-
Thông tin
-
Quiz
Mẫu kết bài Vợ nhặt chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 12
Mặc dù tác tẩm Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân không tập trung vào miêu tả tình trạng xơ xác, tiêu điều mà nạn đói gây ra với những làng quê Bắc Bộ. Ông đã tập trung hết bút lực để khai thác, đào sâu khám phá vào vẻ đẹp ẩn sâu của những con người trong thời kì ấy. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Mẫu kết bài Vợ nhặt chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 12
Mặc dù tác tẩm Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân không tập trung vào miêu tả tình trạng xơ xác, tiêu điều mà nạn đói gây ra với những làng quê Bắc Bộ. Ông đã tập trung hết bút lực để khai thác, đào sâu khám phá vào vẻ đẹp ẩn sâu của những con người trong thời kì ấy. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Mẫu kết bài Vợ nhặt chọn lọc hay nhất
Nhắc đến nhà văn Kim Lân chúng ta không thể nào bỏ qua tác phẩm Vợ nhặt của ông. Trong bài viết
dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho bạn đọc một số kết bài khi phân tích tác phẩm này.
Mục lục bài viết
1. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 1
Mặc dù tác tẩm Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân không tập trung
vào miêu tả tình trạng xơ xác, tiêu điều mà nạn đói gây ra với những làng quê Bắc Bộ. Ông đã tập
trung hết bút lực để khai thác, đào sâu khám phá vào vẻ đẹp ẩn sâu của những con người trong thời
kì ấy. "Vợ nhặt" của Kim Lân đã vô cùng thành công khi đã tìm ra được sự đẹp đẽ bị che lấp của cuộc
sống bởi cái đói, cái khổ, tìm thấy vẻ đẹp tình yêu thương bên trong những người nông dân nghèo bị
nạn đói hành hạ. Qua tác phẩm của mình, nhà văn đã mang đến cho người đọc một sự khẳng định
rằng sự đói khát, mất mát trong nạn đói này chỉ có thể bào mòn đi sức sống, tước đoạt đi sinh mạng
con người, thế nhưng nó không thể làm mất đi bản chất tốt đẹp của những con người nhân hậu, hiền
lành: bà cụ Tứ và anh Tràng tuy nghèo khó nhưng vẫn sẵn sàng dang tay cưu mang người vợ nhặt,
người vợ nhặt ấy cũng lột bỏ cái vẻ ngoài chanh chua, chỏng lỏn để trở về với đúng bản chất của mình
- một người vợ hiền, dâu thảo.
2. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 2
Bằng việc xây dựng một kết thúc mở và lối kể chuyện độc đáo, lời văn hết sức giản dị, mộc mạc, gần
gũi với đời thường nhưng rất có tính gợi hình, nhà văn Kim Lân đã rất thành công trong việc phản ánh
một cách chân thực nạn đói của nước ta những năm 45. Những người nông dân trở nên rẻ rúng, thấp
hèn, bị cái đói, cái khổ bủa vây không lối thoát, cùng vô số những chính sách hà khắc của chế độ thực
dân. Qua tác phẩm của mình, ông đã thể hiện ra một giá trị nhân đạo đó là sự ngợi ca khát vọng sống,
trân trọng và gieo vào trong lòng người đọc một niềm tin thay đổi hoàn cảnh. Đồng thời, tác phẩm
"Vợ nhặt" cũng đã tố cáo xã hội đen tối , những chính sách thời bấy giờ đã đẩy người dân vào cảnh lầm than khốn khó.
3. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 3
Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo của mình. Bằng việc
xây dựng những tình huống mang tính éo le, thử thách mà nhà văn đã để cho nhân vật của mình có
thể tự bộc lộ ra những tính cách, phẩm chất đáng quý đang ẩn sau cái vẻ bề ngoài cục mịch kia. Điều
này đã mang tới cho người đọc những sự cảm thông sâu sắc hơn với những người nông dân thấp bé,
nghèo khổ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ câu chuyện nhặt được vợ lạ đời mà cũng đầy
những xót xa của anh Tràng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một thái độ trân trọng với những phẩm chất
tốt đẹp cùng với một sức sống mãnh liệt trong những con người ấy. Bởi vậy, khi đọc Vợ nhặt chúng ta
không chỉ xót xa cho thực trạng đói nghèo, mất mát của những người nông dân mà còn cảm động
trước những thứ tình cảm tốt đẹp mà họ dành cho nhau trong thời buổi khốn cùng ấy.
4. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 4
Với sự tinh tế trong xúc cảm, sự miêu tả chân thực cùng với những am hiểu sâu sắc với đời sống của
những người nông dân nghèo nhưng lại chất phác, thật thà, nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt
đã tái hiện thành công, sinh động không khí ngột ngạt, u tối của nạn đói năm 1945. Không chỉ vậy,
trên cái phông nền bối cảnh ảm đạm, thảm thương đó ông đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của sự sống, của
tình thương ẩn sâu bên trong mỗi người. Qua tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã cho người đọc thấy được
vẻ đẹp đich thực trong cuộc sống này: nạn đói có thể huỷ diệt con người ta về sự sống thể xác, thế
nhưng tuyệt nhiên nó không thể làm mất đi tình yêu thương, cũng chẳng có sức mạnh để huỷ diệt sức
sống tinh thần và niềm tin của con người.
5. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 5
Truyện ngắn Vợ nhặt được nhà văn Kim Lân sử dụng một bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của
nạn đói năm 1945. Thế nhưng điều mà nhà văn hướng đến trong tác phẩm này không phải là việc
miêu tả, phản ánh chân thực cuộc sống thê thảm, khốn cùng của những con người thời kì này mà ông
muốn đi tìm ra thứ ánh sáng rực rỡ, đẹp đẽ của tình người. Trong nạn đói ấy, khi cái đói khổ bủa vây
hằng ngày, cái chết thì trực chờ để cướp đi sinh mạng con người ta bất cứ lúc nào nhưg những nạn
nhân khốn khổ của nạn đói ấy vẫn mạnh mẽ vươn lên chống lại bằng niềm tin, bằng sức mạnh tình
thương. Bà cụ Tứ và Tràng cũng chỉ là những người nông dân đang đối mặt với sự đói khổ ở xóm Ngụ
cư, thế nhưng chính vào thời điểm nạn đói đang hoành hành dữ dội ấy, khi mà họ cũng đang đứng
trên ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết nhưng vẫn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người vợ
nhặt và cũng chính tình thương ấy cũng đã đánh thức được phần thiện lương, dịu dàng và khát khao
yêu thương của người vợ nhặt.
6. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 6
Truyện ngắn Vợ nhặt mặc dù được lấy bối cảnh vào nạn đói năm 1945 - một thời kì đen tối của đất
nước ta, thế nhưng nhà văn Kim Lân không đi sâu vào miêu tả hiện thực tàn khốc lúc bấy giờ. Ông chú
trọng đến việc khám phá, làm nổi bật lên vẻ đẹp tinh thần ẩn sâu trong cái vẻ bề ngoài xơ xác vì đói
khát của những người nông dân trong thời kì này. Thông qua tác phẩm, nhà văn Kim Lân cũng bày tỏ
những sự trân trọng đối với họ. Ông khẳng định rằng sự đói khát, nghèo khổ tột cùng ấy không thể
xoá mất được bản tính tốt đẹp của con người, hiện thực tăm tối ấy cũng không thể dập tắt được ngọn
lửa niềm tin vào cuộc sống của họ. Trong hoàn cảnh cơ cực, lầm than ấy trong họ vẫn nhen nhóm đâu
đó niềm tin, hi vọng vào một sự thay đổi, một tương lai tốt đẹp hơn.
7. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 7
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc viết về thời kì xảy ra
nạn đói năm 1945. Thông qua ngòi bút của mình, tác giả không chỉ phản ánh hiện thực xã hội Việt
Nam trong nạn đói mà còn bộc lộ những tư tưởng, giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Tác phẩm đã ca
ngợi, đề cao vẻ đẹp, khát vọng sống của con người cùng với những niềm tin, hy vọng của họ vào một
cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng bộc lộ ra những sự trân trọng, quý mến, những tình cảm đáng
quý giữa người với người trong lúc mà ranh giới giữa sự sống và cái chết là vô cùng mong manh.
Chính những tình cảm đáng trân quý ấy, thứ tình cảm mà không bao giờ bị dập tắt bởi sự khắc nghiệt
của cuộc đời đã tiếp thêm sức mạnh để con người tiến về phía trước, vượt qua cái đói, cái khổ đang
vây hãm lấy cuộc đời.
8. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt - mẫu 8
Tác phẩm Vợ nhặt không chỉ hay bởi tình huống truyện độc đáo mà còn gây ấn tượng cho người đọc
bởi vốn ngôn từ giàu có và đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Cùng với đó là lối viết văn đầy giản dị, mộc
mạc nhưng lại vô cùng gợi hình của nhà văn đã là công cụ để thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của
ông. Đó là cách nhìn đời, nhìn người đầy đau đớn, xót xa nhưng cũng chứa chan tình thương yêu để
ông có thể tinh tế phát hiện và khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người. Đặt con người
vào hoàn cảnh sống khắc nghiệt, khốn cùng ấy mà ông đã tìm thấy được sức sống mãnh liệt, sự khát
khao được sống, được yêu thương và niềm hy vọng của những người nông dân nghèo ấy. Dù cho
niềm ao ước hạnh phúc, sự hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn không thể khiến người ta hết đói, hết
khổ nhưng nó mang lại động lực to lớn để con người bước qua ngưỡng cửa cái đó, sự chết chóc. Đây
cũng chính là giá trị nhân đạo mà tác phẩm mang lại và cũng là tình cảm từ tận sâu trái tim được nhà
văn Kim Lân truyền tải qua ngòi bút của mình.