Mở bài Người lái đò sông Đà chọn lọc hay nhất | Ngữ văn lớp 12

Grandi từng khẳng định: "Không có nghệ thuật nào là không hiện thực". Cuộc sống là nơi bắt đầu cũng là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

1. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 1)
Grandi từng khẳng định: "Không nghệ thuật o không hiện thực". Cuộc sống
nơi bắt đầu cũng nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật
nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào.
Ai đó đã từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng - tê và Đất Mẹ. Thần chỉ có thể vô
địch, mang sức mạnh bất khả chiến bại khi hai chân đặt trên Đất Mẹ cũng như văn học
chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết,
văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực. Chính lẽ ấy, "Người lái đò
sông Đà" của Nguyễn Tuân một tác phẩm văn chương thực thụ, bởi bắt nguồn
từ cuộc sống hiện thực với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
2. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 2)
Một tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là một chiếc vỏ ốc nhỏ bé mong manh song lấp
lánh sắc màu và từ đó ngân lên tiếng thì thầm của đại dương sâu thẳm, ngân lên
những khúc ca về cuộc sống, tình yêu khát vọng muôn đời. Như Pautopxki trong
"Bụi quý" từng nói: "Sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi
đấu tranh vì hạnh phúc vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh
của trí tuchiến thắng bóng tối. Cho chúng rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt".
"Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân chính một c phẩm như vậy. Tùy bút
như một khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, bạo liệt song
cũng ng thơ mộng, trữ tình. Đặc biệt, trên cái phông, cái nền thiên nhiên ấy vẻ
đẹp của tâm hồn con người lao động trong công cuộc dựng xây đất nước.
3. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 3)
"Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu"
Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58 - 60 khi miền
Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa hội, các nhà văn, nhà thơ đến với nơi đây để tìm
cho mình những nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Hoài với tập truyện "Tây
Bắc", hay Nguyễn Khải cũng từng xôn xao lòng mình với "Mùa Lạc" thì Nguyễn Tuân lại
thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút sông Đà" với linh hồn i ký "Người lái
đò ng Đà". một nhà văn theo chủ nghĩa dịch, dấu chân của ông đã đi khắp
mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông chọn Tây Bắc là nơi ra đời cho đứa con tinh thần
của mình. Là bởi chỉ nơi đây mới thỏa mãn nhãn quang sáng tác của ông. "Tùy bút
sông Đà" những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo
cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp
lánh giữa vẻ đẹp ấy hình ảnh con ng Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng
rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
4. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 4)
"Văn học thực chất cuộc đời. Văn học sẽ không cả nếu không cuộc đời mà
có. Cuộc đời nơi xuất phát cũng nơi đi tới của văn học". (Tố Hữu) Chất liệu hiện
thực đời sống luôn cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Và chẳng biết từ khi
nào, những dòng sông đã trở thành sợi thương, sợi nhớ, ngân lên thành tình yêu trong
trái tim người nghệ sĩ. Để rồi, tình yêu ấy gợi tình, gợi nhạc cho những câu hát, là dòng
sữa ngọt ngào nuôi dưỡng những hồn thơ, làn g ấm thổi vào từng áng văn
chương. Và Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ chân chính "suốt đời đi tìm cái đẹp" một cách
nghiêm túc ng bị "đắm say" trước vẻ đẹp của dòng Đà giang, để rồi không kìm lòng
được viết nên tùy bút "Người lái đò sông Đà". Viết về một dòng sông, những trong
áng văn của Nguyễn Tuân, đó ng sông linh hồn nhiều nét tính cách đối
ngược nhau, vừa hung bạo vừa thơ mộng.
5. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 5)
Những năm 1960 giai đoạn miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng hội chủ
nghĩa, "tâm hồn Tây Bắc" chính một trong những miền đất biết bao nhà
văn, nhà thơ đã hướng ngòi bút của mình tới để thực hiện quá trình lột xác văn học.
Nguyễn Tuân cũng đã mang "chủ nghĩa dịch" của mình đặt chân đến đó. Nguyễn
Tuân một trong những cây bút sức sáng tạo dồi dào nhất của nền văn học Việt
Nam với những thành tựu xuất sắc cả hai giai đoạn trước sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là một nghệ sĩ
suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa
thẩm mỹ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông sáng c nhiều
thể loại nhưng đặc biệt thành công thể tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn
Tuân ở thể loại này là tùy bút "Người lái đò sông Đà".
6. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 6)
Tác phẩm văn học tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng
kính chủ quan của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm còn thực hơn ngoài
đời sống vì nó đã được nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, được thổi
vào đó không chỉ hơi thở của thời đại cả sức sống tưởng và tâm hồn người
viết. Hiện thực đời sống không phải chỉ là những hiện tượng, những sự kiện nằm thẳng
đơ trên trang giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ, trở thành máu thịt của tác phẩm.
Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm chính tài năng người nghệ đã bất
tử a sức sống ấy. lẽ chất tài hoa uyên bác của người nghệ Nguyễn Tuân đã
"bất tử hóa" vẻ đẹp của con sông Đà cả vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động trong
thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa.
7. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 7)
Mỗi nhà văn đều như một đóa hoa tiếng chim nơi khu vườn địa đàng của văn học.
Mỗi người nghệ lại mang một sức sống riêng, một hương sắc cũng như tiếng ca
riêng của mình để từ đó có chỗ đứng nhất định trong lòng những người thưởng văn. Và
Nguyễn Tuân, một người luôn quan niệm không lặp lại người khác không lặp lại
chính mình, chất riêng ấy lại càng nét đặc sắc hơn cả. Hương sắc tiếng ca ấy
được thể hiện qua những trang văn chứa đựng những giá trị nội dung lẫn nghệ thuật
mà ta có thể nhìn thấy rõ nhất thông qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà".
8. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 8)
Trong kho tàng văn chương Việt Nam, dòng sông luôn nguồn cảm hứng bất tận của
người nghệ sĩ. Hoàng Cầm từng khắc khoải về con sông q hương - sông Đuống
"nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ". Văn Cao cất tiếng thơ về sông Lô
với điệu hùng tráng. Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đưa sông Hương vào những trang văn
êm dịu, say đắm. Một nvăn độc đáo như Nguyễn Tuân cũng dành cả tâm huyết viết
về con sông đất nước - sông Đà, bằng tất cả hiểu biết, tình cảm, tâm tư. Tùy bút
"Người lái đò sông Đà" thật sự một áng văn đẹp được dệt bằng tình yêu quê hương,
đất nước của một ngòi bút vừa i hoa, uyên bác lại vừa độc đáo. Văn chương được
sinh ra mang sứ mệnh người đưa ta đến xứ sở của cái đẹp. Vì vậy một trong những
chức năng của văn học là chức năng thẩm mỹ. GiáoNguyễn Đăng Mạnh đã gói gọn
phong cách của Nguyễn Tuân trong một chữ "ngông". Nguyễn Tuân đã lùi lại cái tôi
ngông của bản thân để chuyển thành cái ta của cộng đồng. Khi cái tôi hòa vào cái ta,
cái tôi ấy không hề mất đi mà ngược lại còn trưởng thành hơn. Ông tìm thấy vẻ đẹp của
một người lái đò sông Đà đã ngoài 70, hơn 10 năm gắn bó với nghề chèo đò vượt thác.
Nguyễn Tuân đã gọi đó "chất vàng mười" đã qua thử lửa trong m hồn của con
người Tây Bắc.
| 1/4

Preview text:

1. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 1)
Grandi từng khẳng định: "Không có nghệ thuật nào là không hiện thực". Cuộc sống là
nơi bắt đầu cũng là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật
nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào.
Ai đó đã từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng - tê và Đất Mẹ. Thần chỉ có thể vô
địch, mang sức mạnh bất khả chiến bại khi hai chân đặt trên Đất Mẹ cũng như văn học
chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết,
văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực. Chính vì lẽ ấy, "Người lái đò
sông Đà" của Nguyễn Tuân là một tác phẩm văn chương thực thụ, bởi nó bắt nguồn
từ cuộc sống hiện thực với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
2. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 2)
Một tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là một chiếc vỏ ốc nhỏ bé mong manh song lấp
lánh sắc màu và từ đó ngân lên tiếng thì thầm của đại dương sâu thẳm, ngân lên
những khúc ca về cuộc sống, tình yêu và khát vọng muôn đời. Như Pautopxki trong
"Bụi quý" từng nói: "Sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi
đấu tranh vì hạnh phúc vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh
của trí tuệ chiến thắng bóng tối. Cho chúng rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt".
Và "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân chính là một tác phẩm như vậy. Tùy bút
như một khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, bạo liệt song
cũng vô cùng thơ mộng, trữ tình. Đặc biệt, trên cái phông, cái nền thiên nhiên ấy là vẻ
đẹp của tâm hồn con người lao động trong công cuộc dựng xây đất nước.
3. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 3)
"Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu"
Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58 - 60 khi miền
Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn, nhà thơ đến với nơi đây để tìm
cho mình những nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập truyện "Tây
Bắc", hay Nguyễn Khải cũng từng xôn xao lòng mình với "Mùa Lạc" thì Nguyễn Tuân lại
thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút sông Đà" với linh hồn là bài ký "Người lái
đò sông Đà". Là một nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của ông đã đi khắp
mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông chọn Tây Bắc là nơi ra đời cho đứa con tinh thần
của mình. Là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn nhãn quang sáng tác của ông. "Tùy bút
sông Đà" là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo
cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp
lánh giữa vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng
rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
4. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 4)
"Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà
có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học". (Tố Hữu) Chất liệu hiện
thực đời sống luôn là cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Và chẳng biết từ khi
nào, những dòng sông đã trở thành sợi thương, sợi nhớ, ngân lên thành tình yêu trong
trái tim người nghệ sĩ. Để rồi, tình yêu ấy gợi tình, gợi nhạc cho những câu hát, là dòng
sữa ngọt ngào nuôi dưỡng những hồn thơ, là làn gió ấm thổi vào từng áng văn
chương. Và Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ chân chính "suốt đời đi tìm cái đẹp" một cách
nghiêm túc cũng bị "đắm say" trước vẻ đẹp của dòng Đà giang, để rồi không kìm lòng
được mà viết nên tùy bút "Người lái đò sông Đà". Viết về một dòng sông, những trong
áng văn của Nguyễn Tuân, đó là dòng sông có linh hồn và nhiều nét tính cách đối
ngược nhau, vừa hung bạo vừa thơ mộng.
5. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 5)
Những năm 1960 là giai đoạn miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa, và "tâm hồn Tây Bắc" chính là một trong những miền đất mà có biết bao nhà
văn, nhà thơ đã hướng ngòi bút của mình tới để thực hiện quá trình lột xác văn học. Và
Nguyễn Tuân cũng đã mang "chủ nghĩa xê dịch" của mình đặt chân đến đó. Nguyễn
Tuân là một trong những cây bút có sức sáng tạo dồi dào nhất của nền văn học Việt
Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là một nghệ sĩ
suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa
thẩm mỹ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông sáng tác nhiều
thể loại nhưng đặc biệt thành công ở thể tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn
Tuân ở thể loại này là tùy bút "Người lái đò sông Đà".
6. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 6)
Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng
kính chủ quan của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm còn thực hơn ngoài
đời sống vì nó đã được nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, được thổi
vào đó không chỉ là hơi thở của thời đại mà cả sức sống tư tưởng và tâm hồn người
viết. Hiện thực đời sống không phải chỉ là những hiện tượng, những sự kiện nằm thẳng
đơ trên trang giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ, trở thành máu thịt của tác phẩm.
Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng người nghệ sĩ đã bất
tử hóa sức sống ấy. Có lẽ chất tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã
"bất tử hóa" vẻ đẹp của con sông Đà và cả vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động trong
thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa.
7. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 7)
Mỗi nhà văn đều như một đóa hoa và tiếng chim nơi khu vườn địa đàng của văn học.
Mỗi người nghệ sĩ lại mang một sức sống riêng, một hương sắc cũng như tiếng ca
riêng của mình để từ đó có chỗ đứng nhất định trong lòng những người thưởng văn. Và
Nguyễn Tuân, một người luôn quan niệm không lặp lại người khác và không lặp lại
chính mình, chất riêng ấy lại càng rõ nét và đặc sắc hơn cả. Hương sắc và tiếng ca ấy
được thể hiện qua những trang văn chứa đựng những giá trị nội dung lẫn nghệ thuật
mà ta có thể nhìn thấy rõ nhất thông qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà".
8. Mở bài Người lái đò sông Đà (Mẫu 8)
Trong kho tàng văn chương Việt Nam, dòng sông luôn là nguồn cảm hứng bất tận của
người nghệ sĩ. Hoàng Cầm từng khắc khoải về con sông quê hương - sông Đuống
"nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ". Văn Cao cất tiếng thơ về sông Lô
với điệu hùng tráng. Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đưa sông Hương vào những trang văn
êm dịu, say đắm. Một nhà văn độc đáo như Nguyễn Tuân cũng dành cả tâm huyết viết
về con sông đất nước - sông Đà, bằng tất cả hiểu biết, tình cảm, tâm tư. Tùy bút
"Người lái đò sông Đà" thật sự là một áng văn đẹp được dệt bằng tình yêu quê hương,
đất nước của một ngòi bút vừa tài hoa, uyên bác lại vừa độc đáo. Văn chương được
sinh ra mang sứ mệnh là người đưa ta đến xứ sở của cái đẹp. Vì vậy một trong những
chức năng của văn học là chức năng thẩm mỹ. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã gói gọn
phong cách của Nguyễn Tuân trong một chữ "ngông". Nguyễn Tuân đã lùi lại cái tôi
ngông của bản thân để chuyển thành cái ta của cộng đồng. Khi cái tôi hòa vào cái ta,
cái tôi ấy không hề mất đi mà ngược lại còn trưởng thành hơn. Ông tìm thấy vẻ đẹp của
một người lái đò sông Đà đã ngoài 70, hơn 10 năm gắn bó với nghề chèo đò vượt thác.
Nguyễn Tuân đã gọi đó là "chất vàng mười" đã qua thử lửa trong tâm hồn của con người Tây Bắc.