Mở bài và kết bài Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất - Ngữ Văn 12
Mở bài và kết bài Việt Bắc của Tố Hữu là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 2 lớp 12 và thi THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN. Dưới đây là tổng hợp các mẫu mở bài và kết bài hay nhất giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Mở bài và kết bài Việt Bắc của Tố Hữu
I. Mở bài phân tích bài thơ Việt Bắc
1. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 1
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng.
Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong
đó, không thể không nhắc đến tác giả Tố Hữu - một nhà thơ xuất sắc của nền văn
học Việt Nam, với hình ảnh người lính anh dũng cùng tình cảm gắn bó sâu nặng
với đồng bào Việt Bắc, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác vô cùng
trữ tình về người chiến sĩ trong thời chiến thông qua bài thơ Việt Bắc.
2. Mở bài phân tích bài thơ Việt Bắc mẫu 2
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn
trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy
giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn
ấn tượng và yêu quý nhà thơ Tố Hữu cùng hình ảnh người lính với tình cảm sâu
nặng, sự gắn bó thân thiết với người dân Việt Bắc trong thời chiến.
3. Mở bài phân tích bài thơ Việt Bắc mẫu 3
Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng
nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có
một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều
giá trị, ý nghĩa. Nhà thơ Tố Hữu đã vô cùng thành công khi viết bài thơ Việt Bắc,
qua hình ảnh người chiến sĩ cụ Hồ hiện lên với những tình cảm sâu sắc, trữ tình
dành cho nhân dân suốt khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó, ta cũng hiểu rõ
hơn về tình cảm giữa người lính và đồng bào trong thời chiến lúc bấy giờ.
4. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 4
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ông
đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ “Việt Bắc” là
đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ qua đối đáp của hai nhân vật Mình – Ta đã trở thành một bài ca không bao
giờ quên về những năm tháng kháng Pháp gian khổ, hào hùng mà nghĩa tình son
sắt, thuỷ chung. Tất cả những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của Việt Bắc
đã được ngòi bút Tố Hữu tập trung thể hiện tinh tế qua đoạn thơ… (sử dụng linh
hoạt tùy vào đề bài để điền tiếp vào chỗ trống)
5. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 5
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng triết lý: “Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất
bỗng hóa tâm hồn”. Và có một mảnh đất tình người đã hóa thân thành hồn thành
nỗi nhớ trong lòng người cán bộ về xuôi. Đó là mảnh đất Việt Bắc ân tình – quê
hương của kháng chiến, quê hương của những con người áo chàm nghèo khó mà
“đậm đà lòng son” khiến ai đã từng đặt chân đến nơi đây cũng phải bồi hồi, xao
xuyến. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ, thành cảm hứng cho thơ ca.
Và có một bài thơ đã ra đời vì mảnh đất yêu thương nghĩa tình ấy – đó là bài thơ
Việt Bắc của nhà thơ cách mạng Tố Hữu.
6. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 6
Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”, chính
những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt
trong cảm xúc để rồi thơ ca đã trào ra bao nỗi nhớ thương vô vàn. Việt Bắc chính
là những rung động mạnh liệt ấy của Tố Hữu. Bài thơ là kết tinh, là di sản của
“mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt
Bắc. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến
và con người kháng chiến. Bài thơ được viết ra như lời hát tâm tình của một mối
tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể
hiện qua lăng kính trữ tình – chính trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.
7. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 7
Tác giả Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt
Nam. Bài thơ của tác giả Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người
Cách mạng. Thơ của ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện.
Bài thơ “Việt Bắc” là tác phẩm đỉnh cao của Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ
ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là sự kết của hai nhân vật Mình – Ta đã trở
thành một bài ca không bao giờ quên về những năm tháng kháng Pháp gian khổ,
hào hùng mà tình nghĩ sắt son, thuỷ chung. Tất cả những giá trị về nội dung và
nghệ thuật đặc sắc của Việt Bắc đã được ngòi bút của tác giả Tố Hữu tập trung thể
hiện tinh tế qua đoạn thơ.
8. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 8
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói rằng: “Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất
bỗng hóa tâm hồn”. Và từ đó đã có một có một mảnh đất tình người đã hóa thân
thành hồn thành nỗi nhớ trong lòng người cán bộ về xuôi. Nơi là mảnh đất Việt
Bắc ân tình – quê hương của kháng chiến, quê hương của những con người áo
chàm nghèo khó mà “đậm đà lòng son” khiến những ai đã từng đặt chân đến nơi
đây cũng phải hồi, xao xuyến. Mảnh đất Việt Bắc đã trở thành niềm thương, nỗi
nhớ, thành cảm hứng cho thơ ca. Và có một bài thơ đã ra đời vì mảnh đất Việt Bắc
yêu thương nghĩa tình ấy – đó chính là bài thơ Việt Bắc của nhà thơ cách mạng Tố Hữu.
9. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 9
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Đã từ rất lâu mảnh đất Tây Bắc – Điện Biên được coi là quê hương của sự kháng
chiến chống giặc, quê hương của những anh hùng, đây là mảnh đất trung du nghèo
khó mà nặng trĩu ân tình khiến ai đã đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xuyến xao.
Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng đến
rồi lại phải đi. Có người đã từng nói rằng: “Thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi
thứ đã thật ứ đầy”, chính từ những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra
những rung động mãnh liệt trong cảm xúc con người để rồi nhà thơ Tố Hữu – Một
người lính đã từng gắn bó sâu đậm với mảnh đất này viết nên tác phẩm “Việt Bắc”
– tuyệt tác của đời mình. Tác phẩm là một khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về
cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến. Bài thơ được viết ra như lời
hát về tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa những con người
kháng chiến và đồng bào Việt Bắc đã được thể hiện qua lăng kính trữ tình- chính
trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.
10. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 10
Khi nhắc tới Tố Hữu, không ai không nhớ tới bài thơ Việt Bắc. Sau chiến thắng
Điện Biên Phủ “nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”, hòa bình được lặp lại ở miền
Bắc. Từ thủ đô kháng chiến gió ngàn, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về tiếp
quản thủ đô Hà Nội. Tố Hữu là một người chiến sĩ cách mạng từng sống một
quãng đời với Việt Bắc, gửi một phần tâm hồn mình nơi Việt Bắc. Nay phải rời xa
chiến khu, trong tâm trạng bịn rịn, nhớ thương của người đi kẻ ở, Tố Hữu đã sáng
tác bài thơ này. Bài thơ là cả nỗi niềm chất chứa, nhớ nhung của nhân vật trữ tình
dành cho những con người trọn tình trọn nghĩa nơi Việt Bắc dấu yêu.
11. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 11
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Dù là nói chuyện mình
hay kể chuyện người thì nhà thơ cũng chỉ hướng đến nguồn cảm xúc lớn lao về đời
sống chính trị cách mạng của dân tộc. Và ông làm thơ bằng những rung động của
trái tim. Ông từng tâm sự “Tôi đã phải lòng nhân dân, đất nước mình cho nên khi
nói về nhân dân, đất nước tôi như đang nói chuyện với người đàn bà mình yêu”.
Nội dung chính trị kết hợp với chất tâm tình là nét đặc trưng trong phong cách
nghệ thuật của Tố Hữu. Bài thơ Việt Bắc là một tác phẩm đậm chất trữ tình của
nhà thơ khi mượn hình tượng “mình – ta ” để bộc lộ nỗi nhớ sau chiến thắng phải chia xa.
12. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 12
Có một nhà thơ đã từng tâm sự: “Tôi phải lòng đất nước và nhân dân của mình” đã
viết về đất nước, về nhân dân của mình như nói với người đàn bà mình yêu. Có
một nhà thơ cũng đã từng khẳng định: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng
tình” và gắn cả cuộc đời của mình với cuộc đời cách mạng, nhà thơ đó không ai
khác ngoài Tố Hữu. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tố Hữu đã để lại cho văn
đàn Việt Nam rất nhiều những áng thơ hay, một trong số đó không thể không nhắc
tới đó là bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc – khúc tình ca chính trị, được đánh giá là một
trong những tác phẩm xuất sắc nhất của đời thơ Tố Hữu.
13. Mở bài phân tích Việt Bắc mẫu 13
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai của dân tộc ta thắng lợi được
nhân loại tiến bộ vinh danh là "cuộc chiến tranh thần thánh". Tính thần thánh,
huyền thoại ấy được biểu hiện ở đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng suốt, ở lòng
yêu nước, lý tưởng độc lập – tự do, ở tinh thần kiên cường, dũng cảm của quân dân
ta. Với một lực lượng nhỏ bé, vũ khí thô sơ, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu,
quân ta phải đối diện trước bọn thực dân Pháp binh hùng, tướng mạnh, vũ khí hiện
đại,...Vậy mà cuối cùng dân tộc ta đã chiến thắng. Một trong những nguyên nhân
thắng lợi là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của khối đoàn kết toàn
dân, sức mạnh của tình dân với Cách mạng, tình người mặn nồng, tha thiết, yêu
thương, gắn bó với nhau. Vẻ đẹp của khối đoàn kết toàn dân, của tình người ấy đã
được nhà văn Tố Hữu ngợi ca bằng những từ ngữ, những câu thơ, những hình
tượng thẩm mĩ vô cùng ấn tượng trong đoạn trích phần một của trường ca Việt Bắc.
Ngày nay, cuộc chiến đã đi qua, nhưng tình người thì còn lại mãi mãi...
