


Preview text:
Mở bài Sóng - Xuân Quỳnh chọn lọc hay nhất 1. Mở bài số 1
Xưa nay tình yêu vốn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca, nó giống như mảnh đất màu
mỡ đã có rất nhiều cây bút tài năng khai phá và kết tinh thành tựu trên mảnh đất màu mỡ này.
Những tên tuổi ấy có thể kể tới như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử... Để lại ấn tượng
sâu sắc hơn cả có lẽ phải nhắc tới nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Tuy là người đến sau nhưng bằng tài
năng, sự nhạy cảm của người phụ nữ, thi sĩ đã thổi vào thơ ca trữ tình một luồng gió mới mẻ,
ghi đậm dấu ấn của người phụ nữ trong tình yêu: tha thiết, thủy chung. Một trong những bài
thơ tình nổi tiếng nhất của Xuân Quỳnh có thể kể đến là bài thơ Sóng. Qua hình tượng sóng,
Xuân Quỳnh đã thể hiện đầy chân thực, xúc động những cung bậc cảm xúc phong phú trong
tâm hồn người con gái trong tình yêu. 2. Mở bài số 2
Xuân Quỳnh - gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu trong phong trào thơ trẻ trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ. Thi sĩ khiến người đọc nhớ đến mình bằng những bài thơ trữ tình giá trị viết
trong những ngày tháng kháng chiến ác liệt ấy, tiêu biểu nhất có thể kể đến bài thơ Sóng. Sóng
được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 tromg một chuyến đi công tác ở vùng biển Diêm Điền -
Thái Bình. Bài thơ viết về những trạng thái tình cảm phức tạp của người con gái trong tình yêu,
qua đó nhà thơ cũng thể hiện khát vọng cao đẹp, được dâng hiến hết mình cho tình yêu, mong
muốn hòa tình yêu đôi lứa vào tình yêu lớn của đất nước. 3. Mở bài số 3
Xuân Quỳnh - một tên tuổi không còn mấy xa lạ với bạn đọc yêu mến văn học hiện đại
Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tuy tuổi thọ ngắn ngủi, nhưng những tác phẩm bà để
lại vẫn để lại những tiếng vang lớn, có sức lay động lòng người. Đề tài tình yêu ưu ái chiếm đa
số trong những sáng tác của bà. Tình yêu trong thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh mang nhiều cung
bậc cảm xúc, vừa hiện đại, trẻ trung mà cũng vừa truyền thống mà da diết. Bài thơ “Sóng” của
Xuân Quỳnh là một bài thơ vô cùng độc đáo thể hiện tâm trạng của một người con gái đang
yêu. Những hờn giận vu vơ, tủi hờn, ghen tuông rất phụ nữ, được thi sĩ gửi hồn trong thơ khiến
khiến người đọc, người nghe thổn thức theo từng câu thơ của bà. 4. Mở bài số 4
Nhắc tới Xuân Quỳnh là nhắc tới những bài thơ tình da diết. Người từng được gọi là nhà
thơ của tình yêu. Những sáng tác của bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát
tình yêu. Xuân Quỳnh viết nhiều, viết hay về tình yêu nhưng có lẽ Sóng là bài thơ đặc sắc hơn
cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân
thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ. 5. Mở bài số 5
Tình yêu là đề tài bất tận của thơ ca, chẳng phái thế sao khi có biết bao nhiêu giấy mực đã
nói về tình yêu, ca tụng về tình yêu nhưng vẫn chẳng đủ. Tình yêu trong thơ ca hiện lên lung
linh và lãng mạn ở từng câu chữ, câu chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích. Và câu
chuyện cổ tích "Sóng" của Xuân Quỳnh cũng thế, bằng thể ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng
và nhịp lòng mà Xuân Quỳnh đã kể, ta nghe thấy những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu. 6. Mở bài số 6
Khi nhắc tới thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bạn đọc không thể nào không
nhắc tới Xuân Quỳnh. Thơ của nữ thi sĩ dễ đi vào lòng người đọc với vẻ đẹp giản dị mà đằm
