Mở bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm chọn lọc hay nhất | Ngữ văn lớp 12
Giữa muôn vàn những tác phẩm thơ ca về đề tài Đất nước, ta vẫn nhận thấy được cái chất rất riêng của Nguyễn Khoa Điềm với thi phẩm “Đất nước” được trích từ bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 1)
Giữa muôn vàn những tác phẩm thơ ca về đề tài Đất nước, ta vẫn nhận thấy được cái
chất rất riêng của Nguyễn Khoa Điềm với thi phẩm “Đất nước” được trích từ bản trường
ca “Mặt đường khát vọng”. Những vần thơ mang đậm chất trữ tình xen lẫn chính luận
của ông đã đưa ra một cái nhìn rất mới mà cũng rất gần gũi bình dị, qua đó cũng thức
tỉnh thế hệ trẻ về trách nhiệm, sứ mệnh của mình với đất nước. Hình hài đất nước từ
khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió chiến tranh được tái
diễn một cách sinh động qua một hồn thơ tinh tế, đầy phóng khoáng của Nguyễn Khoa
Điềm. Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch
sử. Đất Nước – một tên gọi vô cùng thiêng liêng, bình dị nhưng lại chất chứa bao nhiêu
ngọn nguồn của cảm xúc của chính tác giả.
2. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 2)
Trong suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa vời, khó
cảm nhận. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng
những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa
Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc, bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với
bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa,
truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần của dân tộc. Hình ảnh đất nước hiện lên
muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét
đẹp về phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.
3. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 3)
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ- chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ. Với lòng yêu nước, tình yêu với những điều nhỏ bé, bình dị của quê hương,
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến những cảm nhận vô cùng mới mẻ, độc đáo
về đất nước trong bài thơ Đất nước. Ông đã định nghĩa đất nước bằng những hình ảnh
bình dị, thân thuộc, gần gũi nhất đối với đời sống con người để từ cái thân thuộc, vô
danh ấy nhà thơ đã khái quát lên một đất nước hữu hình, đẹp đẽ mà vô cùng thiêng
liêng. Đất nước ấy được tắm đẫm trong hương liệu văn hóa dân gian, trong tư tưởng
lớn của thời đại – tư tưởng “Đất nước của nhân dân”, một tư tưởng cốt lõi của bài thơ.
4. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 4)
“Có mối tình nào hơn Tổ quốc?” (Trần Mai Ninh)
Bằng tất cả tình cảm yêu thương sâu nặng và cảm hứng nồng nàn của mình về Tổ
Quốc – các nhà thơ, nhà văn – các chiến sĩ đã để lại cho núi sông này biết bao vần thơ
đẹp về con người, về đất nước Việt Nam. Trong suy nghĩ của mỗi người, lòng yêu
nước luôn là một tình cảm lớn lao, xa vời, trừu tượng khó cảm nhận. Tuy nhiên Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm, với những câu thơ mộc mạc, giản dị vừa dồn nén cảm
xúc vừa trĩu nặng suy tư đã mang đến cho người đọc một Đất Nước bình dị, gắn bó,
hiện hữu trong từng bức tranh cuộc sống. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là lời thủ
thỉ tâm tình về lòng yêu nước bắt đầu từ những điều dung dị, gần gũi và thân thuộc
nhất như tình yêu cha mẹ, gia đình, như mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn hay từ mỗi giọt
máu, đốt xương của chính mình.
5. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 5)
Đất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ ca và nghệ thuật. Cùng với nhà thơ Lê
Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,…. Nguyễn Khoa Điềm cũng trưởng thành
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ ca của ông là sự kết hợp độc đáo giữa chính
chính luận và trữ tình, giữa cảm xúc nồng nàn và suy từ sâu lắng của người trí thức
viết về đất nước và con người Việt Nam. Là một nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, Đất Nước trong Nguyễn Khoa Điềm mang những nét đẹp bình
dị, tự nhiên, gần gũi. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua
biết bao nhiêu sóng gió chiến tranh được tái diễn một cách sinh động qua một hồn thơ
tinh tế, đầy phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía
cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử.
6. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 6)
Đất nước là hình tượng trữ tình lớn, là cảm xúc nghệ thuật của nhiều thế hệ nhà thơ
Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh đất nước rất nhiều không chỉ trong văn học,
thơ ca mà cả trong những lời ca, câu hát của bà và mẹ. Hình ảnh đất nước chìm trong
đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua
thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng đất nước trọn vẹn, gần gũi nhất vẫn là Đất Nước qua cái
nhìn của Nguyễn Khoa Điềm. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trích trong trường ca
Mặt đường khát vọng mang đến cho người đọc góc nhìn về đất nước không trừu
tượng, xa xôi như thế, đất nước gần gũi bình dị, thân thương, ân tình và mỗi người đều
tìm thấy đất nước trong chính mình. Nó không chỉ là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi
ta lớn mà hơn thế, đất nước đã trở thành một phần hòa chảy cùng dòng máu nóng
trong cơ thể, thành những nhịp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi chúng ta đều có một phần Đất nước.
7. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 7)
Cùng với các nhà thơ trong thế hệ chống Mỹ lúc bấy giờ, Nguyễn Khoa Điềm dường
như cũng hướng ngòi bút của mình đến một chủ đề lớn lao của thơ ca đương thời đó
không gì khác chính là đất nước. Khi nói đến vẻ đẹp của đất nước trên bình diện của
chiều sâu văn hóa, ta phải hiểu văn hóa là những giá trị mà con người ở 1 vùng đất tạo
ra.Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận người Việt Nam không chỉ ra đi để bảo vệ đất đai xứ
sở mà còn truyền và bảo vệ cho nhau những hạt giống dân ta, những vẻ đẹp mang
đậm cốt cách của con người Việt Nam được truyền từ đời này sang đời khác, từ trái tim
của người già sang lồng ngực của người trẻ, đó là vẻ đẹp mang đậm bản sắc dân tộc
Việt Nam ta. Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi.
8. Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm (mẫu số 8)
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ gian khổ, những sáng tác thơ văn của các nhà
văn, nhà thơ không chỉ đơn thuần thỏa mãn đam mê sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sĩ mà còn là “vũ khí” đấu tranh vô cùng đắc lực. Cùng chung chí hướng với
những nhà thơ đương thời, để cổ vũ ý chí đấu tranh cùng lòng yêu nước nồng nàn của
người đọc, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho mọi người một Đất Nước không hào
hùng, bi tráng mà rất đỗi thân quen, gần gũi, bình dị, nhưng lại vô cùng mới mẻ với mọi
người về một cuộc sống thân thuộc nhưng lại hiện lên một đất nước hưu hình, đẹp đẽ
mà thiêng liêng. Viết trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm muốn góp
một tiếng nói nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ ở vùng tạm chiếm miền Nam. Đoạn trích Đất
Nước thuộc chương V của trường ca, đây cũng là phần hay nhất của bản trường ca
này, có thể hiện sự nhận thức sâu sắc của một thế hệ thanh niên Việt Nam về đất
nước. Bài thơ viết về chủ đề đất nước, qua những cảm nhận về đất nước, Nguyễn
Khoa Điềm đã gợi lên ở thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu nước nồng nàn, cùng với đó là
tinh thần dân tộc và trách nhiệm của bản thân với đất nước, xứ sở.