Mở bài và kết bài Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất - Ngữ Văn 12
Mở bài và kết bài Sóng của Xuân Quỳnh là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 2 lớp 12 và thi THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN. Dưới đây là tổng hợp các mẫu mở bài và kết bài hay nhất giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Mở bài và kết bài Sóng Xuân Quỳnh
I. Hướng dẫn viết mở bài Sóng
1. Mở bài trực tiếp Sóng
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ
trẻ của thời chống Mỹ. Thơ xuân quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình
cảm yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm, vừa mãnh liệt
và đầy khát khao trong tình yêu, vừa luôn âu lo về sự phai tàn, đổ vỡ cùng những
dự cảm bất trắc rồi lại rạo rực xôn xao, khát khao đến khắc khoải trong Sóng. Đó là
một cõi lòng bị khuấy động đang rung lên đồng điệu với sóng biển. Một sự trùng
hợp đến lạ lùng giữa sóng biển và tâm hồn của nữ thi sĩ đa cảm, một sự hòa hợp kì
diệu giữa thiên nhiên và con người. Và bài thơ Sóng đã thể hiện sâu sắc điều đó.
2. Mở bài gián tiếp bài thơ Sóng
Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào
trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của
một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng Tràng Giang bằng những dòng thơ hiu
hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những
con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say,
cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp
dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh thể hiện
trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của văn chương.
3. Mở bài Sóng cực hay
Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi
con người. Xuân Diệu đã từng viết:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
(Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)
Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở
thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà
văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình
xuất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như
Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn
tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng
thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình
ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi
người yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung,
giàu trực cảm và tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác
phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập “Hoa dọc chiến hào” với linh
hồn là bài thơ “Sóng” được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.
4. Mở bài Sóng ngắn gọn
Là nhà thơ có cuộc đời nhiều sóng gió, Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, khao
khát mái ấm gia đình và tình mẫu tử. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ
nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; cũng là tiếng lòng
của một người nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. Xuân Quỳnh có rất
nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”.
5. Mở bài nâng cao bài thơ Sóng
Sẽ thật là thừa thãi khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và
cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốn bao nhiêu giấy mực, thậm
chí cả máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời trần tục đầy biến ảo
này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh hằng. Đó chính là sự
thuần khiết, lung linh của Tình yêu. Thế giới tình yêu vốn đã đẹp, thế giới tình yêu
trong thơ ca lại càng đẹp hơn. Mỗi vần thơ viết về tình yêu đều lung linh lãng mạn.
Câu chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích đẹp đẽ. Và có lẽ, Sóng của
Xuân Quỳnh là câu chuyện cổ tích hay nhất về tình yêu mà ta từng đọc. Bằng thể
thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp lòng – Xuân Quỳnh đã kể ta nghe
về những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu. 6. Mở bài Sóng
Tình yêu là đề tài đầy ma lực với bao ngòi bút thơ ca, là cung đàn muôn điệu làm
rung động bao trái tim yêu để từ đó ngân lên thành lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà
thơ đều có những cảm nhận khác nhau về tình yêu: một Tago đầy triết lý ngụ ngôn;
một Puskin nồng nàn và cao thượng, một Xuân Diệu rạo rực, đắm say, vồ vập; một
Hàn Mặc Tử say đắm mà bơ vơ…Và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta lại
bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của một tâm hồn người phụ
nữ luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
7. Mở bài Sóng mẫu 7
Xuân Quỳnh được biết đến là một trong ít những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ
nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta thấy trong đó là tiếng lòng của
người phụ nữ giàu tình cảm yêu hương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành,
đằm thắm lại mãnh liệt và đầy khát khao trong tình yêu. Trong Sóng ta thấy được
một hồn thơ luôn âu lo về sự phai tàn, đổ vỡ, những dự cảm bất trắc và rồi nó lại
rạo rực xôn xao, khát khao đến khắc khoải. Cõi lòng trong Sóng bị khuấy động và
rung lên đồng điệu với sóng biển, sự trùng hợp thật lạ lùng giữa sóng biển và tâm
hồn của nữ thi sĩ, đó là một sự hòa hợp kì diệu giữa thiên nhiên và con người. Đọc
Sóng ta thấy được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã thể hiện sâu sắc điều đó.
8. Mở bài Sóng mẫu 8
Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ. Thơ
Xuân Quỳnh là một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc
trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa
hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện
trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và
biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là
sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.
