điểm của công chúng là yêu cầu cần thiết đối với bất cứ cơ
quan truyền thông nào. Việc này nhằm giúp các nhà truyền thông đưa ra các giải
pháp, xác định được xu hướng phát triển hoặc cải tiến nội dung, hình thức thể hiện
cho thích hợp với công chúng.
Một báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam và UNICEF Việt Nam đã đưa ra
những con số về tiếp cận truyền thông, sử dụng điện thoại di động, sử dụng máy
tính và internet tại Việt Nam.
(Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/infographics-tinh-trang-nguoi-dan-tiep-can-
truyen-thong-o-viet-nam-post814814.vnp)
Hiện nay, các đài phát thanh, truyền hình của Việt Nam đặc biệt chú trọng điều tra,
khảo sát công chúng để đánh giá và thay đổi chiến lược phát triển phù hợp. Với mô
hình phân phối nội dung của Đài truyền hình Việt Nam bao gồm cả truyền hình
truyền thống và các nền tảng số, ngoài sóng truyền hình với các kênh quốc gia thì
nội dung của Đài truyền hình Việt Nam còn được chuyển tới khán giả qua các nền
tảng số bao gồm ứng dụng VTVGo, báo điện tử, các OTT và các mạng xã hội phổ
biến. Thế nên, Giờ đây khán giả xem các chương trình của VTV không chỉ qua
truyền hình truyền thống, truyền hình cáp, mà còn xem trên hạ tầng số. Cùng một
nội dung, một chương trình nhưng có người xem qua tín hiệu cáp, có người xem
qua Internet. Cùng là xem qua màn hình tivi nhưng nguồn cấp tín hiệu là khác
nhau. Chưa kể nếu xem trên các thiết bị di động, thiết bị thông minh khác... Theo
khảo sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, 85% người dùng cho biết là họ vẫn
duy trì thói quen xem các chương trình truyền hình, tuy nhiên có tới 30% cho biết
họ xem qua internet và trên thiết bị cá nhân. Như vâỵ người dùng đã có sự dịch
chuyển lớn về cách xem các nội dung truyền hình.
(Nguồn: https://vtv.vn/xa-hoi/tinh-dung-du-ve-chi-so-nguoi-xem-truyen-hinh- rating-20231111093338813.htm)
Bên cạnh đó, cần xác định mức độ tiếp cận của công chúng và thị phần của các
phương tiện truyền thông đại chúng, các đài phát thanh, truyền hình... Ví dụ như ai
xem được đài truyền hình/phát thanh/sách, họ có các loại phương tiện này không,
có những khó khăn nào trong việc tiếp cận với các phương tiện này...
Khi nghiên cứu công chúng, người ta cũng thường khảo sát về cách sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng, mục đích của việc sử dụng các phương tiện
đó, cách thức mà họ chọn lọc và hưởng thụ các sản phẩm truyền thông đại chúng.
Theo khảo sát, năm 2022, 72,1 triệu người Việt Nam dùng internet. Số người dùng
internet truy cập bằng điện thoại thông minh là 95,8%. Thời gian sử dụng internet
hằng ngày trung bình là 6 giờ 38 phút, trong đó sử dụng mạng xã hội hơn 2 giờ.
Mục đích sử dụng internet là dùng để liên hệ kết nối với bạn bè người thân chiếm
71,4%; tìm kiếm thông tin 69%; theo dõi tin tức và sự kiện 68,4%; xem các đoạn
video, chương trình truyền hình, phim ảnh là 59,6%; nghe nhạc 53,5%; giáo dục và
học tập 46,4%, kết bạn mới là 43%, chơi game 39,4%.
(Nguồn: https://plo.vn/gan-90-tre-em-viet-nam-truy-cap-va-su-dung-internet-
post719782.html#:~:text=M%E1%BB%A5c%20%C4%91%C3%ADch%20s
%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng%20internet,ch%C6%A1i%20game %2039%2C4%25.)
Ngoài ra, xác định các đặc điểm nhân khẩu học của công chúng đối với phương
tiện truyền thông đại chúng nói chung và đối với từng loại phương tiện truyền
thông đại chúng có vai trò quan trọng. Phải qua các điều tra có tính chất định lượng
để xác định các đặc điểm nhân khẩu học của công chúng đối với từng loại phương
tiện truyền thông đại chúng, xem: Họ là ai? Nam/Nữ bao nhiêu? Bao nhiêu người ở nông thôn/đô thị?...
Việc xác định tiềm năng của công chúng cũng là một trong những hướng nghiên
cứu của xã hội học truyền thông đại chúng. Cần xác định trong thời gian tới công
chúng đối với từng loại báo sẽ tăng lên hay giảm xuống. Từ đó triển khai các dự
định thay đổi, đổi mới nội dung, hình thức... của các đài.
Trên cơ sở những thông tin thu được về công chúng có thể giúp cho các cơ quan
báo, đài xây dựng những nội dung, kế hoạch, chiến lược cần phát triển của mình để
có thể thu hút công chúng.
* Thuyết chức năng của B.Maliowski và thuyết chức năng – cấu trúc của
A.R.Brown quan niệm xã hội như một tổng thể một cơ thể con người, mỗi bộ phận,
mỗi thiết chế xã hội, trong đó các thiết chế văn hóa đều có những chức năng xã hội
khác nhau, song lại phụ thuộc nhau, luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau trong
một cấu trúc xã hội ổn định, đảm bảo cho xã hội cân bằng trong hoạt động.
Phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một bộ phận của xã hội, có chức năng
riêng biệt. Lý thuyết tập trung nhấn mạnh vào các nhu cầu của xã hội và truyền
thông đại chúng được xem như là một thiết chế xã hội để đáp ứng nhu cầu trong xã
hội. Nói cách khác, các phương tiện truyền thông đại chúng được coi là một thành
tố trong tổng thể, có nhiệm vụ sản xuất thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận
thông tin từ công chúng để duy trì sự ổn định của xã hội và khả năng hội nhập của
các cá nhân trong xã hội.
*Chức năng dự báo của xã hội học xuất phát từ chức năng thực tiễn, tìm ra hiện
tượng xã hội vận động từ riêng đến chung, hướng đến tìm ra quy luật của sự vận
động đó, dự báo được tương lai, làm rõ những bước phát triển tiếp theo của xã hội
trong tương lai gần cũng như xa. Tính chất dự báo trên cơ sở nắm bắt chính xác
các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội là tiền đề, là điều kiện để kế hoạch
hóa và quản lý xã hội một cách khoa học.
Tính chất dự báo này là điểm quan trọng nhất khi vận dụng các lý thuyết xã hội
học TTĐC ở trên để tìm ra các xu hướng tiếp nhận báo chí của công chúng, căn cứ
trên các chỉ báo về thực trạng, từ các quy luật tiếp nhận, từ xu thế vận động của
chiều quá khứ - hiện tại, hiện tại – tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phạm Hương Trà, Xã hội học truyền thông đại chúng, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2023
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, 2012.