


Preview text:
Mẫu Bài Thu hoạch về vấn đề dân tộc và tôn giáo mới nhất
1. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
- Cơ sở lý luận và thực tiến của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, vấn đề dân tộc là một vấn đề
rộng lớn, phức tạp. Việc đề ra chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt
Nam dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các điều kiện lịch sử
cụ thể của từng dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Thứ nhất, đó là việc dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về
dân tộc và những đặc trưng cơ bản của dân tộc.
Thứ hai, việc đề ra chính sách dân tộc còn dựa trên lý luận về xu hướng
khách quan trong sự phát triển của dân tộc và quan hệ dân tộc
Thứ ba, dựa trên Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lenin.
- Cơ sở thực tiễn: Trên phương diện thực tiễn, việc đề ra chính sách dân tộc
hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết xuất phát từ thực tiễn vấn
đề dân tộc và quá trình giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam những năm qua.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam có một quá
trình gắn bó và một ý thức dân tộ được hình thành trong suốt chiều dài lịch
sử dựng nước và giữ nước của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Quá
trình phát triển tộc người và hình thành dân tộc - quốc gia đã tạo nên những
đặc điểm về dân cư, tộc người ở Việt Nam như sau:
Một là, các dân tộc ở Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh
lệch khá lớn về nhiều mặt.
Hai là, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái,
gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Ba là, các dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hoá riêng tạo nên sự
thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam.
Bốn là, xuất phát từ thực tiễn đã đang đặt ra hiện nay của vấn đề dân tộc ở nước ta.
Chính sách dân tộc là hệ thống những quan điểm chính sách của một giai
cấp, đại diện là chính Đảng và Nhà nước để giải quyết vấn đề dân tộc và mối
quan hệ giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Chính sách dân tộc ở Việt Nam là cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, tác động trực tiếp đến việc giải quyết
vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một chính sách thể hiện những
nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ cùng phát triển
trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, được thể hiện
cụ thể hoá ở các nội dung đó là:
Về mục tiêu: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác
mọi tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc và của đất nước để phục vụ đời
sống nhân dân các dân tộc và cúa đất nước để phục vụ đời sống nhân dân
các dân tộc, thực hiện từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, miền
núi và miền xuôi, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp " dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
Về nguyên tắc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có ba
nguyên tắc cơ bản cần phải nhận thức rõ và quán triệt: Bình đẳng, đoàn kết
và tôn trọng giúp nhau cùng phát triển.
Về nội dung, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có các
nội dung để phản ánh các yêu cầu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội và an ninh- quốc phòng.
2. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
Thực hiện nhiều chính sách quan tâm đến công tác tôn giáo, tạo được khối
đại đoàn kết dân tộc. Phải xem xét đến các nét riêng biệt và đặc trưng của tôn giáo để giữ gìn
Đảng, Nhà nước luôn chú trọng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân. Giúp người dân có được đời sống tinh thần ổn định, phong phú,
còn nguyên giá trị. Đây là nội dung cốt lõi trong quan điểm, chính sách của
Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng như là quyền cơ bản của
công dân trong nhu cầu sống, tiếp cận tôn giáo của họ. Hiến pháp năm 2013
đã ghi nhận rõ là mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôn giáo tín ngưỡng là nhu cầu chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Đảng,
Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt
theo hiến chương, điều lệ của tôn giáo đã Nhà nước công nhận, theo quy
định của pháp luật. Miễn là không trái quy định pháp luật, không mang tính chất tiêu cực. Giải pháp:
Phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân. Quan tâm giải quyết nhu
cầu tín ngưỡng của nhân dân. Khuyến khích phát huy những giá trị văn hoá,
đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.
Ngăn chặn, làm thất bại những luận điệu sai trái, gây chia rẽ, mất đoàn kết
dân tộc của các thế lực thù địch.
Khuyến khích phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc
xây dựng đất nước, đặc biệt là những giá trị nhân văn, hướng thiện của tôn giáo.
Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để thực hiện các hoạt động trái
pháp luiật, gây chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo và tiếp tục hoàn thiện chính
sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình mới của đất nước.
3. Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo trong giai đoạn hiện nay
Quan hệ dân tộc và tôn giáo được biểu hiện dưới nhiều cấp độ, hình thức và
phạm vi khác nhau. Ở nước ta hiện nay, mối quan hệ này có những đặc điểm
mang tính đặc thì cơ bản như sau:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn
giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất.
Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống
Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng
đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các thế lực thì địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn
giáo nhằm thực hiện " diễn biến hoà bình", nhất là tập trung ở 4 khu vực
trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung
Document Outline
- Mẫu Bài Thu hoạch về vấn đề dân tộc và tôn giáo mớ
- 1. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
- 2. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
- 3. Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo trong giai