9. Mở bài Sóng mẫu 9
Có biết bao nhiêu giấy mực đã nói về tình yêu, ca tụng về tình yêu nhưng vẫn
chẳng đủ, bởi tình yêu là bất tận, bất biến và vĩnh hằng. Trong thơ ca, thế giới tình
yêu càng đẹp hơn, nó đẹp lung linh, huyền ảo hơn so với thế thế tình yêu thực, ta
thấy rằng qua thơ văn, tình yêu đều lung linh và lãng mạn ở từng câu chữ, câu
chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích. Và tôi chọn câu chuyện cổ tích
"Sóng" của Xuân Quỳnh, bằng thể ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp
lòng mà Xuân Quỳnh đã kể, ta nghe thấy những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu.
10. Mở bài Sóng mẫu 10
Đọc thơ của Xuân Quỳnh lúc nào cũng thấy tình yêu của nữ sĩ mãnh liệt đậm sâu
lắm. Có lúc như thuyền với biển chẳng chia lìa, đôi khi lại nhẹ nhàng man mác
trong cái gió lạnh mùa thu. Sóng cũng vậy, cả bài thơ là thứ tình yêu mãnh liệt sâu
sắc, đọc bài ta như chìm trong những cơn sóng tình yêu dạt dào, đôi lúc lại ngơ
ngác, hồn nhiên, như tấm lòng người con gái trẻ tràn đầy hi vọng về một tình yêu vĩnh cửu, ngọt ngào.
11. Mở bài Sóng nâng cao
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng.
Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong
đó, không thể không nhắc đến tác giả Xuân Quỳnh - một nhà thơ nữ xuất sắc của
nền văn học Việt Nam, với chất thơ chan chứa tình cảm yêu thương tha thiết của
một người con gái, bà đã để lại cho đời một bài thơ Sóng nhẹ nhàng mà da diết.
12. Mở bài phân tích bài thơ Sóng
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn
trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy
giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn
ấn tượng và yêu quý nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cùng tình cảm, tiếng lòng tha thiết của
một người con gái khao khát tình yêu được thể hiện qua bài thơ Sóng nhân một
chuyến đi thực tế của bà đến vùng biển Diêm Điền.
13. Mở bài cảm nhận bài thơ Sóng
Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng
nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có
một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều
giá trị, ý nghĩa. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã vô cùng thành công khi viết bài thơ Sóng,
qua tình cảm, tiếng lòng tha thiết của một người con gái khao khát tình yêu, ta càng
thêm yêu mến con người bà cũng như vẻ đẹp của biển cả, của con sóng.
II. Hướng dẫn viết kết bài Sóng
1. Kết bài Sóng mẫu 1
Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay đã có biết bao con sóng đã tới bờ và tìm
về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi để mọi người đi
tìm lời giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi.
Sóng của Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu
thêm tự tin vào chính mình, bởi thế giới của anh và em cũng là thế giới của những
con người biết tìm ra ý nghĩa của sự sống thiêng liêng. Sống là được yêu, yêu là
sống hết mình với cuộc đời. Đó là ý nghĩa của bài thơ Sóng.
2. Kết bài Sóng nâng cao
Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân
Miền Nam đi vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến đước, sân đình, sân trường diễn ra
những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới
thấy rõ khát khao của người con gái trong tình yêu:
“Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ
Ta lớn lên rồi thơ là người yêu
Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái
Lúc chết đi rồi, kỉ niệm hóa lưu thơ”
Đọc xong bài thơ Sóng, ta càng cảm thấy ngưỡng mộ hơn những người con gái
Việt Nam, những con người luôn sống thủy chung, luôn hết mình vì tình yêu, khát
vọng hạnh phúc. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi
khi đã thổi một làn gió mới vào nền văn học thơ ca nước nhà.
3. Kết bài Sóng mẫu 3
Như vậy, bài thơ “Sóng” là một sáng tác đặc sắc, độc đáo viết về đề tài tình yêu,
đồng thời là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thông
qua việc sử dụng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhịp điệu
độc đáo cùng việc sử dụng hình tượng “sóng”, nhà thơ đã bộc lộ chân thành khát
vọng tình yêu mãnh liệt, sôi nổi của trái tim người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể
khẳng định “Xuân Quỳnh là nhà thơ của khát vọng hạnh phúc đời thường” với một
tình yêu nồng nhiệt, vừa táo bạo say đắm vừa thiết tha dịu dàng, đồng thời thấy
được khát vọng vươn tới một tình yêu đích thực và vượt qua mọi sự hữu hạn của
kiếp người luôn thường trực trong trái tim người phụ nữ.