thắm. Ẩn chứa trong lời thơ, câu chữ là những tâm tình, suy tư của người phụ nữ luôn khao
khát được yêu thương. "Sóng" là một thi phẩm nổi bật của thơ Xuân Quỳnh. Bằng thể thơ ngũ
ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp lòng mà Xuân Quỳnh đã kể, ta nghe thấy những khát
khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu. 7. Mở bài số 7
Tài năng nhưng cuộc đời lại nhiều sóng gió, cả cuộc đời này Xuân Quỳnh luôn khao khát
tình yêu, khao khát mái ấm gia đình và tình mẫu tử. Đến với thơ Xuân Quỳnh người đọc cảm
nhận được tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc bình dị đời
thường. Đó cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. Tiêu
biểu trong những sáng tác như thế là bài thơ “Sóng”. 8. Mở bài số 8
Cùng với dòng chảy luôn hồi của thời gian, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng, tuy nhiên có
những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Thi
sĩ Xuân Quỳnh và những tác phẩm của bà để lại cho nền văn học nước nhà đã chứng minh cho
chân lí ấy. Những sáng tác chứa đựng những tâm tư, tình cảm, tiếng lòng tha thiết của một
người con gái khao khát tình yêu. Khao khát ấy một lần nữa được thể hiện qua bài thơ Sóng
nhân một chuyến đi thực tế của bà đến vùng biển Diêm Điền - Thái Bình. 9. Mở bài số 9
Sóng là một đề tài, cảm hứng khá mới mẻ tròn thơ ca Việt Nam, nhưng không phải là
hiếm. Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta thấy ông thổi hơi thở của mùa thu trong veo vào gợn sóng
biếc, còn Huy Cận lại dùng những dòng thơ hắt hiu của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc để vẽ nên
Tràng Giang. Còn đến với con sóng trong thơ Xuân Quỳnh ta lại thấy thi sĩ đã khoác lên những
con sóng bạc đầu một tấm áo tình yêu nống nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy
bỏng. "Sóng" của Xuân Quỳnh được so sánh giống như một hòn ngọc báu sáng ngời trong văn
chương những năm kháng chiếc chống Mỹ, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của
người con gái đã phần nào làm giảm cái nóng, cái khắc nghiệt của cuộc kháng chiến. 10. Mở bài số 10
Trong "Bài thơ tuổi nhỏ" Xuân Diệu có viết:
"Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào"
Phải chăng vì lí do đó mà tình yêu từ lâu đã trở thành một chủ đề, nguồn cảm hứng bất tận
trong thơ ca từ trước đến nay. Trong số những tên tuổi viết về tình yêu thì Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh là hai cái tên nổi bật nhất. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió với tình yêu mãnh
liệt với "Biển" thì Xuân Quỳnh lại chọn cách thể hiện tình cảm của người con gái qua "Sóng".
"Sóng" được viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điềm - Thái Bình vào năm 1967.
Tác phẩm cho người đọc có những cái nhìn rõ ràng hơn về tiếng nói nhân hậu, thủy chung,
giàu trực cảm và tha thiết, mong mỏi có được một hạnh phúc đời thường. 11. Mở bài số 11
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước đã để nhiều dấu ấn trong nền
văn học Việt Nam với vô vàn những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn viết về đề tài đất nước, cách mạng. Trên những bước đường hành quân đầy gian khổ vẫn có
những vần thơ tươi xanh, vui vẻ, vẫn có những đóa hoa nở dọc chiến hào cất lên với bao lời ca
say đắm về tình yêu đôi lứa. Đến với “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh người đọc sẽ được
đi vào một thế giới của tình yêu và cảm nhận những nét đặc sắc rất riêng trong thế giới thơ tình của nhà thơ.