II. Kết bài phân tích bài thơ Việt Bắc
1. Kết bài phân tích Việt Bắc mẫu 1
Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng kết hợp với kết cấu xưng hô “Ta- mình”,
bài thơ ôm chứa niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào con người Việt Bắc. Nó
mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm
lòng yêu nước của Tố Hữu. Cuối bài thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao
kỉ niệm. Kỉ niệm ấy theo mãi trong lòng người đi và quấn quýt trong dấu chân của
người ở lại. Lời thơ giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ
đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ của Tố Hữu đã đi vào trong lòng
người đọc, như khúc dân ca dịu dàng để lại bao say đắm về một mảnh đất gắn bó
với biết bao con người, mà có lần Chế Lan Viên đã từng viết.
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”
2. Kết bài phân tích Việt Bắc mẫu 2
Là người, ai mà chẳng có trong tim mình một miền đất để nhớ để thương. Bởi “Khi
ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có lẽ vì thế mà quê hương
cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu viết nên
thi phẩm cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc quý.
3. Kết bài phân tích Việt Bắc mẫu 3
Như vậy, bằng giọng thơ mang đậm tính trữ tình - chính trị, tác giả Tố Hữu đã tái
hiện thành công một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc với tình
cảm tha thiết, chân thành. Qua đó, chúng ta có thể thấy được bức chân dung chân
thực, sinh động của những người chiến sĩ cách mạng qua công cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân. Đó chính là nền
tảng để xây dựng nghĩa tình cách mạng thủy chung, son sắt trong những năm tháng
“mưa bom, bão đạn”. Đồng thời thể hiện tính toàn dân trong công cuộc chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ đất nước - một trong những yếu tố tạo nên chiến thắng vẻ vang
“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của chiến dịch Điện Biên Phủ.
4. Kết bài phân tích Việt Bắc mẫu 4
Với giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng kết hợp với kết cấu xưng hô “Ta-
mình”, bài thơ ôm chứa bao nhiêu là niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào con
người Việt Bắc. Nó mang âm điệu của trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con
người tha thiết và tấm lòng yêu nước của Tố Hữu. Cuối bài thơ vang lên tiếng hát
ngọt ngào khơi gợi lên bao kỉ niệm. Kỉ niệm ấy theo mãi trong lòng người đi và
quấn quýt trong từng dấu chân của người ở lại. Lời thơ với giọng điệu giản dị mà
trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người
Việt Bắc. Nỗi nhớ của nhà thơ Tố Hữu đã đi vào trong lòng người đọc, như khúc
dân ca dịu dàng để lại bao say đắm ngọt ngào về một mảnh đất đã gắn bó với biết
bao con người, mà có lần Chế Lan Viên đã từng viết”
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”
5. Kết bài phân tích Việt Bắc mẫu 5
Bài thơ Việt Bắc, là lời tâm tình của kẻ ở người đi. Là sự bồi hồi, xao xuyến, là sự
bịn rịn khôn nguôi trong cảnh chia li của người dân Việt Bắc và chiến sĩ bộ đội ta.
Lời thơ thật gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy tha thiết, xúc động. Việt Bắc của Tố
Hữu cùng với những bài thơ khác cùng thời, cùng đề tài như Đồng chí của Chính
Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, đã góp phần rất lớn
vào trong chủ đề thơ ca cách mạng không những có tác dụng cổ vũ động viên tinh
thần người chiến sĩ mà còn như những tấm gương phản chiếu về một thời đại vẻ
vang của dân tộc, để cho thế hệ sau mãi tự hào từ đó mà càng thấy được ý thức
trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
6. Kết bài phân tích Việt Bắc mẫu 6
Cả đoạn trích như một bản nhạc nhịp nhàng, tha thiết được hòa tấu bởi là khúc tình
ca và khúc trường ca về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về những con
người kháng chiến anh hùng. Thông qua khúc nhạc đẹp đẽ, hào hùng ấy nhà thơ đã
bộc lộ được những tình cảm tha thiết, sâu đậm của mình dành cho vùng núi rừng
Việt Bắc, ngợi ca tình đồng chí, nghĩa tình đồng bào. Qua đó, tác giả cũng nhắn
nhủ đến người đọc đừng quên những trang sử hào hùng của dân tộc, những trang
sử thấm đẫm máu và nước mắt, cũng là những trang sử thấm đượm tình cách mạng,
lòng yêu nước sâu sắc.
7. Kết bài phân tích Việt Bắc mẫu 7
Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta đang đổi mới từng ngày từng giờ. Tuy đến nay
(2008), Việt Bắc chưa có cảnh tượng "Phố phường như nấm, như măng giữa trời",
nhưng ai cũng cảm thấy lạc quan và hi vọng. Dự báo ấy chính là "dư vị văn
chương" của bài thơ "Việt Bắc". ----------------------