4. Kết bài Sóng mẫu 4
Như vậy, qua cấu trúc song hành giữa hai hình tượng “sóng” và “em”, bài thơ đã
khắc họa thành công tâm trạng của người phụ nữ đang đắm chìm trong một tình
yêu đằm thắm, tha thiết cùng khát vọng về sự thủy chung. Đồng thời, sắc điệu trữ
tình của bài thơ đã góp phần thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
Đặc biệt, ra đời trong bối cảnh tàn khốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thi phẩm
đã tô đậm hơn nữa khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhà thơ. Qua đó, chúng ta có
thể khẳng định: “Sóng không chỉ là “Hoa dọc chiến hào” mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng”.
5. Kết bài Sóng mẫu 5
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được khát vọng tình yêu mãnh liệt
và khao khát vươn tới sự vĩnh hằng, bất biến nhưng vẫn chứa đựng dự cảm của sự
lo âu qua nhãn quan của một người phụ nữ đa sầu, đa cảm. Tất cả đã được tái hiện
thành công thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Tình yêu
đã được khám phá, nhìn nhận thông qua hình tượng “sóng” trong sự quyện hòa,
sóng đôi với hình tượng nhân vật trữ tình “em”. Qua đó, chúng ta có thể thấy được
cái “tôi” tràn đầy cảm xúc khao khát hướng đến một tình yêu tuyệt đối, thể hiện
một trái tim đang yêu đằm thắm, chân thành giống như những vần thơ trong bài thơ “Tự hát”:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi…”
6. Kết bài Sóng mẫu 6
Qua bài thơ “Sóng”, tác giả Xuân Quỳnh đã tái hiện trái tim khao khát yêu đương
và hạnh phúc đời thường của người phụ nữ qua nhiều cung bậc khác nhau và đa
sắc thái giống như âm điệu của những con sóng trên biển cả. Âm điệu đó được tạo
nên từ hai hình tượng “sóng” và “em” song hành, đồng hiện xuyên suốt bài thơ,
vừa sóng đôi, quyện hòa vừa tách biệt. Ngoài ra, thể thơ năm chữ cùng sự linh hoạt
trong cách phối âm, ngắt nhịp cũng góp phần diễn tả tình yêu lúc nồng nàn, tha
thiết, lúc trầm lắng, suy tư. Qua đó, chúng ta có thể thấy được “Nỗi khát vọng tình
yêu - Bồi hồi trong ngực trẻ” luôn thường trực trong trái tim và tâm hồn ngập tràn
tình yêu thương đằm thắm, thiết tha của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
7. Kết bài Sóng mẫu 7
Bằng việc sử dụng hình tượng sóng, các trạng thái, cung bậc của tình yêu đã được
khám phá ở nhiều cung bậc. Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi lúc dịu
êm, khoan thai lúc vội vã, hối hả đã tạo nên âm điệu đặc sắc của bài thơ “Sóng”.
Cái “tôi” trữ tình của Xuân Quỳnh đã được khắc họa thông qua kết cấu song hành
“‘sóng” và “em” soi chiếu, sóng đôi, song hành lúc phân tách, lúc quyện hòa. Tất
cả đã góp phần thể hiện khát vọng tình yêu sôi nổi, chân thành, mãnh liệt, thủy
chung của người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tâm hồn, trái tim nhạy
cảm của nữ sĩ về tình yêu trước những bão giông, thử thách của cuộc đời, giống
như nhà thơ từng khẳng định trong bài thơ “Tự hát”:
“Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”.
8. Kết bài Sóng mẫu 8
Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói riêng để bộc lộ tình yêu, những dung động
của lòng mình với một giọng thơ kể lể, tâm tình vừa êm ái, nhẹ nhàng vừa thiết tha.
Âm hưởng, nhịp điệu bài thơ ngân nga do sự phối âm, phối vần tài tình như những
con sóng cứ nối nhau không dứt. Sự hiệp vần – cước vận và yêu vận xen kẽ nhau –
tạo ra bài thơ giàu nhạc tình. (vần xen kẽ giữa các câu: lẽ – bể – thế – trẻ…, vần
liền nhau: trẻ – bể, phương – dương, bờ – trở). Sự hiệp vần và phối thanh nhịp
nhàng, hài hòa này nhằm diễn tả những cơn sóng của thiên nhiên và lòng người cứ
trải dài triền miên, vô tận. Bài thơ vì thế có cả âm vang của sóng, gió thiên nhiên
và sóng của tâm hồn. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay, mãi mãi
còn âm vang trong lòng người đọc. ----------------------